1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam

98 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Nguồn Lực Doanh Nghiệp Đến Chu Kỳ Vòng Đời Của Các Công Ty Niêm Yết Việt Nam
Tác giả Đặng Hoàng Hảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 12,24 MB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu cho thầy các doanh nghiệp có nguồn lực càng dồi dào sẽ có nhiều khả năng doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn tăng trưởng hoặc bão hòa của chu kỳ vòng đời, trong khi d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ TP.HCM

KHOA TÀI CHÍNH KINH Tế

sg

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE TÀI:

TAC DONG CUA NGUON LUC DOANH NGHIEP

DEN CHU KỲ VÒNG ĐỜI CỦA CÁC CÔNG TY

TP HO CHI MINH - 2020

Trang 2

ĐÈ CƯƠNG CHI TIẾT CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

1.1 Ly do chon dé tai

1.2 Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.4 Bố cục của đề tài

CHƯƠNG 2: TỎNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ CÁC

GIÁ THUYÉT NGHIÊN CỨU

2.1 Tông quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.1.1 Tông quan khái niệm, phân loại nguồn lực doanh nghiệp và lý thuyết về năng lực

động

2.1.2 Mô hình VRIN và lợi thế cạnh tranh

2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu

2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Mau và dữ liệu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.3 Mô hình nghiên cứu và mô tả biến

3.3.1 Mô hình thứ nhất

3.3.2 Mô hình thir hai

CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU

4.1 Thống kê mô tả

4.2 Phân tích tương quan

4.3 Phân tích kết quả hồi quy

4.3.1 Hồi quy mô hình 1

Trang 3

4.3.2 Hồi quy mô hình 2

CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN

5.1 Kết luận

5.2 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài 5.3.1 Hạn chế của đề tài

5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

Trang 4

LOI CAM ON

Đối với mỗi sinh viên, việc thực hiện Khóa luận tốt nghiệp là một trong những giai đoạn quan trọng nhất giúp rèn luyện khả năng phân tích, nghiên cứu và áp dụng các kiến thức vào thực tế Đề hoàn thành bài Khóa luận này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Thứ nhất, Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM vì đã tạo điều kiện thuận lợi

về cơ sở vật chất về hệ thông phòng học; thư viện hiện đại, da dạng các loại tài liệu để tác

giả học tập, nghiên cứu tại Trường

Thứ bai, Quý Thầy Cô Khoa Tài chính đã tận tâm chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý

báu trong suốt thời gian tác giả học tập tại Khoa vừa qua Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Uyên Uyên đã rất quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tận

tình và tâm huyết đề giúp tác giả hoàn thành tốt Khóa luận này

Cuối cing, tac giả xin kính chúc Ban giám hiệu, Quý Thầy, Cô nói chung và TS Nguyễn

Thị Uyên Uyên nói riêng thật nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc Em xin trân trọng

kính chào!

Thành phố Hồ Chính Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2020

Tác giả Đăng Hoàng Hảo

Trang 5

NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN

Xác nhận cúa GVHD

T8 Nguyễn Thị Uyên Uyên

Trang 6

TOM TAT eeceseecsesseeeseesseeseeesteeeeeesees

CHƯƠNG 1: GIGI THIEU

1.2 Mục tiêu và vấn đề nghiên CứU 2c tt S2 x22 1x xe 4

1.3 Phuong phap nghiém CWu nh ố e 5

cha ễ 5 CHUONG 2: TONG QUAN CAC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ CÁC GIÁ

I 09250) 0c i00 .,ÔỎ 7 2.1 Tẳng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây . -+ 7

2.1.1 Tẳng quan khái niệm, phân loại nguồn lực doanh nghiệp và lý thuyết về

năng lực độn - - SH HH nọ Ki 7 2.1.2 Mô hình VRIN và lợi thế cạnh tranh :-c+c+cccccxeeeesreresssee 8

PL Keo c i0 c0 nh 10 2.2 CAC n0 ốc nan 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2-5: +ccccccrcrrrrsrrerrrrrrrer 21 3.1 Mẫu và dữ liệu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu . 55s ss+<=seseesex

3.3 Mô hình nghiên cứu và mô ta biến - Sn co x2 re 24 3.3.1 0a nh 24

S1 0 06 ao na 32

CHƯƠNG 4: KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 5c ct‡rerrrrrrrritrirrrrrrrrrirrrrrrrre 36

Trang 7

AA THONG 5h 6 6 .AJH, 36

4.2 Phân tích tương quan SG 5 21x non HT 42

4.3.1 Hồi quy mô hình 1

4.3.2 Hỗi quy mô hình 2

CHƯƠNG ã: KẾT LUẬN - St 2222 v22 1x 2H11 1121111111111 1E E1 cee

5.2 Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam -.-c-ccccccccscecces 58

5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài -7occcscc 59 hà: ốc cố ga nh .4dAĂä 59 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ca để tài c cn nhe 59 05)190007/1 014/91 .,.,H,ỤH, 61 PHU LUG oer —.a 33 68

vi

Trang 8

DANH MUC TU VIET TAT

HNX Ha Noi Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khóa Hà Nội

HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Thàn!

phó Hà Chí Minh VRIN Value — Rare - In-imitable - Non- Có giá tri - Khan hiếm - Không th

substitutable sao chép — Khéng thé thay thé

Trang 9

DANH MUC BANG

Bang 2.1 Bảng tông kết các nghiên cứu trước đây . -755ccc555e2 13 Bảng 3.1 Thống kê số quan sát trong mẫu . -:©:scs+ cv sxscvrvsrerersree 22 Bang 3.2 Bảng phân bố các công ty trong mẫu theo các nhóm ngành 22 Bang 3.3 Bảng tông hợp các biến trong mô hình 2-252525x2s5xs52 33 Bang 3.4 Thống kê kỳ vọng dấu của các biến định lượng -. - 35

Bang 4.1 Thống kê các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời doanh nghiệp 36

Bang 4.2 Thống kê mô tả các biến định lượng trong nghiên cứu 37 Bang 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến c5 cccscecs2 43 Bang 4.4 Kết quả hồi quy mô hình (1) +5 +2 2c+z2c+x+zexezeeererzrrsrsexee 46 Bang 4.5 Kết quả hồi quy mô hình (2) +5 +2 22+z+c+x+Ezxezeereezrrsrseree 53

Trang 10

TOM TAT

Bài nghiên cứu này được tác giả thực hiện với mục tiêu kiểm định tác động của nguồn lực doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời của các công ty niêm yết Việt Nam Mẫu nghiên cứu

bao gồm 532 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khóa Thành phố

Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019 Đẻ tìm ra tác động này, tác giá đã sử đụng phương pháp hôi quy logistic da thức, phương pháp này được xem là phù hợp với đữ liệu bảng không cân bằng và các đặc tính của bài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thầy các doanh nghiệp có nguồn lực càng dồi dào sẽ có nhiều khả năng doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn tăng trưởng hoặc bão hòa của chu kỳ vòng đời, trong khi doanh nghiệp càng có ít nguồn lực thì khả năng lớn là doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự hoặc suy thoái hoặc sau suy thoái Đồng thời, cũng cho thấy rằng khi doanh nghiệp thay đôi mức độ đầu tư vào nguồn lực doanh nghiệp càng nhiều, sẽ giúp doanh nghiệp chuyển từ giai đoạn khởi sự, suy thoái và sau bão hòa sang giai đoạn tăng trưởng và bão hòa trong một số năm tới

Từ khóa: nguồn lực doanh nghiệp, chu kỳ vòng đời

Trang 11

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Lý do chọn đề tài

Chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp thường được chia làm năm giai đoạn chính là khởi sự, tăng trưởng, bão hòa, sau bão hòa và suy thoái (Gort và Klepper, 1982; Dickinson, 2011) Dickinson (201 1) cũng cho rằng chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp dài hay ngắn phụ thuộc vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp có mức đệ tăng trưởng trong doanh thu, tỷ suất sinh lợi vượt trội cao hơn so với các

đối thủ cạnh tranh và sẽ có chu kỳ vòng đời dài hơn các doanh nghiệp đối thủ bất chấp những thay đổi trong nền kinh tế cạnh tranh (Lev, 2009) Lev (2009) cũng cho rằng các doanh nghiệp này có khả năng nắm bắt được sự khác biệt về khả năng sinh lời, tăng trưởng

và rủi ro của một công ty vượt trội hơn đối thủ, đặc biệt là biết cách tập hợp và tận dụng các kiến thức, quy trình, hệ thống và văn hóa doanh nghiệp Như trong giai đoạn khởi sự,

nếu kết hoạt động của quả doanh nghiệp là hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiễn

đến giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn, còn doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng

sẽ ở trong giai đoạn tăng trưởng dài hơn, các doanh nghiệp suy thoái sẽ chuyên sang giai đoạn tăng trưởng và bão hòa trong một chu kỳ tiếp của doanh nghiệp (Mostafa Monzur

Hasan và Cheung, 2017) Chính vì vậy, việc giúp các doanh nghiệp có thê đi đến và tồn tại

trong giai đoạn tăng trưởng va bão hòa một thời gian dài và tránh giai đoạn suy thoái cũng như việc nghiên cứu các yếu tô tác động đến chu kỳ vòng đời là vô cùng quan trọng và hữu ích Trước đây, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về các yếu tố tác động đến chu kỳ vòng đời dién hình là các nghiên cứu của Diamond và Verrecchia (1991), Anthony và Ramesh (1992), Black (2005), Dickinson (2011) va Eisfeldt va Papanikolaou (2013) Các nghiên cứu này đã chỉ ra nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến chu kỳ vòng đời doanh nghiệp như lợi nhuận, quy mê doanh nghiệp, đòn bây tài chính, khả năng sinh lời, thời gian doanh nghiệp niêm

yết, hiệu quả sử dụng tài sản, và hầu hết các kết qua nghiên cứu đều chỉ ra rằng khi doanh

nghiệp hoạt động càng hiệu quả thì khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh càng lớn, giúp doanh

nghiệp càng tổn tại lâu trên thị trường nên ở đây, đúc kết lại là hâu hết các kết quả đều chỉ

ra mỗi tương quan đương giữa kết quả hoạt động và chu kỳ vòng đời doanh nghiệp Mặt khác, nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng nguồn lực doanh nghiệp cũng được các công ty

Trang 12

Verrecchia, 1991; Black va Lynch, 2005) Trong đó nguồn lực doanh nghiệp được định

nghĩa là tất ca tài sản mà doanh nghiệp có, gắn liền với doanh nghiệp, do doanh nghiệp sở hữu, cụ thẻ là các tài sản, kiến thức, thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống thông tin, quy trình tô chức, (Wernerfelt, 1984; Barney, 1991) được kiêm soát bởi doanh nghiệp (Amit

và Schoemaker, 1993) và có thê khai thác được vì mục đích kinh tế thông qua quá trình thu

thập, phân tích và xử lý thông tin, cơ hội và rủi ro trên thị trường (Wernerielt, 1984; Sanchez

và các cộng sự, 1996) Hay là sự tiếp nhận, tích lũy các kiến thức mà thông qua việc kết hợp công nghệ, hệ thông thông tin - thực tiễn kinh doanh, quy trình, kế hoạch, hệ thông và

văn hóa doanh nghiệp (Lev, 2009) sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Zollo và

Winter (2000) Các nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực tài chính và kế toán cũng thừa nhận

ý nghĩa của nguồn lực doanh nghiệp trong việc giải thích tý suất sinh lời của cô phiếu (Andrea L Eisfeldt và Dimitris Papanikolaou, 2013) và độ nhạy cảm của dòng tiền đầu tư

(Atiig và Cleary, 2014) Một khi doanh nghiệp tích lũy được nhiều nguồn lực, doanh nghiệp

Sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ trên thị trường giúp doanh

nghiệp hoạt động hiệu quả hơn (Penrose, 1959), điều này cho phép doanh nghiệp kéo dài

hay tái tạo lại chu kỳ vòng đời (Teece, 1997; Andizes, 2004) Từ các bằng chứng về mái

tương quan đương giữa kết quả hoạt động doanh nghiệp và chu kỳ vòng đời doanh nghiệp

cũng như các bằng chứng về việc tận dụng các nguôn lực săn có và khan hiếm giúp nâng

cao kha nang tăng trưởng và phát triển các hoạt động của công ty, nên tác giá cho rằng có

thể tồn tại mội mối tương đương quan giữa nguôn lực và chu kỳ vòng đời công ty Tuy

nhiên, các nghiên cứu về tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và chưa rõ ràng, cụ thẻ cho từng giai đoạn Nghiên cứu của Atkeson và Kehoe (2005) cho rằng chu kỳ vòng đời của công ty được thúc đây bởi nguồn lực và khi doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện qua lợi nhuận Dựa trên ý tưởng này, Atkeson và Kehoe (2005) phát triển một mê hình tăng trưởng đơn giản của chu kỳ vòng đời, được biểu thị đưới dạng một hàm của lợi nhuận và kiến thức mà doanh nghiệp tích lũy, được sử dụng để đo lường quy

mê tông thể của nguồn lực trong nên kinh tế Hoa Kỳ bằng cách hiệu chuẩn Và một số nghiên cứu khác cũng cho thấy răng nguồn lực đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng

Trang 13

(2017) và Eisfeldt và Papanikolaou (2014) nhận định rằng nguồn lực doanh nghiệp là một

phần ngày càng quan trọng trong nguồn lực của Hoa Kỳ và toàn nền kinh tế Hay nghiên cứu của Lev và Radhakrishnan (2005), Lev (2009) được thực hiện ở Chicago cũng chỉ ra rằng đầu tư vào nguồn lực là cơ sở của lợi thế cạnh tranh bền vững Và các nghiên cứu này hâu hết đều được thực hiện ở các quốc gia có nên kinh tế phát triển, trình độ công nghệ hiện đạt, thị trường chứng khoán hoạt động lâu đời, nên các công ty đa phần đã có thể tự tạo

cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững

Tại Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế mới nỗi, thị trường đang phát triển và cạnh tranh khốc liệt, việc thiếu nguồn lực, thiếu sự ứng hệ từ đối tác, chưa thiết lập mối quan hệ và

xây dựng được mê hình kinh doanh hiệu quả là không thể tránh khỏi Điều này đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp thất bại với chu kỳ sống rất ngắn (Nguyễn Quang Thu & cộng

sự, 2016) Theo thống kê của Global Entrepreneurship Monitor (2016) cho thấy tỷ lệ thành

công của doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam chỉ chiếm 12,7% và thời gian doanh nghiệp hoạt động từ lúc khởi sự đến khi suy thoái không quá 3,5 năm Do vậy, mối quan tâm về nguôn lực và phát triển nguồn lực luôn được các nhà quản lý ở Việt Nam đặt lên hàng dau

Do đó, việc nghiên cứu tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời các công

ty là vô cùng cần thiết Chính vì những lý do này, tác giá đã thực hiện bài nghiên cứu “Tác động của nguồn lực doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời các công ty niềm vết Việt Nam” với mong muốn kết quả của bài nghiên cứu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thấy được tâm quan trọng của nguồn lực đoanh nghiệp trong việc giúp doanh nghiệp kéo dài giai đoạn phát triển thuận lợi (tăng trưởng và bão hòa) và tránh suy thoái trong chu kỳ

vòng đời doanh nghiệp, từ đó có những quyết định và chính sách phù hợp để nâng cao hiệu

quả hoạt động của công ty

1.2 Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

Bài nghiên cứu nhằm xem xét tác động của nguồn lực doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời của các công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đặt ra các vân đề nghiên cứu sau:

Trang 14

« Thứ nhất, liệu có thê dự đoán doanh nghiệp đang ở một giai đoạn cụ thé trong chu

kỳ vòng đời dựa trên nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có không?

« Thứ hai, khi doanh nghiệp thay đôi mức đệ đầu tư vào nguôn lực (nhiềut) thì có tồn tại sự chuyên đổi giữa các giai đoạn theo thời gian trong chu kỳ vòng đời doanh nghiệp

không?

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam trên cả Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và

Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2009-2019 tạo thành mẫu 532 công ty

Dựa trên nguồn đữ liệu được tông hợp, bài nghiên cứu với biến phụ thuộc chu kỳ vòng đời

là biến giả, nhận gid tri gan nên tác giả tiến hành hồi quy mê hình nghiên cứu bằng phương

pháp hài quy logistic đa thức để kiểm định tác động của nguồn lực đoanh nghiệp lên chu

kỳ vòng đời của các công ty

1.4 Bố cục của đề tài

Kết cầu bài nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương Í: Giới (hiệu, trong chương này tác giả nêu ra lý đo tại sao tác giả trình bày đề tài này, mục tiêu và câu hỏi mà tác giả muốn

giải quyết khi thực hiện đề tài và tóm tắt phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng và

bố cục của đề tài Tiếp đến trong Chương 2: Tổng quan các nghiên cứu trước đây và giải thuyết nghiên cứu, tác giả trình bày cụ thể hơn về các lý thuyết đã được tông hợp, đúc kết

từ các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về nguồn lực doanh nghiệp và chu kỳ vòng đời công ty Từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu để kiểm tra tác động nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời công ty Ở Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, dựa vào giả thuyết cơ sở trình bày tiếp dữ liệu nghiên cứu, mê hình, phương pháp nghiên cứu và đưa ra định hướng nghiên cứu Ở Chương 4: KẾ! quả nghiên cứu, tac gia dua theo định hướng được đưa ra ở Chương 3, trình bày các kết quả thu được từ việc thực hiện các hồi quy, kiểm định các giả thuyết về sự tác động của nguồn lực doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời công

Trang 15

ty niêm yết Việt Nam Cuối cùng, chương 5: Kết luận, tác giả đúc kết lại các kết quả từ chương 4 để trả lời hai câu hỏi nghiên cứu và đưa ra những hạn chế của đề tài.

Trang 16

CHƯƠNG 2: TỎNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VA

CÁC GIÁ THUYÉT NGHIÊN CỨU

2.1 Tông quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.1.1 Tẳng quan khái niệm, phân loại nguồn lực doanh nghiệp và lý thuyết về

năng lực động

Nguàn lực doanh nghiệp là tất ca tài sản mà doanh nghiệp có, gắn liền với doanh nghiệp,

do doanh nghiệp sở hữu, cụ thể là các tài sản, kiến thức, thành tựu khoa học công nghệ, hệ

thống thông tin, quy trình tô chức, (Wernerfelt, 1984; Bamey, 1991) được kiêm soát bởi

doanh nghiệp (Amit và Schoemaker, 1993) và có thế khai thác được vì mục đích kinh tế thông qua quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin, cơ hội và rủi ro trên thị trường (Wernerfelt, 1984; Sanchez và các cộng sự, 1996) Hay nguàn lực doanh nghiệp còn có thẻ

được định nghĩa là sự tiếp nhận, tích lũy các kiến thức của doanh nghiệp nhăm mục đích mang lại hiệu quả vượt trội cho các hoạt động kinh doanh, dau tư và các hoạt động đôi mới khác, được thẻ hiện thông qua việc kết hợp các thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống thông tin - thực tiễn kinh doanh, quy trình tổ chức, kế hoạch, hệ thống và văn hóa doanh nghiệp (Lev, 2009) có thẻ chuyên hóa thành các sản phẩm, dịch vụ theo nhu câu của doanh nghiệp và khách hàng, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ (Amit và

Schoemaker, 1993; Zollo & Winter, 2000)

Xuất phát từ sự đa dạng trong định nghĩa, tiêu chí để phân loại nguồn lực vì thế cũng đa dạng Dựa vào hình thái vật chất, Prescott và Visher (1980), Wernerfelt (1984), Eisfeldt và Papanikolaou (2013) chia nguồn lực doanh nghiệp thành nguàn lực hữu hình, là các tài sản

của doanh nghiệp mà có thê nhìn thấy và định lượng được (tiền mặt, nhà xưởng, máy móc thiết bị, văn phòng ) và nguồn lực vô hình, là các tài sản vô hình mà khó sao chép hay không thẻ thay thế được và được đánh gia la có thê tạo ra lợi thế cạnh tranh bên vững (công nghệ, thương hiệu, bằng sáng chế phát minh, bí mật kinh doanh, nguàn nhân lực, ) (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) Còn dựa trên học thuyết nguồn lực Resource-

Based View, Amit và Schoemaker (1993), Sanchez và các cộng sự (1996) và Wu (2007)

đã chia nguồn lực doanh nghiệp thành nguàn lực bên trong — năng lực, nguồn lực thỏa mãn

Trang 17

tiêu chí VRIN, là nguôn lực có thê tao ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp

(Barney, 1986) và nguồn lực bên ngoài, nguồn lực không thỏa mãn tiêu chí VRIN

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đồng tình với cách phân loại dựa trên học thuyết nguàn

lực Resource-Based View bởi vì mục đích của tác giả khi thực hiện nghiên cứu này là †ìm

hiểu về nguồn lực doanh nghiệp mà có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp có

vị thế vững chắc trên thị trường dài lâu Nhưng không phải doanh nghiệp chỉ cần có nguồn lực là đủ, theo bản chất thì rất ít nguồn lực có thé ty tao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trừ khi các nguôn lực được tập hợp, gắn kết với nhau để cùng hoạt động hiệu quả (Lev,

2009) Khả năng khai thác và tích hợp các nguôn lực riêng lẻ tạo ra một nguồn lực đặc biệt,

mà ko thẻ sao chép hay thay thẻ gọi là năng lực doanh nghiệp (Amit và Schoemaker, 1993;

Makadok, 2001) Amit và Schoemaker (1993) cũng nhân mạnh năng lực được doanh nghiệp

tao ra nham tao lợi thế cạnh tranh bản vững, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp Lý thuyết cạnh tranh động của Teece và cộng sự (1997) cho rằng khi “năng lực”

kết hợp với “năng động”, là khả năng đôi mới nhằm thích nghỉ với môi trường kinh doanh

luôn thay đổi, sẽ tạo thành năng lực động, là khả năng tích hợp, định dạng lại nguồn lực

bên trong và bên ngoài để đáp ứng sự thay đôi nhanh chóng của môi trường kinh doanh,

giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động Teece và cộng sự (1997) và Zollo và

Winter (2000) xem năng lực động là mội yếu tố quan trọng vì nêu không có năng lực động, nguồn lực ban đâu của các doanh nghiệp có thẻ nhanh chóng bị cạn kiệt, bị loại bỏ và sẽ không hiệu quả khi chuyên đổi các nguồn lực thành lợi thé (Zollo & Winter, 2000) Nang lực động chuyên đổi các nguồn lực doanh nghiệp để nâng cao kết quả hoạt động

Có thể thấy nếu xem nguàn lực là xuất phát điểm của năng lực thì năng lực chính là nền tảng chú yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh Việc nhận dạng và phát triển các nguồn lực này thành các năng lực là một trong những thách thức mang tính chiến lược cơ bản nhất mà mỗi doanh nghiệp đang phải đối mặt

2.1.2 Mô hình VRIN và lợi thế cạnh tranh

Các doanh nghiệp sở hữu các nguén hrc khác nhau thì khác nhau Theo học thuyết nguén

lực Resources-Basic View, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh khi được trang bị các nguàn lực phù hợp và có khả năng tích hợp các nguồn lực, tao

8

Trang 18

ra lợi thế cạnh tranh bản vững Do đó, học thuyết tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp đồng thời liên kết với nguồn lực bên ngoài Một doanh nghiệp được cho là có lợi thế cạnh tranh bàn vững khi thực hiện một chiến lược mà chiến lược đó bao gồm các nguồn lực có giá trị, khan hiếm và không một đối thủ nào có thẻ sao chép hay nhận được những lợi ích từ chiến lược này Tác giả dựa trên học thuyết nguồn lực Resources-

Basic View, cho rằng các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh và mang lại hiệu quả vượt trội cho các doanh nghiệp sẽ là các nguồn lực CÓ giá trị va khan hiém (Barney 2001) Vé van dé nay, Barney (1991) cũng cho rằng các nguồn lực khó sao chép và khó thay thế sẽ

cung cấp cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh bền vững và đã lập ra mô hình VRIN nhự sau:

¢ C6 gia tri (Valuable): Nguén luc cia doanh nghiệp chí có thẻ tạo ra lợi thế cạnh

tranh hoặc lợi thế cạnh tranh bèn vững cho doanh nghiệp khi chúng có giá trị Các nguồn

lực có giá trị cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược cải thiện hiệu suất và hiệu

quả kinh doanh thông qua khai thác được những cơ hội hoặc vô hiệu hóa được những mối

đe dọa trong môi trường hoạt động của doanh nghiệp;

« _ Khan hiếm (Rare): Các nguồn lực có giá trị thường hiếm và khó có thể tìm được một

loại nguồn lực khác tương đồng Hoặc các nguôn lực có thé mang tinh đặc thù, gắn với đặc điểm, quy trình, kế hoạch và hệ thống mà doanh nghiệp sử đụng các nguồn lực một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh Nguồn lực đặc thù là nguồn lực mà chỉ doanh nghiệp

đó sở hữu, như nguồn lực về nên tảng công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao

Nguàn lực phải khan hiếm thì mới tạo ra lợi thế mà đối thủ cạnh tranh không thẻ tìm ra và

dễ dàng có được Nhưng trên thực tế, rất khó đề biết liệu những nguàn lực có giá trị có phải

là duy nhất đối với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp hay không, những nguồn lực này sẽ tạo ra ít nhất là một lợi thế cạnh tranh và có thẻ có tiềm năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bèn vững Tuy nhiên, cũng có thể có một số lượng nhỏ các doanh nghiệp trong nàn công nghiệp sở hữu một nguàn lực có giá trị riêng và cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh Nói chung, miễn là số lượng các doanh nghiệp sở hữu nguàn lực có giá trị đặc biệt ít hơn số lượng các doanh nghiệp cần tạo ra động lực cạnh tranh hoàn háo trong nàn kinh tế thì các nguồn lực

đó có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh.

Trang 19

dam bao lợi thế cạnh tranh bàn vững Nếu không, chi trong mét thời gian ngắn, các đói thủ đều sẽ sao chép và sở hữu được nguồn lực đặc biệt để triển khai các chiến lược tương tự như doanh nghiệp đi đầu Các đối thủ có thể mô phỏng, sao chép một vài nguồn lực của doanh nghiệp thành công, tuy nhiên, các đối thủ sẽ không thấy được rằng những nguồn lực được tạo ra từ việc sao chép có giống với những nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp Vì vậy, để cán trở chuyển đôi nguồn lực, các doanh nghiệp đi đầu phải nắm bắt được sự khác biệt giữa việc kết nói các nguàn lực với lợi thế cạnh tranh bèn vững

Khó có thể thay thế (Non-substitutable): Các doanh nghiệp đối thủ mặc dù không thể sao chép mội cách chính xác nguồn lực của doanh nghiệp nhưng vẫn có thẻ thay thé bang mội nguồn lực tương tự cho phép thực hiện chiến lược giống với doanh nghiệp sở hữu nguồn lực đặc biệt Vì vậy, chí khi đặc tính khó thay thế được chứng minh thì nguồn lực

đó mới có thê đảm bảo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp

Đề Dierickx và Cool (1989) cũng đã chỉ ra rằng việc các đối thủ sao chép các nguồn lực

phụ thuộc vào việc các nguồn lực này có thé bi tai tạo hoặc thay thé dé dàng như thế nào

Để bảo vệ các nguồn lực không bị sao chép, thay thế hoặc bỏ thầu cho các đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp thường tích lũy hoặc tự †ạo các nguồn lực của riêng mình để hình

thành cơ sở nguồn lực không thê giao dịch, không thê sao chép và không thê thay thế

Có thẻ thấy khi doanh nghiệp khai thác và tích hợp các nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN lại với nhau hàm ý rằng doanh nghiệp đang tự tạo ra năng lực động cho chính mình, từ đó

sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có một vị thế cao trên thị trường trong một thời gian dài đồng thời cũng giúp mang lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

2.1.3 Tổng quan các nghiên cứu

Tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời tuy còn là chủ đề mới nhưng đã

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thực hiện trên Thế giới; trong đó phải kế đến các

nghiên cứu của Dickinson (2011); Eisfeldt và Papanikolaou (2013); Mostafa Monzur Hasan

và Cheung (2017)

Trang 20

Dickinson (2011) cho rằng chính dòng tiền mới thực thẻ hiện được các đặc trưng của từng

giai đoạn trong chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp, nên đã thực hiện nghiên cứu kiêm tra mức độ đại diện của dòng tiền có phù hợp với các chu kỳ vòng đời trong doanh nghiệp Bài nghiên cứu đã sử dụng mẫu 48.369 công ty ~ năm quan sát trong giai đoạn từ 1989-2005

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời không thể hiện

hết các đặc trưng của từng giai đoạn trong chu kỳ vòng đời, vì lợi nhuận trong tương lai dương chỉ thê hiện được đặc trưng của giai đoạn tăng trưởng và bão hòa Hơn nữa, dựa trên

mô hình dòng tiền giúp doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin trên thị trường thông qua

giá trị số sách trên giá trị thị trường đề phân biệt các giai đoạn thuận lợi và giai đoạn không

thuận lợi trong chu kỳ vòng đời Từ đó rút ra được cho thấy rằng chu kỳ vòng đời của công

ty được thúc đây bởi nguồn lực doanh nghiệp và khi doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực thì kết quả hoạt động sẽ được thẻ hiện qua các mô hình dòng tiền mà không phái

là các mô hình lợi nhuận, tuôi thọ hay kiến thức riêng lẻ như các nghiên cứu trước đây đã dua ra (Anthony va Ramesh ,1992; Atkeson va Kehoe, 2005)

Hay nghiên cứu của Eisieldt và Papanikolaou (2013) về mức độ ảnh hưởng của nguồn lực doanh nghiệp lên kết quá hoạt động của công ty Với dữ liệu mẫu được sử dụng là 1500 công ty trong giai đoạn từ 1975-2012 Nghiên cứu xem xéti tỷ lệ chiết khau thich hop mà các nhà đầu tư nên sử dụng để định giá nguồn lực Kết quả là đầu tư vào các công ty có nguồn lực cao khiến cỗ đông phải chịu thêm rủi ro vì các cô đông không sở hữu tất cả các

dòng tiền từ nguằn lực Đồng thời nguồn lực cũng giúp đưa ra các dự đoán về độ nhạy cam

của dòng tiền doanh nghiệp đối với các cú sóc về thay đối công nghệ trên thị trường Tuy nhiên, kết quả cũng đồng thời cho thấy các doanh nghiệp có nguồn lực cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn 4.6% các doanh nghiệp có nguàn lực ít hơn, hàm ý rằng khi các doanh

nghiệp có nhiều nguồn lực doanh nghiệp hơn thì năng suất cao hơn, có Tobinˆs Q cao hơn

và lợi nhuận được điều chinh theo rủi ro cao hơn và hiến thị mức lương thưởng cao hơn

Gần đây nhất, Mostafa Monzur Hasan và Cheung (2017) đã kế thừa và mở rộng các nghiên Cứu trước đó bằng nghiên cứu tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời

các công ty niêm yết ở Hoa Kỳ từ giai đoạn 1987-2016 với mẫu nghiên cứu gém 74.442 quan sat Dé tim ra tác động này, tác giả đã sử dụng phương pháp hỏi quy logistic da thirc

Trang 21

cho biến vòng đời Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Thứ nhất, các công ty có nguồn lực dôi

dào đa phần đang trong giai đoạn khởi sự, sau bão hòa hoặc suy thoái, trong khi các công

ty có ft nguồn lực hơn thì đang trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa vì các công †y quan

tâm nhiều hơn vào việc tận dụng tối đa lợi ích từ các nguồn lực doanh nghiệp săn có Thứ hai, các công ty đầu tư nhiều vào nguôn lực doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội

tiến đến giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn, còn doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng sẽ ở trong giai đoạn tăng trưởng đài hơn, các doanh nghiệp suy thoái sẽ chuyên sang giai đoạn tăng trưởng và bão hòa trong một chu kỳ tiếp của doanh nghiệp hơn các công ty

đầu tư ít nguỗn lực doanh nghiệp Như trong giai đoạn khởi sự, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiến đến giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn, còn

doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng Sẽ ở trong giai đoạn tăng trưởng dài hơn, các doanh nghiệp suy thoái sẽ chuyên sang giai đoạn tăng trưởng và bão hòa trong mét chu

kỳ tiếp của doanh nghiệp Cả hai kết qUả này đều phù hợp với lập luận răng khi doanh nghiệp càng đầu tư vào nguồn lực hàm ý rằng doanh nghiệp đang tự tạo ra năng lực động

cho chính mình, từ đó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh bàn vững cho doanh nghiệp, giúp doanh

nghiệp có mội vị thế cao trên thị trường trong một thời gian dài, đồng thời cũng giúp mang

lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp

Tại Việt Nam, Nguyễn Quang Thu, Ngô Quang Huân và Trần Nha Ghi (2017) đã nghiên cứu mi quan hệ giữa nguằn lực doanh nghiệp, năng lực động và kết quả hoạt động của các

doanh nghiệp khởi nghiệp tại tính Bà Rịa - Vũng Tàu Bằng cách sử dụng mẫu của 204 chủ

doanh nghiệp khởi nghiệp được khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chỉ tiết với thang

do Likert 5 bậc (Từ bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý đến bậc 5: hoàn toàn đồng ý) Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực VRTN có tác động đương đến thái đệ săn lòng hợp tác của đối tác, năng lực động và kết quả hoạt động Yếu tố săn lòng hợp tác của đối tác có tác động

dương đến năng lực động, nhưng không có tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động Năng

lực động có tác động dương đến kết quả hoạt động Kết quả thực nghiệm này nhất quán với các kết quả của Miller và Friesen (1984); Quinn và Cameron (1983) khi cho thấy nguồn lực VRIN sẽ giúp doanh nghiệp tự tạo năng lực động, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh bèn vững

trên thị trường, quyết định sự chuyển đỗi của các công ty qua các giai đoạn của vòng đời

Trang 22

Từ đó, kết quả của các nghiên cứu gợi mở mội mối tương quan dương giữa nguồn lực doanh

nghiệp và chu kỳ vòng đời các công ty

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm trên Thế giới cũng như tại Việt nam đều chỉ ra mối tương dương giữa nguồn lực và chu kỳ vòng đời các công ty, thông qua mối quan hệ giữa nguồn lực doanh nghiệp với năng lực động, lợi thế cạnh tranh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp càng đầu tư, tích lũy được nhiều nguồn lực thỏa mãn các đặc

tính VRIN sẽ tự lạo nên năng lực động, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, giữ

một vị thế trên thị trường trong một thời gian dài, đồng thời cũng làm kết quả hoạt động của doanh nghiệp trở nên tốt hơn

Bảng 2.1 Bảng tông kết các nghiên cứu trước đây

Trang 23

Eisfeldt va Papanikolaou

(2013)

Nguyễn Quang Thu, Ngô

Quang Huân và Trần Nha

Ghi (2017)

Kết quả là nguồn lực cũng giúp đưa ra các dự đoán

về độ nhạy cảm của dòng tiền doanh nghiệp đối với các cú sốc về thay đổi công nghệ trên thị trường Đồng thời cho thấy các doanh nghiệp có nguằn lực

cao hơn sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn giúp cải thiện

kết quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó gởi mở

sẽ giúp doanh nghiệp hiệu động hiệu quả, tạo lợi thế

cạnh tranh, giữ vững vị thế trong thị trường lâu dài

Kết quả nghiên cứu cho thay nguồn lực VRIN có t động dương đến năng lực động và kết quả hoạt động củ

doanh nghiệp, năng lực động cũng có tác động dương

đến kết quả hoạt động tạo ra lợi thế cạnh tranh bản vỡi

trên thị trường, quyết định sự chuyên đôi của các côn

ty qua các giai đoạn của vòng đời Từ đó gợi mở một khả năng tồn tại mối tương quan dương giữa nguồn lực doanh nghiệp và chu kỳ vòng đời doanh nghiệp

Nguôn: Do tác giả tổng hợp

Trang 24

2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Tác giả kế thừa cách xác định các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời theo nghiên cứu của

Dickinson (2011), trién khai đữ liệu từ báo cáo đòng tiền đưới góc độ kế toán Dickinson (2011) cho thấy rằng dòng tiền thể hiện được sự khác biệt giữa khả năng sinh lời, tăng

trưởng và rủi ro của một doanh nghiệp, từ đó Dickinson (2011) đã sử dụng các dòng tiền trong bao cao lưu chuyển tiền tệ như: dong tiền từ hoạt động kinh doanh (OANCE), dòng

tiền từ hoạt động đầu tư (INVCEF) và dòng tiền từ hoạt động tài chính (FTNCF) đề phân loại

các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời của doanh nghiệp như sau:

« Néu OANCF < 0, IVNCF < 0 va FINCF > 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự

«- Nếu OANCE >0, TVNCE < 0 và FINCF > 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng

« Néu OANCF > 0, IVNCF < 0 va FINCF < 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa

« Nếu OANCF <0, IVNCEF >0 và FINCF < hoặc > 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái

© Các trường hợp còn lại của 3 dòng tiền: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn sau bão hòa

Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự thường thiếu lượng khách hàng tiềm năng

và cũng như thiếu những kinh nghiệm, kiến thức nền tảng trong việc gia tăng doanh thu,

chỉ phí (lovanovic 1982) đồng thời do doanh nghiệp cũng đang trong nên kinh tế đang cạnh

tranh gay gắt, các doanh nghiệp khởi sự có thể bị buộc rút khỏi thị trường do chưa tạo dựng

được lợi thế cạnh tranh Các lý đo này đã thúc đây các đoanh nghiệp khởi sự phải đầu tư

nhiều hơn vào nguồn lực, để có thể tự tạo ra năng lực động, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh

bên vững cho doanh nghiệp (Spence 1977, 1979) Atkeson va Kehoe (2005) cũng cho rằng các nhà quản lý phải chỉ đầu tư đáng kế vào nguồn lực khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự thì các doanh nghiệp mới có thé thu vé két qua trong tương lai Kết quả là các

doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự thường chịu nhiều chỉ phí cho phát triển phương thức, quy trình tổ chức, hệ thống thông tin, năng lực và đào tạo nhân viên (Pérez, 2004)

Trang 25

Do đó, việc thiếu lượng khách hàng tiềm năng và việc doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực

từ môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, dẫn đến dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp

khởi sự âm (OANGPF < 0) Bởi vì là doanh nghiệp khởi sự nên nguồn vốn nội bộ không đủ

tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến nhu cầu tài trợ từ bên ngoài cao hơn

và do đó, dòng tiền từ hoạt động tài chính đương (FINCF>0) và dòng tiền từ hoạt động đầu

tư thường âm (IVNCF<0), khi doanh nghiệp đầu tư vào tăng trưởng dài hạn Tóm lại, khi doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi sự thì doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn vào

nguồn lực doanh nghiệp, nên mô hình dòng tiền (OANCEF<0, TVNCF<0 và FTINCF>9) là

phù hợp Từ đây, tác gia đưa ra gia thuyết

H1: Các doanh nghiệp có nguần lực doanh nghiệp cao thì nhiều khả năng doanh nghiệp dang ở trong giai doan khởi sự

(2) Tang truéng: néu OANCF > 0, IVNCF < 0 va FINCF > 0;

(3) Bao héa: néu OANCF > 0, IVNCF < 0 va FINCF < 0;

Các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thường được đặc trưng bởi sự gia tăng trong doanh thu, số lượng sản phâm Còn các doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa

thường được đặc trưng bởi sự bán hàng én định dù thị trường đang cạnh tranh gay gat Ly thuyết kinh tế dự đoán rằng khả năng sinh lời được tối đa hóa trong giai đoạn bão hòa

(Dickinson, 2011) Cac céng ty trong hai giai đoạn này thường đã có thể chỉ trả cho các khoản nợ, mà doanh nghiệp đã đầu tư vào nguồn lực ở giai đoạn khởi sự, đồng thời cũng giảm thiểu xác suất rút lui khỏi thị trường, đo lúc này doanh nghiệp tăng trưởng và bão hòa

đang dần tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ bằng cách tích lũy các kiến thức, kinh

nghiệm hiện thông qua việc kết hợp các thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống thông tin

- thực tiễn kinh doanh, quy trình tô chức, kế hoạch, hệ thống và văn hóa doanh nghiệp (Lev,

2009), từ đó giúp các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa tạo ra

nhằm tạo lợi thế cạnh tranh bàn vững, giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

(Amit và Schoemaker, 1998) Do đó, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng

và bão hòa sẽ ít động lực đầu tư vào nguồn lực hơn các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi

sự Hơn nữa, do mội số nguàn lực đã được tích lũy trong giai đoạn khởi sự mang tính dài lâu như thành tựu khoa học công nghệ, hệ thống thông tin, quy trình tỗ chức, , có thể

Trang 26

được sử dụng tiếp trong hoạt động kinh doanh suốt giai đoạn tăng trưởng và bão hòa

(OECD, 2012) Sell và Stickney (1989) đã chỉ ra rằng khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa, sự cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn giữa các doanh nghiệp và lúc này các doanh nghiệp nên dành sự chú trọng cho việc giảm chi phí và cải thiện việc sử đụng nguồn lực và năng lye Cohen va Levinthal (1990) va Miyagawa va Kim (2008) ciing cho rang téc

độ tăng năng suất của vốn vật chất sẽ giảm khi doanh nghiệp tập trung đầu tư vào nguồn

lực Nên khi doanh nghiệp đã tích lũy đủ nguồn lực ở giai đoạn khởi sự, thì ở giai đoạn tăng

trưởng và bão hòa này, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đầu tư vào các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chu kỳ vòng đời Đồng ý với quan điểm trên, Atkeson và Kehoe ( 2005) cũng cho rằng

các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa phải tập trung khai thác các nguồn lực đã được tích lũy trước đó để được hưởng các lợi ích của việc đầu tư vào nguồn lực mang lại, mà không phải tốn thêm chỉ phí đầu tư vào nguồn lực trong hai giai đoạn này Do

đó, việc gia tăng đáng kế về doanh thu, số lượng sản phẩm trong sản xuất và bán hàng của các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa là nhờ vào nguồn lực hiện có,

đồng thời giảm chỉ phí phát sinh vào nguồn lực mới, dẫn đến dòng tiền từ hoạt động đương

đoạn bão hòa sẽ tiếp tục đầu tư vào tài sản vật chất khi một số tài sản trở nên lỗi thời

(Wernerfelt 1985) Do đó, đối với cả các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng và

bão hòa, dòng tiền đầu tư được kỳ vọng là âm (TVNGF<0)

Các công ty trong giai đoạn tăng trưởng tiếp tục sử đụng tài trợ bằng nợ đề đầu tư vốn, giúp

doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển hơn nữa Điều này dẫn đến dòng tiền tài trợ đương

(FINCF>0) Ngược lại, các cơ hội tăng trưởng bị hạn chế trong giai đoạn bão hòa (Dickinson, 2011) nên buộc các công ty phải tập trung vào việc thanh toán hết nợ và phân

phối các khoản tiền thừa cho các cô đông, điều này hàm ý dòng tiền tài tro 4m (FINCF<0)

Trang 27

nguôn lực doanh nghiệp; thay vào đó, các doanh nghiệp lại có xu hướng đầu tư nhiều hơn

vào tài sản vật chất và tối đa hóa lợi ích từ nguồn lực doanh nghiệp hiện có Do đó, mô hình

dong tian (OANCF>0, IVNCF<0 va FINCF>0) va (OANCF>0, IVNCF<0 va FINCF<0) la phù hợp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng và trưởng thành Từ đây, tác giả đưa ra giả thuyết thứ hai

H2: Các doanh nghiệp có nguôn lực thấp thường đang trong giai đoạn tăng trưởng hoặc bão hòa

Các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái thường xuất hiện các hiện tượng như công nghệ

lỗi thời, sản phẩm kém hấp dẫn, sử dụng công suất thấp không thu hút được nhiều khách hàng, quản lý doanh nghiệp kém dẫn đến tỷ suất sinh lợi rất thấp hoặc thậm chí âm, mức

hiệu quả hoạt động thấp và năng lực sản xuất thấp (Dickinson 2011) Trong khi đó, hàng

loạt các doanh nghiệp khởi sự với nhiều ý tưởng đôi mới, Sáng tạo ngày càng xuất hiện nhiều, phù hợp với nền kinh tế cạnh tranh luôn thay đôi Điều này làm giảm lợi thế cạnh

tranh và giảm vị thế của doanh nghiệp đi đầu, đã tích lũy các nguồn lực cũng như các năng lực động trước đó (Mueller, 1972) Do tác động xói mòn của công nghệ, sản phẩm và hiệu

ứng hao mòn tài sản, nếu các doanh nghiệp suy thoái không thé cai tiến, làm cho doanh

nghiệp phủ hợp với trình độ công nghệ, hệ thống thông tin - thực tiễn kinh doanh, quy trình

tô chức, kế hoạch, hệ thống và văn hóa của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh mới trên

thị trường, thì hoạt động của các doanh nghiệp sẽ trở nên lỗi thời và bị loại khỏi thị trường Hiện tượng “già đi” cũng cho thấy rằng các doanh nghiệp suy thoái phải đối mặt với xác

suất rời khỏi thị trường tương đối cao, năng lực động của doanh nghiệp bị giảm mạnh, không tạo ra lợi thế cạnh tranh, khi doanh nghiệp sử đụng chiến lược quản lý qua một thời

gian đài mà không đầu tư thêm vào nguồn lực dé cải tiễn công nghệ và sản phẩm cũng như quy trình hệ thống, chiến lược kinh đoanh, Vì vậy, tác giả cho rằng các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái cần phải đầu tư vào nguồn lực doanh nghiệp như việc áp đụng và cải tiễn các ý tưởng mới theo tư tưởng hiện đại của các doanh nghiệp mới thì mới có thể giúp doanh nghiệp vượt qua những hạn chế, đồng thời giúp củng có phương thức kinh

doanh, quy trình tô chức, hệ thống và văn hóa mà doanh nghiệp đang hiện có (Dickinson

2011; Habib và Hasan 2017) Sorensen và Stuart (2000) cũng lưu ý rằng “các doanh nghiệp

Trang 28

vòng đời mới thì doanh nghiệp phải luôn đôi mới thường xuyên hơn Và những đôi mới về

ý tưởng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp mang lại lợi ích nhiều hơn và có thể có ý nghĩa lớn

hơn so với các doanh nghiệp mới gia nhập vào thị trường” Từ những điều kế trên, tac giả cho rằng các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái sẽ có dòng tiền từ hoạt động kinh doanh âm (OANCF<0)

Mặt khác, việc thanh lý tài sản để thanh toán nợ và hỗ trợ hoạt động dẫn đến dòng tiền

dương từ đầu tư (ví dụ TVNCE>0) Hơn nữa, Doanh nghiệp có thé lựa chọn trả nợ để chấm

dứt hoạt động kinh doanh (FINGFE0) Hoặc doanh nghiệp cũng có thé dam phan dé kéo

dài thêm thời gian mượn nợ để tiếp tục đầu tư vào các nguồn lực để vượt qua thời kỳ khó

khăn, tái cầu trúc và tạo dựng lại một vị thế cạnh tranh mới (FINCF<0) Tóm lại, vi nguồn

lực doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái củng có phương thức,

quy trình và văn hóa kinh doanh lạc hậu, đồng thời củng cố năng lực động, lợi thế cạnh tranh và vị thế đã mất trên thị trường nên các công †y có doanh thu, lợi nhuận, năng suất và

thị phần giảm có khả năng sẽ tiếp tục đầu nguồn lực doanh nghiệp của họ Do đó, tác giả phóng đoán rằng các công ty có lượng nguồn lực doanh nghiệp cao có nhiều khả năng đang trong giai đoạn suy thoái, dẫn đến giả thuyết sau:

H3a: Các doanh nghiệp có nguồn lực doanh nghiệp cao có khả năng đang trong giai đoạn suy thoái

Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy các doanh nghiệp có thể bước vào giai đoạn suy giảm từ bất kỳ giai đoạn nào khác Hiện tượng “doanh nghiệp non trẻ” (Freeman và cộng

su 1983; Jovanovic 1982) goi ý rằng những năng lực doanh nghiệp (gồm nguồn lực tiền tệ, năng lực công nghệ hoặc quản lý, v.v.) có mối quan hệ với tỷ lệ tử vong của đoanh nghiệp

Do đó, các doanh nghiệp trẻ đang trong giai đoạn khởi sự hay tăng trưởng không chống chọi được với tỷ lệ tử vong ban đầu cao có thê chuyên từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn suy giảm Các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái thì thường thích phân phối lợi

nhuân cho các chủ sở hữu hơn là giữ lại lợi nhuận đề đầu tư giúp doanh nghiệp tăng trưởng

trong tương lai (DeAngelo, 2006) Do đó, các doanh nghiệp có mức nguồn lực doanh nghiệp thấp rất có thê đang trong giai đoạn suy thoái

Trang 29

đoạn suy thoái

Các nghiên cứu hiện tại đều chỉ ra rằng nguồn lực doanh nghiệp khi tích hợp nguồn nhân lực và vốn vật chất lại với nhau, cho phép công ty đạt năng lực và lợi thế cạnh tranh bền vững, ca hai điều này dẫn đến năng suất cao hơn (Black và Lynch 2005) và hiệu quả hoạt động của công ty trong tương lai tốt hon (Attig va Cleary 2014; Evenson va Westphal 1995; Lev và cộng sự 2009) Những lợi ích có thé thay trước trong tương lai bắt nguồn từ nguồn lực doanh nghiệp có khả năng khiến các doanh nghiệp dần dân chuyển sang các giai đoạn thuận lợi (tăng trưởng hoặc bão hòa): 'quan điểm năng động' về nguồn lực doanh nghiệp

Vì nguồn lực doanh nghiệp, như một cơ sở nguôn lực, cho phép các doanh nghiệp tăng cường khả năng tích hợp, xây đựng và cầu hình lại các năng lực bên trong và bên ngoài để

giải quyết môi trường đang thay đối nhanh chóng (Teece, 1997) và giúp doanh nghiệp dat được hiệu suất dài hạn vượt trội và do đó, để kiếm được lợi nhuận trên mức trung bình trong tương lai (Atkeson va Kehoe, 2005; Wernerfelt, 1984), tac gia cho răng, bất kê doanh

nghiệp đang ở giai đoạn nào, khi doanh nghiệp đầu tư càng nhiều vào nguồn lực doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó càng có khả năng chuyên sang các giai đoạn thuận lợi trong chu kỳ sống Do vậy, tác giá đưa ra giả thuyết sau:

H4: Khi doanh nghiệp đầu tư nhiều vào nguồn lực hơn trong tương lai, thì khả năng doanh nghiệp chuyển từ giai đoạn khởi sự hoặc suy thoửi hoặc sau bão hòa sang giai đoạn thuận lợi (tăng trưởng hoặc bão hòa) càng cao và ngược lại

Trang 30

CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

3.1 Mau va dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu là một dạng nghiên cứu ứng dụng, sử dụng đữ liệu được thu thập từ các trang thông tin như Caf&F.vn, Vietstock.vn, Cophieu68.vn, của tất cả công ty thuộc nhiều lĩnh việc khác nhau và đang được niêm yết công khai trên sàn chứng khóa Cụ thê là 532 công ty trên cả Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch Chứng khoản Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2009-2019

Đề tránh ảnh hướng không mong muốn của các yếu tô ngoại lai, tác giả sử dụng đữ liệu có sẵn đã được kiểm toán và được Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước đảm bảo có thời gian hoạt

động trong giai đoạn 2009-2019 và vẫn tiếp tục hoạt động tính đến thời điểm lấy mẫu là ngày 25/08/2020 Trong đó, dữ liệu được lấy bắt đầu từ năm 2009 vì trước năm đó, các

nước trong khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng phải gánh chịu hậu quả

từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 Ngoài ra, tác giả chỉ lây các công ty phi tài chính và loại

bỏ các công ty tài chính do sự khác biệt về các quy định kế toán SO với các công ty còn lại nên để mẫu cho kết quả không chệch, tác giả tiễn hành loại các công ty thuộc các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Sau khi có được bộ dữ liệu ban đầu của các công ty phi tài chính, tác giả tiếp tục loại bỏ các công ty không được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán

HOSE và HNX hoặc các công ty có đữ liệu bị thiểu trong 5 năm liên tục cho các biến được

sử dụng trong mô hình hồi quy Và sau khi thực hiện sàng lọc đữ liệu, cuối cùng tác giả

cũng thu được mẫu không cân bằng với tất cả là 4876 quan sát tương ứng với 532 công ty

được niêm yết trên 2 sàn từ 2009-2019 Và cũng lưu ý rằng, số lượng quan sát hợp lý trong

từng mô hình hồi quy sẽ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu đữ liệu cụ thể của từng mô hình

Trong đó, cụ thể số lượng công ty trên hai sàn chứng khoán và trong từng nhóm ngành nhự sau:

Trang 31

Bang 3.1 Théng ké sé quan sat trong mau

Sở giao dịch Chứng khoán

Hà Nội (HNX)

Nguồn: Thông kê của tác giả

Bang 3.1 cho thay trong tổng số 4,876 quan sát mà bài nghiên cứu sử dụng, ứng với 532

công ty trong giai đoạn từ 2009-2019 thì số lượng công ty thuộc sàn HOSE và HNX là

gần bằng nhau với số quan sát lần lượt là 2,397 (49.16%) và 2,479 (50.84%)

Bang 3.2 Bang phân bố các công ty trong mẫu theo các nhóm ngành

Dược phẩm và y tế 291 5.97% Hàng tiêu dùng 785 16.10%

Nguøn: Tháng kê œ¿a tác giả

22

Trang 32

ngành khác nhau, cho thấy các công ty trong mẫu phân bố không đồng đều giữa các nhóm ngành, trong đó nhóm ngành công nghiệp và hàng tiêu dùng chiếm tý trọng cao nhất với 1,899 quan sát (36.05)% va 785 quan sát (16 1%), trong khi nhóm ngành được phẩm va y

tế chiếm tỷ trọng thấp nhất với 291 quan sát và (5.97%) Bang phan bé nhém ngành của

mẫu là phù hợp với thực tiễn, vì Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên đa phần các công

ty sẽ thuộc các ngành công nghiệp sản xuất hay hàng tiêu dùng

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng đữ liệu bảng không cân bằng để kiêm tra tác động của nguồn lực

doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời của các công ty niêm yết Việt Nam trong giai đoạn 2009-2019 Trong đó dữ liệu bảng là sự kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian, nên việc dùng đữ liệu bảng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên

nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả

cao hơn cho bài nghiên cứu Ở đây, phương pháp được tác giả sử đụng trong nghiên cứu này được tác giả kế thừa từ bài nghiên cứu của Mostafa Monzur Hasan và Cheung (2017), với biến phụ thuộc chu kỳ vòng đời là biến giả, nhận giá trị gán nên tác giá đã sử dụng phương pháp hồi quy logistic da thire để kiêm định tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu kỳ vòng đời của các công ty niêm yết Việt Nam

Đề phân tích dữ liệu và kết quả hồi quy của mô hình, bài nghiên cứu đã sử dụng phương

pháp xử lý số liệu thông qua việc sử dụng phần mềm Excel va Stata 14.0 dé ước lượng kết

quả mô hình thực nghiệm theo trình tự như sau như sau:

Đầy tiên, tác giả thực hiện thông kê mô tả nhằm đưa ra cái nhìn tông quan về các biến được

trong mô hình nghiên cứu như xác định giá trị trung bình, dé lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất

Thứ hai, tác giả thực hiện phân tích ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình để kiểm tra xem các biến độc lập trong mô hình tương quan với nhau như thế nào, kiểm tra xem trong mê hình có xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến hay không đồng thời giảm thiêu outlier néu co

Trang 33

biến vòng đời (Dickinson, 2011), để kiêm tra tác động của nguồn lực doanh nghiệp lên chu

kỳ vòng đời của các công ty

Và cuối cùng tác giả thực hiện hồi quy mô hình bằng phương pháp hồi quy logistic đa thức cho biến vòng đời theo sự biến đôi của nguồn lực doanh nghiệp (Dickinson, 2011; Eisieldi

và Papanikolaou, 2013), để kiểm tra xem khi doanh nghiệp thay đôi mức độ đầu tư vào

nguôn lực thì doanh nghiệp có nhảy sang giai đoạn khác trong chu kỳ vòng đời hay không

3.3 Mô hình nghiên cứu và mô tả biến

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích tác động của nguồn lực doanh nghiệp đến chu kỳ vòng đời của các công ty niêm yết Việt Nam, dựa theo nghiên cứu của Mosiafa Monzur

Hasan và Cheung (2017), bài nghiên cứu sử dụng hai mô hình hỏi quy như sau: 3.3.1 M6 hinh thir nhat

Đề trả lời cho câu hỏi thứ nhất, “Liệu có thê dự đoán doanh nghiệp đang ở trong một giai

đoạn cụ thê của chu kỳ vòng đời dựa trên nguồn lực mà doanh nghiệp hiện có không?”, bài nghiên cứu sử dụng mô hình 1:

+ agASALE,, + @,CAPEX,, + agAGE;, + ŒgÄTO,¿ + ứịoR&D,; + a,,YEAR FE + a,,IND FE+ ¢, (41)

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

Biển chu kỳ vòng đời của công ty (FLC):

Trong bài nghiên cứu, dựa trên việc xác định các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời của

Dickinson (2011) theo báo cáo dòng tiền dưới góc độ kế toán Ông cho rằng việc kết hợp Các kiến thức như việc cải thiện quy trình sản xuất (Spence, 1977, 1979, 1981; Wernerfelt,

1985; Jovanovic và MacDonald, 1994), tích lũy kinh nghiệm (Spence 1981), gia tăng hoạt động đầu tư (Spence 1977, 1979; Jovanovic 1982; và Wernerfelt, 1985), các mô hình thực tiễn kinh doanh (Caves 1998) và thị phần trên thị trường (Wernerfelt 1985) được doanh

Trang 34

định cách thức đo lường chu kỳ vòng đời của công ty Từ đó, tác giả phân loại các giai đoạn trong vòng đời của doanh nghiệp dựa trên ba dòng tiền của doanh nghiệp được thu thập trên bảng báo cáo luân chuyển tiền tệ như sau:

« Néu OANCF < 0, IVNCF < 0 va FINCF > 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn khoi su: FLC=1

«- Nếu OANCE >0, IVNCF < 0 và FINCF > 0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng: FLCO=2

«- Nếu OANCF>+90, IVNCF<0 và FINCF<0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn bão hòa: FLO=3

* Néu OANCF<0, IVNCF>0 va FINCF<0 hoặc FINCF>0: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái: FLCO=4

© Các trường hợp còn lại của 3 dòng tiền: Doanh nghiệp đang trong giai đoạn sau bão hòa: FLO=5

Biến độc lập chính:

Biển nguần lực doanh nghiệp trên tổng tài sân (OC/TA):

Tác giả kế thừa việc ước tính nguồn lực doanh nghiệp dựa vao chi phi ban hang va chi phi quan ly doanh nghiép theo Eisfeldt va Papanikolaou (2013), cho rang chi phi ban hang va quản ly doanh nghiệp bao gồm chỉ phí quan lý, chỉ phí đào tạo và trả lương nhân viên, chỉ

phí nghiên cứu công nghệ, chỉ phí tư vấn, chỉ phí phát triển hệ thống thông tin, đào tạo nhân

viên, nhất quán với quan điểm rằng nguồn lực doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh

khi doanh nghiệp biết kết hợp công nghệ - thực tiễn kinh doanh, quy trình tô chức, hệ thông

và văn hóa doanh nghiệp lại với nhau (Lev 2009), trở thành năng lực động tạo ra lợi thế cạnh tranh (Teece và cộng sự, 1997) giúp công ty hoạt dong higu qua (Eisenhardt & Martin, 2000) Đặc biệt vai trò của nguồn lực được thê hiện rõ với các doanh nghiệp đang trong các giai đoạn khởi sự, thiếu nguồn vốn, thiếu sự ủng hộ từ các đối tác, chưa tạo được vị thế trên

thị trường còn gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến chỉ phí và cạnh tranh với các đối thủ (Spence, 1977, 1979; Atkeson và Kehoe, 2005) Cũng như vai trò của nguồn lực được thê

hiện rõ khi các doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái hoặc sau suy thoái, các doanh

Trang 35

suất thấp không thu hút được nhiều khách hàng, quản lý doanh nghiệp kém dẫn đến tý suất

sinh lợi rất thấp hoặc thậm chí âm, mức hiệu quả hoạt động thấp và năng lực sản xuất thấp (Dickinson 2011), thì việc đầu tư, áp dụng và cải tiễn các ý tưởng sáng tạo mới sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua những hạn chế và củng có lại hệ thông, quy trình, văn hóa hiện có

(Dickinson 2011; Habib và Hasan 2017) mà hơn thế nữa là mang lại lợi ích nhiều hơn so

với các đối thủ cạnh tranh mới (3orensen và Stuart, 2000) Chính vì vậy, tác giả kỳ vọng rằng có mối tương quan dương giữa nguồn lực doanh nghiệp với chu kỳ vòng đời trong các giai đoạn khởi sự, suy thoái, sau bão hòa Mặt khác, nghiên cứu của OECD (2012) cho rang

doanh nghiệp đã tích lũy đủ nguồn lực ở giai đoạn khởi sự và hiện đang thiếu vốn vật chất

nên các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa sẽ ít đầu tư vào nguồn lực hơn, thay vào đó là đầu tư vào vốn vật chất Miyagawa và Kim (2008) cũng cho rằng

tốc độ tăng năng suất của vốn vật chất sẽ giảm khi doanh nghiệp tập trung đầu tư vào nguồn

lực Ủng hệ nghiên cứu của OECD (2012), Alkeson và Kehoe (2005) cũng cho rằng các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa phải tập trung khai thác các nguồn lực đã được tích lũy trước đó để được hưởng các lợi ích của việc đầu tư vào nguồn lực mang lại, mà không phải tốn thêm chỉ phí đầu tư vào nguồn lực trong hai giai đoạn này Chính vì vậy, tác gái kỳ vọng rằng có mỗi tương quan âm giữa nguồn lực doanh nghiệp với chu kỳ vòng đời trong các giai đoạn tăng trưởng và bão hòa Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây đựng cách đo lường nguồn lực doanh nghiệp dựa trên phương pháp kê khai thường xuyên Cụ thê hơn là tác giả tính toán dự trữ nguồn lực mỗi năm bằng cách cộng dồn giá trị giảm phát của chi phí bán hàng và chỉ phí quản lý dựa trên phương trình sau:

0C,¿ = Ó€,¿_¡(1 — tỷ lệ khấu hao)

+ chi phi ban hang va chỉ phí quản lý doanh nghiép

chỉ số giá tiều dùng Trong đó, ØŒ;„ là nguồn lực của doanh nghiệp tại năm t, còn tỷ lệ kháu hao mà tác giả dùng trong bài nghiên cứu này là 15% (kế thừa từ nghiên cứu của Hall và Mairesse,1995; Zhang

và cộng sự, 2012) Trong đó, nguồn lực ban đầu sẽ được tính theo công thức sau:

oc chi phi ban hang va chi phi quan ly doanh nghiép ito = tốc độ tăng trưởng chỉ phí ban hang va quan ly doanh nghiệp + tỷ lệ khấu hae

Trang 36

hàng và quản lý doanh nghiệp được tính bằng mức tăng trưởng bình quân của chỉ phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty qua các nam, la 13.79% trong ước tính của tác gia

OCITA= Nguồn ie doanh nghiép

Tông tài sản Biến kiểm soát:

Biển quy mô công ty (SIZE):

Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các doanh nghiệp lớn sẽ đễ dàng tiếp cận với thị trường vốn và thị trường lao động hơn Lợi thế này giúp doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng

tốt hơn, từ đó cải thiện khả năng tồn tại trong giai đoạn thuận lợi của doanh nghiệp (Dunne,1988; Mata và Poriugal, 1994) Ngược lại, Jovanovic (1982) cho răng các doanh nghiệp vừa mới gia nhập vào thị trường, thường là các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, có

nguồn vốn hạn hẹp, phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn trong việc tiếp cận với thị

trường vốn và thị trường lao động, chịu áp lực canh tranh với các doanh nghiệp lớn đã có

vị thế trên thị trường, gặp nhiều bất lợi vé van dé chi phí, những điều này khiến các doanh

nghiệp với quy mô nhỏ không đủ năng lực cạnh tranh sẽ dé dàng rút lui khỏi thị trường và

kết thúc vòng đời của đoanh nghiệp (Pérez và cộng sự 2004) Hầu hết các nghiên cứu đều

cho rằng quy mê doanh nghiệp sẽ có mỗi trơng quan dương với chu kỳ vòng đời trong hầu hết các giai đoạn Nhưng theo Mata (1995) cho rằng các doanh nghiệp mới với quy mê nhỏ vấn có thể tồn tại lâu dài hơn so với các doanh nghiệp trước đó vì có khả năng thích ứng

tốt hơn và có những phương thức hoạt động mới phù hợp với sự thay đôi của môi trường

kinh doanh Do đó, tác giả kỳ vọng rằng quy mô công ty sẽ có tương quan âm với chu kỳ vòng đời trong giai đoạn khởi sự, suy thoái Đồng thời tác giả cho rằng có thể tồn tại một mỗi tương quan đương hoặc âm giữa quy mô doanh nghiệp với các giai đoạn tăng trưởng

và bão hòa trong chu kỳ vòng đời Biến quy mô công ty được đo lường bằng cách lấy logarit của giá trị thị trường vốn cô phần Trong đó, giá trị thị trường của vốn cô phần được xác

định bằng cách tính tích giá cỗ phiếu đóng cửa của doanh nghiệp vào ngày giao dịch cuối

Trang 37

sát

SIZE = log (gia tri thi trường của vốn cỗ phần)

Biển giá trị thị trường trên giá trị số sách (MTB):

Vì tỷ số giá trị thị trường trên giá trị số sách là một con số kế toán, được xem là đại diện

cho các cơ hội tăng trưởng (Miguel và Pindado, 2001) Mà chính sự tồn tại các cơ hội tăng trưởng trong doanh nghiệp là một yếu tô quan trọng quyết định thời gian doanh nghiệp tồn tại trong thị trường cạnh tranh đài hay ngăn Các nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng cơ hội tăng trưởng thường có nhiều trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, nhưng sẽ ít hơn trong giai đoạn bão hòa, sau bão hòa và suy thoái (Dickinson, 2011) Nên tác giả kỳ vọng

có mỗi tương quan dương giữa giá trị thị trường và giá trị số sách với chu kỳ vòng đời trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, đồng thời có trơng quan âm trong giai đoạn bão hòa, sau

bão hòa và suy thoái Trong các nghiên cứu trước đây, biến giá trị thị trường trên giá trị số sách được đo lường bằng cách lấy tỷ số giữa tống giá trị số sách của tông nợ cộng với giá trị thị trường của vốn cô phần với giá trị số sách của tông tài sản (Thomsen và cộng sự,

2006; Agrawal và Knoebe, 1996)

Giá trị thị trường của uốn cổ phần MTB =

Giả trị số sách của uốn chủ sở hữu

Biển đòn bẩy tài chính (LEP):

Các quan điểm dựa trên nguồn lực về vốn tài chính cho rằng các doanh nghiệp bị hạn chế tài chính sẽ có ảnh hưởng xấu đến chu kỳ vòng đời Như khi doanh nghiệp đi vay, doanh nghiệp cần tính toán tý lệ nợ hợp lý vì doanh nghiệp luôn phải trả lãi vay và nợ gốc đúng hạn và nếu các nghĩa vụ này không được đảm bảo thực hiện, các chủ nợ có thể yêu cầu doanh nghiệp phá sản Ngược lại một nguồn vốn đi vay là sẵn có và đổi đào sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng phát triển và hiệu quả hoạt động của đoanh nghiệp (Diamond

và Verrecchia, 1991) Do đó, mức độ sử dụng đòn bây tài chính được tác giả kỳ vọng là có mỗi tương quan đương với chu kỳ vòng đời trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa và suy thoái Mặt khác, theo quan điểm truyền thống về cấu trúc vốn, các doanh nghiệp sử đụng

nợ vay sẽ có lợi hơn so với các doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu, do chỉ phí

Trang 38

trước đó, tiền lãi phải trả của các khoản nợ được xem như “lá chắn thuế”, giúp số tiền thuế

thu nhập doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận, từ do gia tăng giá trị của doanh nghiệp, và như vậy giá cỗ phiêu cũng càng lớn (Modigliani và Miller, 1958), trường hợp này cho thấy doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng nợ, tuy nhiên rủi ro tài chính cũng gia tang cùng với việc sử dụng nhiều nợ Vì vậy, có thể tồn tại một một mối tương quan đương hoặc âm giữa đòn bấy tài chính và chu kỳ vòng đời doanh nghiệp Biến này

được đo lường bằng tông nợ vay trên tông tài sản

LEV = Vay nợ ngắn hạn + Vay nợ dài hạn

Tổng tài sản Biển kha nang sinh loi cia cong ty (ROE):

Khả năng sinh lời thường được sử đụng trong bối cảnh phân tích chu ky vong doi (Anthony

va Ramesh 1992) Vì khả năng sinh lời truyền tải một tín hiệu quan trọng về hiệu quả hoạt động của một công ty trong chu kỳ vòng đời, tác giả kỳ vọng một mối tương quan dương giữa khả năng sinh lời Và các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời của công ty Tuy nhiên, Dickinson (201 1), Mostafa Monzur Hasan và Cheung (2017) đã chứng minh rằng khả năng sinh lời (ROE) thì có tương quan âm với chu kỳ vòng đời trong các giai đoạn khởi sự và suy thoai Vi luc nay Dickinson (2011) cho rằng một trong những đặc trưng của các doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái là tỷ suất sinh lời âm Từ đó tác giả kỳ vọng rằng, khả năng sinh lời (ROE) có mỗi tương quan âm hoặc đương trong giai đoạn khởi sự và suy thoái, và có mối tương quan âm trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa Tác giả đo lường

biến khả năng sinh lời của công ty bằng tý số của lợi nhuận sau thuế và tông vốn chủ sở

Trang 39

Anthony va Ramesh (1992) lưu ý rằng trong giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng thi

trường chậm lại nên tốc đệ tăng trưởng doanh thu thấp hơn so với trong giai đoạn khởi sự

và tăng trưởng Do đó, trong mô hình hồi quy, tác giả cũng kiểm soát tăng trưởng doanh số

bán hàng (ASALES) và kỳ vọng có mối tương quan dương với chu kỳ vòng đời doanh nghiệp trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, và có mối tương quan âm trong giai đoạn bão hòa

Doanh thu nam nay ASALES = Doanh thu năm trước ˆ

Biển chỉ tiêu vẫn (CAPEX):

Chỉ tiêu vốn là các khoản chỉ cho đầu tư vào tài sản cố định nhằm mục đích nâng cấp tài

sản dé đem lại hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và do đó có ảnh hưởng tích cực đến các giai đoạn trong chu kỳ vòng đời Anthony và Ramesh (1992) Tác giả kỳ vọng có mối tương quan dương giữa chỉ tiêu vốn (CAPEX) và chu kỳ vòng đời trong tất cả các giai đoạn.Tuy vậy Warren Buffett cho rằng không nên đầu tư quá nhiều vào chỉ tiêu vốn vì những doanh

nghiệp có lợi thế cạnh tranh lâu dài thường chỉ cần sử đụng một phần nhỏ lợi nhuận hàng năm cho hoạt động đầu tư tài sản cố định đề duy trì vị thế và hoạt động kinh doanh của mình so với những đối thủ cạnh tranh khác Anthony và Ramesh (1992) cũng cho rằng

trong giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng thị trường chậm lại và các khoản đầu tư mang lại lợi ích ít hơn Vì vậy, có thể tồn tại một mối tương quan dương hoặc âm giữa chỉ tiêu vốn (CAPEX) với chu kỳ vòng đời trong giai đoạn tăng trưởng, bão hòa và có tương qua dương với giai đoạn khởi sự hoặc suy thoái Biến này được đo lường theo công thức như sau:

Giá trị còn lại của tài sản cố định năm nay

— giả trị còm lại của tài sản cố định năm trước + khấu hao

CAPEX = -

Tổng tài sản

Biển tuổi (AGE):

Các nghiên cứu trước đây cung cấp bằng chứng không thuyết phục về ảnh hưởng của tuôi đến khả năng tồn tại của doanh nghiệp Pérez và cộng sự (2004) cho răng cả các doanh

nghiệp trẻ và lớn tuổi đều phải đối mặt với nguy cơ kết thúc vòng đời Dickinson (201 )

Trang 40

giai đoạn tăng trưởng và bão hòa, trong khi các doanh nghiệp có tuôi thọ thấp thì đang trong

giai đoạn khởi sự và suy thoái Vì vậy, tác giả kỳ vọng tồn tại một mối tương quan đương trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa và mối tương quan âm giữa tuôi công ty với chu kỳ vòng đời trong giai đoạn khởi sự và suy thoái Tác giả đo tuôi céng ty (AGE) bang logarit của số năm kê từ năm đầu tiên công ty công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán

AGE = log (1+ số năm công ty niêm yết trên sàn)

Biển vòng quay tài san (ATO):

Vòng quay tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Thông qua tỷ số

nay, ta có thê biết được doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả không, và có đủ khả năng để

chỉ trả cho các khoản nợ Vòng quay tài sản là cơ sở tạo nên lợi thế cạnh tranh và do đó, ảnh hướng đến giai đoạn của doanh nghiệp trong chu kỳ sống Mostafa Monzur Hasan và Cheung (2017) Một doanh nghiệp có vòng quay tài sản càng cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và ngược lại, khi doanh nghiệp có vòng quay tài sản thấp hàm ý rằng doanh nghiệp đang trong tình trạng tài chính tiêu cực, khả năng không trả được nợ cao Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nêu vòng quay tài sản thấp thì doanh nghiệp

sẽ phá sản đo không trả được nợ vì doanh nghiệp có thê huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau Mặt khác, nếu tý số vòng quay tài sản quá cao cũng hàm ý rằng doanh nghiệp đang

sử đụng tài sản không hiệu quả Vì vay, tac gia cho rằng có thẻ tồn tại một mối tương quan

dương hoặc âm giữa vòng quay tài sản và chu kỳ vòng đời Biến vòng quay tài sản được đo

lường băng cách lây doanh thụ chia tông tài sản

ATO = Doanh thu Tong tai san

Bién nghién cieu va phat trién (R&D)

Nghiên cứu của Sell và Stickney (1989) cho rằng các công ty tập trung vào chỉ phí nghiên cứu và phát triển trong giai đoạn khởi sự sẽ giúp tăng trưởng năng lực động, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Dickinson (201 1) cũng phát hiện ra rang chi phi nghiên cứu và phát triển sẽ cao hơn trong các giai đoạn đầu vì doanh nghiệp đang cần tích

lũy nguồn lực Barney (1991) và Wernerielt (1984) cũng cho rằng sự tồn tại của một công

Ngày đăng: 14/01/2025, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1  Bảng  tông  kết  các  nghiên  cứu  trước  đây - Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam
ng 2.1 Bảng tông kết các nghiên cứu trước đây (Trang 22)
Bảng  3.3  Bảng  tổng  hợp  các  biến  trong  mô  hình - Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam
ng 3.3 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình (Trang 42)
Bảng  3.4  Thống  kê  kỳ  vọng  dấu  của  các  biến  định  lượng - Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam
ng 3.4 Thống kê kỳ vọng dấu của các biến định lượng (Trang 44)
Bảng  4.4  Kết  quá  hồi  quy  mô  hình  (1) - Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam
ng 4.4 Kết quá hồi quy mô hình (1) (Trang 55)
Bảng  4.5  Kết  quá  hồi  quy  mô  hình  (2) - Tác Động của nguồn lực doanh nghiệp Đến chu kỳ vòng Đời của các công ty niêm yết việt nam
ng 4.5 Kết quá hồi quy mô hình (2) (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN