1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

27 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Công Ty Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Người hướng dẫn ThS. Bùi Đức Nhã
Trường học Ton Duc Thang University
Chuyên ngành Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Tài Chính
Thể loại Báo Cáo Nhóm
Năm xuất bản 2017
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Hơn nữa, nghiên cứu mối quan hệ với đòn bây tài chính của các công ty cho thấy hàm ý về nhân tố trung gian giữa cầu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động, khi đòn bây tài chính được xem là m

Trang 1

TONG LIEN DOAN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRUONG DAI HOC TON DUC THANG

-000 -

DAI HOC TON ĐỨC THANG

TAC DONG CUA CAU TRUC SO HUU DEN HIEU QUA HOAT DONG CUA CAC CONG TY NIEM YET TREN

TH] TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

MON HQC: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

TRONG TAI CHINH

Trang 2

+ Viết kết luận cho bài báo cáo Chỉnh sửa nội dung toàn bài Viết và trình bày code R-studio

+ Ma trận hệ số tương quan Pearson

+ Kết quả hồi quy của FEM, REM, OLS

+ Kiểm định đa cộng tuyến VỊF + Kiểm định Hausman Chỉnh sửa nội dung toàn bài Viết và trình bày code R-studio

+ Phương pháp nghiên cứu

Chỉnh sửa nội dung toàn bài 100%

2 Nội dung thực hiện:

Tên đề tài: Tác động của cầu trúc sở hữu đên hiệu quả hoạt động của các công ty niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3 Nguồn dữ liệu: Dữ liệu của nhóm được lay từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của

các công ty niêm yét trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 201 1 đến 2015

Trang 3

TOM TAT

Mục tiêu bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố cầu trúc sở hữu, đòn bây tài chính đến hoạt động của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán (HSX và HNX) tại Việt Nam Bảng đữ liệu mẫu được lấy từ báo cáo tài chính theo năm ngành cấp ba của các công ty từ năm 2011 — 2015 (gồm 1485 quan sát) Sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp OLS, kết quả thực nghiệm từ mô hình định lượng cho thấy mối quan hệ nghịch giữa sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các công ty, trong khi đó nhân tổ sở hữu nước ngoài thi không có ý nghĩa về mặt thống kê (ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%) Hơn nữa, nghiên cứu mối quan hệ với đòn bây tài chính của các công ty cho thấy hàm ý về nhân tố trung gian giữa

cầu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động, khi đòn bây tài chính được xem là một công cụ trong

quản trị tải chính của công ty Theo đó, các công ty có sở hữu nhà nước cao thì có đòn bây tài chính cao và các công ty có tỷ lệ đòn bây cao lại cho hiệu quả hoạt động thấp, đi ngược lại với nghiên cứu về sở hữu nước ngoài Nghiên cứu này còn cho thấy ảnh hưởng tương tác của sở hữu nhà nước lên mối quan hệ giữa cầu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh, trong đó, ảnh hưởng của tỉ lệ nợ trên tong tài sản (cau trúc vốn) lên hiệu quả kinh doanh càng yếu hơn trong trường hợp các doanh nghiệp bị chỉ phối bởi nhà nước Đề tài nghiên cứu bố sung minh chứng cho chính sách khuyến khích giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các công ty ở Việt Nam,

CHUONG 1 - GIOT THIEU

Cùng với sự phat trién của thị trường chứng khoán, số lượng các công ty niêm yết ở Việt Nam tăng dần qua các năm Các công ty cô phân có đặc trưng cơ bản là vốn cô phần được sở hữu bởi các cố đông khác nhau, từ đó bình thảnh nên cấu trúc sở hữu của công ty Một trong những vấn đề đang được quan tâm từ nhiều bên liên quan, đặc biệt là nhà đầu tư, các nhà lập pháp và các học giả quan tâm la van dé cau trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nhóm cô đông khác nhau thì có những quyền lợi và lợi ích khác nhau, có những quan hệ khác nhau với chính phủ, với ngân hảng, với đối tác chiến lược nên cơ cầu sở hữu có ảnh hưởng lớn đến những quyết định của doanh nghiệp và tác động đến hiệu quả hoạt động cũng như giá trị doanh nghiệp khác nhau Các nghiên cứu vẻ tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty là một chủ dé nghiên cứu cân thiết Theo đó, mỗi loại hình sở hữu có thê có những tác động khác nhau đến hiệu quả hoạt động của công ty, mối quan hệ tương quan này cũng chịu sự tác động khác nhau từ môi trường thê chế của các quốc gia

Nhiều nghiên cứu xem xét tác động của cơ cầu sở hữu lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tuy nhiên kết quả chưa thống nhất Nghiên cứu về cấu trúc sở hữu tại các quốc gia

1

Trang 4

đang phát triển, đặc biệt là các quốc gia có sự tham gia của sở hữu nhà nước như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam có những đặc thù riêng Sở hữu nhà nước tại các quốc gia này thường có một tỷ lệ cao sau khi nền kinh tế được chuyên đối từ nên kinh tế tập trung, điều nay thê hiện sự can thiệp của nhà nước trong các hoạt động của các công ty trong nên kinh té Theo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng rất khác nhau trong các mẫu nghiên cứu khác nhau: ảnh hưởng thuận chiều trên thị trường Nga; ảnh hưởng ngược chiều hoặc không rõ rệt trên thị trường Trung Quốc; ảnh hưởng ngược chiều tại Việt Nam Bên cạnh đó, sở hữu nước ngoài được xem là hình thức sở hữu đối trọng với sở hữu nhà nước Đối với các quốc gia mà nhà nước muốn năm quyền chỉ phối nền kinh tế, sở hữu nhả nước và sở hữu nước ngoài thường có kết quả tác động ngược chiều nhau Khi nhà nước có xu hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước thì đồng thời các chính sách cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cũng được nới lỏng, tý lệ sở hữu nước ngoài sẽ tăng Tác động của sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của công ty có kết quả ngược chiều với tác động của sở hữu nhả nước đến hiệu quả hoạt động của công ty Với các kết quả không đồng nhất giữa các quốc gia về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, nghiên cứu này là một sự bố sung thực nghiệm về mối quan hệ này trong phạm vi một quốc gia Kết quả thực nghiệm đồng nhất với các nghiên cứu trước đây

trên các mẫu nghiên cứu nhỏ hon tại Việt Nam Sở hữu nhà nước càng lớn, hiệu quả hoạt

động của công ty niêm yết càng thấp Giá trị thực nghiệm của nhân tố sở hữu nước ngoài càng lớn thì hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết cũng càng thấp, ngược lại theo một số nghiên cứu trước

Nghiên cứu nảy còn đóng góp thêm minh chứng thực nghiệm khi làm rõ cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết thông qua cơ chế đòn bây tài chính Cho đến nay, các nghiên cứu ở Việt Nam chỉ nghiên cứu các mối quan hệ giữa hai trong ba nhân tố: cầu trúc sở hữu, cầu trúc vốn và hiệu quả hoạt động, mà chưa có nghiên cứu kết nối của cả 3 nhân tố này Nghiên cứu này đã cho kết quả đồng nhất khi cho thấy sở hữu nhà nước cao thì công ty có xu hướng vay nợ nhiều hơn, đồng thời các công ty có đòn bẩy tài chính cao lại có hiệu quả hoạt động thấp Đối với sở hữu nước ngoài, sở hữu nước ngoài cao thì công ty có đòn bẩy tài chính thấp hơn, nhưng tỷ lệ đòn bây tải chính thấp thì các công ty

đó lại cho hiệu quả hoạt động cao hơn

1.1 Lý do chọn đề tài

- Ở Việt nam hơn 40 năm qua, cùng với công cuộc đối mới kinh tế là quá trình đối mới các doanh nghiệp nhà nước Hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước đã được chuyên đối hình thức sở hữu, được quản lý tài chính theo một cơ chế phù hợp tình hình nền kinh tế Vì vậy lựa chọn hình thức cầu trúc sở hữu cho doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như cấu trúc vốn phù hợp

2

Trang 5

nhằm tận dụng lá chắn thuế một các hiệu quả thông qua việc xem xét mối tương quan giữa các nhân tổ này là nhu cầu cần thiết

- Nghiên cứu cùng lúc mối tương quan giữa ba nhân tố cầu trúc sở hữu, cơ chế đòn bây tài chính và hiệu quả hoạt động đóng góp thêm cái nhìn tông thẻ hơn về tình hình của các công ty trên thị trường chứng khoản Việt Nam nói chung

- Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới, nhưng một đặc điểm trong cầu trúc sở hữu của

VN khác biệt với nhiều quốc gia trên thế giới là sở hữu nhả nước chiếm tý trọng tương đối cao ở nhiều công ty niêm yết, ngoài ra sở hữu nhà đầu tư nước ngoải được quy định không vượt quá 49% vốn cô phần của một công ty đại chúng Cơ ché chính sách pháp luật và điều kiện môi trương kinh tế ở Việt Nam cũng khác Nghiên cứu này có thê giúp tăng thêm nguồn

tư liệu học thuật về chủ đề này ở Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cửa

- Cung cấp một số hàm ý cho chính sách kinh tế hiện tại của chính phủ, là một công cụ của

chính phủ trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất của doanh nghiệp

+ Một là, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc nâng trần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán

+ Hai la, chủ trương cô phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn bớt tại các doanh nghiệp

+ Ba là, việc khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức bao gồm các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp lớn có lợi thế về tài chính, kinh nghiệm quản trị, điều hành tham gia đầu tư vào doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp cô phần hóa nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

- Xác định sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến giá trị thị trường của các công ty niêm yết trên sản giao dịch chứng khoán, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp trong nước

Trang 6

CHUONG 2 - CO SO LY THUYET

2.1 Mỗi quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty

- Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ cầu sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trong thời gian qua chưa đạt được sự đồng thuận Harold và Belen (2001) cho rằng không có mối quan hệ giữa cơ cầu sở hữu và thành quả công

ty thông qua khảo sát 511 công ty Mỹ với số liệu năm 1980 Mishari et al (2012) nghiên cứu tại Kuwait nhận thấy các loại sở hữu khác nhau có quan hệ khác nhau với hiệu quả hoạt động công ty, có loại quan hệ cùng chiều và có loại quan hệ ngược chiều

Theo Vincent (2011), quan hệ giữa thành phần sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các công ty đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lẫn các nhà làm chính sách Tác giả này nhận thấy phần sở hữu nước ngoải được công nhận rộng rãi lả có vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của các công ty, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển

và các nền kinh tế chuyên đổi Uwuigbe và Olusanmi (2012) nghiên cứu quan hệ của các thành phần sở hữu, trong đó có thành phân sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính tại Nigeria trong giai đoạn 2006 đến 2010 Sử dụng mô hình hồi quy đa biến trong 1 gồm 30 công ty, một trong các phát hiện mà hai tác giả này đưa ra là vốn sở hữu nước ngoài có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của công ty

Khi nghiên cứu quan hệ giữa cơ cầu sở hữu và hiệu quả hoạt động của 42 công ty (trong tông

số 54 công ty) niêm yết tại Kenya, Vincent (2011) Sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp với các biến đo lường hiệu quả hoạt động là ROA, ROE, DIV Với phương pháp hồi quy Logistic, tac giả này tìm thấy mối quan hệ cùng chiều với thành phân sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty Theo tác giả, kết quả này dường như được chấp nhận rộng rãi trên toàn thé giới do một số yếu tố Đầu tiên, các công ty có thành phần sở hữu nước ngoàải thường có thé tiếp cận hệ thống quản lý hiệu quả đã được kiêm chứng Nên tảng nguồn lực lớn và các kế hoạch hỗ trợ cho các đơn vị non trẻ là những yếu tố khác làm tăng hiệu quả hoạt động của các công ty có thành phân sở hữu nước ngoài Hơn nữa, việc chuyên giao công nghệ mới và mô hình quản trị đã được kiểm nghiệm trên thế giới cũng là những lợi ích mà nhà đầu tư nước ngoài giúp công ty giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả Mối này cũng được tác giả Jongmoo (2010) kiểm tra trên mẫu các công ty tại Hàn Quốc trong giai đoạn 1993 đến 2007, giai đoạn mà phần vốn nước ngoài tăng lên nhanh chóng Với mô hình dữ liệu bảng và phương pháp hồi quy OLS, kết quả thực nghiệm của tác giả nảy tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thành phân sở hữu nước ngoài và hiệu quả động của công ty

Mặc dù đa số các nghiên cứu đồng thuận về mối quan hệ cùng chiều giữa thành phần sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty nhưng vẫn có số ít các nghiên cứu không tìm thấy kết quả này Luliana (2011) Cũng là một nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa thành

4

Trang 7

phân sở

Trang 8

hữu nước ngoài với hiệu quả hoạt động của các công ty nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu gồm 63 công ty niêm yết trên sản chứng khoán Bucharest, Romani với tỉ lệ ROA, ROE được sử dụng đề đo lường hiệu quả hoạt động công ty và mô hình nghiên cứu là mô hình hôi quy tuyến tính Tuy nhiên, tác giả không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa thành phần sở hữu nước ngoài và hiệu quả công ty trong mẫu

Các nghiên cứu đã cho thấy phần vốn sở hữu nước ngoài có quan hệ với hiệu quả hoạt động của công ty Vì vậy, nghiên cứu này cũng sẽ kiểm tra mối quan hệ giữa thành phân sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty trên sàn HNX và HOSE, Việt Nam

Giả thuyết được đặt ra là: Không có mối quan hệ giữa thành phần sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của công ty

2.2 Mỗi quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của công ty

Với mục tiêu kiểm tra mối quan hệ cơ cầu sở hữu và hiệu quả hoạt động, Daging et at (1999)

đã tiền hành nghiên cứu các công ty niêm yết trên sản chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc trong giai đoạn 1991 - 1996, Trong nghiên cứu của mình, Daqing et at (1999) tìm thấy mối quan hệ nghe chiều giữa tỷ lệ sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của công ty trong mẫu mặc dù mẫu nghiên cứu khác nhau nhưng Mishari et at (2012) và Vincent (2011) cũng có kết quả tương tự Theo Mishari et at (2012), nhiều nghiên cứu tìm thấy răng chính phủ thường ít chủ động hơn trong việc giám sát đầu tư, thích thê hiện trách nhiệm và giám sát hiệu quả tài chính của các công ty cũng như dễ dàng tài trợ, do đó làm giảm động lực để các công ty thiết lập một cơ chế quản trị mạnh mẽ Trong nghiên cứu thực hiện cho các công ty tại Kuwait của mình, Mishari et at (2012) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa phần vốn sở hữu nhà nước

và hiệu quả hoạt động của công ty Vincent (2011) nghiên cứu quan hệ cơ cầu sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty ở Kenya cũng tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa phòng vốn

sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty, Tác giả nhận thấy nhìn chung sở hữu nhà nước được cho là có thê làm hiệu quả hoạt động của công ty kém đi, do quan liêu, chính sách nguồn nhân lực nghèo nàn, thiếu tôn trọng pháp luật và các quy định

Tuy nhiên, các nghiên cứu về quan hệ giữa thành phần sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty vẫn còn hạn chế và chưa tìm thấy một mẫu hình thống nhất cho quan hệ này Ngoài những nghiên cứu tìm thấy muỗi hạn nghịch chiều cũng có một số viên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa thành phân sở hữu nhà nước và của công ty Nghiên cứu của Lê Vinh Hiển và Amon Chizema (201 1) cũng kiểm tra mối quan hệ này đối với các công ty niêm yết tại hai sản chứng khoán của Trung Quốc trong năm 2004- 2005 các tác giả nhận thấy song song với quá trình cô phần hóa ngày cảng diễn ra rộng rãi, nhà nước vẫn Nắm cô phần lớn tại các công ty Kết quả nghiên cứu của hai tác giả này cho thấy vốn sở hữu nhà nước có quan hệ cùng chiêu với

Trang 9

hiệu quả hoạt động của công ty Khi nhà nước là cô đông lớn tại các công ty cô phần, các

công ty có thể được hỗ trợ về nguồn lực tài chính và chính trị, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động

Dù chưa có kết quả thống nhất nhưng phần nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ giữa cơ cầu sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty Vì vậy trong nghiên cứu này cũng kiêm tra mối quan hệ giữa thành phần sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty trên san HNX, HOUSE, Việt Nam

Giả thuyết được đặt ra là: Không có mối quan hệ giữa thành phần sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động công ty

2.3 Mỗi quan hệ giữa sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài và đòn bấy tài chính của công

yy

- Võ Xuân Vinh (2014) đã xem xét mối quan hệ giữa cau trúc sở hữu và cấu trúc vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2012 Kết quả cho thấy sở hữu tập trung càng cao (tỷ lệ sở hữu từ 5% trở lên của cô đông) thì đòn bây tài chính càng cao sở hữu nước ngoài và sơ đồ tô chức càng cao thì đòn bây tài chính càng thấp, bài viết không tìm thấy mối quan hệ giữa nhà nước và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Nghiên cứu của Ông chỉ xác tỷ lệ sở hữu tập trung (những cô đông có tỷ lệ nắm giữ từ 5% trở lên) mà chưa xét đến những cô đông nảy có tham gia điều hành doanh nghiệp không

- Don bay tai chính của công ty được thê hiện bằng tý lệ nợ dài hạn trên tông tài sản của công

ty, được xem là một nhân tố chịu sự tác động của cầu trúc sở hữu Các công ty có sở hữu nhà nước lớn thường có lợi thế với các khoản vay vốn từ ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại nhà nước đều cho thấy việc đưa ra quyết định cho vay không dựa trên tiêu chí lợi nhuận của công ty mà chịu ảnh hưởng từ các cá nhân đại diện phần vốn nhà nước trong công

ty

- Ngược lại, các công ty có sở hữu nước ngoàải cao, với khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay trong nước và các quy định hạn chế từ việc huy động vốn vay nước ngoài, thường có tỷ lệ vốn vay thấp hơn Những minh chứng nảy là cơ sở cho giả thuyết về mối quan hệ thuận chiều giữa

sở hữu nhà nước và đòn bây tài chính, và mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và

đòn bây tài chính

Trang 10

2.4 Mỗi quan hệ giữa đồn bấy tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty

- Myers và Majlif (1984) chỉ ra rằng những doanh nghiệp có lợi nhuận cảng cao thì sử dụng it

nợ hơn vì những doanh nghiệp này được tài trợ bên trong từ các nguôn lợi nhuận giữ lại

nhiều nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy một mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bay tai chinh (Friend va Lang 1998) Biến động lợi nhuận tăng lên là một mối đe dọa đối với

cac chu ng (Ferri va Jomes 1979, Bradley va cac cong su 1984, Mehran 1992) Bién động

trong lợi nhuận và nghịch biến với đòn bây tài chính tác giả sử dụng độ lệch chuẩn của lợi

nhuận hai năm trước đó cho đữ liệu năm 2009, độ lệch chuẩn của lợi nhuận ba năm trước đó

cho đữ liệu năm 2010, 2011, 2012, 2013

- Tuy nhiên, mối quan hệ giữa này cũng phụ thuộc vào mức độ minh bạch thông tin của các quốc gia và bản chất của hoạt động vay vốn của các công ty tại các quốc gia Đối với các thị trường phát triên, hoạt động vay vốn chủ yếu là vay trực tiếp trên thị trường tài chính thông qua việc phát hành các công cụ nợ Thị trường phát triển cũng có nghĩa là mức độ minh bạch thông tin tốt hơn, khả năng giám sát hoạt động của các chủ nợ đối với công ty cũng dễ dàng hơn Việc giao dịch mua bán nợ thông qua thị trường thứ cấp cũng giúp công ty và các chủ nợ thường xuyên đánh giá được chất lượng khoản nợ, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động của công ty theo đó cũng tốt hơn Đối với các quốc gia này, giả thuyết về mối quan hệ giữa đòn bây tài chính và hiệu quả hoạt động trên toàn bộ công ty là mối quan hệ dương

- Ngược lại, đối với các quốc gia mà hoạt động vay vốn chủ yếu từ các khoản vay của ngân hàng thương mại (Việt Nam là một điển hình), việc phê duyệt khoản vay có thê không xuất phát từ chính hiệu quả hoạt động của công ty, mà còn chịu sự chỉ phối lớn từ nhiều yếu tố khác thì vốn vay có thê tăng tại chính các công ty mà hiệu quả hoạt động không cao Ngoài ra, khả năng hạn chế trong giám sát hoạt động sau khi cho vay của các ngân hàng thương mại tại các quốc gia nảy cũng làm gia tăng khả năng các công ty không thật sự chú trọng đến việc sử dụng hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay Do vậy, với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, giả thuyết được xây dựng là các công ty có tý lệ vay nợ cao lại có thê là các công

ty hoạt động kém hiệu quả

Trang 11

CHƯƠNG 3- MO HINH VA MO TA DU LIEU

3.1 Phirong phap nghién cứu

Số liệu của bài nghiên cứu được sử dụng là toàn bộ các công ty niêm yết trên hai sàn giao

dịch chứng khoán của Việt Nam (Sản giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sàn

giao dịch chứng khoán Thảnh phố Hà Nội) trong khoảng thời gian 2011-2015 Sau đó nhóm

sẽ chọn lọc ra 5 ngành trong tông số quan sát thu thập được và tính toán các biến cần thiết Tiến hành xử lý dữ liệu, thực hiện thống kê mô tả và xây dựng mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu, nhóm sẽ thực hiện phương pháp hồi quy ảnh hưởng cố định, ảnh hưởng ngẫu nhiên và phương pháp OLS với mẫu đữ liệu bảng (panel data) Bên cạnh đó, nhóm còn thực hiện các phân tích VIF đê xem xét các trường hợp bị đa cộng tuyến, phân tích Hausman dé chọn ra phương pháp hôi quy tối ưu hơn trong các phương pháp nhóm đã chọn và kiêm định

sự phù hợp của các biến giải thích đưa vào mô hình dựa trên kiểm định gia tri F — statistic

3.2 Dữ liệu nghiÊn cứu

3.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu bảng được thu thập trên SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội từ giai đoạn 2011

— 2015 Do đặc thù doanh nghiệp nên nhóm đã loại bỏ những công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, các công ty có thời gian gián đoạn trong qua trình nghiên cứu thực nghiệm Các

mẫu đữ liệu được lựa chọn theo yêu cầu sau:

+ Mẫu dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên hai sản

là SGDCK TP.HCM và Hà Nội

+ Không phải là các công ty hay tô chức tài chính như ngân hàng, công ty chứng khoán, công

ty quản lý quỹ, vì cầu trúc và chế độ kế toán khác biệt nhiều với các công ty phi tài chính

như sản xuất và dịch vụ

+ Các công ty phải công bố công khai các thông tin nhằm xác định các đữ kiện liên quan đến

việc tính toán các biến trong mô hình

Sau đó nhóm thực hiện chọn các công ty thuộc những ngành sau: Sản xuất thực phâm, Vận tải, Bất động sản, Khai khoáng, Xây dựng và vật liêu, làm đữ liệu nghiên cứu chính của nhóm Trong quá trình xử lý mẫu dữ liệu, nhóm sẽ thực hiện loại bỏ các công ty không đủ thông tin cũng như các dữ liệu có thê không tốt cho mô hình nghiên cứu của nhóm Kết quả cuối cùng nhóm đạt được 335 công ty đến từ 5 ngành nhóm khác nhau từ 2011 đến 2015 Tổng số quan sát của bài nghiên cứu của nhóm là 1485 quan sat

Trang 12

3.2.2 Thu thập và tính toán các biến

+ Tính toán cấu trúc sở hữu được nghiên cứu với hai biến sở hữu đặc trưng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

- Biến sở hữu nhà nước (SHNN) là tý lệ sở hữu nhà nước Dữ liệu này được nhóm tìm trên báo cáo thường niên của công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX để xác định giá trị này

- Biến sở hữu nước ngoài (SHF) là tỷ lệ sở hữu của cô đông nước ngoài Tương tư với cách tìm của sở hữu nhà nước, sỡ hữu nước ngoài xác định thông qua các thông tin được công bố trong báo cáo thường niên của các công ty niêm yết

- Đòn bấy tài chính của các công ty niêm yết trong mẫu nghiên cứu là tỷ lệ giữa nợ dài

han/tong giá trị tài sản của công ty vào thời điểm cuối năm (biến LEV) Đề tính toán tỉ lệ đòn

bây tài chính, ta có công thức sau:

LEV = Nợ phải trả / Tống tài sản

- Hiệu quả hoạt động được nghiên cứu trên giác độ hiệu quả đối với toàn bộ tài sản của công ty vào thời điểm cuối năm (biến ROA) Giá trị này được nhóm xác định qua công thức:

ROA -= Lãi lỗ thuần sau thuế / Tông tài san

- Các biến kiêm soát đặc thù của các công ty niêm yết trong mẫu bao gồm: tỷ lệ tiền mặt hiện

có (CASH); quy mô công ty (SIZE); tỷ lệ cô tức trên giá cô phiếu (DIV); tài sản có định hữu hình (PPE) Trong bốn biến kiếm soát sau, có 2 biến là SIZE và PPE được nhóm logaric hóa

dé dam bảo sự cân bằng trong dữ liệu nghiên cứu Bốn dữ liệu này được nhóm lần lượt xác

định theo công thức:

CASH = Tiền và các khoản tương đương với tiền / Tông tài sản

SIZE = log (Téng tai sản)

DIV = (Cô tức đã trả / SL Cô phiếu phố thông) / (Lãi lỗ sau thué / SL Cé phiéu phé théng)

PPE = log (Tai sản có định hữu hình)

3.3 Thông kê mô tả

Theo ta thấy được từ kết quả thống kê mô tả, tỷ lệ sở hữu nhà nước, có giá trị trung bình 22.9%, cao hơn giá trị trung bình (7,6%) của tỷ lệ sở hữu nước ngoải Điều này cho thấy xu

thế kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động của các công ty ở Việt Nam và sự hạn chế

của các cô đông nước ngoài trong việc tham gia sở hữu đối với các công ty niêm yết Các biến ROA và LEV của các công ty có giá trị trung bình lần lượt là 4.1% và 53.9%

[Chèn bảng I: Thông kê mô tả dữ liệu]

Trang 13

3.4 Mô hình nghiên cứu

Các mô hình định lượng được xây dựng nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa cầu trúc sở hữu, đòn bây tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty, bao gồm:

Mô hình I1: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty niêm yết

ROA = ơ + Bị*SHNN¿ + Bạ*SHE¡ + Ba*LEV¿ + Bạ#*SIZE¡

+ Bs:*CASH¡ + J¿*PPE¡ + P;*DIVụ + pic (1)

Giá thiết: — H0: Ösuxx— Ö

Al: Bsann < 0 A: sur = 0 Al: Bsur > 0

Mô hình 2: Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bấy tài chính của công

ty niêm yết

LEV¿ = a + Bị*SHNN¡ + Bo*SHFit + B:*ROA¡ + Ba*SIZE¡

+Bs*CASH¿ + B¿*PPE¿ + Br*DIVit — (2)

Giá thiết: — H0: Ösuxx— Ö

Al: Bsann > 0 A: sur = 0 Al: Bsur <0

Mô hình 3: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đòn bấy tài chính và hiệu quả hoạt động của

công ty niêm yết

ROA: = a + Bi*¥LEVit + B2*PPEi + Bs*CASHit + Ba* SIZE + Bs*DIVit + pit (3)

Giá thiết: HO: Brev= 0

Al: Brev< 0 Các mô hình được ước lượng với sai số chuân đề giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và sai số chuân theo cụm mỗi công ty đề giải quyết vấn đề tự tương quan khi tính

giá trị thống kê t

Ngày đăng: 04/01/2025, 10:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2:  Ma  trận  hệ  số  tương  quan  Pearson - Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 2: Ma trận hệ số tương quan Pearson (Trang 22)
Bảng  3:  Kết  quả  kiểm  định  Hausman - Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 3: Kết quả kiểm định Hausman (Trang 23)
Bảng  5:  Mỗi  quan  hệ  giữa  cấu  trúc  sở  hữu  và  hiệu  quả  hoạt  động - Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 5: Mỗi quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động (Trang 24)
Bảng  7:  Mỗi  quan  hé  don  bay  tai  chính  và  hiệu  quả  hoạt  động - Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 7: Mỗi quan hé don bay tai chính và hiệu quả hoạt động (Trang 26)
Bảng  10:  Tóm  tắt  mối  quan  hệ  giữa  cấu  trúc  sở  hữu  đến  hoạt  động  quản  trị  tài  chính  của  các  công  ty  niêm  vết - Tác Động của cấu trúc sở hữu Đến hiệu quả hoạt Động của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam
ng 10: Tóm tắt mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu đến hoạt động quản trị tài chính của các công ty niêm vết (Trang 27)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN