1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng Đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại thành phố hồ chí minh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÓM D Nguyễn Ngọc Dung Võ Thị Trang Thư Đào Thị Hằng N

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHÓM D

Nguyễn Ngọc Dung

Võ Thị Trang Thư Đào Thị Hằng Nga

Lê Thị Anh Thi

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

PGS PHẠM THỊ TUYẾT TRINH

TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 01/2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giới thiệu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Câu hỏi nghiên cứu 1

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4.1 Đối tượng nghiên cứu 1

4.2 Phạm vi nghiên cứu 1

5 Literature review 1

5.1 Khái niệm và đo lường 1

5.2 Lý thuyết nền 2

5.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm 2

5.2.2 Lý thuyết chi phí chính trị 3

5.2.3 Lý thuyết thông tin hữu ích 3

5.2.4 Lý thuyết tín hiệu 4

5.3 Khảo lược nghiên cứu trước 4

5.3.1 Nghiên cứu Việt Nam 4

5.3.2 Nghiên cứu nước ngoài 5

5.4 Nhận xét 6

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Khung khái niệm của nghiên cứu 7

6.2 Giả thuyết nghiên cứu 7

6.3 Mô tả biến số 7

6.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 8

7 Bố cục dự kiến của nghiên cứu 8

8 Kế hoạch triển khai nghiên cứu 8

Trang 3

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

STT Bảng, hình,

sơ đồ

hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”

hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”

chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

(International Financial Reporting Standards) IASB Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

(International Accounting Standards Board) FASB Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính Hoa Kỳ

(The Financial Accounting Standards Board) BDIND Tính độc lập của hội đồng quản trị

Trang 5

1 Giới thiệu

Trong thời đại 4.0, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh tranh gay gắt và thị trường mới của nền kinh tế Những thách thức này đặt ra yêu cầu cao hơn về chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Chất lượng thông tin báo cáo tài chính là bước cần thiết để đưa ra quyết định của người sử dụng thông tin, bao gồm nhà đầu tư, chủ nợ, và các cơ quan quản lý CLTT BCTC càng cao thì người sử dụng thông tin càng có thể đưa ra quyết định chính xác hơn Việc nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh trở nên quan trọng Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu tìm hiểu tác động của các nhân tố đến CLTT BCTC tại doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giúp chúng ta hiểu hơn về CLTT BCTC trong bối cảnh thực tế, mang lại cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này Đồng thời cung cấp cơ sở để các doanh nghiệp cải thiện CLTT BCTC Nghiên cứu này có thể là cơ sở để cải thiện chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

-xã hội ở TP.HCM

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Làm rõ các yếu tố có tác động đến chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM

3 Câu hỏi nghiên cứu

Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến CLTT BCTC của doanh nghiệp tại TP.HCM?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các doanh nghiệp tại TP.HCM Đặc điểm cần nghiên cứu: Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: Dữ liệu được thu thập trong năm 2023

5 Literature review

5.1 Khái niệm và đo lường

Theo Phạm Quốc Thuần (2022) nêu rằng hiện tại, không có một định nghĩa nhất định về chất lượng thông tin trong báo cáo tài chính từ các nhà nghiên cứu

Trang 6

độc lập Báo cáo tài chính đảm bảo chất lượng khi nó cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng và không thiên vị, nhằm mục đích không che giấu sự thật (Jonas & Blanchet) Theo Chen và Tang định nghĩa CLTT BCTC có độ tin tưởng cao trong việc nó cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, khách quan và dễ hiểu về tình hình tài chính

và kết quả hoạt động của tổ chức

Trong quá khứ, chúng ta đã đánh giá chất lượng thông tin chủ yếu thông qua khía cạnh độ chính xác, nhưng các nghiên cứu gần đây đã mở rộng quan điểm này Theo Huang và đồng nghiệp (1999), chất lượng thông tin không chỉ liên quan đến

độ chính xác mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác Mặc dù không có định nghĩa tổng quát nào được chấp nhận, nhưng ý tưởng chính là thông tin phải phù hợp để người tiêu dùng sử dụng Các chiều của chất lượng thông tin bao gồm độ chính xác, tính kịp thời, tính đầy đủ và tính nhất quán (Ballou & Paper, 1982, 1985; Ballou & et al., 1987,1993).Uy tín và hiệu quả chi phí là hai yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán, trong đó độ chính xác đóng vai trò quyết định (Wang et al., 1995)

Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cần thiết về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của tổ chức, hỗ trợ người dùng để đưa ra quyết định đúng đắn (Mackenzie & đồng nghiệp , 2012) Theo Biddle và Hilary, (2006) một báo cáo tài chính chất lượng có thể tăng cường hiệu quả của các quyết định đầu tư

Trang 7

5.2 Lý thuyết nền

5.2.1 Lý thuyết ủy nhiệm

Ross (1973) là người đề xuất lý thuyết ủy nhiệm đầu tiên, sau này được Jensen và Meckling (1976) phát triển thêm Thông qua hợp đồng, nội dung của lý thuyết này đề cập đến mối quan

hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm Trong đó, bên ủy nhiệm sẽ giao cho bên được ủy nhiệm một số công việc như là việc ủy thác một mức độ thẩm quyền ra quyết định cho bên được ủy nhiệm Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình Theo lẽ thường, phía ủy nhiệm sẽ nhận được lợi ích lớn nhất từ phía được ủy nhiệm nhưng bản thân những người được ủy nhiệm cũng theo đuổi những lợi ích riêng nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính Mối quan hệ giữa cổ đông với nhà quản lí doanh nghiệp đã thể hiện lý thuyết ủy nhiệm rõ ràng nhất Cổ đông mong muốn các nhà quản lí đại diện cho họ sẽ làm gia tăng giá trị công ty và tối đa hóa lợi ích cho cổ đông Thế nhưng, thực tế vẫn có những Ban điều hành hướng đến lợi ích riêng của mình dẫn đến ảnh hưởng mục đích của cổ đông Ví dụ điển hình như cổ đông mong muốn kết quả kinh doanh tốt kéo dài trong tương lai thế nhưng, Ban giám đốc lại quan tâm đến lợi nhuận trong thời gian họ điều hành dẫn đến việc họ thực hiện cắt giảm các khoản chi phí cần thiết cho sự phát triển lâu dài của công ty Thêm vào đó, các cổ đông thường đánh giá các nhà quản lí thông qua các thông tin tài chính tác động lên BCTC Chính vì vậy, để hạn chế hành vi tư lợi của các nhà quản trị các cổ đông phải xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp và thiết lập cơ chế giám sát chặt chẽ

5.2.2 Lý thuyết chi phí chính trị

Khoản thanh toán quan trọng nhất của công ty hay được xem là các khoản phí tổn phi hợp đồng là các chi phí chính trị, do vậy các công ty luôn tìm cách giảm bớt những chi phí này Theo Watts và Zimmerman (1978), chính trị gia có quyền sử dụng các chính sách để phân phối thuế, trợ cấp, các khoản đóng góp, bảo hiểm của các công ty dưới ảnh hưởng của họ một lần nữa Nội dung căn bản của lý thuyết chi phí chính trị là một công ty sẽ tiết lộ nhiều thông tin đến thị trường nhằm hạn chế chi phí chính trị nếu chi phí này của họ cao Chẳng hạn, nếu công ty

có lãi cao hơn, Ban lãnh đạo sẽ bị gây sức ép bởi công đoàn công ty về vấn đề trả lương cao hơn dẫn đến việc ban lãnh đạo dùng thủ thuật kế toán để cắt giảm lợi nhuận của công ty Lý do tại sao nhiều doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh các thông tin trên BCTC đã được lý thuyết chi phí chính trị giải thích.

5.2.3 Lý thuyết thông tin hữu ích

Vào những năm 1960, để phục vụ việc ra quyết định phù hợp, lý thuyết thông tin hữu ích ra đời và đã mở đầu giai đoạn sử dụng thông tin kế toán hữu ích Nó cung cấp thông tin hữu ích để ra quyết định và hướng đến tính hữu ích trong thông tin cho người sử dụng hơn là đáp ứng theo yêu cầu của luật pháp Như vậy, khi áp dụng lý thuyết thông tin hữu ích, việc đảm bảo chất lượng thông tin tài chính không chỉ bắt nguồn từ ý thức cung cấp thông tin của doanh nghiệp mà trước hết cần phải xuất phát từ nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài

Có thể thấy, mục tiêu BCTC hướng tới đối tượng sử dụng là công chúng và trách nhiệm giải trình… Lý thuyết này được sử dụng để giải thích về các quy định pháp lý qua đó làm tăng chất lượng thông tin công bố trên báo cáo tài chính, để khẳng định rằng thông tin trên BCTC cung cấp là hữu ích cho việc ra quyết định.

5.2.4 Lý thuyết tín hiệu

Spence (1973) đã đưa ra lý thuyết tín hiệu với giả định rằng có sự tồn tại của bất đối xứng thông tin, lý thuyết tín hiệu sẽ đưa ra một trạng thái cân bằng trong đó đối tượng có lợi thế

Trang 8

về thông tin tốt hơn nên cung cấp một số tín hiệu cho các đối tượng khác Có thể hiểu rằng, những công ty có chất lượng cao sẽ chọn chính sách kế toán cho phép thể hiện chất lượng vượt trội của họ, trong khi đó những công ty có chất lượng thấp hơn sẽ chọn những chính sách

kế toán giúp họ che bớt những khuyết điểm này Ngoài ra, thị trường tài chính thường xảy ra tình trạng bất đối xứng thông tin, đó là sự khác biệt về lượng thông tin nắm giữ giữa nhà đầu tư

và nhà quản lý, giữa nhà quản lý và cổ đông (Kaplan & Atkinson, 1998) Nhà quản lý có thể công bố thông tin không đúng để có được chế độ lương thưởng tốt hơn hay thu hút vốn đầu tư Mặt khác, do các nhà đầu tư quan tâm đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp nên họ sẽ vận dụng chính sách kế toán để có thể cung cấp thông tin có lợi của họ cho các nhà đầu tư, qua đó làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán Như vậy, theo lý thuyết tín hiệu, các doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng lâu năm, có quy mô càng lớn, có khả năng sinh lời cao muốn thu hút vốn đầu tư để thực hiện dự án sẽ cung cấp tín hiệu là chất lượng thông tin kế toán trên BCTC sẽ cao hơn các doanh nghiệp khác.

5.3 Khảo lược nghiên cứu trước

5.3.1 Nghiên cứu Việt Nam

Phạm Quốc Thuận (2022) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp trên toàn Việt Nam Phương pháp thu nhập dữ liệu là khảo sát trực tiếp đi cùng đó là thư điện tử kèm theo Dữ liệu được thu nhập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021 Lãnh đạo đơn vị, kế toán trưởng cùng với kế toán viên làm việc tại doanh nghiệp không dưới 3 năm là những đối tượng khảo sát Sử dụng mô hình hồi quy bội với giúp đỡ từ phần mềm SPSS 22 được dùng để kiểm định giả thuyết của nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 4 yếu tố là hỗ trợ của nhà quản trị, năng lực nhân viên kế toán, tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và vận dụng IFRS tác động đến CLTT BCTC

Ngô Nhật Phương Diễm và các đồng nghiệp (2021) đã nghiên cứu đánh đặc điểm bên trong công ty giá tác động đến CLTT BCTC của các doanh nghiệp tại Việt Nam Mô hình Dechow được dùng để đo lường dồn tích bất thường đại diện CLTT BCTC Cuối cùng có BDIND, BDSIZE, BDEXP, OWNER, LEV, CFO là biến đặc điểm có tác động ngược chiều với dồn tích bất thường và biến SIZE có mối tương quan cùng chiều với CLTT BCTC Ngoài ra kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy mối tương quan giữa các biến BDMEET, CEODUAL, ACEXP, WOMAN

Phạm Ngọc Toàn (2015) đã nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM bởi sự tác động các yếu tố Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trên trong khoản thời gian 2014 là các đối tượng nghiên cứu Tác giả

Trang 9

đã lựa chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm 100 doanh nghiệp từ danh sách công ty niêm yết trên trang web của sở giao dịch Báo cáo tài chính của những doanh nghiệp này được tải về và kiểm tra ngày niêm yết đầu tiên, cũng như số báo cáo trong báo cáo tài chính theo các yêu cầu Sau đó, dữ liệu được nhập vào phần mềm Microsoft Office Excel và tiến hành tính toán các biến Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự tác động của các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, chủ thể kiểm toán, thành phần Hội đồng quản trị, thời gian hoạt động, và đủ các thuộc tính được đánh giá chất lượng thông tin theo FASB và IASB (2010) đối với mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết

5.3.2 Nghiên cứu nước ngoài

Hahn & Kühnen (2013) đã thực hiện nghiên cứu “Determinants of sustainability reporting: a review of results, trends, theory, and opportunities in an expanding field of research” Nghiên cứu cho thấy các yếu tố quyết định đến tính bền vững trong báo cáo cũng như xác định những khoảng trống, sự không nhất

từ năm 1999-2011 trên các tạp chí liên quan đến kinh doanh, quản lý và kế toán Đặc biệt nhấn mạnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng, mức độ và chất lượng của báo cáo Những phát hiện cung cấp mối liên hệ với lý thuyết, đặc biệt là tính hợp pháp, các bên liên quan, tín hiệu và lý thuyết thể chế Cuối cùng, thảo luận về các chủ đề nghiên cứu tiềm năng trong tương lai bằng cách nêu bật những khoảng trống và các chủ đề chưa được tiếp cận trong các lĩnh vực quy định và quản trị, cũng như chất lượng báo cáo và nhận thức của các bên liên quan

Một nghiên cứu khác từ Xu (2003) “Key issues of accounting information quality management: Australian case studies” Trình bày những phát hiện từ các nghiên cứu điển hình ở Australia trong đó nêu bật các yếu tố quan trọng cần được xem xét để quản lý chất lượng thông tin kế toán Nghiên cứu trước đây đã tóm tắt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng thông tin Trong bài viết này, một mô hình về các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng kế toán được đề xuất dựa trên các tài liệu hiện có Kết quả của các nghiên cứu điển hình sau đó được sử dụng để thảo luận về các thành phần thiết yếu của mô hình nghiên cứu

Chen và cộng sự (2007) đã nghiên cứu các nhân tố quyết định đến chất lượng thông tin kế toán khi áp dụng IFRS bao gồm 3 nhân tố: việc trình bày báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán, hệ thống pháp luật và chính trị Mô hình đã cho

ra kết quả, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán là hệ thống pháp luật và chính trị theo những cách khác nhau Thông qua chuẩn mực kế toán và việc

Trang 10

trình bày báo cáo tài chính để nó tác động gián tiếp hoặc tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin kế toán

5.4 Nhận xét

Có thể thấy rằng cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu ở TP.HCM Điều này có thể dẫn đến sai số trong kết quả nghiên cứu, vì mẫu nghiên cứu không đại diện đầy đủ cho tổng thể Thêm vào đó, các biến độc lập của mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được một phần sự thay đổi của biến phụ thuộc là CLTT BCTC Điều này có nghĩa là vẫn còn những yếu tố khác ảnh hưởng đến CLTT BCTC mà nghiên cứu chưa xem xét đến

Có thể thấy rằng cỡ mẫu nghiên cứu còn tương đối nhỏ so với tổng thể nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Điều này có thể dẫn đến sai số trong kết quả nghiên cứu, vì mẫu nghiên cứu không đại diện đầy đủ cho tổng thể

Thêm vào đó, các biến độc lập của mô hình nghiên cứu chỉ giải thích được một phần sự thay đổi của biến phụ thuộc là CLTT BCTC Nghĩa là vẫn còn những yếu

tố khác tác động đến CLTT BCTC mà nghiên cứu chưa xem xét đến Do đó, các nghiên cứu kế tiếp cần bổ sung các nhân tố còn lại ảnh hưởng đến CLTT BCTC Các nhân tố này có thể bao gồm: Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh, chẳng hạn như quy định pháp luật, cơ sở hạ tầng, và tình hình kinh tế - xã hội Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp, chẳng hạn như quy mô, ngành nghề, và chiến lược kinh doanh Các yếu tố thuộc về người sử dụng BCTC, chẳng hạn như trình độ hiểu biết, nhu cầu thông tin, và kỳ vọng của họ Việc bổ sung thêm các nhân tố này

sẽ giúp các nghiên cứu tiếp theo có được kết quả đầy đủ và chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến CLTT BCTC

Ngày đăng: 06/12/2024, 21:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN