1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” Để cải thiện chất lượng học môn khoa học lớp 4 (sách chân trời sáng tạo)

15 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" để cải thiện chất lượng học môn Khoa học lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
Tác giả ……..Nam (nữ)
Trường học Trường Tiểu Học ….
Chuyên ngành Khoa học
Thể loại Báo cáo biện pháp
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Ở lớp 4, dung lượng kiến thức của môn Khoa học là rất lớn nên bộ sách Chân trời sáng tạo đã phân bổ thành nhiều chủ điểm khác nhau, có quan hệ mật thiết với cuộc sống thực tiễn.. Đây là

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC …

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

(SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO)

Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …

, ngày tháng năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1

1 Tên báo cáo biện pháp 1

2 Tác giả 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn biện pháp 1

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục đích nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 3

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề 3

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh 4

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm nghiên cứu 7

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu 9

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức 11

2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 12

PHẦN KẾT LUẬN 14

1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 14

2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 14

Trang 3

1

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1 Tên báo cáo biện pháp

Áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" để cải thiện chất lượng học môn Khoa học lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

2 Tác giả

- Họ và tên: …… Nam (nữ):

- Trình độ chuyên môn:

- Chức vụ, đơn vị công tác:

- Điện thoại: ……Email:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn biện pháp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai đổi mới GDPT 2018 nâng cao chất lượng dạy học sao cho nền giáo dục nước nhà đạt được kết quả ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như các nước tiên tiến trên thế giới Trong đó, đổi mới môn Khoa học ở lớp 4 cũng là một yêu cầu cần thiết góp phần đạt được những mục tiêu giáo dục đề ra Ở lớp 4, học sinh lần đầu làm quen với môn Khoa học thay cho bộ môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp dưới Đối với lứa tuổi này, kiến thức mà môn Khoa học mang lại cho các em vô cùng rộng lớn, khó nhớ, khó hình thành những khái niệm ban đầu về khoa học - tự nhiên, lại có phần khô cứng Tuy nhiên, chúng cũng khá gần gũi với thực tế, giúp các em có thể vận dụng những kiến thức môn Khoa học vào đời sống hàng ngày

Ở lớp 4, dung lượng kiến thức của môn Khoa học là rất lớn nên bộ sách Chân trời sáng tạo đã phân bổ thành nhiều chủ điểm khác nhau, có quan hệ mật thiết với cuộc sống thực tiễn Khó khăn lớn nhất của giáo viên trong dạy học môn Khoa học đó là việc vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột

Đây là một phương pháp dạy học tích cực và thích hợp cho việc dạy môn khoa học lớp 4, trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm hiểu biết, tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua việc tiến hành thí nghiệm, quan sát,

Trang 4

2

Học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thiết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức và cũng chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên Như vậy, phương pháp "Bàn tay nặn bột" đề cao vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học tập đúng đắn

Tuy nhiên, một số giáo viên còn lúng túng, chưa hiểu đúng, hiểu sâu mục tiêu của phương pháp này nên vận dụng một cách hình thức, hời hợt Bên cạnh

đó, việc vận dụng những kiến thức mà các em thu thập được vào thực tiễn còn hạn chế bởi các em thiếu kỹ năng thực hành, chưa chủ động trong việc xác định mục đích quan sát và thí nghiệm, chưa nắm vững và nhớ lâu kiến thức đã học

Từ những lí do trên, để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột trong môn

Khoa học lớp 4 hiệu quả, tôi mạnh dạn lựa chọn biện pháp có tên gọi: "Áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" để cải thiện chất lượng học môn Khoa học lớp 4 (Chân trời sáng tạo)" để nghiên cứu

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp

“Bàn tay nặn bột” trong dạy học môn Khoa học lớp 4 theo bộ sách Chân trời sáng tạo:

- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4 Trường Tiểu học … năm học

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp bản thân nâng cao phương pháp

"Bàn tay nặn bột" để cải thiện chất lượng học môn Khoa học lớp 4 (Chân trời sáng tạo) giúphọc sinh hoạt động tích cực khám phá kiến thức, phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành và vốn ngôn ngữ khoa học, giúp các em vững vàng trong lập luận, khám phá tự nhiên, tiếp cận thế giới xung quanh mình Bước đầu các em đã biết vận dụng những điều đã học áp dụng vào trong cuộc sống hàng ngày

Trang 5

3

PHẦN NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Khi dạy, tôi chủ động nghiên cứu chương trình, đặc biệt quan tâm đến các bước của tiến trình dạy học môn Khoa học có áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột Khi dạy học, tôi đã vận dụng tiến trình trên theo phương pháp tích cực, sáng tạo và linh hoạt phù hợp với từng chủ đề nghiên cứu Việc thực hiện đúng mục tiêu của từng bước là rất quan trọng và cần thiết

Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

Là một tình huống do giáo viên chủ động nêu ra như là một cách dẫn nhập vào bài học Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học phù hợp với trình độ học sinh

Ví dụ: Bài “Sự chuyển thể của nước” (trang 10 Khoa học 4 bộ sách Chân

trời sáng tạo)

Để thực hiện bước này, tôi chọn tình huống xuất phát ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với học sinh Câu hỏi nêu vấn đề cần phải gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, khám phá của học sinh Tôi luôn chọn những câu hỏi "mở" tuyệt đối không sử dụng những câu hỏi đóng để nêu vấn đề

Trang 6

4

- Tôi cho học sinh quan sát: đá lạnh, muối bột, nước lọc, cốc nước nóng đang

bốc hơi và đặt câu hỏi nêu vấn đề: Theo các em, trong tự nhiên nước tồn tại ở

những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước?

- Học sinh thực sự hào hứng ngay từ đầu tiết học Các em “vào cuộc” một cách thoải mái, bắt đầu cuộc “khám phá” thú vị

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh

Trong bước này, tôi khuyến khích Học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật hiện tượng mới bằng nhiều cách khác nhau như bằng cách nói, viết hay vẽ Tôi tuyệt đối không biểu lộ thái độ không đồng tình với những biểu tượng (quan niệm) chưa đúng của học sinh Vì vậy, học sinh trong lớp tôi không còn e ngại, các em dần mạnh dạn, tự tin khi trình bày những suy nghĩ của mình Không khí lớp học thực sự sôi nổi

Ví dụ: Đối với bài “Sự chuyển thể của nước” (trang 10 Khoa học 4 bộ

sách Chân trời sáng tạo), tôi giao nhiệm vụ: Theo các em, trong tự nhiên nước

tồn tại ở những dạng nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước? Các em hãy suy

nghĩ và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến (có thể ghi chép bằng lời, bằng hình vẽ)

Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh:

+ Nước tồn tại ở dạng đông đặc

+ Nước tồn tại ở dạng cứng

+ Nước tồn tại ở dạng lỏng

+ Nước tồn tại ở dạng khí

+ Nước có thể tồn ở dạng hơi

Thể hiện bằng hình vẽ sơ đồ về sự chuyển thể của nước nước ở thể lỏng, thể rắn, thể khí

Khi học sinh bộc lộ được biểu tượng ban đầu về vấn đề tìm hiểu, tôi khéo léo hướng dẫn học sinh so sánh, phân nhóm biểu tượng ban đầu của học sinh

Ví dụ: Với bài học trên, từ những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh

như trên, tôi hướng dẫn để học sinh phân nhóm biểu tượng như sau:

Trang 7

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP

"BÀN TAY NẶN BỘT" ĐỂ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4

Bộ sách Chân trời sáng tạo

Trang 8

Bố cục biện pháp

1 Lý do chọn biện pháp

2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện

4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá

trình áp dụng các biện pháp

5 Những kiến nghị, đề xuất

Trang 9

Bước 3: Đề xuất

câu hỏi và phương

án thực nghiệm

nghiên cứu

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

01

Bước 1: Tình huống xuất

phát và câu hỏi nêu vấn đề

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh

02

Các giải pháp

Bước 5: Kết luận

và hợp thức hóa kiến thức

05

Trang 10

2 Nội dung các biện pháp

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh

• Giáo viên giao nhiệm vụ: Theo các em,

trong tự nhiên nước tồn tại ở những dạng

nào? Em biết gì về sự tồn tại của nước?

Các em hãy suy nghĩ và đưa ra ý kiến của

mình về vấn đề này, ghi lại ý kiến.

• Ví dụ về một vài suy nghĩ, nhận thức ban đầu của học sinh: Nước

tồn tại ở dạng đông đặc; Nước tồn tại ở dạng cứng; Nước tồn tại ở

dạng lỏng; Nước tồn tại ở dạng khí.

Trang 11

2 Nội dung các biện pháp

Bước 2: Bộc lộ biểu tượng (quan niệm) ban đầu của học sinh

mà có; Nước ở sông hồ, ao, suối, biển; …

lạnh đông đặc thành đá; …

bốc hơi, Hơi nước nóng; Hơi nước nồi cơm;…

Trang 12

2 Nội dung các biện pháp

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thực nghiệm nghiên cứu

hay không, học sinh đưa các phương

án như thực hành với các chai, lọ, với

các hình dạng, kích thước khác nhau.

phương án: Thực hành với các chai lọ,

cốc, với các hình dạng, kích thước

khác nhau.

Trang 13

2 Nội dung các biện pháp

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

Kết quả thu được là: cây nến sẽ cháy

nhỏ dần và tắt Thí nghiệm trên cho

thấy, nến cháy đã lấy đi toàn bộ khí cần

cho sự cháy có chứa trong lọ Khí còn

lại trong lọ là khí không duy trì sự cháy.

Trang 14

4 Những bài học kinh nghiệm

Giáo viên cần tham gia đầy đủ các chuyên đề hướng dẫn triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” do Nhà trường, Phòng Giáo dục tổ chức

01

Giáo viên luôn tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn thông qua nghiên cứu tài liệu

02

Nhận thức đúng đắn về việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” phù hợp

03

Ngày đăng: 20/11/2024, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w