1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo

24 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao dịch thương mại quốc tế chủ đề gạo
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân
Người hướng dẫn NGƯT.PGS.TS. Hà Văn Hội
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 613,51 KB

Nội dung

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU triệu USD Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map Xét về tỷ trọng xuất khẩu theo kim ngạch, theo Tổng cục Thống kê, mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỷ trọng n

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO – BỘ NGOẠI GIAO

Khoa Kinh tế quốc tế

*****

TIỂU LUẬN

Học phần: Giao dịch Thương mại quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: NGƯT.PGS.TS Hà Văn Hội

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Vân

Mã số: KTQT48A10351 Ngày sinh: 16/11/2003

Số điện thoại: 0382621056 Lớp Học phần: Giao dịch TMQT - KTQT48A1 TC Khoá 48

Học kỳ II- Năm học 2023 - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Bài 1 (3,0 điểm) Mặt hàng lựa chọn: Gạo 1

Mở đầu 1

1.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU 1

1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu 1

1.1.2 Cơ cấu mặt hàng gạo 3

1.1.3 Thị trường xuất khẩu 5

1.1.4 Đánh giá chung 6

1.1.5 Dự báo năm 2024 7

1.2 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU khi tham gia EVFTA 8

1.2.1 Cơ hội 8

1.2.2 Thách thức 9

1.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU trong thời gian tới 10

Kết luận 11

Bài 2 (3.0 điểm) 12

2.1 Lựa chọn thư chào hàng 12

2.2 Soạn thảo hợp đồng nhập khẩu gửi cho người bán 13

Bài 3 (2.5 điểm) 15

3.1 Thời điểm chuyển giao rủi ro 15

3.2 Người mua bảo hiểm cho hàng hóa và mua bảo hiểm như thế nào 15

3.3 Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa 15

3.4 Hiện tượng mua CIF bán FOB 15

3.5 Vai trò của Incoterms đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 17

Bài 4 (1.5 điểm) 19

4.1 Việc khiếu nại của bên mua đúng hay sai? 19

4.2 Ai là người phải chịu tổn thất? 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

ĐỀ LẺ Bài 1 (3,0 điểm) Mặt hàng lựa chọn: Gạo

Mở đầu

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) có nhiều bước tiến lớn Theo số liệu của Viện Nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS), Liên minh châu Âu là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đồng thời

là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba và là thị trường nhập khẩu lớn thứ năm của Việt Nam

EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư đăng ký của EU vào Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD Hiện Việt Nam cũng được đánh giá có tiềm năng trở thành một quốc gia cầu nối, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và ASEAN

Đặc biệt, EU được coi là thị trường vô cùng tiềm năng cho mặt hàng gạo của Việt Nam trong những năm qua Hơn nữa, với Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thi trường này ngày càng có cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng gặp không ít trở ngại Bài làm phân tích, đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2022, 2023 và dự đoán năm 2024; kết hợp với đánh giá những

cơ hội, thách thức từ EVFTA; từ đó đề xuất định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này

1.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU

1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Năm 2022

Xét về xu hướng xuất khẩu theo kim ngạch, nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu gạo

của Việt Nam sang EU năm 2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 46% so với năm 2021 (44.6 triệu USD), đạt xấp xỉ 65 triệu USD Đặc biệt, đây cũng là con số cao nhất trong 5 năm trở lại, cao gấp gần 5 lần giá trị xuất khẩu năm 2018 (13.1 triệu USD), gấp khoảng 2 lần giá trị xuất khẩu năm 2019 (29.3 triệu USD) và năm 2020 (33.3 triệu USD), gấp 1.5 lần giá trị xuất khẩu năm 2021 (44.6 triệu USD)

Trang 4

Hình 1 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU (triệu USD)

Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map Xét về tỷ trọng xuất khẩu theo kim ngạch, theo Tổng cục Thống kê, mặc dù EU

hiện chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao Cụ thể, giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới qua các năm: đạt 2% vào năm 2022, tăng 1.5 điểm phần trăm so với năm 2018 (0.5%), tăng 0.8 điểm phần trăm so với năm 2019 cũng như năm 2020 (1.2%), tăng 0.5 điểm phần trăm so với năm 2021 (1.5%)

Năm Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Bảng 1 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong tổng kim

ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map

Năm 2023

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đạt gần 104.000 tấn với trị giá 71,7 triệu USD,

Trang 5

tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022 Với sản lượng xuất khẩu 104.000 tấn, đã vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm của Hiệp định EVFTA Đáng chú ý, hiện, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 8 trong số các thị trường ngoại khối cung cấp gạo cho EU với thị phần chiếm 2,8% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu gạo sang EU về lượng tuy không lớn so với các thị trường khu vực khác nhưng giá trị gia tăng lại rất cao do 27 nước EU là thị trường tiêu thụ các sản phẩm gạo thơm chất lượng cao của Việt Nam (gạo thơm thuộc nhóm gạo xát trong phần dưới đây) Đây là thị trường khó tính song sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm có chất lượng

Các doanh nghiệp lớn như Lộc Trời, Trung An, khai thác khá hiệu quả phân khúc gạo chất lượng cao tại EU Riêng Lộc Trời đã thành công đưa sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” lên kệ tại các hệ thống đại siêu thị của Pháp

1.1.2 Cơ cấu mặt hàng gạo

Số liệu từ Trade Map cho thấy vào năm 2022, Việt Nam không còn xuất khẩu thóc (mã HS 100610) sang EU như năm trước đó (năm 2021 xuất khẩu 25 tấn thóc tương đương 13 nghìn USD), do đó cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu sang EU năm 2022 chỉ còn

3 nhóm gạo chính, bao gồm gạo lứt (mã HS 100620), gạo xát (mã HS 100630), và gạo tấm (mã HS 100640)

Trang 6

Hình 2 Cơ cấu mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2022 (%)

Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map

Trong đó, gạo xát là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất cả về khối lượng lẫn giá trị, năm 2022 đạt 77,119 tấn (tăng 23.8% so với năm 2021), tương đương với 61,026 nghìn USD (tăng 40.5% so với năm 2021) và chiếm tỷ trọng 93.91% Trong khi đó, dù chỉ chiếm 6.06% trong các loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU (thị phần đứng thứ 2 sau gạo xát), nhưng xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, gạo lứt lại là mặt hàng có tốc

độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất Cụ thể, năm 2022, xuất khẩu gạo lứt sang EU tăng 268.9% về khối lượng và tăng 253.2% về giá trị so với năm 2021

Loại

gạo Khối lượng xuất khẩu năm 2022

(tấn)

Tăng/ giảm về khối lượng so với 2021 (%)

Giá trị xuất khẩu năm 2022 (nghìn USD)

Tăng/ giảm về giá trị so với

2021 (%) Gạo

Bảng 2 Xu hướng xuất khẩu các loại gạo Việt Nam sang thị trường EU năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map

Trang 7

Ngược lại, xuất khẩu gạo tấm sang EU chiếm tỷ trọng không đáng kể (0.03%) và

có xu hướng suy giảm mạnh vào năm 2022 Cụ thể, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tấm vào năm 2022 giảm lần lượt 62.1% và 79.1% so với năm 2021

Như vậy, minh chứng cho thấy năm 2022 Việt Nam xuất khẩu 3 nhóm gạo chính sang EU, đồng thời có xu hướng giảm xuất khẩu loại gạo có giá trị gia tăng thấp (thóc

và gạo tấm, đăc biệt không còn xuất khẩu thóc như năm 2021) và tăng cường xuất khẩu loại gạo có giá trị gia tăng cao (gạo xát và gạo lứt) sang thị trường EU Điều này góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ cũng như cải thiện cán cân thương mại cho Việt Nam

1.1.3 Thị trường xuất khẩu

Năm 2022

Hầu hết các quốc gia thành viên EU đều nhập khẩu gạo từ Việt Nam Trong đó, Việt Nam xuất khẩu gạo nhiều nhất sang 5 nước là Ý, Đức, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Điển Đứng đầu là Ý với kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nước này đạt 22,016 nghìn USD, chiếm 33.9% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo sang EU vào năm 2022 Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Đức đứng ở vị trí thứ 2, đạt 12,130 nghìn USD, tương đương với 18.7%; sang Hà Lan đứng ở vị trí thứ 3, đạt 8,685 nghìn USD, tương đương với 13.4% Theo sau Ý, Đức và Hà Lan (3 thị trường xuất khẩu gạo đều chiếm thị phần 2 con số của Việt Nam) là Ba Lan và Thụy Điển với thị phần tương đối kém cạnh ở mức 1 con số, lần lượt chiếm 7.9% và 5.2%

Trang 8

Hình 3 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối EU năm 2022

Nguồn: Tổng hợp từ Trade Map

Năm 2023

Gạo Việt Nam tiếp tục được xuất bán tới 26/27 quốc gia thành viên EU trong năm 2023 Tuy nhiên, thị phần của các nước nhập khẩu năm 2023 có sự xáo trộn so với năm 2022 Đứng đầu là Đức với khối lượng đạt 23.328 tấn, tăng 49,3% so với năm trước

và chiếm 22,4% thị phần; tiếp theo là Ba Lan với 14.726 tấn, tăng tới 92% và chiếm 14,2% thị phần

Đặc biệt, lượng gạo xuất khẩu sang nhiều thị trường tăng từ 3 - 4 con số như: Hungary tăng 12 lần, Bulgaria tăng 730%, Hy Lạp tăng 483,3%, Bồ Đào Nha tăng 425% Trong số các thị trường chính chỉ có Italy ghi nhận sự sụt giảm 78,5% xuống còn 6.876 tấn

Trang 9

Hơn nữa, gạo xuất khẩu sang EU tập trung vào 3 nhóm gạo chính: gạo xát, gạo lứt, gạo tấm; đồng thời cơ cấu mặt hàng thay đổi theo xu hướng giảm xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng thấp (thóc và gạo tấm), và tăng xuất khẩu mặt hàng có giá trị gia tăng cao (gạo xát và gạo lứt) tiêu biểu như là các loại gạo thơm - thuộc nhóm gạo xát Điều này cho thấy xuất khẩu gạo sang EU ngày càng mang lại giá trị kinh tế lớn cho Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại hàng hóa và tăng thu ngoại tệ

Về thị trường xuất khẩu, hầu hết các nước EU nhập khẩu gạo từ Việt Nam (26/27) Tuy nhiên, vị thứ thị phần của các quốc gia có sự thay đổi: nếu như năm 2022, Đức và Ba Lan lần lượt xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 4 trong 5 thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam ở EU (Ý, Đức, Hà Lan, Ba Lan và Thụy Điển), thì đến năm 2023, hai quốc gia này đã vươn lên chiếm thị phần lớn nhất Ngoài ra, xuất khẩu gạo sang nhiều nước EU cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ

Những kết quả này không chỉ chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong cung ứng gạo cho thị trường EU mà còn cho thấy các doanh nghiệp đang tận dụng tối đa lượng gạo xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan mà EU dành cho Việt Nam

để hưởng thuế 0% Đồng thời, chất lượng gạo của Việt Nam cũng ngày càng cải thiện

và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ các thị trường khó tính

1.1.5 Dự báo năm 2024

Mặc dù xuất khẩu gạo sang EU có bước tăng trưởng ấn tượng, nhưng lượng xuất khẩu của Việt Nam sang EU mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ Trong khi đó, quy mô thị trường EU rộng lớn và tăng trưởng trong những năm gần đây: hàng năm tổng nhu cầu nhập khẩu gạo của EU đạt khoảng 3 - 4 triệu tấn (theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat), kim ngạch nhập khẩu gạo năm 2022 của EU đạt 3,779,169 nghìn USD, tăng 26.1% so với năm 2021 (Trade Map) Do vậy, các chuyên gia nhận định, EU

là thị trường còn nhiều dư địa để tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam

Với tiềm năng lớn của mặt hàng tại thị trường EU, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU sẽ có dư địa để phát triển và tiếp tục tăng trưởng vào năm 2024 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2024, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trường EU gần 46.000 tấn gạo, kim ngạch đạt 41,4 triệu USD, tăng đến gần 118% so với cùng kỳ năm trước Đáng chú ý, thị trường Pháp tăng đột biến với 18.200 tấn tương đương giá trị 19,1

Trang 10

triệu USD, tăng gần 180 lần so với cùng kỳ Hơn nữa, dựa vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu gạo có giá trị cao sang EU năm 2024 có khả năng cao

sẽ tiếp tục gia tăng, đặc biệt là danh mục gạo thơm thuộc nhóm gạo xát sẽ tiếp tục được

mở rộng Điều này đã góp phần củng cố cho dự đoán về sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu gạo sang EU vào năm 2024, đặc biệt là xét theo kim ngạch

1.2 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU khi tham gia EVFTA

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020 Đây là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao, thể hiện phạm vi và mức độ cam kết rộng giữa Việt Nam và các nước thành viên EU EVFTA mở ra nhiều thuận lợi cho nông sản xuất khẩu sang thị trường 27 nước thành viên EU, trong đó có mặt hàng gạo, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao Bước đầu, việc khai thác EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá là tích cực, khả quan Tuy vậy, thị phần gạo của Việt Nam tại EU hiện vẫn còn khá khiêm tốn, trong khi thị trường EU đòi hỏi tiêu chuẩn cao bảo về đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tuân thủ các yêu cầu về ghi nhãn có nguồn gốc hợp pháp…, nên cũng đặt ra không ít thách thức để doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam có thể tận dụng được những

ưu đãi trong các quy định của EVFTA

1.2.1 Cơ hội

Như đã phân tích, xuất khẩu gạo sang thị trường EU vẫn còn nhiều dư địa để phát triển Trong bối cảnh đó, việc EVFTA có hiệu lực sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này một cách tương xứng với tiềm năng hơn

Trước thời điểm EVFTA có hiệu lực, một trong những nguyên nhân cản trở đà tăng trưởng xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường EU là bởi thuế suất EU áp lên gạo nhập khẩu từ Việt Nam khá cao Bên cạnh đó, thời điểm này, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan, nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác được phân

bổ hạn ngạch thuế quan như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước kém phát triển được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch như Lào, Campuchia, Myanmar

Trang 11

Nhưng theo cam kết từ EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU mỗi năm Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam

có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU

Đồng thời, lạm phát kỷ lục đang diễn ra tại châu Âu trong những năm gần đây đã khiến giá của không chỉ các mặt hàng năng lượng tăng, mà nhiều loại lương thực, thực phẩm tại EU cũng tăng giá rất mạnh Diễn biến này đang tạo cơ hội cho nông sản châu

Á nói chung, nông sản Việt Nam nói riêng gia tăng xuất khẩu vào thị trường này

1.2.2 Thách thức

Theo quy định của EVFTA, các điều kiện tiêu chuẩn mà EU áp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo, là rất cao Muốn tận dụng được ưu đãi về thuế, nông sản Việt Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn phát triển bền vững

về lao động, môi trường…

Bên cạnh đó, để có thể tận dụng được hết mức hạn ngạch nhằm hưởng ưu đãi, các mặt hàng bị áp hạn ngạch cũng cần đáp ứng tối đa những quy định trong EVFTA Đặc biệt là mặt hàng gạo, EU đang dành cho Việt Nam hạn ngạch gạo thơm là 30.000 tấn/năm với điều kiện phải có giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm theo đúng danh mục giống gạo thơm đã được liệt kê trong Hiệp định, nếu không sẽ bỏ lỡ lượng hạn ngạch gạo mà EU ban hành

Theo Nghị định 103/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chứng nhận gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu, doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo thơm vào

EU phải đáp ứng các yêu cầu về nguồn giống; có diện tích vùng trồng, địa điểm sản xuất đáp ứng yêu cầu; có các biên bản kiểm tra đánh giá chất lượng từng lô hàng ở từng thời điểm kiểm tra để có thể xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường này…

Trang 12

1.3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU trong thời gian tới

Đảm bảo nguồn cung gạo cả về lượng và chất, trong đó tập trung vào chiến lược chất lượng

Về phía Nhà nước, các cơ quan Nhà nước cần xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch cụ thể đối với quỹ đất nông nghiệp, dành một diện tích cần thiết để phát triển lúa gạo chất lượng cao, có chính sách hợp lý để chuyển đổi, cải tạo giống nhằm đạt được sản lượng cao và chất lượng tốt

Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải có diện tích canh tác đảm bảo đúng giống, chất lượng Việc triển khai vùng trồng, giống, đánh giá đồng ruộng, xác nhận giống, thu hoạch, kiểm tra chất lượng… phải đảm bảo đúng theo quy định để có được xác nhận về giống lúa sản xuất

Trong đó, cần phải chú trọng vào chất lượng của hạt gạo Việt Nam cũng như thay đổi cách tiếp cận thị trường để có thể chiếm lĩnh mở rộng thị phần được nhiều hơn nữa Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam Tiếp tục chiến lược chất lượng, gia tăng giá trị sẽ giúp gạo Việt duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường này

Thị trường hàng hóa nông sản hữu cơ thế giới đang phát triển nhanh, nhu cầu đối với mặt hàng gạo hữu cơ cũng có xu hướng tăng cao Vì vậy, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm gạo hữu cơ, vừa mang giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo yếu tố thân thiện với môi trường, góp phần giúp doanh nghiệp xuất khẩu tiến xa hơn, thâm nhập sâu vào thị trường EU Song song với đó, doanh nghiệp và hộ gia đình cần chú trọng ứng dụng công nghệ như việc truy xuất nguồn gốc nông sản điện tử, tăng cường chế biến để tạo giá trị gia tăng, việc làm và tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan của EVFTA đối với nông sản đã qua chế biến

Nỗ lực xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam

Cả Nhà nước và doanh nghiệp đều cần quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam Từ đó, góp phần nâng cao được sức cạnh tranh và tạo

ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm gạo xuất khẩu

Ngày đăng: 10/01/2025, 15:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU (triệu USD) - Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo
Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU (triệu USD) (Trang 4)
Bảng 1. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong tổng kim - Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo
Bảng 1. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong tổng kim (Trang 4)
Hình 2. Cơ cấu mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2022 (%) - Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo
Hình 2. Cơ cấu mặt hàng gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU năm 2022 (%) (Trang 6)
Bảng 2. Xu hướng xuất khẩu các loại gạo Việt Nam sang thị trường EU năm 2022 - Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo
Bảng 2. Xu hướng xuất khẩu các loại gạo Việt Nam sang thị trường EU năm 2022 (Trang 6)
Hình 3. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối EU năm 2022 - Tiểu luận học phần giao dịch thương mại quốc tế chủ Đề gạo
Hình 3. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối EU năm 2022 (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w