1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Văn hóa Ẩm thực 3 miền (xã hội học)

26 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực 3 Miền Bắc – Trung – Nam
Tác giả Dương Thị Phương, Ung Thuỳ Linh, Nguyễn Việt Hoà, Võ Văn Kiệt, Hoàng Hải Đăng, Nguyễn Trung Tuấn, Lê Trần Trọng Đức, Phan Danh Tài
Người hướng dẫn Giáo viên dạy môn Xã hội học
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2025
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Nhắc đến văn hoá Việt, chúng ta không thể không nhắc tới văn hoá ẩm thực bởi văn hoá bao gồm nhiều yếu tố, trong đó ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp của văn hoá. Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc anh em nên nền văn hoá cũng phong phú đa dạng. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc có một nét ẩm thực riêng, mang sắc thái và đặc trưng của dân tộc đó tạo nên nét đa dạng của ẩm thực Việt. Ngoài ra còn có những đặc điểm chung hoà trộn với những điểm riêng khiến cho ẩm thực Việt Nam càng phong phú đa dạng. Ẩm thực hay nói đơn giản là việc ăn uống vốn là chuyện hàng ngày, rất gần gũi, đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm ở mức độ khác nhau. Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc ăn uống nên đã có những nguyên tắc được đặt ra trong một mâm cơm gia đình như: trước khi ăn phải mời người lớn, không tạo tiếng ồn khi ăn...Ngày nay khoa học phát triển, cuộc sống quá bận rộn nên việc áp dụng những quy tắc cầu kỳ ấy đã được hạn chế, không còn khắt khe. Cùng với việc bỏ những nguyên tắc ấy thì nhu cầu của con người ngày càng một cao hơn, vượt qua giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến “ăn no mặc đẹp”, ẩm thực được hoàn thiện hơn, không còn là giá trị vật chất mà còn là một yếu tố văn hoá mang vẻ đậm đà, duyên dàng, thế hiện được bản chất cốt cách của người Việt Nam qua những món ăn.

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: VĂN HÓA ẨM THỰC 3 MIỀN BẮC –

Trang 2

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Kính gửi: Giáo viên dạy môn Xã hội học

Thời gian, địa điểm, đề tài:

1 Nội dung thảo luận:

Đề tài: Văn hoá ẩm thực của người Việt Nam hiện nay

Qua đó hiểu rõ:

1 Ẩm thực ba miền của Việt Nam

2 Những đặc trưng về ẩm thực mỗi miền

3 Ảnh hưởng của ẩm thực Việt Nam đối với thế giới

2 Thời gian thảo luận

Lần 1: 20 giờ ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lần 2: 14 giờ 30 phút ngày 6 tháng 1 năm 2025

Trang 3

Lần 3: 08 giờ ngày 10 tháng 01 năm 2025

3 Địa điểm thảo luận: Thảo luận online thông qua ứng dụng Zoom và

Messnger

Trang 4

Phân chia công việc:

A

viên

Ẩm thực miền Trung,thuyết trình

A

5 Hoàng Hải Đăng K9D Thành Ẩm thực miền Trung A

Trang 5

6 Nguyễn Trung Tuấn K9D Thành

viên

Ẩm thực miền Trung,Thuyết

A

Trang 6

9 Lê Kiều Oanh K9D Thành

viên

Ẩm thực miền Nam, làm PowerPoint

Trang 7

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4.Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Mục đích và ý nghĩa đề tài 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM 3

1 Khái niệm chung 3

1.1 Khái niệm về văn hoá 4

1.2 Khái niệm về ẩm thực 4

1.3 Khái niệm về văn hoá ẩm 5

Trang 8

2 Đặc trưng văn hoá ẩm thực Việt Nam 6

CHƯƠNG 2 ẨM THỰC BA MIỀN BẮC-TRUNG-NAM 6

1, Nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc 6

1.1 Đặc điểm chung của ẩm thực miền Bắc 6

1.2 Món ăn tiêu biểu của miền Bắc 7

1.3.Đồ uống nổi bật của người dân miền Bắc 8

2 Nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung 9

2.1 Đặc điểm chung của ẩm thực miền Trung 9

2.2 Món ăn tiêu biểu của miền Trung 10

2.3 Đồ uống nổi bật của người dân miền Trung 12

3 Nét đặc trưng của ẩm thực miền Nam 13

3.1 Đặc điểm chung của ẩm thực miền Nam 13

3.2 Món ăn tiêu biểu của miền Nam 14

3.3 Đồ uống nổi bật của người dân miền Nam 15

Trang 9

4 Truyền bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới 15

C KẾT LUẬN 16

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 10

A LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhắc đến văn hoá Việt, chúng ta không thể không nhắc tới văn hoá ẩm thực

bởi văn hoá bao gồm nhiều yếu tố, trong đó ẩm thực là một trong những yếu tốquan trọng tạo nên nét đẹp của văn hoá Việt Nam là đất nước có 54 dân tộc anh

em nên nền văn hoá cũng phong phú đa dạng Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc cómột nét ẩm thực riêng, mang sắc thái và đặc trưng của dân tộc đó tạo nên nét đadạng của ẩm thực Việt Ngoài ra còn có những đặc điểm chung hoà trộn vớinhững điểm riêng khiến cho ẩm thực Việt Nam càng phong phú đa dạng

Ẩm thực hay nói đơn giản là việc ăn uống vốn là chuyện hàng ngày, rất gầngũi, đời thường Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm

ở mức độ khác nhau Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc ăn uống nên đã cónhững nguyên tắc được đặt ra trong một mâm cơm gia đình như: trước khi ănphải mời người lớn, không tạo tiếng ồn khi ăn Ngày nay khoa học phát triển,

Trang 11

cuộc sống quá bận rộn nên việc áp dụng những quy tắc cầu kỳ ấy đã được hạnchế, không còn khắt khe Cùng với việc bỏ những nguyên tắc ấy thì nhu cầu củacon người ngày càng một cao hơn, vượt qua giới hạn “ăn no mặc ấm” để đạt đến

“ăn no mặc đẹp”, ẩm thực được hoàn thiện hơn, không còn là giá trị vật chất màcòn là một yếu tố văn hoá mang vẻ đậm đà, duyên dàng, thế hiện được bản chấtcốt cách của người Việt Nam qua những món ăn

Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước là cách nhanh nhất, đơn giản nhất

để có thể tìm hiểu về lịch sử, con người của đất nước ấy Qua đó góp phần nângcao vốn hiểu biết và lòng tự hào dân tộc trong mỗi người Qua dề tài này chúng

em muốn giới thiệu đến với tất cả mọi , nét đẹp của con người Việt Nam thôngqua nền ẩm thực đất Việt Nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ độ, chia làm bamiền Bắc- Trung- Nam Mỗi miền có một nét đặc trưng riêng về tự nhiên, phongtục, sinh hoạt , từ đó tạo nên văn hoá ẩm thực riêng cho từng miền

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 12

Tìm hiểu, nghiên cứu những nét đặc trưng riêng của mỗi miền và đưa ranhững kết luận về ẩm thực Việt Nam- Trình bày một cách hệ thống những đặcđiểm của ẩm thực Việt Qua đó làm rõ được những nét đẹp của con người ViệtNam, thể hiện được vẻ đẹp của đất nước qua văn hoá ẩm thực

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là ẩm thực Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu ẩm thực là ba miền Bắc- Trung- Nam

4.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Vận dụng những kiến thức của bản thân kết hợp với tìm hiểu, thu thậpthông tin tài liệu tại các nguồn đáng tin cậy để tìm hiểu ra được những đặc trưngcủa ẩm thực ba miền

- Thông qua văn hoá ẩm thực của địa phương để hiểu rõ hơn về ẩm thựcvùng mình và lắng nghe những nét văn hoá ẩm thực của địa phương khác đểnắm bắt các thông tin toàn diện về ẩm thực Việt

Trang 13

- Phân tích, tìm hiểu, tổng hợp tài liệu, số liệu trên các trang mạng, sáchbáo, tài liệu tham khảo

5 Mục đích và ý nghĩa đề tài

- Trình bày sự quan trọng của ẩm thực nói chung và của mỗi miền nói riêng

- Đưa ẩm thực Việt Nam đến với nhiều người Việt và toàn thế giới Quảng bánét độc đáo của ẩm thực tới bạn bè quốc tế

- Giúp cho mọi người hiểu về nét đẹp của con người ba miền

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu là phương pháp được sử dụng chínhtrong quá trình nghiên cứu

- Phương pháp quan sát và trải nghiệm thực tế

- Phương pháp tổng hợp thông tin

Trang 14

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC CỦA VIỆT NAM

1 Khái niệm chung

1.1 Khái niệm về văn hoá

Văn hoá có nhiều định nghĩa khác nhau:

+ Theo UNESCO: “ Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạotrong quá khứ và ở hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thànhnên một hệ thống, các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xácđịnh đặc tính riêng của mõi dân tộc”

+ Theo Hồ Chí Minh:” Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loàingười mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc,

ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó làvăn hoá.”

Trang 15

+ Ở một cách nhìn nhận khác, người ta cho rằng văn hoá là một hệ thốngcác giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ trong hoạt độngthực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bảnthân Văn hoá là của con người, do con người sáng tạo, và vì lợi ích của conngười Văn hoá được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người

và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khá

Tuy nhiên thực tế là rất nhiều định nghĩa về văn hóa được đưa ra nhưngđến hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa nào là thống nhất và thỏa mãn đượchàm ý sâu rộng của văn hóa

1.2 Khái niệm về ẩm thực

Ẩm thực ở đây là một từ Hán Việt, ẩm có nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn

Ẩm thực ở đây chính là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan niệm truyềnthống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn,thường gắn liền với một nền văn hoá cụ thể

1.3 Khái niệm về văn hoá ẩm

Trang 16

Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể,phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm khắchọa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùngmiền, quốc gia Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giaotiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy Trên bình diện vănhóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệthuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó “qua ănuống mới thấy con người đối đãi với nhau như thế nào?”

Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của conngười, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong

ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởngthức món ăn Hiểu và sử dụng đúng các món ăn sao cho có lợi cho sức khỏenhất của gia đình và bản thân, cũng như thẩm mỹ nhất luôn là mục tiêu hướngtới của mỗi con người

Trang 17

Văn hoá ẩm thực là văn hoá vật thể vì ẩm thực là đồ ăn, thức uống có thểcầm, nắm, cảm nhận bằng các giác quan như xúc giác, thị giác, khứu giác Ngoài ra ẩm thực còn là văn hoá phi vật thể vì ẩm thực đem lại những giá trị tinhthần cho con người

2 Đặc trưng văn hoá ẩm thực Việt Nam

Theo ý kiến của Tiến sĩ sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, ẩm thực Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 2 ẨM THỰC BA MIỀN BẮC-TRUNG-NAM

1, Nét đặc trưng của ẩm thực miền Bắc

1.1 Đặc điểm chung của ẩm thực miền Bắc

In đậm lên mình một nền văn hoá lâu đời, đến cùng với vùng đất phía Bắc dải chữ

“S”, mọi người sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn, ẩm thực Việt nam từ cổ truyềnđến hiện đại với các món ăn ngon Ẩm thực đất Bắc toát lên sự tinh tế, nhẹ nhàng, taonhã cũng giống như con người nơi đây Nét đặc trưng phải kể đến trong ẩm thực miềnBắc là sự hài hoà trong cảm quan, hương vị tinh tế, vừa phải, không quá chua, khôngquá cay, không quá mặn hay quá nồng Ẩm thực nơi đây đề cao sự thanh cao, đạm bạcnhưng vẫn toát ra được vẻ tinh tuý, tự nhiên của món ăn Và nhìn chung, do truyềnthống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hànhcác món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá Chủ yếu ẩm thực vùng này sử dụng nướcmắm loãng, mắm tôm Sử dụng nhiều các món rau Hay dùng các loại thủy sản nướcngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến…

Ẩm thực miền Bắc là vậy, không quá hoa lệ, rực rỡ, nhưng nó lại đầy xúc cảm nhưmột bài thơ nghệ thuật Nhưng trên hết, người ta thấy cái đẹp, cái cao cả trong ẩm thựcmiền Bắc ấy chính là tình người thân thương, là tình yêu tha thiết với quê hương

1.2 Món ăn tiêu biểu của miền Bắc

Nói đến miền Bắc chúng ta không thể không nhắc tới những món ăn đã đưa ẩm thựcViệt Nam đến với bạn bè quốc tế, tiêu biểu là món phở Hà Nội Phở đối với người dânViệt Nam không còn xa lạ mà đã trở thành niềm tự hào dân tộc Nhắc đến phở, người ta

sẽ cảm nhận được cái vị cổ xưa, lâu đời của người dân Hà Nội Thành phần chính củaphở là bánh phở và nước lèo, hòa chung cùng những loại gia vị như tiêu, chanh, mắm ớt và các loại rau ăn kèm như ngò gai, rau mùi, rau húng Bánh phở theo truyền thốngđược làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.Nước dùng cho nồi phởthường là nước dùng được ninh từ xương bò, sá sùng kèm nhiều loại gia vị bao gồmquế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng Sau khi hoànthành nước lèo, cho bánh phở vào tô rồi trụng qua nước sôi, rồi cho nước dùng vào tô

đã sắp sẵn bánh phở, thịt bò và hành lá trong đó đã có thể thưởng thức Tâm hồn của bát

https://tailieuluatkinhte.com/

Trang 19

10phở chính là ở bát nước lèo, được hầm từ xương trong thời gian dài, điều đó tạo nên đặctrưng của món phở, khiến người ăn nhớ mãi hương ấy.

Món thứ hai có thể kể đến là thịt trâu gác bếp Trâu gác bếp hay còn được gọi làtrâu hun khói, thịt trâu khô, trâu sấy khô,… là món ăn đặc biệt từ thịt thăn và bắp trâutươi, gác bếp cho chín dần bằng khói bếp củi Các công đoạn chế biến đến khâu bảoquản trâu gác bếp rất cầu kỳ Đây là món ăn phổ biến của các dân tộc thiểu số Tây Bắc,

và nay cả nước cũng đang bị thu hút bởi món ăn này Bản chất của món thịt gác bếp này

là ngày xưa do bất đắc dĩ, bà con dân tộc sấy khô để ăn dần do không có cách bảo quảnthịt lâu ngày (như tủ lạnh hiện nay)

Ngoài ra ẩm thực miền Bắc còn nổi tiếng với các món như bún chả, bún ốc, búnthang, bún đậu vs những hương vị đặc trưng, chúng ta có thể bắt gặp nhiều trênđường phố Hà Nội Tất cả tạo ra một tác phẩm nghệ thuật tuyết vời khi nói tới ẩm thựcmiền Bắc

1.3.Đồ uống nổi bật của người dân miền Bắc

Trà xanh là một thức uống quen thuộc có từ rất lâu trong đờisống dân gian của người Việt, mà tiêu biểu nhất làngười miền Bắc.Sau bữa ăn không thể thiếu một ca nước trà, cụ già thì thích uốngđậm, người ta sắc cho nước keo lại có như vậy mới đã khát Uốngnước trà như dùng một món nghiện vậy Thức uống bổ dưỡng lưutruyền dân gian, cách đây hơn 2.500 năm, con người đã biết dùng vàthưởng thức trà Trà xanh được trồng nhiều ở các tỉnh miền bắc nhưtrà Lai Châu, Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên,… Trong đó, trà TháiNguyên vẫn chiếm ưu thế và ngon hơn hẳn các loại trà khác Từnhững vùng nguyên liệu đó, từ hàng trăm năm trước, người Việt đãnghĩ ra những cách sao tẩm khác nhau hoặc hợp với các loại thảomộc như hoa cúc, bạc hà, gừng, atisô nhằm tăng cường thêm tácdụng của trà như giải nhiệt cho cơ thể, giúp tinh thần thư giãn, bớtphiền não Không những vậy, Trà xanh còn có chứa hàm lượng chấtEGCG cao nhất chống oxy hóa và giúp giảm quá trình lão hóa và ngănngừa cho cơ thểtrước các nguy cơ ung thư, tim mạch, răng miệng,

https://tailieuluatkinhte.com/

Trang 20

giảm cholesterol, tăng sức đềkháng, giúp giải nhiệt và giảm stressrất hiệu quả

2 Nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung

2.1 Đặc điểm chung của ẩm thực miền Trung

Ẩm thực miền trung phong phú với những món ăn độc đáo mà không nơi nào cóđược, những món ăn ở đây chú trọng đi sâu vào hương vị hơn, không quá cầu kỳ, phôtrương Không được thiên nhiên ưu ái mưa thuận gió hòa như miền Bắc và miền Nam,mảnh đất miền Trung “gánh hai miền đất nước” phải hứng chịu nhiều thiên tai, đất đaicằn cỗi nên đã khiến người miền Trung hình thành thói quen tiết kiệm, “chặt to khomặn” trong ăn uống Người miền Trung luôn tận dụng tối đa các sản vật từ tự nhiên đểchế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nét đặc trưng của ẩm thực miền Trung đó chínhthiên về vị cay và mặn, ít ngọt Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu

đỏ và nâu sậm Người miền Trung ăn cay và đậm đà, gần như món nào cũng cho một ít

ớt vào, từ món kho cho tới món canh Tuy vị đậm đà nhưng cách chế biến, tẩm ướp lạirất đơn giản, không hề cầu kỳ với những gia vị bình thường trong bếp nhà nào cũng cónhư muối, tiêu, đường, ớt Nhiều món ăn nơi đây đã làm rạng danh ẩm thực miềnTrung nức tiếng mà ai đã thử qua dù có thử 1 lần thôi rất khó quên Khúc ruột miềnTrung – một vùng đất cằn cỗi, đất đai sản xuất khan hiếm Tuy nhiên, do biết trân trọngtừng sản vật của người miền trung Nên vùng đất nơi đây ngày càng có nhiều nét ẩmthực độc đáo

2.2 Món ăn tiêu biểu của miền Trung

Một trong những món ăn đặc trưng nhất ở miền Trung chính là bún bò Huế Một tôbún bò chuẩn vị Huế sẽ gồm sợi bún, thịt bò, tiết heo, chả cua và nước dùng Nguyênliệu làm bún là bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ chuẩn để sợi bún có độ dai vừa phải.Thịt bò được chọn là phần bắp chân trước, nạm bò hoặc bắp hoa màu đỏ tươi, mỡ bòmàu vàng nhạt Chả cua màu vàng cam bắt mắt được làm từ gạch và thịt cua xaynhuyễn với vị béo, bùi tự nhiên

“Linh hồn” của món bún bò xứ Huế chính là nước dùng Nước dùng được ninh từ

https://tailieuluatkinhte.com/

Trang 21

12xương ống bò nên có vị ngọt đậm đà Ngoài ra, người ta còn thêm vào nước dùng chútmắm ruốc và sả để dậy mùi thơm nồng hấp dẫn Một tô bún bò Huế ngon, chuẩn vị đất

cố đô phải có hương thơm hấp dẫn Tô bún có sắc cam của dầu điều, sắc nâu của thịt bò,tiết lợn và sắc xanh của hành, mùi, thêm chút giá đỗ thanh mát Món bún với đủ vị cay,ngọt, bùi đã thực sự làm “xiêu lòng” thực khách

Ngoài ra phải kể đến một món đặc trưng không kém đó chính là Mì Quảng Dukhách đã một lần đến với miền Trung hẳn không thể nào quên được một món ăn bình

dị, dân dã của vùng đất Quảng Nam Đó là món Mì Quảng.Mì Quảng có nhiều loạikhác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưnghương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được Bắt đầu từ khâu chọn gạo chođến nước nhưng và các loại gia vị, phụ liệu khác đều rất đặc trưng Gạo là loại khôngdẻo, hàm lượng bột cao nhưng phải đảm bảo độ kết dính, được ngâm ít nhất trong vòng

1 tiếng, sau đó cho vào cối xay mịn, tráng thành những lá mì mỏng, xếp chống lên nhau

và thái sợi Để những sợi mì không dính, phải dùng dầu phộng (hay dầu lạc) phi với củnén đập dập Nước dùng cho mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm tựnhiên và thịt heo tươi Tôm sau khi lấy đầu, làm sạch để nguyên con thì được ướp cùngvới thịt, một ít tôm được giã nát để cho vào nước tạo vị ngọt tự nhiên Nguyên liệu saukhi ướp thì được xào với dầu phộng cho đủ độ thấm và nấu với nước dùng hấp chínthơm thoa lên bề mặt của bánh Ăn mì Quảng phải ăn kèm với nhiều loại rau sống như:cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống,rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ…trộn lẫn với chuối bắp sắt mỏng Đặc biệt thànhphần không thể thiếu của mì Quảng là đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn Vịthơm của đậu phụng rang và giòn của bành tráng tất cả trộn lẫn tạo nên mùi vị đậm đàđặc trưng

2.3 Đồ uống nổi bật của người dân miền Trung

Cà phê là thức uống quen thuộc ở bất kì nơi nào trên thế giới Cà phê được trồng

nhiều, cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất tại các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Lắk,Lâm Đồng, Gia Lai Đây là những nơi có đất đỏ bazan trù phú, mưa nhiều, khí hậu mát

https://tailieuluatkinhte.com/

Ngày đăng: 10/01/2025, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w