1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Tác giả Lương Vũ Nhật Huy
Người hướng dẫn TS. Hà Thị Sáu
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kinh tế Tài chính — Ngân hàng
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 17,33 MB

Nội dung

Điều kiện đảm bảo An toàn vốn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tiênquyết hàng đầu trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, do đó khiphát trién mở rộng các sản phẩ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

LƯƠNG VŨ NHẬT HUY

HỌC VIEN NGÂN HANG |© VIỄN NGAN HÀNG

TRUNG TAM THONG TIN - = THU V TH VIỆN

1 HU VIỆNH: lên TAM THONG 1 “te

Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính — Ngân hang

Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SY KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ THỊ SÁU

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được aicông bồ trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lương Vũ Nhật Huy

Trang 3

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Chương 1: | TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI 04

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề cơ bản về hộ gia đình, cá nhân 04

1.1 Khai niêm 04

1.1.2 Đặc điểm 051.1.5 Vai trò của hộ gia đình, cá nhân trong nên kinh té 06

1.1.3.1 | Đóng góp vào tăng trưởng của nên kinh tê xã hội 06 1.1.3.2 | Đảm bảo tính năng động của nên kinh tế 07 1.1.3.3 Góp phan khai thác tiêm năng thê mạnh của dia 08

phương 1.1.3.4 | Đóng vai tro quan trọng trong lưu thông hàng hóa 08

Tín dụng ngân hàng thương mại đối với hộ gia

1.2 Pu" 08

đình, cá nhân

1,2.1 Khai niêm tín dụng, đặc điểm tín dụng 08

Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương

| et Ae ye 10

mai đôi với hộ gia đình, ca nhân 1.2.2.1 | Theo phương thức cho vay 10 1.2.2.2 | Theo kỳ hạn cho vay 10

1.2.2.3 | Theo đảm bảo đôi với khoản vay 111.5 Phân loại sửn phẩm cho vay hộ gia đình, cá nhân 12

1.2.4 Vai trò của tín dụng hộ gia đình, cá nhân 13

Mở rộng hoạt động tín dụng đối với hộ gia đình,

1.3 PS BP Ott : 14

cá nhân tại Ngan hàng thương mai

xà Khái niệm, nguyên tắc, điều kiện đảm bảo mở id

ra! rong tin dung doi với hộ gia đình, ca nhân

1.3.2 Tiêu chí đánh gia mở rộng cho vay hộ gia đình, ca 17

i nhan

1.3.2.1 Chi tiéu dinh luong 17

Trang 4

1.3.3 21 gia đình, cá nhân tại ngân hang thương mại

1.3.3.1 | Nhán to khach quan 22

1.3.3.2 | Nhân tô chủ quan 26

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT DONG TIN

Chuong 2 | DUNG HO GIA DINH, CA NHAN TAI NGAN 33

HANG NO & PTNT HAI CHAU

21 Giới thiệu tông quan về chi nhánh ngân hang No 33

, & PTNT Hai Chau

2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển, mô hình tổ chức 33

2.1.2.4 | Kết quả hoạt động kinh doanh 47

22 Thực trạng mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá 48

: nhan tai chi nhanh Hai Chau

221 Tình hình mở rộng tín dụng theo sản phẩm dịch 48

=: vu tin dung tai Ngân hang No & PTNT hải Châu

2211 Các loại sản phâm tín dụng hiện có tại chi nhánh 48

“| Ngân hàng No & PTNT Hải Châu

Thời hạn cho vay, tài sản đảm bảo và phương thức 2.2.1.2 | hoàn trả nợ gốc, lãi vay đối với sản phẩm tín dụng 53

hộ gia dinh,.ca nhân tại chi nhánh Hai Châu

222 Đổi tượng mở rộng hộ tín dụng hộ gia đình, cá 55

i nhân tại Ngan hàng No & PTNT Hai Châu

Đánh giá thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng

23 hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh ngân hang No 57

& PTNT Hai Chau

2.3.1 Kết quả dat được 57

Những tôn tại và nguyên nhân ton tại mở rộng

uc hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chỉ 59

nhanh ngan hang No & PTNT Hai Chau

Trang 5

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG HỘ GIA

Chương 3 | ĐÌNH, CÁ NHÂN TẠI CHI NHANH NGAN 63

HANG NO & PTNT HAI CHAU

Định hướng và mục tiêu mở rộng hoạt động tín 3.1 “eo Pare 63

dung hộ gia đình, ca nhan

Xu hướng ảnh hưởng đến thị trường ngân hang

3.11 nhe 63

ban lẻ

3.12 Sự can thiết phat triển hoạt động ngân hang ban 64

i lé tai Ngan hang No & PTNT Viét Nam

Dinh hướng và mục tiêu mở rộng tin dung hộ gia 3.1.3 đình, cá nhán tại ngân hàng No & PTNT Hai 65

Châu

32 Giải pháp mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân 66

` tại chỉ nhánh Ngan hàng No & PTNT Hải Chau

3.2.1 Đa dạng hóa đôi tượng khách hang 673.2.2 Hoàn thiện chính sách phát triển các sản phẩm 72

LẠ, Phát triển mạng lưới kênh phân phối 74

3.2.4 Các giải pháp khác 76

3.2.4.1 | Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm ban lẻ 76

3242 Xay dung, phát triển, nâng cao chat lượng nguôn 77

nhân lực

3.2.43 Nghiên Cứu cải tiên quy trình tín dụng, rút ngăn thời 70

gian giải ngân

3.2.4.4 | Xáy dựng chính sách chăm sóc khách hàng 85

Day manhhoatj động truyén thông va Marteting,

3.2.4.5 | quảng bá thương hiệu, hình anh Agribank phù hop 87

với lĩnh vực ban lẻ

33 Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tín 89

; dung hộ gia.dinh, cá nhan

3.3.1 Đối với thành pho Đà Nang 903.3.2 Kiến nghị với Ngân hang Nhà Nước Việt nam 91Kết luận 92

Danh mục tài liệu tham khảo

Quyết định giao đề tài luận văn

Trang 6

Ngân hang nông nghiệp

Ngân hàng thương mại cô phần Á ChâuMáy rút tiền tự động

Cán bộ công nhân viên

Ngân hàng thương mại cô phần Đông ÁTổng sản phẩm quốc nội

Ngân hàng bán lẽ Ngân hàng thương mại

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Phòng giao dịch

Ngân hàng cô phan Sài Gòn Thương Tín

Tổ chức tín dụngThành phố

Trang 7

I Danh mục các bang

Số hiệu bảng Tên bảng Trang

2.1 Tinh hình nhân sự qua các năm 2009 -2011 37

2.2 Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh 40

1 Dư nợ chia theo khu vực kinh tế 42

24 Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng 43

2.5 Co cau nợ xấu theo đối tượng khách hàng 44

3.1 Phân đoạn khách hang bán lẻ 68

ee Cac dia diém cần mở them phòng giao dịch 75

Chỉ tiêu chấm điểm tín dụng khách hàng cá

3.3 bàn 81

3.4 Cham diém tin dung khach hang ca nhan 83

ce Đánh giá về tai sản dam bảo 83

Trang 8

a khach hang *

3.7 Định giá tài sản đảm bảo 84

II Danh mục các hình vẽ

Số hiệu hình vẽ Tên sơ đồ Trang

rea Sơ đồ cơ cau tổ chức Agribank Hai Châu 382.2 Muc tang truong nguồn vốn năm 2009 - 2011 AI

đắc: Cơ cau dư nợ theo đối tượng khách hang 43 2.4 Nợ xấu tại chỉ nhánh năm 2009 - 2011 44

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân hàng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá, ngay từ khi ra đời đã

có vai trò hết sức to lớn thúc day phát triển kinh tế, là huyết mạch của nềnkinh tế Ngân hàng chính là nơi tích tụ, tập trung và thu hút mọi tiềm năng

phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ sự

ra đời và phát triển của các khu vực kinh tế, mục tiêu kinh tế trong xã hội.Hoạt động tín dụng của Ngân hàng hỗ trợ cho nên kinh tế có điều kiện mởrộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị công nghệ, tăng năng suất lao động,nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầnglớp trong xã hội Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh trong đó đặc biệt việc cung cấp tín dụng cho các cá nhân, hộ gia đìnhphục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu đời sống cũngđóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế chung của xã hội Song trênthực tế, các đối tượng khách hàng này vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cậnnguồn vốn tín dung Ngân hàng Quy mô tín dụng cá nhân, hộ gia đình mớichiếm một phan rất nhỏ bé trong tổng dư nợ của Ngân hang, chưa tương xứngvới thị trường tiềm năng hiện nay tại Việt Nam Trong khi đây là đối tượng

khách hàng mà rủi ro tín dụng thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác.

Nhận thức được van dé, Ngân hàng Nông Nghiệp va Phát Triển NôngThôn Hải Châu đã có gắng mở rộng tín dụng đáp ứng nhu cau xã hội, nhu cầucủa người tiêu dung và phát triển Ngân hang Tuy nhiên với những gi datđược chưa phải là đã tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng cũng như của

các hộ gia đình, cá nhân, việc mở rộng cho vay hộ gia đình, cá nhân là rât cần

Trang 10

thiết dé Ngân hàng Nông Nghiệp va Phát Triển Nông Thôn Hai Châu khôngngừng mở rộng và phát triển Qua thời gian công tác tín dụng tại Chi nhánhNgân hàng No & PTNT Hải Châu, nhận thức được điều đó, dé khang định vịthé của Chi nhánh theo xu hướng của thị trường, dé tài “Mở rộng tín dụng hộgia đình, cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triểnNông Thôn Hải Châu ” được chọn là đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm đưa ranhững giải pháp tong quát để mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân nhưng vẫn

đảm bảo hiệu quả và an toàn vôn của Ngân hàng.

2 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu và hệ thống hoá các van dé lý luận về mở rộng tín dụng

hộ gia đình, cá nhân của ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng No & PTNT Hải Châu

- Đề xuất một số giải pháp mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại

Ngân hàng No & PTNT Hải Châu trong giai đoạn hiện nay.

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại

Ngân hàng No & PTNT Hải Châu.

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng No &

PTNT Hải Châu.

- Phạm vi nghiên cứu :

+ Về không gian: Nghiên cứu trong địa bàn hoạt động của Ngân hàng

No & PTNT Hải Châu tại TP Đà Nẵng

+ Về thời gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động từ năm 2009 đến năm

2011.

4 Phuong pháp nghiên cứu

Trang 11

- Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Đồng thời kết hợp sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phântích tổng hợp, nghiên cứu tham khảo các tư liệu của các tác giả liên quan đến

đề tài để phân tích và suy luận, đánh giá thực trạng tìm giải pháp

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:Chương 1: Những van đề lý luận về mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá

nhân tại Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Hải Châu

Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Hải Châu

Trang 12

CHUONG 1

NHUNG VAN DE LY LUAN VE MO RONG TIN DUNG

HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN TAI NGAN HANG THUONG MAI1.1 Những van dé cơ ban về hộ gia đình, cá nhân

1.1.1.Khái niệm

a Hộ gia đình: ( theo điều 106 bộ luật dân sự 2005)

Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công

sức dé hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặcmột số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể

khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

b Đại diện hộ gia đình: ( theo điều 107 bộ luật dân sự 2005)

- Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi

ích chung của hộ Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thê là

chủ hộ.

- Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ gia đình xác lập, thực hiện

vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình

c Cá nhân:

- Là người đủ mười tám tuổi trở lên không bi mất hoặc hạn chế năng

lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự.

- Trường hợp người đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có

tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện

giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo

pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác

định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch Trong trường hợp cá

nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự

Trang 13

được xác định theo quy định của bộ luật dân sự.

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo quy định của bộ luật dân sự.

1.1.2 Đặc điểm

- Chịu trách nhiệm vô hạn trong kinh doanh Được hưởng những quyền

lợi và nghĩa vụ theo quy định của bộ luật dân sự Hợp đồng ký kết phải dựa

trên luật dân sự.

- Nơi cư trú: Nơi của trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên

sinh sống Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quyđịnh thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sông

- Số lượng khách hàng lớn và số lượng giao dịch của mỗi khách hàngcũng lớn, trong khi giá trị giao dịch của từng giao dịch đa số lại nhỏ

- Đối tượng khách hàng không đồng nhất, thuộc nhiều nhóm khác nhautheo các tiêu thức phân chia cụ thể như thu nhập, độ tuổi, giới tính, nghề

phâm vay mua đât làm nhà, sửa chữa nhà ở, có khách hàng vay du

Trang 14

học, Việc triển khai, tiếp cận khách hàng đến với các sản phẩm tín dụng déphát trién khách hang hoạt động tai Ngân hang là yếu tố cần thiết dé gia tang

số lượng khách hang

- Gia tăng số lượng khách hàng và thị phần là tiêu chí chung để đánhgiá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào Trong nền kinh tế thị trường thì “kháchhàng là thượng đế” vì chính khách hàng mang lại lợi nhuận và sự thành côngcho doanh nghiệp Một ngân hàng càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thuhút được nhiều khách hàng bay nhiéu Dac biét trong linh vuc cho vay đối với

hộ gia đình, cá nhânh, đối tượng khách hàng là số đông quảng đại quần chúngvới mỗi giao dịch có giá trị nhỏ thì việc thu hút thật nhiều khách hàng để “tíchtiêu thành đại” là rất quan trọng

- Khách hàng hộ gia đình, cá nhân, tính trung thành kém: họ sẵn sàng

chuyên sang ngân hang mà họ cho rằng có lãi suất, cơ chế chính sách va chấtlượng phục vụ tốt hơn Trong điều kiện cạnh tranh như ngày nay thì mỗi ngânhàng đều không ngừng nâng cao vị thế của mình, tạo ra một hình ảnh tốt để

mở rộng thị phân, làm cho thị phần của từng loại dịch vụ không ngừng được

giữ vững và tăng lên Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình chỉ

được coi là phát triển khi có chính sách thông thoáng, chất lượng phục vụ tốtvới một danh mục sản phẩm đa dạng để thu hút ngày càng nhiều đối tượng

khách hàng.

1.1.3 Vai trò của hộ gia dinh, cá nhân trong nên kinh tế

Ngày nay, tầm quan trọng của hộ gia đình, cá nhân đã được thừa nhận,hoạt động và sự phát triển của hộ gia đình, cá nhân đóng vai trò lớn vào sự

phát triên của nên kinh tê quôc gia.

1.1.3.1 Đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và xã hội

Trang 15

Hộ gia đình, cá nhân đóng góp phan quan trọng vào sự gia tăng thu

nhập quốc dân của các nước trên thế giới, bình quân chiếm khoảng trên dưới

20 % GDP mỗi nước Tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay, hộ gia

đình, cá nhân luôn là đối tượng đóng góp một phần lớn vào GDP của nước ta.Theo thống kê mới nhất, thời gian gần đây, hộ gia đình, cá nhân tiếp tục đóng

góp hơn 20% vào GDP cả nước.

Một đặc điểm nỗi bật là hộ gia đình, cá nhân chủ yếu phục vụ cho thị

trường nội địa, hoạt động dựa trên nguồn nhân lực, phát triển các công nghệ

và kỹ năng trong nước, điều này có ý nghĩa đòn bẫy giúp nâng cao chất lượngcuộc sống, giảm thiểu gánh nặng từ những tiêu cực xã hội

1.1.3.2 Đảm bảo tính năng động của nền kinh tế

Do lợi thế của quy mô nhỏ là năng động, linh hoạt, sang tạo, mềm dẻo,hòa nhịp với đòi hỏi uyén chuyên của nền kinh tế thị trường Hộ gia đình, cánhân có nhiều khả năng chuyển đổi mặt hang nhanh, phù hợp với nhu cầu thị

trường mà ít gây biến động lớn, ít chịu ảnh hưởng và có khả năng phục hồinhanh sau những cuộc khủng hoảng kinh tế Thực tế cho thấy hộ gia đình, cánhân có cơ hội sản xuất nhiều loại hàng hóa, phù hợp với quy mô và dung

lượng thị trường phân tán.

1.1.3.3 Góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương

Trong khi các doanh nghiệp thường đặt tại các thành phố lớn hay

những vùng kinh tế trọng điểm, hộ gia đình, cá nhân nằm dàn trải tại các địa

phương Hộ gia đình, cá nhân sản xuất những sản phẩm theo nhu cầu của địa

phương, trên nguôn lực sẵn có, trên môi trường pháp lý của địa phương

1.1.3.4 Đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa

Trang 16

Với vai trò là những nha phân phối cuối cùng của tat cả các loại hàng

hóa có mặt trên thị trường, hộ gia đình, cá nhân như là những chân rết đưa

hàng hóa đến tận tay những người tiêu dùng nhỏ nhất, xa nhất Và cũng chính

hộ gia đình, cá nhân sẽ phân ánh chất lượng của hàng hóa đó, giúp cho hànghóa được phân hóa rõ ràng và chất lượng của hàng hóa sẽ ngày cang tốt hơn

dé có thé dap ứng được những nhu cầu khó tính của người tiêu dùng

1.2 Tín dụng Ngân hàng thương mại đối với hộ gia đình, cá nhân

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng

a Khái niệm tín dụng

Hoạt động tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người chovay, trong đó người cho vay nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vaydựa trên sự tín nhiệm và theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi sau một thời

gian nhất định Sự hoàn trả này không chỉ bảo tn giá trị mà còn được tăng

thêm dưới hình thức lợi tức Quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của

hoạt động tín dụng là biểu hiện về sự khác biệt giữa hoạt động tín dụng và các

hoạt động kinh tế khác

Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu kinh tế, tín dụng được coi là mộtquan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay với điều kiện có

hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định Hay nói một cách khác, tín

dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà trong đó mỗi cá

nhân hay tô chức nhường quyên sử dụng (chuyên nhượng) một khối lượng giá trị

hoặc hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với những ràng buộc nhất định

về: Số tiền hoàn trả (gốc và lãi vay), thời gian hoàn trả, lãi suất, cách thức vay

- muon và thu hoi

Những điều kiện mà hai bên thường thỏa thuận là:

Trang 17

- Khối lượng hàng hóa hay tiền tệ được chuyên nhượng

- Thời han sử dụng vốn của người vay

- Thu nhập (lợi tức) mà người cho vay được hưởng

- Những điều kiện ràng buộc nghĩa vụ hoàn trả của người đi vay

Ngoài ra, trong quan hệ tín dụng còn có những đặc trưng khác cần đề cập như khả năng rủi ro, tính bảo đảm, qui luật cung cầu, cạnh tranh, giá trị và

quy luật lưu thông tiền tệ

Theo Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi bổ sung năm 2010 quiđịnh cụ thể về hoạt động tín dụng và cấp tín dụng của Tô chức tin dụng tạiđiều 04 như sau: “Hoạt động tin dụng là việc Tổ chức tin dụng sử dụng nguồnvốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng Cấp tín dụng là việc thoảthuận dé tô chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sửdụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và cácnghiệp vụ cấp tín dụng khác”

Như vậy, tín dụng ngân hàng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng

Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong việc vay và cho vay giữa các ngân hàng,

các TCTD với doanh nghiệp và cá nhân, được thực hiện theo nguyên tac có

hoàn trả và có lãi.

b Đặc điểm tín dung”

Hoạt động tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa hai chủ thể,

ngân hàng và các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế trên cơ sở thoả thuận theo

nguyên tac hoàn tra.

Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động dựa trên sự lựa chọn đối

nghịch giữa hai chủ thể người đi vay và người cho vay, hay nói một cách khác

Trang 18

đây là hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa hai chủ thể nên luôn hàm chứa

rủi ro, rủi ro ở đây không chỉ làm thiệt hại đến người cho vay mà còn gây

thiệt hại cho cả nền kinh tế Vậy hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động

luôn hàm chứa rủi ro.

Mặt khác, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng bị điều chỉnh giám sát

chặt chẽ nhất bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật

1.2.2 Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với hộ gia

đình, cá nhân

1.2.2.1 Theo phương thức cho vay

- Cho vay từng lần: Ngân hàng áp dụng cho vay từng lần khi hộ giađình, cá nhân có nhu câu vay vốn không thường xuyên Mỗi lần có nhu cầuvay vốn, hộ gia đình, cá nhân lập hồ sơ vay vốn theo quy định của Ngân hàng

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Được áp dụng đối với hộ gia đình, cá

nhân có nhu cau vay von thường xuyên, đặc điểm luân chuyên vốn không phù

hợp với phương thức cho vay từng lần Căn cứ vào phương án, kế hoạch sản

xuất kinh doanh, nhu cầu vay vôn, tài sản đảm bảo, Ngân hàng và hộ gia đình,

cá nhân xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời

hạn nhất định

- Cho vay trả góp: Ngân hàng và hộ gia đình, cá nhân xác định và thỏa

thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra dé trả nợ theonhiều kỳ trong thời hạn cheevay

- Cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi: Sản phẩm này quyđịnh về việc cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toánbằng Đồng Việt Nam đối với các khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng

1.2.2.2 Theo kỳ hạn cho vay

Trang 19

- Cho vay ngắn han: là loại cho vay có thời gian cho vay từ 12 tháng trởxuống Chủ yếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các

nhu câu chi tiêu ngăn hạn của cá nhân.

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời gian cho vay từ 12 tháng đến 5

năm Tài trợ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án có quy mô nhỏ và thời gian

thu hồi vốn nhanh Đối với lĩnh vực xây lắp, chủ yếu đầu tư vào máy móc thiết bị

thi công công trình.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời gian cho vay trên 5 năm Chủ yếu

để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, mua sắm các thiết bị phương tiện

vận tải có trọng tải lớn, các công trình xây dựng quy mô lớn, các dự án mà thời gian

thu hồi vốn dài hạn như các dự án thuỷ điện

1.2.2.3 Theo đảm bảo đối với khoản vay

Việc phân loại theo tiêu thức này rất quan trọng đối với các Ngân hàng trong việc định hướng thu hồi nợ Vì tài sản đảm bảo cho các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai bằng cách phát mại tài sản đảm bảo đó để thu nợ trong trường hợp nguôn thu nợ thứ nhất không gặp rủi ro.

Thông thường theo tiêu thức này tín dụng được chia thành 2 loại: cho vay có đảm bảo băng tài sản và cho vay không có bảo đảm băng tài sản:

- Cho vay có bảo đảm: là loại tín dụng được cấp, ngoài cơ sở hiệu quả từ phương án kinh doanh còn dựa trên cơ sở cầm có, thé chấp hoặc có sự bảo lãnh

bang tài sản của bên thứ ba Tin dụng có bảo đảm là xu hướng chung của các Ngânhàng Việt nam, tiến dần theo“eác điều kiện của tin dụng theo tiêu chuẩn và thông lệ

quôc tê.

- Cho vay không có bảo đảm: khác với tín dụng có bảo đảm, tín dụng không

có bảo đảm chỉ được cấp trên cơ sở uy tín và hiệu quả của phương án kinh doanh.

Đối với khách hàng có khả năng tài chính mạnh, quản lý tốt, kinh doanh có hiệu quả

thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà

không cần một nguồn thu nợ thứ hai

Trang 20

1.2.3 Phân loại sản phẩm cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân

- Cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh nhằm mục đíchkinh doanh theo giấy phép kinh doanh: tức cho vay von lưu động bé sung vốn

kinh doanh của khách hàng.

- Sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên: Sản phẩm này quy định vềcho vay đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên (CBCNV) nhằm pháttriển kinh tế phụ gia đình và/hoặc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống củaCBCNV mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của CBCNV

- Sản phẩm cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gui củakhách hàng cá nhân: Sản phẩm này quy định về việc cho vay theo hình thứcthâu chỉ tài khoản tiền gửi thanh toán bằng Đồng Việt Nam đối với các khách

hàng là cá nhân tại Ngân hàng.

- Sản phâm cho vay hồ trợ nhu câu về nhà ở: Sản phâm này quy định vê cho vay đê mua nha dat ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sam trang trí nội thât nhà ở phục vụ nhu câu đời sông (không phục vụ mục đích

kinh doanh) đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng

- Sản phẩm cho vay mua ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng: Sản phẩm này

quy định việc cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ

mục đích kinh doanh) đối với khách hàng là cá nhân tại Ngân hàng

- Sản phẩm cho vay«du học: Sản phẩm này quy định về việc cho vayđối với khách hàng là cá nhân người đi du học hoặc thân nhân của người đi duhọc, nhằm đáp ứng nhu cầu trang trải các chi phí của du học sinh ở trong

nước hoặc ở nước ngoài tại Ngân hàng.

- Sản pham cho vay CBCNV mua cổ phiếu lần đầu trong doanh nghiệpnhà nước cô phần hoá: Khách hàng là CBCNV của Công ty Nhà nước thuộc

Trang 21

diện cô phân hóa có nhu câu vay vôn đê mua cô phiêu phát hành lân đâu của

+ Thông qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động

theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài

+ Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thâu, nhận khoán công

trình hoặc đâu tư ở nước ngoài.

+ Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động, chuyên gia và

tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp ký kết với người

sử dụng lao động ở nước ngoài.

- Các sản phẩm cho vay khác,

1.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ gia đình, cá nhân

- Tín dụng Ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn

nhât hiện nay trong việc cung ứng vôn cho hộ gia đình, cá nhân.

- Hoạt động tín dụng thúc đây quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá

phát triển Tài trợ cho các cá nhân hạn chế về vốn có vốn để đầu tư phát triển

sản xuất, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các ngành nghề trong nền kinh tế,

rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trong xã hội Tạo cho

xã hội một nền kinh tế phát triển bình dang Từ đó nâng cao được tri thức vềkinh tế cho hầu hết tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện dé khắc phục các vấn đề

xã hội phức tạp.

Trang 22

- Tín dụng Ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của

hộ gia đình, cá nhân Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, hộ gia đình, cá nhân

phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, phải đảm bảo hoàn trả các gốc và lãi đúnghạn Do đó hộ gia đình, cá nhân muốn có vốn vay phải có phương án sản xuất

khả thi Bên cạnh đó, trong quá trình cho vay, Ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, buộc hộ gia đình, cá nhân phải sử dụng von

đúng mục đích và có hiệu quả

- Hoạt động tín dụng Ngân hang còn góp phan thúc day nhanh tốc độ

thanh toán Ngân hàng, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đây lùi lạm phát,

làm tăng thêm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia trong điều tiết lượng

tiền cung ứng của Ngân hàng Nhà nước, giảm bớt những chi phí lưu thôngnhư : chi phí in tiền, chi phí lưu chuyền tiền,

- Tín dụng ngân hàng còn tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sông,đáp ứng nhu cau sinh hoạt đời sông trong bối cảnh xã hội ngày một phát triển

phải không ngừng mở rộng và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ củamình đáp ứng mong mỏi của khách hàng nhằm phát triển doanh nghiệp bền

vững.

Trang 23

Khi nói đến mở rộng, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến làm thé nào dé tăngquy mô, số lượng tức là nói đến sự phát triển, tăng trưởng theo chiều rộng Vìvậy, có thé hiểu mở rộng tin dụng là sự đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăngcủa khách hàng về sản phẩm, về số lượng khách hàng, về quy mô tín dụng.

b Nguyên tắc mở rộng

Đặc thù của hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói

riêng là hàm chứa rất nhiều rủi ro vì mọi rủi ro của khách hàng đều liên đớihoặc trực tiếp ảnh hưởng đến Ngân hàng Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt

động tín dụng của mình các Ngân hàng thường tiễn hành phân loại và lựachọn khách hàng, tức là lựa chọn cho mình những khách hàng tốt nhất, những

khách hàng có thé đảm bảo tính an toàn, tinh sinh lời của Ngân hàng Sự lựachọn này dựa trên một số nguyên tắc tín dụng, các nguyên tắc tín dụng nàyđược cụ thể hoá trong các quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàngthương mại bao gồm:

- Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xácđịnh Với nguyên tắc này Ngân hàng có thể kế hoạch hoá được các dòng tiền

ra - vào dé đáp ứng nhu cau thanh khoản Các khoản tin dụng của Ngân hàngchủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản

Ngân hàng đi vay mượn và Ngân hàng phải trả gốc và lãi theo đúng cam kết

Do vậy Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng thực hiện đúng cam kết này Đây

là điều kiện dé Ngân hang phát triển

- Khách hàng phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích đã thoả thuận

với Ngân hàng, đó là những thoả thuận không trái với quy định của pháp luật

và các quy định khác của Ngân hàng cấp trên Luật pháp quy định phạm vi

hoạt động của Ngân hàng và Ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi được

khống chế Thực hiện nguyên tắc này Ngân hàng quản lý xem các khách hàng

Trang 24

của minh có sử dung vốn đúng với dự án đã được Ngân hàng thâm định là

hiệu quả, và các hoạt động của khách hàng không được di ngược lại với các

quy định của pháp luật Điều này giúp Ngân hàng quản lý được nguồn vốncủa mình Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo Ngân

hàng không tài trợ cho các hoạt động luật pháp và việc tài trợ đó phù hợp với cương lĩnh hoạt động của Ngân hàng.

- Ngân hàng mở rộng tín dụng trên cơ sở phát triển khách hàng nhưnghạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

c Điều kiện đảm bảo

An toàn vốn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng là điều kiện tiênquyết hàng đầu trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, do đó khiphát trién mở rộng các sản phẩm tin dụng đặc biệt là sản phẩm tin dụng bán lẻthì điều kiện này cũng cần quan tâm

Ngân hàng chỉ xem xét cho vay khi khách hàng có đủ điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Có mục đích sử dụng vốn vay đúng mục đích hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, cụ thé:đối với các khách hàng vay vốn kinh doanh thì kinh doanh có hiệu quả, có lãi,trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợtrong thời gian vay vốn Đối với khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu tiêudùng, đời sống thì phải có nguồn thu nhập 6n định dé trả nợ Ngân hàng

- Có vốn tự có tham gia vào dự án, có dự án đầu tư, phương án sản xuấtkinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương ánphục vụ đời sống khả thi

Trang 25

- Thực hiện các quy định về đảm bao tiền vay theo quy định của từngloại sản phẩm tín dụng của Ngân hàng No & PTNT Việt Nam.

Mục tiêu của Ngân hàng trước hết là đảm bảo an toàn về vốn sau đó là

khả năng sinh lợi và chiến lược thị trường lâu dài Ngân hàng không thể mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng nếu như khách hàng

không thé có khả năng trả nợ Khả năng trả nợ của khách hàng được dựa trên

tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng là chủ yếu Tuy nhiên tình hình

sản xuất kinh doanh tốt, tài chính lành mạnh chưa đủ đảm bảo cho Ngân hàng

có thé thu hồi các khoản nợ mà khách hàng phải có phương án trả nợ và

chứng minh được khả năng trả nợ Khả năng trả nợ là một trong những điều

kiện quyết định để Ngân hàng cho vay mà khách hàng phải đáp ứng

1.3.2 Tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay hộ gia đình cá nhân

Không thể chỉ dựa vào tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay, dư nợcho vay, số lượng khách hàng để có thể đánh giá được mức độ mở rộng tín

dụng hộ gia đình, cá nhân của một ngân hàng, mà bên cạnh đó cần đặt vấn đề

mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân vào hoàn cảnh kinh tế để đưa ra kết

luận chính xác Vì vậy, để đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng của một ngânhàng, cần xét đến cả yêu tố định tính và định lượng

1.3.2.1 Chỉ tiêu định lượng

a Mở rộng theo sản phẩm tín dụng

a1 Phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Vì nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và khắt khe hơn nên các

ngân hàng cũng phải không ngừng cải tiến, phát triển sản phẩm của mình

cũng như không ngừng tăng cường khả năng cung cấp cho khách hàng những

HC VIÊN NGÂN HANG TRUNG TÂM THONG TIN - THU VIEN

THU VIEN

Số Ae Ah Bao

Trang 26

dịch vụ tốt nhất, đặc biệt là xu hướng liên kết những sản phẩm thành những

“øói hang” đa dạng và tiện lợi.

Từ những năm 1990, hệ thống ngân hàng hiện đại của các nước có nềnkinh tế thị trường phát triển đã hoạt động với các dịch vụ ngân hàng đa năng,đáp ứng nhu cau đòi hỏi của nền kinh tế thị trường Có những ngân hang lớnvới hàng trăm sản phẩm bán lẻ khác nhau Vậy xu thế tất yếu về đa dạng hóasản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thương mại là phù hợp với tiến trình pháttriển kinh tế xã hội từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu Mặc khác,bản thân các ngân hàng thương mại với mục tiêu kinh doanh xuyên suốt là thuđược nhiều lợi nhuận thì lẽ đương nhiên là phải phát triển mở rộng các sảnphẩm, tiện ích dé vừa có thu nhập, vừa tránh rủi ro trong kinh doanh

a2 Mở rộng tín dụng kết hợp linh hoạt giữa thời gian cho vay, phươngthức hoàn trả, mức độ đảm bảo theo đặc trưng của từng sản phẩm tín dụng

Song song với việc mở rộng, phát triển sản phẩm ngày càng đa dang,các ngân hàng cũng phải không ngừng tăng thêm tính tiện ích cho sản phẩmcũng như đảm bảo tính an toàn của chúng Sản phẩm tín dụng mang nhiềutính năng phù hợp với mong muốn của từng khách hàng Ngoài ra, tính antoàn trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng, bảo mật các thông tin kháchhàng, an toàn trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng cần quan tâm.Việc nâng cao tiện ích các sản phẩm tín dụng bằng cách kết hợp linh hoạt cácphương thức, thời hạn cho Vay, phương thức hoàn trả gốc lãi và mức độ đảmbảo tài sản theo từng sản phẩm và từng nhóm đối tượng khách hàng đặc trưng

riêng biệt.

a3 Mở rộng tín dụng qua việc thực hiện chính sách lãi suất cạnh tranh

và nâng cao chất lượng dịch vụ

Trang 27

Ngoài việc cạnh tranh bằng lãi suất, ngày nay các ngân hàng còn coitrọng cạnh tranh tranh qua chất lượng dịch vụ Ngân hàng nào nâng cao đượcchất lượng dịch vụ, tăng tiện ích cho sản phẩm thì càng khăng định được uy

tín của mình.

b Mở rộng tín dung theo đối tượng khách hang

b1 Mở rộng tín dụng qua đối tượng khách hàng tư nhân, cá thé, hộ giađình vay vốn san có tại Chi nhánh

Thu thập danh sách các khách hàng sẵn có tại Chi nhánh, đánh giá

khách hàng để xác định nhóm khách hàng mục tiêu và chính sách khách hàngđối với từng nhóm khách hàng

b2 Mở rộng qua các khách hàng sử dụng dịch vụ, thanh toán tại Chi

nhánh bằng cách bán chéo sản phẩm

Tổng số lượng khách hàng giao dịch tại Ngân hàng cho tất cả các mặtnghiệp vụ như gửi tiền, thanh toán, vay vốn là rất lớn nhưng trong đó sốlượng khách hàng vay vốn chỉ chiếm một phần Có thể khách hàng này hoạtđộng thanh toán tại Ngân hàng này nhưng lại vay vốn Ngân hàng khác hoặc

có thể khách hàng này hiện đang gửi tiền, thanh toán nhưng có lúc kháchhàng này lại có nhu cầu vay vốn cho mục đích kinh doanh hoặc phục vụ nhucầu tiêu dùng, Do đó, kênh mở rộng tín dụng qua các khách hàng sử dụngdịch vụ, thanh toán tại Chị nhánh bằng cách bán chéo sản phẩm là rất hiệuquả và thiết thực

b3 Mở rộng tín dụng đến khách hàng chưa có giao dịch tại Chi nhánhM6 rộng tin dụng qua các đôi tượng khách hàng này là rất lớn và đây làđối tượng khách hàng rất tiềm năng và phong phú, đa dạng Do đó, các Ngân

Trang 28

hàng phải xây dựng các chương trình, chính sách quảng bá, tiếp thị các kháchhang này dé phát triển mảng tín dụng và hoạt động dịch vụ khác đi kèm.

c Mở rộng tín dụng theo địa bàn hoạt động qua mạng lưới và các kênh

phân phối

Trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, việc mở rộng hoạt động Ngân

hàng bán lẻ nói chung và trong đó có hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân

thì ngoài việc phụ thuộc vào sản phẩm, quy trình nghiệp vụ, các cơ chế chínhsách được xem xét phải đầy đủ, đồng bộ thì mạng lưới và kênh phân phối rất

quan trọng, xây dựng chính sách marketing phù hợp với từng phân đoạn khách hàng và mở rộng qua các kênh sau:

- Phát triển mạng lưới kênh phân phối truyền thống: tại Chi nhánh,

phòng giao dịch,

- Phát triển kênh phân phối điện tử ( E-banking), phát triển mô hình

ngân hàng tự phục vụ.

d Tỷ lệ nợ xấu đối với hộ gia đình, cá nhân

Quá trình mở rộng quy mô phạm vi kinh doanh cũng đồng thời là quá

trình mở rộng nguy cơ, rủi ro Đây là van đề có tính quy luật và hoạt độngkinh doanh ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật đó Mở rộng cho vaytheo chiều rộng tiềm ấn rất nhiều rủi ro khi ngân hang tăng cường lượng tíndụng cung cấp cho khách hàng của mình Chính vì vậy, mở rộng tín dụng theochiều sâu là các hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng,nhằm mở rộng cho vay một cách an toàn và hiệu quả

Trong phạm vi bài luận văn này, mở rộng cho vay theo chiều sâu với

hộ gia đình, cá nhân là ccas hoạt động của ngân hàng nham hạn chế tỷ lệ nợxấu trên tổng dư nợ tin dụng cung cấp cho hộ gia đình, cá nhân

Trang 29

1.3.2.2 Chỉ tiêu định tính.

a Chất lượng của hộ gia đình, cá nhân vay vốn tại ngân hàng

Mở rộng cho vay của ngân hàng được đánh giá là tích cực và có hiệu

quả nếu chất lượng của hộ gia đình, cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng có sự cải thiện qua thời gian Chất lượng của hộ gia đình, cá nhân được

đánh giá qua nhiều góc độ như chất lượng sản phẩm, trình độ quản lý, uy tín

và lòng tin đối với khách hàng.

b Năng lực quản lý của bản thân ngân hàng

Năng lực quản lý của ngân hàng được cải thiện là một minh chứng cho

việc mở rộng cho vay được diễn ra an toàn và hiệu quả Các Ngân hàng

thương mại với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền” có độ rủi ro cao và

mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản lý, đặc biệt là quản trị nội bộ lại càng

có ý nghĩa hơn, đặc biệt đối với một nước đang phát triên như Việt Nam, khi

Ngân hàng là nguôn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với hộ gia

đình, cá nhân Vì vậy, năng lực quản lý của ngân hang nói chung và quản tri rủi ro nói riêng, cần thực hiện tốt dựa trên một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc

chấp nhận rủi ro; nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép; nguyên tắc độc lập

quản lý các rủi ro riêng biệt; nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi roc ho phép

và khả năng tài chính; nguyên tắc hiệu quả kinh tế; nguyên tắc hợp lý về thời

gian và phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhântại Ngân hàng thương mại

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, việc cung cấp các sản phẩm

tín dụng hộ gia đình, cá nhân của ngân hàng thương mại chịu tác động của

nhiều nhân tố Mỗi nhân tố có một mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thuộc

Trang 30

vào môi trường kinh doanh của ngân hàng đó Nhìn chung, có thê chia thành

các nhóm nhân t6 cơ bản như sau :

1.3.3.1 Nhân tố khách quan

a Môi trường vĩ mô

al Môi trường kinh tế, pháp lý

Có thê thấy, môi trường kinh tế tác động đến các hoạt động ngân hàng

bán lẻ theo hai hướng: vào khách hàng và vào thị trường tài chính Ở một nền

kinh tế phát triển, cấu trúc và hoạt động của thị trường tài chính cũng thay đổivới sự tham gia của các tô chức tài chính phi ngân hàng như công ty bảohiểm, quỹ tín dụng, các công ty tài chính Như vậy, bản thân thị trường tài

chính tạo ra một áp lực cạnh tranh buộc các ngân hàng thương mại phải phát

triển hoạt động bán lẻ của mình Nền kinh tế càng phát triển thì sự vận động

của nó càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi hoạt động của ngân hàng cũng phải

phát triển theo với một danh mục sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa

Khách hàng trong hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân nên môi

trường kinh tế còn ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ thông qua việc ảnh hưởngđến thu nhập cá nhân, sức mua, khối lượng và phương thức thanh toán của cánhân Ví dụ, khi nền kinh tế tăng trưởng, người dân lạc quan hơn về thu nhập

trong tương lai của mình và họ có thé phát sinh các nhu cầu như vay vốn phục

vụ cho các nhu cầu tiêu dùng, các sản phẩm tín dụng hộ gia đình, cá nhân từ

đó cũng phát triển theo Nướng lại, khi nền kinh tế suy thoái, người dân cảm

thây mắt tin tưởng vào tương lai, thất nghiệp tăng thì họ hạn chế vay cho tiêudùng và ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân Như vậy,nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ nói chung trong đó có

hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân cũng thay đổi theo biến động kinh tế

Trang 31

Đây là nhân tô thuộc môi trường bên ngoài có tác động lớn nhất vàthường xuyên nhất tới hoạt động ngân hàng thương mại nói chung và tới ngânhàng bán lẻ nói riêng Nếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, không rõràng và thiếu tính đồng bộ, nhất quán thì sẽ gây khó khăn cho các hoạt độngcủa ngân hàng Ngược lại, một hệ thống pháp luật đầy đủ và hoàn chỉnh sẽ làmột hành lang pháp lý vững chắc cho các ngân hàng trong hoạt động của

mình Khi đó, luật pháp sẽ có tác dụng tích cực, trở thành động lực giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn.

a2 Môi trường xã hội

Các xu hướng xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều đến hệ thống tài chính nói

chung và hệ thống ngân hàng nói riêng của các nước đang phát triển, và đặcbiệt càng ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến các hoạt động ngân hàng bán lẻ.Chang han sự thay đổi trong phân bố dân cư sống ở thành thị tăng và vì thunhập tăng, nhiều người sẽ tách ra sống độc lập với gia đình hơn, những thayđổi này làm tăng nhu cầu về tín dụng dé xây nhà cửa và một vài loại hình dich

vụ tài chính khác.

a3 Môi trường văn hoá

Môi trường văn hóa là yếu tố quyết định đến tập quán sinh hoạt và thóiquen sử dụng tiền của người dân Người dân sẽ quyết định lựa chọn việc giữtiền ở nhà, gửi ngân hàng hay đầu cơ bất động sản, làm phát sinh các nhu

cầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ Môi trường văn hoá cũng tác động tích cực

đến việc phát sinh nhu cầu, đòi hỏi cao hơn trong cuộc sống, do đó cũng tácđộng đến sự phát triển hoạt động tín dụng hộ gia đình, cá nhân

b Nhân tố môi trường ngành

b1 Tiềm năng về mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân

Trang 32

Hiện nay nhu cầu về sử dụng các sản phẩm tín dụng trong dân cư rấtlớn nhưng một số Ngân hàng thương mại còn bỏ ngõ trong lĩnh vực này Đờisống nhu cầu ngày càng nâng cao, thói quen sinh hoạt ngày càng phát triểnhơn do đó việc phát triển, mở rộng các sản phẩm tín dụng hộ gia đình, cánhân đối với các Ngân hàng thương mại là rất phù hợp, tiềm năng về nhu cầutín dụng hộ gia đình, cá nhân là rất lớn Do đó, những Ngân hàng thương mại

nào đi trước, chú trọng trong công tác mở rộng các hoạt động tín dụng hộ gia

đình, cá nhân sẽ chiếm lĩnh được thị phần này lớn và qua việc phát triển hoạt

động tín dụng hộ gia đình, cá nhân này cũng gắn với với việc quảng bá

thương hiệu của Ngân hàng thương mại đó.

Môi trường chính trị, xã hội ôn định, kinh tế phát triển, dân số đông,đời sống ngày càng cải thiện, xu hướng tiêu dùng ngày càng phát triển cao đã

làm cho thị trường Ngân hàng bán lẻ Việt Nam được đánh giá là có rất nhiều

tiềm năng và cơ hội phát triển cho các Ngân hàng thương mại

Với sự phát triển của thị trường bán lẻ day tiềm năng, Ngân hàng No &

PTNT Việt Nam đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình, xây dựng chiến

lược bán lẻ cho toàn hệ thống giai đoạn 2009-2012 và các năm tiếp theo

b2 Đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, mở cửa thị trường, các Ngân

hàng thương mại Việt Nam sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ hai phía:

cạnh tranh lẫn nhau để tồn tai, cuộc cạnh tranh từ bên trong, đồng thời cònphải cạnh tranh khốc liệt và không ngang sức với cả những Ngân hàng thươngmại của nước phát triển cao hơn dé giành lấy thị trường ngày càng bị thu hẹp,

cuộc cạnh tranh với bên ngoài Do vậy, muốn tôn tai va phát triển các ngân

hàng phải tích cực, chủ động tim ra những giải pháp phù hợp nham nâng cao

năng lực cạnh tranh với các đôi thủ của mình về vôn, công nghệ, nguôn nhân

Trang 33

lực, sản phẩm Sử

Trong vài năm gân đây, các Ngân hàng thương mại đang tăng tốc cạnhtranh với việc tong hợp hàng loạt các phương thức khác nhau nhằm thu hút,lôi kéo khách hàng không chỉ bằng lãi suất, phí, khuyến mại, mở rộng mạnglưới mà còn cạnh tranh đầu tư cho công nghệ, hiện đại hóa giao dịch đếnchính sách marketing, thay đổi thái độ phục vụ khách hàng Như vậy, cạnhtranh là một xu hướng tất yếu và có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động bán

lẻ của các Ngân hàng.

Lĩnh vực bán lẻ từ lâu đã là mục tiêu nhắm tới của các Ngân hàngthương mại cỗ phan Thời kỳ khó khăn của hầu hết các Ngân hàng thươngmại cổ phần đã qua đi, giờ đây họ có những chiến lược rõ ràng và có những

bước di có bài bản Trước đây, các Ngan hàng thương mai Nhà nước giữ vi tri

độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh một số lĩnh vực chính nhưng hiện naymột số Ngân hàng thương mại cô phan đã bat dau lắn lướt như ACB chiếm tới26% thị phan phát hành thẻ tin dụng quốc tế với những sản phẩm da dang,EAB nam trong nhóm dẫn đầu về thị phần phát hành thẻ ghi nợ nội địa,Sacombank dẫn đầu về mảng tín dụng hộ gia đình, cá nhân,

Trong lĩnh vực tín dụng, trong khi các Ngân hàng thương mại Nhà

nước tập trung vào những dự án lớn thì các Ngân hàng thương mại cỗ phần

(STB, Techcombank, VIB, ACB, ) lại “lặng lẽ” hướng vào cho vay hộ gia

đình, cá nhân với vốn ít nhưng mức độ an toàn và mức sinh lợi cao

Đối, thủ cạnh tranh của Ngân hàng Ao li PTNT chí phành Hat Châu

hiện nay là các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.Hiện nay, tại Thành phố Da Nẵng có hơn 50 Ngân hàng cấp 1 lớn nhỏ khácnhau, thị trường tài chính ngày càng sôi động và cạnh tranh khốc liệt nhất, đặcbiệt mang tín dụng hộ gia đình, cá nhân các Ngân hàng thương mại cổ phanvới quy mô trung bình và nhỏ rất quan tâm phát triển mảng dịch vụ này để

Trang 34

chiếm lĩnh khách hàng và thị phần từng bước nâng cao vị thế và quảng bá

thương hiệu của mình.

1.3.3.2 Nhân tô chủ quan

a Định hướng về cơ cấu tín dụng hộ gia đình, cá nhân của Ngân hàng

No & PTNT Việt Nam trong những năm đến

Phù hợp với thực tiễn kinh doanh và thông lệ quốc tế, Ban Lãnh đạo

Ngân hàng No & PTNT Việt Nam xác định bán lẻ và mạng lưới sé giữ vai trò

quan trọng trong hoạt động của toàn ngành, góp phần đa dạng hoá hoạt độngcủa hệ thống về nguồn thu, về sản phẩm, kênh phân phối và khách hàng, làmtăng hiệu quả, an toàn và tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của ngân

hàng thương mại.

Ban Lãnh đạo sẽ tiếp tục chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn hệthống về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ đối với toàn ngành cũngnhư từng đơn vị, chi nhánh; xây dựng chiến lược về hoạt động kinh doanhbán lẻ, tiếp tục kiện toàn các van đề về tổ chức, cơ cấu hoạt động để hoạtđộng bán lẻ giữ vai trò tương xứng tại các đơn vị và chi nhánh trong hệ thống._ Đối với công tác tin dụng hộ gia đình, cá nhân, ngành đã xác định cầnphải mở rộng, phát triển có tính đột phá, nâng tỷ trọng tín dụng hộ gia đình,

cá nhân trong tong du no cua toan hé thong Năm 2011 tỷ lệ dư nợ tín dụng

hộ gia đình, cá nhân toàn hệ thống chiếm gan 47.8%/téng dư nợ ( tươngđương 211.964 tỷ đồng) Trong khi đó tỷ lệ dư nợ tín dụng hộ gia đình, cánhân của Ngân hàng No & PTNT chi nhánh Hải Châu đạt 7.35%/ tông dư nợ(tương đương 117.684 triệu đồng)

b Chính sách tín dụng hộ gia đình, cá nhân

Trang 35

Chính sách tín dung là một nhân tố rất quan trọng, quyết định đến suthành công hay thất bại của một ngân hàng thương mại.

Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng,

đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở phân tán rủi ro,

tuân thủ pháp luật, đường lối chính sách của Nhà nước và đảm bảo công bằng

xã hội Điều đó cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc xâydựng chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại có đúng đắn hay không,bất cứ ngân hàng thương mại nào muốn có chất lượng tín dụng tốt đều phải cóchính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng mình

Chính sách tín dụng của một Ngân hàng đối với khối khách hàng là hộgia đình, cá nhân là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyéchtrương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã được hoạchđịnh, hạn chế rủi ro và đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng đối với hoạtđộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân của Ngân hàng Đối với các Ngân hàng,việc đề ra một chính sách tín dụng riêng đối với khách hàng hộ gia đình, cánhân vừa linh hoạt, hợp lý vừa đảm bảo an toàn nhằm giúp cho Ngân hàngphát triển, mở rộng được hoạt động tín dụng, vừa quản lý hoạt động cho vay

này và hạn chê được rủi ro.

Chính sách tín dụng được xây dựng trên cơ sở chiến lược phát triểnchung của Ngân hàng kết hợp với các quy định quản lý ngành của các cơquan quản lý Nhà nước Vi vay, chính sách tín dụng chịu ảnh hưởng và chiphôi bởi các nhân tố như điều kiện kinh tế, qui định pháp lý, quy mô vốn, cơcấu tô chức Ngân hàng, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng,trình độ quản lý tín dụng và đặc biệt nó phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi

ro của từng Ngân hàng.

Trang 36

Chính sách tín dụng chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng Nó đặc trưng bởi 6 chính sách: chính sách khách hàng; chính sách qui

mô và giới hạn tín dung; lãi suất và phí suất tín dụng; thời hạn tín dụng và kìhạn nợ; các khoản đảm bảo; chính sách với các tài sản có vấn đề Một chính

sách tín dụng tốt sẽ thu hút được các đối tượng khách hàng, giúp ngân hàngkhai thác được tối đa tiềm năng của thị trường Mặt khác, một chính sách tíndụng sai lầm chính là sự nhìn nhận sai thị trường, định hướng sai, không thuhút được khách hàng, và thất bại của ngân hàng là không tránh khỏi

c Phát trién mạng lưới kênh phân phối

Mạng lưới của một ngân hàng đa năng bao gồm các chỉ nhánh trong và

ngoài nước, các công ty trực thuộc, các văn phòng đại diện ở các trung tâm tài

chính quốc tế, các đại lý Trước xu thế cạnh tranh trên thị trường ngày cànggay gắt, mạng lưới chi nhánh đóng vai trò hết sức quan trọng Hoạt động bán

lẻ là hoạt động mang dịch vụ đến tới từng cá nhân ở mọi địa phương, không

phân biệt nông thôn hay thành thị Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa,

người dân ngày càng có nhu cau đi lại, trao đổi và sử dụng dịch vụ tài chính ởkhắp mọi nơi Vì thế, một mạng lưới rộng khắp sẽ thu hút được nhiều hơnmọi đối tượng khách hàng, đánh giá sự phát triển về quy mô và khả năng

Trang 37

Hệ thong ngân hàng bán lẻ cũng với việc thiết lập những kênh giao

dịch da dang sẽ mang đến những kết quả không chỉ tạo uy tín trên thương

trường, tạo thêm những tiện ích cho khách hàng mà còn tạo thêm những khả

năng gắn bó khách hàng cũ, thu hút thêm khách hàng mới giúp cho ngân hàng

không ngừng giữ vững vị thế trên thị trường Đối với khách hàng, việc ngân

hàng đa dạng hóa những kênh giao dịch đã giúp được việc tiết kiệm nhiều thời gian và công sức Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn so với trước đây khi ngân hàng chỉ có những kênh giao dịch truyền thống Kết quả tất yếu là gia

tăng lượng khách hàng, tăng doanh số hoạt động và cuối cùng là mang lại

nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng

d Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng bao gồm tập hợp những bước tiến hành, những nội

dung cơ bản, những kỹ thuật nghiệp vụ phải thực hiện trong quá trình cho

vay, bảo lãnh nhằm phục vụ việc ra quyết định tín dụng Nó được bắt đầu từkhi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra sau khi cho vay đến khi thu hồi

nợ Chất lượng tín dụng có đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiệntốt các qui định ở từng bước va sự phối hợp chặt chế, nhịp nhàng giữa cácbước trong quy trình tín dụng Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trongqui trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyền bìnhthường, theo đúng kế hoạch đã định, nhờ đó đảm bảo chất lượng tín dụng

Việc xây dựng được một quy trình tin dụng khoa học, cụ thé chi tiết mà

không rườm rà, dễ thực hiện mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc của tín dụng, dễkiểm tra kiểm soát chính là một trong những điều kiện giúp ngân hàng quản

lý được khoản cho vay và mở rộng phát triển được khách hang quan hệ giaodịch tại Ngân hàng

e Công tác nghiên cứu phát triển các loại hình sản phẩm tín dụng

Trang 38

Dé đáp ứng nhu cầu đòi hỏi da dạng của mỗi khách hàng, đặc biệt làkhách hàng hộ gia đình, cá nhân, số lượng khách hàng rất lớn, mong muốn và

ý thích càng phong phú Cùng với xu thé phát triển của thời đại và thị trườngtài chính, để mở rộng và phát triển được nhóm đối tượng khách hàng tiềmnăng này, các Ngân hàng luôn luôn thu thập thông tin, nắm bắt nhu cau củakhách hàng để đưa ra các bộ sản phẩm tín dụng đặc thù riêng biệt để chiếmlĩnh thị phần khách hàng tiềm năng nay để tạo ra cú hích cho Ngân hàng trong

hoạt động mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân

f Tăng cường nguôn von cho vay

Với vai trò là trung gian tài chính, hệ thống ngân hàng hoạt động trênnguyên tắc “đi vay dé cho vay” Mở rộng tín dụng trên cơ sở có nguồn vonđảm bảo và hợp lý Do vậy để mở rộng tín dụng, trước tiên phải huy độngđược nguồn vốn Nguồn vốn tăng trưởng qua các năm cũng thé hiện sự tăngtrưởng và phát triển của một ngân hàng thương mại trong quá trình cạnhtranh, là cơ sở nền tảng vững chắc cho mở rộng tín dụng

ø Tăng cường công tác truyền thông và chăm sóc khách hàng

Do đối tượng phục vụ của các dịch vụ Ngân hàng bán lẽ đa phần là các

cá nhân nên công tác marketing, quảng bá các sản phâm dịch vụ đóng vai tròcực kỳ quan trọng Theo khuyến cáo của các ngân hàng trên thế giới, hoạtđộng marketing đóng góp tới 20% vào tổng lợi nhuận ngân hàng bán lẻ Vì

vậy, ngân hàng cần chú rong điên việc marketing bán lẻ dé phát triển dịch vu

bán lẻ của mình.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của hoạt động bán lẻ là thu hút một khói lượng

khách hàng lớn thuộc mọi tầng lớp dân cư, với đặc điểm nỗi bật chính là tínhkém trung thành với một ngân hàng nhất định Vì vậy, làm thế nào để giữ

chân khách hàng ở lại với mình, tiêp tục sử dụng các sản phâm dịch vụ của

Trang 39

một ngân hang và phát triển mở rộng sử dụng các sản phẩm khác qua việc bánchéo sản phẩm là rất cần thiết, đòi hỏi phải có một chính sách khách hàng hợp

lý Đó là, công tác chăm sóc khách hàng cần phải đặt ra Cần phải thu thập

các thông tin phản hồi từ khách hàng, đánh giá kịp thời các thông tin ngượcchiều Các ý kiến của khách hàng cần phải được tôn trọng thể hiện qua thưcảm ơn, các chính sách khuyến khích vật chất và đặc biệt là đáp ứng nhu cầukhách hàng một cáh nhanh chóng nhất Ngày nay, nhiều ngân hàng đã chuyền

vũ khí cạnh tranh từ giá sang cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ và điều này

đã dẫn đến thành công của nhiều Ngân hàng thương mại hiện nay

Cùng với việc chăm sóc khách hàng, công tác quản trị khách hàng cũng

cần được xem trọng Cân thực hiện việc phân loại khách hàng thông qua cáctiêu chí phù hợp nhằm xây dựng một nền khách hàng én định, bền vững, từ đó

có những chính sách cụ thé đến từng đối tượng khách hàng Các thông tin vềkhách hàng cần phải được lưu trữ để tiện tra cứu phục vụ kịp thời, chính xác

cho mục đích quản lý của Ngân hàng.

h Trình độ chất lượng nguồn nhân lực

Trong thời đại mà nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành, tri thứcđang dan trở thành một nguồn lực quan trọng trong các nền kinh tế thì chấtlượng nguồn nhân lực ngày càng trở nên quan trong, trở thành nhân t6 tăngcường hay hạn chế năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của từngdoanh nghiệp Đối với Ngân hàng thương mại cũng vậy, chất lượng nguồnnhân lực hiện nay đang là một nhân tố tạo nên sự khác biệt, đóng vai trò quan

trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng.

Vì các sản phẩm của ngân hàng là sản phẩm mang tính dịch vụ, phảiqua sự phục vụ của nhân viên ngân hàng mới đến được người sử dụng nênnhân tố con người đóng một vai trò rất quan trọng Họ là người quyết định

Trang 40

chất lượng dịch vụ bán lẻ và vì vậy quyết định sự thành bại đối với một sản

phẩm dịch vụ nào đó

Chất lượng cán bộ thể hiện ở tác phong làm việc, trình độ nghiệp vụ,khả năng giao tiếp và ứng xử, trình độ ngoại ngữ, vi tính, kinh nghiệm côngtác, khả năng tiếp thu và làm chủ những công nghệ mới Bộ máy nhân viên

một mặt tạo nên hình ảnh của ngân hàng, một mặt là cầu nối những công nghệmới với hoạt động ngân hang Vì vậy, dé thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của

mình, ngân hang can coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyểndụng, đào tạo, bố trí sử dụng và có chế độ đãi ngộ hợp lý

Kết luận chương 1

Chương 1 đã đưa ra một số cơ sở lý luận về hoạt động cho vay nói chung,

hoạt động cho vay hộ gia đình, cá nhân nói riêng và hoạt động mở rộng cho

vay hộ gia đình, cá nhân Từ nền tảng chương 1, chương 2 sẽ phân tích thực

trạng mở rộng cho vay hộ gia đình, cá nhân tại Ngân hàng No & PTNT Hải

Châu dé làm rõ những mặt đạt được và hạn chế của chi nhánh trong lĩnh vực

hoạt động này.

Ngày đăng: 09/01/2025, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 : Tình hình nhân sự qua các năm 2009-2011 - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.1 Tình hình nhân sự qua các năm 2009-2011 (Trang 45)
Bảng 2.2 : Cơ cau vốn huy động của Chi nhánh - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.2 Cơ cau vốn huy động của Chi nhánh (Trang 48)
Bảng 2.3 : Dư nợ chia theo khu vực kinh tế - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.3 Dư nợ chia theo khu vực kinh tế (Trang 50)
Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.4 Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng (Trang 51)
Hình 2.4: Nợ xấu tại Chi nhánh năm 2009-2011 - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Hình 2.4 Nợ xấu tại Chi nhánh năm 2009-2011 (Trang 52)
Bảng 2.7 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 — 2011 - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 — 2011 (Trang 55)
Bảng 2.8 : Dư nợ theo sản phẩm tín dụng - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 2.8 Dư nợ theo sản phẩm tín dụng (Trang 57)
Bảng 3.1 : Phân đoạn khách hàng bán lẻ - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 3.1 Phân đoạn khách hàng bán lẻ (Trang 76)
Hình thức sở hữu nhà ở Tính chât công việc hiện tại Thời gian làm công việc hiện tại Thâm niên công tác - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Hình th ức sở hữu nhà ở Tính chât công việc hiện tại Thời gian làm công việc hiện tại Thâm niên công tác (Trang 88)
Bảng 3.3 : Chi tiêu cham điểm tín dụng khách hang cá nhân - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 3.3 Chi tiêu cham điểm tín dụng khách hang cá nhân (Trang 89)
Bảng 3.4 : Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 3.4 Chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân (Trang 91)
Bảng 3.6 : Đánh giá cho vay/ không cho vay đối với khách hàng - Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Châu
Bảng 3.6 Đánh giá cho vay/ không cho vay đối với khách hàng (Trang 92)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w