Trong đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân Chi nhánh Là một chi nhánh cấp một của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, được thành lập từ những năm 1996, n
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỐ: U / ả Ũ M , 1.
Hà N ộ i-2013
Trang 2liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Tác gia
Phan Thu Thùy
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỘT SỚ VẦN ĐỀ c ơ BẢN VÈ PHÁT TRIỀN TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về tín dụng của ngân hàng thương mại 3
1.2 Phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại 15
1.2.3 Các tiêu chí đánh giả sự phát triển tín dụng của ngân hàng
thương mại
1.2.4 Các nhân tổ tác động đến sự phát triển tín dụng của ngân hàng
thương mại
CHƯƠNG 2: T H ựC TRẠNG PHÁT TRIỀN TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH THANH XUÂN
2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân
2.1.3 Tinh hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, giai đoạn
2010-2012
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân Đội -
Chi nhánh Thanh Xuân
2.3 Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP
Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân
Trang 43.1 Phưong hướng và mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân
3.1.1 Định hướng phát triển của Chi nhảnh trong giai đoạn 2013 - 2015.
3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng của Chỉ nhánh trong giai đoạn
2013 - 2015
3.2 Giải pháp phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội -
Chi nhánh Thanh Xuân
3.2.1 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh và tổ chức thực hiện một cách
3.2.5 Nâng cao chất lượng nhân sự và chất lượng quản trị nhân sự
3.2.6 Chủ trọng công tác Marketing hướng tới Khách hàng
3.2.7 Nâng cao chất lượng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng trong nội
bộ Chi nhảnh
3.2.8 Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng
3.2.9 Tiến hành các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ quá
trình phát triên tín dụng
3.3 Một số điều kiện thực hiện
3.3.1 Đổi với Nhà nước
3.3.2 Đổi với Ngân hàng nhà nước
3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội
113
114
116 118
Trang 6Bảng 2.1 Bảng tổng kết tài sản nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội -
Bảng 2.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi
Bảng 2.3 Kểt quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân
Bảng 2.4 Địa điểm giao dịch của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi
Bảng 2.5 Đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi
Bảng 2.6 Tình hình dư nợ cho vay và doanh số cho vay tại Ngân hàng
Bảng 2.7 Sổ lượng Khách hàng quan hệ tín dụng tại Ngân hàng
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng vốn vào hoạt động cho vay tại Ngân hàng
Bảng 2.9 Phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh
Bảng 2.10 Tình hình thu nợ tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi
Bảng 2.11 Cơ cấu dư nợ theo thời gian tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Bảng 2.12
Cơ cấu dư nợ theo lĩnh vực đối với Khách hàn doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2009 - 2011
65
Bảng 2.13
Thu nhập và Lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2009-2011
69
Bảng 2.14 Lợi ích mang lại từ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Trang 7DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm Khách hàng tại Ngân hàng
TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2009 - 2011
49
Biểu 2.2 Doạnh số cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi
nhánh Thanh Xuân năm 2009 - 2011
52
Biểu 2.3
Số lượng Khách hàng doanh nghiệp mới và chấm dứt quan
hệ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2009 - 2011
56
Thanh Xuân trên địa bàn quản lý năm 2009 - 2011
57
Biểu 2.5 Cơ cấu dư nợ theo tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân năm 2009 - 2011
67
Biểu 2.6
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Biểu 2.7 Tỷ suất lợi nhuận/dư nợ bình quân tại Ngân hàng TMCP
Trang 8M Ở Đ Ầ U
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, “cơ thể” kinh tế chỉ có thể “khỏe mạnh” khi các mạch máu ấy được vận hành một cách hiệu quả, các dòng “vốn” được luân chuyển một cách nhịp nhàng đi nuôi từng “tế bào” trong nó.
Tín dụng là một trong những kênh quan trọng nhất, là mạch máu xuyên suốt,
có sức sống và sức lan tỏa mạnh mẽ đến từng tế bào, từng bộ phận của nền kinh tế Đồng thời nó được coi là bộ phận cốt lõi nuôi dưỡng chính bản thân ngân hàng.
Phát triển tín dụng ngân hàng trong giai đoạn đổi mới nhằm cung ứng nguốn vốn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, góp phần vào sự phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo tiền
đề phát triển cho chính bản thân ngân hàng là nhiệm vụ trọng tâm, là mục tiêu của hầu hết các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế quốc dân Trong đó có Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân (Chi nhánh)
Là một chi nhánh cấp một của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, được thành lập từ những năm 1996, nhận thức được rõ vai trò của tín dụng và phát triển tín dụng đối với sự phát triển nói chung của nền kinh tế và sự tác động mạnh
mẽ của nó đến sự thành - bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Chi nhánh Thanh Xuân đã luôn xác định phát triển tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong từng giai đoạn phát triển của mình Tuy nhiên, do những trở ngại từ điều kiện khách quan và những hạn chế trong bản thân ngân hàng mà kết quả thu được không được như mong đợi.
Việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển tín dụng là vấn đề quan tâm, trăn trở của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh, tuy nhiên, chưa từng được thực hiện dưới góc độ một đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận liên quan, từ đó đưa ra các phân tích sâu sắc về thực tiễn,
và tìm ra các giải pháp toàn diện, có tính khả thi cao trên cơ sở nhìn nhận rõ nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém Với tư cách là Chuyên viên thẩm định, gắn bó với Chi nhánh trong thời gian tương đối dài và là một “mắt xích” trong hoạt động tín
Trang 9dụng, hiểu sâu sắc về những vấn đề tồn tại trong nội bộ Chi nhánh, với tinh thần xây dựng vì mục tiêu phát triển chung, tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tại “Giải pháp phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Thanh Xuân”
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm góp phần làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến tín dụng ngân hàng, phát triển tín dụng và các nhân tố tác động đến sự tăng trưởng và phát triển tín dụng của ngân hàng thưong mại Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Thanh Xuân, chỉ ra những mặt tích cực đồng thời cũng nêu lên được các hạn chế, yếu kém, đi sâu phân tích nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phát trien tín dụng tại Chi nhánh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Thực trạng phát triển tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân trong giai đoạn từ năm 2010-2012.
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp điều tra - thống kê - phân tích - tổng họp trên cơ sở đó kết hợp với việc đưa ra các số liệu thực tế để luận giải các vấn đề.
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thanh Xuân.
Chương 3: Giải pháp phát triển tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Thanh Xuân
Trang 10-CHƯƠNG 1 MỘT SÓ VẤN ĐÈ C ơ BẢN VÈ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỒNG QUAN VÈ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 K h á i niệm về tín d ụ n g củ a n g â n h àn g th ư ơ n g m ạ i
1.1.1.1 Định nghĩa tín dụng của ngân hàng thưong mại
Tín dụng là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế Đặc biệt, trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng được nhắc đến như là một giao dịch phổ biến, có mối liên quan chặt chẽ tới nhiều chủ thể trong nền kinh tế Tuy nhiên, khó có thể đưa ra một định nghĩa thống nhất tuyệt đổi về tín dụng Tuỳ theo từng góc độ nghiên cứu khác nhau, có thể xác định những nội dung khác nhau của thuật ngữ này
Trong quan hệ tài chính cụ thể có thể hiểu: Tín dụng là giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả phần tài sản đã mượn cộng thêm một phần lợi tức theo thời hạn đã thoả thuận [5]
Như vậy, trên thực tế, khái niệm tín dụng là một khái niệm bao trùm nhiều mối quan hệ của nhiều chủ thể trong nền kinh tể Đó có thể là mối quan hệ mua bán thương mại trả chậm giữa người bán và người mua khi người bán chuyên giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất định theo thoả thuận người mua phải trả tiền cho người bán Đó có thể là mối quan hệ ứng tiền trước trong các giao dịch kinh tế khi người mua thực hiện ứng một số tiền nhất định cho người bán và sau một thời gian nhất định theo quy định trong Họp đồng người bán phải bàn giao hàng hoá/dịch vụ cho người mua Trong hoạt động huy động vốn nhằm các mục đích của nhà nước, tín dụng có thể hoạt động vay vốn từ nhân dân của Chính phủ thông qua việc phát hành công trái sau một thời gian nhất định theo cam kêt khi phát hành sẽ hoàn trả số tiền nhất định đã thoả thuận, Tuy nhiên có thể nói giao dịch tín dụng phổ biến nhất, mang tính chủ đạo trong nền kinh tế hiện đại đó là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với các chủ thê trong nền kinh tế Mối quan hệ này được thể hiện dưới hai góc độ: Một mặt dưới tư
Trang 11cách là người đi vay, ngân hàng thực hiện huy động vốn nhàn rỗi từ các tầng lóp dân cư, các tổ chức kinh tể xã hội và các tổ chức tín dụng khác Mặt khác, trong tư cách của người cho vay, ngân hàng thực hiện cho vav lại đối với các chủ thê thiêu hụt vốn trong nền kinh tế Như vậy, về mặt bản chất tín dụng ngân hàng là mối quan
hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng với một bên là các chủ thế khác trong nên kinh tế, trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người cho vay vừa là người đi vay, hay nói cách khác, ngân hàng là một trung gian tài chính luân chuyển vốn từ nơi tạm thời thừa vốn sang nơi thiếu vốn Giá (lãi suất) của khoản vay do ngân hàng ấn định cho khách hàng gửi tiền/Khách hàng vay là mức lợi tức mà ngân hàng phải trả cho người gửi tiền và khách hàng phải trả cho ngân hàng trong suốt thời gian tồn tại của khoản vay.
Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của luận văn xem xét tín dụng như một chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng có thể được định nghĩa như sau:
Tín dụng của ngân hàng thương mại là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng thương mại và các định chế tài chính) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thế khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vav sử dụng trong một thời hạn nhát định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện von gốc và lãi cho bên di vay khi đến hạn thanh toán.
1 1 1 2 Đ ặ c t r ư n g v à b ả n c h ấ t c ủ a t í n d ụ n g n g â n h à n g t h ư ơ n g m ạ i [5], [ 1 1 ]
Bản chất của tín dụng ngân hàng thương mại là một giao dịch về tài sản trên
cơ sở hoàn trả cả vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định, giao dịch chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình bắng hai bên cùng có lợi Giao dịch này có các đặc trưng cơ bản như sau:
T à i sả n g ia o d ịch tr o n g q u a n h ệ tín d ụ n g c ủ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i b a o
g ồ m h a i h ìn h th ứ c là c h o v a y (b ằ n g tiền ) v à c h o th u ê (b ấ t đ ộ n g sả n , đ ộ n g sả n )
Trong những năm 1960 trở về trước hoạt động tín dụng ngân hàng chỉ có cho vay bàng tiền, xuất phát từ tính đặc thù đó mà nhiều lúc thuật ngữ tín dụng và cho vay
Trang 12đuợc coi là đồng nghĩa với nhau Từ năm 1970 trở lại đây, dịch vụ cho thuê vận hành và cho thuê tài chính đã đuợc các ngân hàng và các định chế tài chính khác cun cáp cho Khách hàng Đây là hình thức tín dụng bằng tài sản.
Q u a n h ệ tín d ụ n g c ủ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i đ u ợ c x á c lậ p trên c ơ s ở có
giao phó" hay "sự tín nhiệm" Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho Vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả Sự hứa hẹn biểu hiện "mức tín nhiệm" hay "lòng tin" của người cho vay vào người đi vay Yeu tố lòng tin tuy vô hình nhưng không thể thiểu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh.
Trong quan hệ tín dụng "lòng tin" được biểu hiện từ nhiều phía, không chỉ có lòng tin từ một phía ngân hàng đối với người đi vay Nếu ngân hàng không tin tưởng vào khả năng hoàn trả của người đi vay thì quan hệ tín dụng có thể không phát sinh và ngược lại, nếu người đi vay cảm nhận thấy ngân hàng không thể đáp ứng được yêu cầu về khối lượng tín dụng, về thời hạn cho vay, thì quan hệ tín dụng cũng có thể không phát sinh Tuy nhiên, trong quan hệ tín dụng lòng tin của ngân hàng đối với người đi vay quan trọng hơn nhiều bởi lẽ người ngân hàng là người giao phó tiền bạc hoặc tài sản của họ cho người khác sử dụng Trong thực tế hiện nay, nhiều cán bộ tín dụng khi xét duyệt khoản vay không dựa trên cơ sở đánh giá mức độ tín nhiệm về khách hàng mà lại chú trọng đến các đảm bảo, chính quan điểm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
mua bán thông thường khác (sau khi trả tiền người mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là "mua đứt bán đoạn"), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng vốn vay chứ không trao đổi quyền sở hữu vốn vay Đây là đặc trưng thuộc vê bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng và phạm trù kinh tế khác Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay như đã thoả thuận.
Trang 13T ro n g q u a n h ệ tín d ụ n g c ủ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i tiề n v a y đ ư ợ c c ấ p trên
bản của hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng Tính chất của quan hệ tín dụng sẽ bị phá vỡ khi tính hoàn trả không đuợc thực hiện đầy đủ Trên hết, cam hết hoàn trả trong hoạt động tín dụng là cam kết hoàn trả vô điều kiện, về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ tín dụng như họp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, thực chất là một lênh phiếu trong đó bên đi vay bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán.
người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Điều này thể hiện bản chất của các ngân hàng thương mại là các đơn vị kinh doanh vì mục đích lợi nhuận Đe thực hiện đuợc nguyên tắc này phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát, hay nói cách khác phải xác định lãi suất danh nghĩa lớn hơn lãi suất thực dương.
T ro n g q u a n h ệ tín d ụ n g c ủ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i, vố n v a y p h ả i c ó g iá
diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, vì thế mọi dự đoán về rủi ro của ngân hàng chỉ mang tính tương đối Trong môi trường kinh doanh như vậy, bảo đảm tín dụng đuợc coi là một tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhằm bổ sung những mặt hạn chế của nhà quản trị tín dụng cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi của môi trường kinh doanh Các giá trị tương đương làm bảo đảm có thể là: vật tư hàng hoá trong kho, tài sản cố định của doanh nghiệp, số dư trên tài khoản tiền gửi, các khoản phải thu hoặc có thể là cam kết bảo lãnh của một cơ quan khác, thậm chí có thế là chính uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và trong mối quan hệ quá khứ của ngân hàng Giá trị đảm bảo là cơ sở cho khả năng trả nợ của khách hàng, cơ sở để hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng và là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất trong các điều kiện khác nhau.
V iệc th ự c h iệ n c ấ p tín d ụ n g c ủ a n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i đ ư ợ c th ự c h iện
dụng đúng mục đích không những là nguyên tắc mà còn lại phương châm hoạt động
Trang 14của tín dụng Quan hệ tín dụng phản ánh nhu cầu về vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp Việc thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng là cơ sở để doanh nghiệp tính toán các yếu tố hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời
nó là một trong những yếu tố đảm bảo khả năng thu nợ của ngân hàng Đe thực hiện nguyên tắc này, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã cam kết trong họp đồng, bởi vì mục đích đó đã được ngân hàng thẩm định Nếu phát hiện khách hàng vi phạm ngân hàng được quyền thu hồi nợ trước hạn, trường họp khách hàng không có tiền thì chuyển nợ quá hạn.
Mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo nếu được thực hiện với đầy đủ các đặc trưng trên, nghĩa là người đi vay hoàn trả được đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn.
1 1 2 C á c h ìn h th ứ c tín d ụ n g c ủ a n g â n h à n g th ư ơ n g m ạ i
Việc nghiên cứu và phân loại các hình thức cấp tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập các quy trình cho vay thích họp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro Việc phân loại khoản vay có thể dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau.
C h o v a y t h e o H ạ n m ứ c t í n d ụ n g : Là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận duy trì một hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định với các điều kiện nhất định về tổng thể hạn mức, thời gian duy trì hạn mức, Trên cơ sở đó, ngân hàng và khách hàng thiết lập một hợp đồng tín dụng hạn mức và các hồ sơ kèm theo hạn mức tín dụng đó Việc quản lý và sử dụng hạn mức đuợc thực hiện theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng Từng lần giải ngân, trong trường họp khách hàng tuân thủ các điều kiện như đã thiết lập, ngân
Trang 15hàng thực hiện giải ngân cho khách hàng theo từng khế uớc nhận nợ, hạn chế các thủ tục vay vốn
Cho vay theo món: Là phương thức cho vay dựa trên nhu cầu vốn của từng
phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó xác định rõ mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ, trên cơ sở đó ngân hàng và khách hàng thiết lập một hợp đồng tín dụng và các hồ sơ kèm theo món vay đó
Cho vay ehiết khấu: Ngân hàng thực hiện chiết khấu, tạm chiết khấu các
thương phiếu chưa đến hạn thanh toán giúp khách hàng thu hồi vốn nhanh, ngân hàng hưởng lãi từ chênh lệch và hoa hồng phí giá thương phiếu được thanh toán, khi đến hạn Khi thương phiếu đến hạn trả, ngân hàng thu hồi nợ trực tiếp từ người mắc nợ ghi trên thương phiếu.
Bao thanh toán: Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán
hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong họp đồng được bao thanh toán.
Thấu chi trên khoản vãng lai: Ngân hàng cho phép khách hàng có thể rút
hoặc thanh toán quá số dư trên khoản vãng lai trong một giới hạn và thời hạn thống nhất đã thoả thuận trước.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ: Là hình thức
ngân hàng thực hiện phát hành thẻ tín dụng với một hạn mức nhất định Khách hàng
có thể sử dụng thẻ nêu trên để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở bán hàng có chấp nhận thanh toán thẻ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động trong phạm vi số tiền trong hạn mức Đây là sản phẩm tín dụng của công nghệ hiện đại, là hình thức cấp tín dụng ngày càng trở nên phổ biến vì có nhiều ưu điểm, nó mang lại tính tự chủ cao trong việc sử dụng tiền tín dụng nhằm mục đích tiêu dùng với thủ tục đơn giản.
b Tín d ụ n g tru n g d à i hạn
Tín dụng trung hạn là các khoản tín dụng có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng Các khoản tín dụng này chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố
Trang 16định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời'gi an thu hồi vốn nhanh Bên cạnh đầu tư vào tài sản cố định, tín dụng trung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập.
Tín dụng dài hạn là các khoản tín dụng có thời hạn trên 60 tháng Tín dụng dài hạn là các loại tín dụng được cấp để đáp ứng các nhu cầu đầu tư dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phưong tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.
Các hình thức cấp tín dụng chủ yếu đối với tín dụng trung dài hạn bao gồm:
Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho Khách hàng vay vốn nhằm thực
hiện các dự án đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống Dưới hình thức cấp tín dụng này, ngân hàng thực hiện thẩm định tổng thể theo dự án đầu tư của Khách hàng và ký họp đồng tín dụng tài trợ dự án trong đó quy định rõ tổng số tiền, đối tượng tài trợ, điều kiện và phưong thức giải ngân, việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án
Cho vay thuê mua (thường gọi là tín dụng thuê mua): Ngân hàng cam kết
mua tài sản theo yêu cầu của khách hàng thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản Bên thuê được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản và hưởng lợi từ tài sản đồng thời có nghĩa vụ trả tiền thuê trong suốt quá trình thuê Het thời hạn họp đồng tuỳ thoả thuận của hai bên mà tài sản có thể được cho thuê tiếp hoặc bán lại cho bên thuê
Mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc trả góp: Là hình thức cấp
tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng khi mua lại các phiếu bán hàng trả góp của bên bán cho bên mua.
Cho vay đồng tài trợ: Là hình thức một nhóm các tổ chức tín dụng cùng cho
vay đối với một dự án hoặc một phưong án vay vốn của khách hàng, trong đó có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp phối họp với các tổ chức tín dụng khác Cho vay họp vốn thường được áp dụng đối với các dự án có quy mô lớn mà một ngân hàng không có khả năng thu xếp vốn hoặc khó có khả năng kiểm soát.
Trang 17đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng
Mô hình cho vay trực tiếp như sau:
Các hình thức cho vay trực tiếp bao gồm: cho vay theo món, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay theo dự án đầu tư, thuê mua,
các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.
Mô hình cho vay gián tiếp được thực hiện như sau
Các ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các hình thức: Chiết khấu thương phiếu, bao thanh toán, mua các phiếu bán hàng tiêu dùng và máy móc trả góp.
1.1.3 Vai trò củ a tín d ụ n g ngân h à n g th ư ơ n g m ạ i
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế
Không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tể nói chung và đối với từng chủ thể trong nền kinh tế nói riêng; và có thể khẳng định rằng, trong nền kinh tế hiện đại, tín dụng ngân hàng ngày càng phát huy
Trang 18vai trò của nó trong việc thúc đẩy sự phát triển và duy trì tính ổn định của nền kinh
tế Điều đó đuợc thể hiện qua:
a Tín dụng của ngăn hàng thư ơng m ạ i là kênh căn đối cung - câu vôn cho nền kinh tế
Hoạt động tín dụng đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu về vốn, điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu vốn.
Điều đó xuất phát từ việc trons nền kinh tế, tại một thời điểm tất yếu sẽ phát sinh hai loại nhu cầu là người thừa vốn cho vay để hưởng lãi và người thiếu vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh Hai loại nhu cầu này ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhau về tính tạm thời và cả hai bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi Ngân hàng thương mại ra đời với vai trò là nơi hiêu biêt
rõ nhất về tình hình cân đổi giữa cung và cầu von trên thị trường.Và với hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại đã giải quyết được hiện tượng thừa vốn, thiếu vốn này bàng cách huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi để phân phối lại vốn trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh
b Tín d ụ n g củ a ngân h à n g th ư ơ n g m ạ i th ú c đẩy quả trình tích tụ và tập tru n g vốn ch o nền kinh tế, h ỗ tr ợ n gu ồ n vốn kinh doanh cho qu á trình đ ư ợ c diên
ra liên tụ c và g ó p p h ầ n đ ẩy nh an h qu á trình tá i sản x u ấ t m ở rộng, đầu tư p h á t triển kinh tế
Sự tồn tại khách quan của phạm trù tín dụng là tiền đề quan trọng cho sự vận động liên tục vốn của nền kinh tể quốc dân Tín dụng của ngân hàng thương mại đã động viên, tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi về một mối, thông qua hoạt động tín dụng các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi đó sẽ được ngân hàng khai thác và sử dụng triệt để nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tránh được tình trạng vốn chết, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Trong quá trình sản xuất và đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh, tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời là tình trạng diễn ra tương đối thường xuyên của các chủ thể kinh tế Tín dụng của ngân hàng thương mại đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất được liên tục, tập trung vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô ngày càng lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trang 19c Tín d ụ n g củ a ngân h à n g th ư ơ n g m ạ i có vai trò quan trọ n g tro n g tổ chứ c điều hành, lư u th ô n g tiền tệ và là m ộ t cô n g cụ điều tiết nền kỉnh tế v ĩ m ô
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng của mình, các ngân hàng
thương mại đă huy động và tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời đă rút ra khỏi
lưu thông một bộ phận tiền tệ không cần thiết (việc Ngân hàng Nhà nước phát hành
tiền tệ để tạo nguồn- vốn đầu tư phát triển sẽ làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu
thông gây mất cân đối trong quan hệ tiền - hàng dẫn đến lạm phát cho nền kinh tế),
mặt khác dựa vào quy luật lưu thông tiền tệ trong quá trình cân đối nguồn vốn tín
dụng với nhu cầu vay, Ngân hàng Nhà nước thực hiện pháp lệnh đưa tiền vào lưu
thông, do đó sự vận động của von tín dụng là trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả
kinh tể để tổ chức điều hoà lưu thông tiền tệ.
Hơn thế nữa quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng gắn liền với việc thanh
toán không dùng tiền mặt, góp phần giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông trôi nổi trên
thị trường mà không có sự quản lý của Nhà nước.
Cùng với chính sách tiền tệ, hoạt động của thị trường vốn, thị trường tiền tệ,
tín dụng của ngân hàng thương mại đã góp phần tích cực vào quá trình vận động của
nguồn vốn tránh hiện tượng thiếu vốn giả tạo của nền kinh tế Thêm vào đó, hoạt
động tín dụng ngân hàng góp phần đẩy lùi lạm phát, đặc biệt là góp phần vào tăng
trưởng của nền kinh tế quốc dân.
Tín dụng còn là một kênh quan trọng trong quá trình điều tiết nền kinh tế của
Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế nhất định Việc thông qua các biện
pháp quản lý và chính sách tạo cơ chế khuyến khích hay hạn chế cấp tín dụng của các
ngân hàng thương mại cho một hoặc một số lĩnh vực trong nền kinh tế sẽ tạo nên một
động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của lĩnh vực đó Điều đó có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các nền kinh tế kém phát triển hoặc tập trung
vốn cho các ngành kinh tế mũi nhọn, phù họp với đường lối phát triển kinh tế của đất
nước trong từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Như vậy tín dụng của ngân hàng thương mại được sử dụng như một công cụ
quản lý tích cực, có tác động to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Trang 20d Tín d ụ n g củ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i tạo đ iểu kiện p h á t triển kinh tế
đ ối n g o ạ i
Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh
tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã
nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước
trên thế giới.
Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tế
chính trị ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tể, có một lượng vốn lớn trong đó
vốn dự trữ ngoại tệ là rẩt quan trọng Tín dụng của ngân hàng thương mại trở thành
một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động
tín dụng quốc tế như các hình thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức cá
nhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cá nhân Sự phát triển ngày càng tăng
trong hoạt động ngoại thương và số thành viên tham dự hoạt động ngày càng lớn
làm cho nhu cầu về tài chính càng trở nên cần thiết Vì vậy việc tạo điều kiện thuận
lợi về tài chính là một công cụ cạnh tranh có hiệu quả bên cạnh các yếu tố cạnh
tranh khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thương mại đã vượt ra khỏi
phạm vi của một nước ra phạm vi của thế giới có tác dụng thúc đẩy nền sản xuất
mang tính quốc tế hoá, hình thành thị trường khu vực và thị trường thế giới, tạo ra
bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các nước với nhau
Các hình thức thanh toán cũng sẽ đa dạng hơn như thanh toán qua mạng SWIFT,
thanh toán LC mồi hình thức thanh toán đòi hỏi hình thức tín dụng phù họp và
đảm bảo cho nó an toàn và hiệu quả Chất lượng của hoạt động tín dụng ngoại
thương là cơ sở để tạo lòng tin cho bạn hàng trong thương mại, tạo điều kiện cho
quá trình lưu thông hàng hoá, thắng trong cạnh tranh về thanh toán sẽ dẫn tới thắng
lợi của mọi cạnh tranh khác trọng hoạt động ngoại thương.
I.I.3.2 Đối với tình hình chính trị xã hội
Tín dụng của ngân hàng thương mại không những có vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế mà cũng có vai trò to lớn mặt xă hội.
Trang 211 4
Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các doanh nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho ngườMao động, đó là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay ở nước ta Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chê được những tiêu cực xã hội Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn, hạn chế những luồng di dân vào thành phố Thực hiện được vấn đề này là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho người lao động, đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng nhích lại gần nhau, hạn chế bớt sự phân hóa bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị.
Ngoài ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, điển hình là chính sách xoá đói giảm nghèo, tín dụng của ngân hàng thương mại thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ mặt nông thôn, các hộ nghèo trở nên khá hơn, hộ khá trở nên giàu hơn, chính vì lẽ
đó các tệ nạn xă hội dần dần được xoá bỏ như rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan, nâng cao tmh độ dân trí, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động.
1.1.3.3 Đối với bản thân ngân hàng thương mại
Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản - gắn liền với sự hình thành của các ngân hàng thương mại và là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất của ngân hàng thể hiện qua một số đặc điểm sau:
Tín dụng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của phần lớn các ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng được coi là hoạt động chủ đạo, là xương sống cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng Đồng thời, có thể thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng là nguồn thu mang tính chất chủ đạo của các ngân hàng thương mại
Do đó, Sự phát triển của hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các ngân hàng thương mại.
Hoạt động tín dụng và sự phát triển của nó còn mang ý nghĩa quan trọng vì bản thân nó là nghiệp vụ chứa đựng nhiều rủi ro nhất Chịu sự chi phối mạnh mẽ của nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan, có mối liên quan sâu rộng tới nhiều đối tượng, nhiều thành phần của nền kinh tế, điều đó mang đến cho hoạt động tín dụng
Trang 22nhiều rủi ro Các rủi ro đó, đôi khi chỉ đơn thuần xuất phát từ một khách hàng hay một sự vụ không gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của ngân hàng, nhưng đôi khi nó
là rủi ro mang tính chất hệ thống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng Do đó, việc phát triển tín dụng trong đó có việc nâng cao chất lượng tín dụng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.
Như vậy, với đặc thù là một đơn vị trung gian tài chính hoạt động vì lợi nhuận, việc phát triển tín dụng vừa là cơ sở, vừa là mục tiêu của sự phát triển.
1.2 PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Đ ịn h n g h ĩa p h á t triển tín d ụ n g củ a ngân h à n g th ư ơ n g m ạ i
Phát triển là một khái niệm được đề cập đến trong nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, sự phát triển đã, đang và sẽ là mục tiêu của bất kỳ chủ thể, bất kỳ đối tượng nào tham gia trong nó.
Theo triết học Mác - Lê Nin "Phát triển là khái niệm chỉ sự vận động theo chiều hướng tiến lên, cái mới, cái tiến bộ ra đời thay thế cái cũ, cái lạc hậu", trong
đó nêu lên vấn đề nổi bật đó là: Phát triển không chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về lượng mà bao hàm cả sự nhảy vọt về chất Đồng thời chỉ ra:
Phát triển không ngoại trừ sự lặp lại thậm chí tạm thời đi xuống trong trường hợp cá biệt, cụ thể nhưng xu hướng chung là đi lên và tiến bộ.
Phát triển bao hàm sự phủ định cái cũ và sự nảy sinh cái mới Sự lặp lại như cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn Do đó phát triển được hình dung như hình xoáy ốc
từ thấp đến cao.
Vận dụng cơ sở lý luận nêu trên về thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng,
có thể hiểu: Phát triển tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của hoạt động tín dụng trong một thời kỳ nhất định trong đó bao gồm cả sự tăng truởng về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu tín dụng.
Điều đó có nghĩa rằng phát triển tín dụng không chỉ bao hàm sự tăng trưởng đơn thuần về quy mô mà đi cùng với nó là sự nâng cao chất lượng và cải thiện về cơ cấu tín dụng đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
Trang 231.2.2 B ả n c h ấ t củ a p h á t triển tín d ụ n g ngăn h àn g th ư ơ n g m ạ i
í.2.2.1 Phát triển tín dụng tức là có sự tẩhg trưởng về quy mô tín dụng
Phát triển trước hết bao hàm trong nó là sự tăng trưởng Không thể có sự phát triển khi không có sự tăng tiến về quy mô Đối với hoạt động tín dụng, sự tăng trưởng về quy mô tín dụng được hiểu là sự gia tăng của doanh số cho vay, dư nợ cho vay và quy mô khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng Điều đó cho thấy khả năng mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng Việc mở rộng và gia tăng quy
mô của hoạt động tín dụng là kết quả của việc khai thác và đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của các khách hàng cũ đồng thời mở rộng việc tiếp cận và cung cấp tín dụng đối với các khách hàng mới.
1.2.2.2 Phát triển tín dụng tức là có sự cải thiện về chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một khía cạnh của sự phát triển tín dụng Neu một sự tăng trưởng don thuần về quy mô mà không đi cùng với nó là sự nâng cao chất lượng tín dụng thì sự tăng trưởng đó chỉ mang tính nhất thời, không mang tính ổn định lâu dài và không phải là sự phát triển
Chất lượng tín dụng của một ngân hàng thương mại có thể được xem xét dưới nhiều góc độ.
Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng họp lý của khách hàng cả về quy mô, lãi suất và kỳ hạn nhưng đi kèm với nó là thủ tục đon giản, thuận lợi, thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
Đối với Ngân hàng thương mại: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở phạm
vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù họp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và
có lãi.
Đối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tổt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế, hoà nhập với cộng đồng thế giới.
Trang 24Là một thành phần của nền kinh tế, chịu sự quản lý của nhà nước và chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố vĩ mô, ngântiàng chỉ có thể đứng vững và phát triển khi xu hướng phát triển của nó phù họp với thực tê khách quan của nên kinh tê và các định hướng của nhà nước.
Là chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận, khách hàng là người mang lại nguồn thu và lợi nhuận cho ngân hàng Việc nâng cao khả năng chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu họp lý của khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay có ý nghĩa sống còn đối với một ngân hàng Không thể nói đến sự phát triển khi ngân hàng không thể phục vụ tốt và giữ chân các khách hàng của mình.
Chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng được xem xét dưới khía cạnh sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro Các kỳ vọng về sự tăng trưởng là không có giới hạn, tuy nhiên các nguồn lực của ngân hàng là hữu hạn, do đó, đối với một ngân hàng chất lượng tín dụng được thể hiện thông qua việc sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn lực, khả năng mở rộng trên cơ sở khả năng kiểm soát của mình trước những rủi ro, đảm bảo tính an toàn Sự phát triển chỉ có được khi ngân hàng hiểu rõ thực lực của mình và phát huy nó tạo nên các lợi thế trong kinh doanh.
1.2.2.3 Phát triển tín dụng tức là xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn và họp lý
Cơ cẩu tín dụng hợp lý là kết quả của sự phát triển đồng thời cũng là cơ sở của sự phát triển bền vững.
Một cơ cấu tín dụng được coi là hợp lý khi nó giúp ngân hàng cân bằng giữa hai mục tiêu quan trọng trong kinh doanh đó là lợi nhuận và đảm bảo mức độ rủi ro trong phạm vi có thể kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn của hệ thổng.
1.2.2.4 Phát triển tín dụng có nghĩa là có sự gia tăng lọi ích từ hoạt động tín dụng
Mục tiêu cuối cùng của tất cả các chủ thể thực hiện kinh doanh trong nền kinh tế là lợi nhuận Mọi nỗ lực phát triển đều hướng tới việc mang lại lợi ích gia tăng cho chính tổ chức, cá nhân thực hiện các giải pháp kinh doanh Do đó, lợi ích mang lại là một thước đo quan trọng cho sự phát triển.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG TRUNG TÂM THÔNG TIN • THƯ VIỆN
số: ư.Am
Trang 251.2.3 C ác tiê u c h i đá n h g iả s ự p h á t triển tín d ụ n g củ a n g ă n h à n g th ư ơ n g m ạ i
1.2.3.1 Tăng trưởng quy mô tín dụng
a S ự tă n g trư ở n g củ a D o a n h số cho vay và d ư n ợ cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã thực sự giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
Dư nợ cho vay tại một thời điểm phản ánh quy mô cho vay tại thời điểm đó Doanh số và dư nợ cho vay là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ mở rộng cho vay của ngân hàng Quy mô và tốc độ tăng, giảm doanh số cho vay và dư nợ cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng đang thu hẹp hay mở rộng Tỷ trọng doanh số cho vay/dư nợ cho vay đối với ngân hàng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng trong tổng doanh số cho vay/dư
nợ cho vay và sự tăng giảm của tỷ trọng nêu trên cũng phản ánh chính sách của ngân hàng trong việc mở rộng cho vay.
Chỉ tiêu phân tích:
- Tốc độ tăng trưởng doanh số/ dư nợ cho vay (Acv):
Doanh sổ/dư nợ cho vay năm t - Doanh sổ/dư nợ cho vay năm (t-1)
Acv= - - xl00%
Doanh số/dư nợ cho vay năm (t-1)
- Tỷ trọng cho vay trên từng nhóm đối tượng Khách hàng (Pcv)
Doanh số cho vay/dư nợ cho vay đối với nhóm Khách hàng i
pc v = - - - —— — - xl00%
Tổng doanh số/dư nợ cho vay
Đ ể đ á n h g iá đ ư ợ c b ả n c h ấ t c ủ a s ự tă n g tr ư ỏ n g v à m ứ c đ ộ ổ n đ ịn h c ủ a s ự tă n g
tr ư ở n g c ầ n x e m x é t tr o n g m ộ t k h o ả n th ờ i g ia n đ ủ lớ n v à đ ặ t tr o n g đ iề u k iệ n c ụ th ể
c ủ a n ề n k in h tế , c ủ a đ ịa b à n k in h d o a n h v à q u y m ô h o ạ t đ ộ n g c ủ a k h á c h h à n g
Trang 26b S ự tă n g trư ở n g về quy m ô khách h àn g và th ị p h ầ n
Quy mô khách hàng và sự tăng truồng của chỉ tiêu này phản ánh quy mô hoạt động và sự mở rộng đôi tượng cho vay của ngân hàng Nó phản ánh khả năng trong việc tiếp cận và phát triển quan hệ của ngân hàng với các khách hàng bao gồm việc phát triển khách hàng mới và "giữ chân" các khách hàng hiện tại.
Sự biến động 'về sổ lượng của từng nhóm khách hàng và tỷ trọng của chúng trong tổng số Khách hàng quan hệ với ngân hàng có khả năng phản ánh năng lực, thế mạnh cũng như điểm yểu của ngân hàng trong các mảng khách hàng mục tiêu nhất định hoặc phản ánh chính sách của ngân hàng trong việc tiếp cận cho vay.
Việc kết họp phân tích chỉ tiêu này với chỉ tiêu về quy mô dư nợ và doanh số cho vay, sẽ cho thấy bản chất của sự tăng trưởng quy mô dư nợ và cho vay dựa trên việc mở rộng khách hàng hay là việc tăng quy mô tài trợ cho các khách hàng cũ Đồng thời đánh giá được việc tập trung dư nợ vào một khách hàng hay một nhóm khách hàng nhất định.
Việc phân tích chỉ tiêu tăng trưởng quy mô khách hàng cần đặt trong điều kiện cụ thể của thị trường và so sánh với tiềm năng của thị trường nhằm đánh giá đúng bản chất, năng lực của ngân hàng trong việc mở rộng khách hàng.
Các chỉ tiêu phân tích:
- Sự gia tăng về quy mô khách hàng (Q):
Q = Sổ lượng khách hàng năm t - số lượng khách hàng năm (t-1)
- Tốc độ tăng trưởng về quy mô khách hàng (A jch )
Số lượng khách hàng năm t - sổ lượng khách hàng năm (t-1)
Trang 27và cho vay, qua đó một mặt nó phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng, mặt khác nó phản ánh khả năng phát triển tín dụng của ngân hàng trên cơ sở nguồn vốn huy động thực có.
Chi tiêu phân tích:
Tổng dư nợ Hiệu quả sử dụng vốn = _ xl00%
Tổng vốn huy động Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn
và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động von chưa tốt
Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt và/hoặc phản ánh tình hình huy động vốn tốt.
b Tỷ lệ n ợ qu á h ạ n /n ợ x ẩ u trên tồ n g d ư n ợ và tỷ lệ n ợ đã x ử lý b ằn g d ự
p h ò n g trên tồ n g d ư n ợ
Khái niệm Nợ quá hạn/nợ xấu được hiểu theo đúng Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/05/2005 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng và và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
- Chỉ tiêu phân tích
Nợ quá hạn/nợ xấu/nợ đã xử lý
Tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu/nợ đã xử lý = - xl00%
Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu trực tiếp đo lường rủi ro tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng.
Trang 28Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng tốt
và ngược lại.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa trong việc đánh giá chất lượng tín dụng khi ngân hàng thực hiện tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ và các nguyên tắc cho vay, không có dấu hiệu cho vay đảo nợ.
Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm
để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chỉ tiêu tính toán:
- Vòng quay vốn tín dụng
Doanh sổ thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = - xl00%
Dư nợ bình quân
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguổn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá Với một số vốn nhất định, nhưng
do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.
- Hệ số thu nợ:
Hệ sô thu nợ = - „ - -— xl00%
Doanh số cho vay
Hệ số này phản ảnh hiệu quả của hoạt động thu hồi vốn vay.
I.2.3.3 Mức độ họp lý của cơ cấu tín dụng
Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của thị trường và các diễn biến từ nền kinh tế cùng với khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng để có thể xác định rằng liệu cơ cấu tín dụng như vậy là có hợp lý hay không.
Nhằm đánh giá cơ cấu tín dụng của một ngân hàng có thế phân loại theo các chỉ tiêu khác nhau nhằm có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của ngân hàng,
Trang 29Thứ hai, phân tích các biến đổi trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng qua các nằm nhằm đánh giá định hướng và khả năng trong việc phát triển tín dụng qua các giai đoạn.
I.2.3.4 Lợi ích mang lại từ hoạt động tín dụng
a Thu n h ập m a n g lạ i từ h o ạ t đ ộ n g tín dụn g
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, và lợi nhuận cũng là thước đo chuẩn mực để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Đổi với một ngân hàng, không thể nói ràng nó đang phát triển khi cuối cùng mọi sự tăng trưởng, mọi nỗ lực đảm bảo chất lượng tín dụng hay đảm bảo một cơ cấu tín dụng họp lý khi cuối cùng kết quả mà nó mang đến không phải
là sự tăng trưởng về lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng họp đánh giá chất lượng kinh doanh của ngân hàng thương mại, cũng là thước đo nhằm đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng mọi nguồn lực của ngân hàng.
Chỉ tiêu phân tích.
- Sự tăng trưởng về lợi nhuận mang lại từ hoạt động tín dụng
+ Sự gia tăng về lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm t - lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm (t-1)
+ Tổc độ tăng trưởng lợi nhuận từ hoạt độn tín dụng (ALN)
Lợi nhuận tín dụng năm t - Lợi nhuận tín dụng năm (t-1)
Lợi nhuận hoạt động tín dụng năm (t-1)
Trang 30- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu ( P ln / dt )
Lợi nhuận thu đuợc từ hoạt dộng tín dụng
P ln / d t ^ -- - xl00%
Tổng doanh thu từ hoạt động tín dụng
- Tỷ suất lợi nhuận/dư nợ bình quân ( P ln / d n )
Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng pLN/DN~ - T - xl00%
Tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng
- Ngoài hoạt động tín dụng, hiện tại, ngân hàng đang cung cấp nhiều sản phấm dịch vụ khác nhau cho khách hàng, các hoạt động này tạo nên bức tranh tổng thể về hoạt động của một ngân hàng, đồng thời cũng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu - dịch vụ của khách hàng Với vai trò là hoạt động kinh doanh chủ lực, có sức chi phổi mạnh mẽ đến mọi hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên, sức ảnh hưởng của hoạt động tín dụng và sự hỗ trợ của hoạt động tín dụng đối với các hoạt động khác ở mỗi ngân hàng là không giống nhau, nó phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động tín dụng.
Trang 31Các tác động nêu trên có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hoặc tác động gián tiếp thông qua việc việc gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và nguồn thu nhập của các chủ thế khác trong nền kinh tế - các đổi tác có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng; các tác động gián tiểp càng trở nên mạnh mẽ do mối quan hệ sâu rộng của ngân hàng với nhiều đối tượng, nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động tín dụng vốn là hoạt động chủ đạo đồng thời cũng là hoạt động nhạy cảm nhất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Mọi biến động của nền kinh
tế trong nước và quốc tế đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng.
Khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, cùng với sự ổn định của lạm phát, sự phù họp của chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái, nhu cầu vay vốn của các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tăng lên Sự lạc quan, tin tưởng vào khả năng phát triển đã khiến các doanh nghiệp, các hộ gia đình mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, do vậy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì này là rất lớn Thu nhập của người dân được cải thiện, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng tăng cao, là cơ sở tốt để ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng Cùng với đó, sự thuận lợi từ môi trường kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển, là cơ sở
để hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả, nguồn thu nhập ổn định, tạo nên khả năng cân đối nguồn trả nợ tốt cho các ngân hàng, do đó, chất lượng tín dụng có khả năng đuợc cải thiện Ngân hàng có cơ hội tốt để phát triển
Trang 32hoạt động tín dụng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao, lãi suất biến động khò lường, sẽ làm giảm nhu cầũ đầu tư, các đơn vị trong nền kinh tế, đặc biệt các đơn vị có năng lực tài chính và quản lý yêu kém sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản, nhu cầu vay vốn sẽ giảm mạnh, qui mô tín dụng ngân hàng sẽ bị thu hẹp, chất lượng tín dụng không đảm bảo.
Như vậy, có thể nói sự phát triển của nền kinh tể là một trong những nhân tố quan trọng nhất tác động đến sự phát triển của các ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng.
b S ự ổn định và p h á t triển của m ô i trường chính trị, văn hoá, x ã hội, tự nhiên.
Chính trị - văn hoá - xã hội là các yếu tố quan trọng tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có hoạt động cả các ngân hàng.
Môi trường chính trị ổn định luôn là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế nói chung, cho ngân hàng nói riêng Một môi trường chính trị ổn định sẽ giúp các chủ thể trong nền kinh tế có môi trường kinh doanh an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tạo tâm lý yên tâm khi quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Văn hoá - xã hội với các vấn đề về trình độ dân trí, thói quen đầu tư, phong tục tập quán, an toàn xã hội cũng là những yếu tố khách quan có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển tín dụng ngân hàng Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng tham gia quan hệ tín dụng và các hình thức cấp tín dụng Thực tế cho thấy, một xã hội an ninh, trật tự và có trình độ dân trí cao sẽ an toàn cho hoạt động đầu tư và các đơn vị sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, cùng với sự hiểu biết và nhận thức rõ ràng về vai trò và cách tiếp cận nguồn vốn tín dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tín dụng của ngân hàng Và ngược lại một xã hội thiếu ổn định sẽ gây cản trở cho sự phát triển của các chủ thể liên quan và quy mô tín dụng ngân hàng sẽ bị thu hẹp vấn đề thói quen và hành vi, đạo đức của dân cư cũng có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng Trong một xã hội
mà dân cư có hành vi văn minh, trình độ dân trí cao, có thói quen và thông thạo trong việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng, hoạt động ngân hàng sẽ có cơ hội
Trang 332 6
phát triển tốt, vấn đề rủi ro đạo đức cũng được giảm thiểu Ngược lại một cộng đồng mà có trình độ dân trí thấp, thiếu hiểũ biết và không coi trọng uy tín và/hoặc không có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ là sự cản trở lớn đổi với sự phát triển tín dụng của ngân hàng.
Môi trường tự nhiên cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tới việc phát triển tín dụng của các ngân hàng Các doanh nghiệp, cá nhân đều hoạt động trong các khu vực, các ngành nghề cụ thể mà hoạt động sản xuất kinh doanh của họ dù ít hay nhiều cũng chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Đối với hoạt động cho vay ngân hàng, sự biển động tiêu cực và bất khả kháng của điều kiện tự nhiên có thể gây
ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng khi nó gây tổn thất nặng nề và làm mất khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn Vì vậy, điều kiện tự nhiên cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng tín dụng và chủ trương mở rộng cho vay của ngân hàng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong từng khu vực, từng ngành nghề cụ thể gắn với điều kiện tự nhiên đó.
c Tỉnh đ ò n g bộ và thích h ợ p củ a M ô i trư ờ n g p h á p lý
Bất kỳ một nền kinh tế nào muon ổn định và phát triển thì cũng cần có một hành lang pháp lý thích họp, hành lang pháp lý chính là bàn tay hữu hình của Nhà nước tác động vào nền kinh tế nhằm hướng nền kinh tể phát triển theo đúng mục tiêu, chế độ của mình Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động kinh tể trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống Pháp luật nhất là Luật các tổ chức tín dụng Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng
bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.
Một môi trường pháp lí đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thực tế sẽ tạo hành lang pháp lí vững chắc, giúp cho hoạt động của các chủ thể của nền kinh tế trong dó
có các ngân hàng được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả Đó cũng là cơ sở pháp lí để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng và các bên có liên quan Làm cơ
sở để củng cố lòng tin được bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia hợp đồng tín dụng Vì vậy, việc phát triển tín dụng trở nên dễ dàng hơn.
Trang 34d M ô i trư ờ n g cạnh tranh
Môi trường cạnh tranh là yếu tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và của hoạt động tín dụng nói riêng Sự tác động đó diễn ra theo hai chiều hướng: Một mặt nó gây khó khăn cho sự phát triển tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên, mặt khác, nó là động lực cho sự phát triển tín dụng của ngân hàng Sự cạnh tranh gay gắt, tạo áp lực cho các ngân hàng trong việc đầu tư trang thiết bị, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, cải tiến quy trình, mô hình tổ chức, nghiên cứu và áp dụng các chính sách tín dụng linh hoạt, chú trọng đến công tác khếch trương thương hiệu và uy tín, nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh Đó là tiền đề, là động lực cho sự phát triển Tuy nhiên, mặt khác,
sự cạnh tranh gay gắt đưa các ngân hàng đến những khó khăn trong việc tiếp cận và duy trì mối quan hệ với các khách hàng, đặc biệt các khách hàng có chất lượng tốt
và uy tín cao trên thị trường Khi khách hàng có càng nhiều sự lựa chọn, thì các ngân hàng càng đứng trước nguy cơ bị thu hẹp thị phần, việc giữ chân các khách hàng hiện hữu cũng trở thành một vấn đề đáng lưu tâm và việc phát triển thị phần càng trở nên khó khăn Cũng từ nguyên nhân đó, để tăng trưởng, nhiều ngân hàng
đã thực hiện nới lỏng hoặc bỏ qua nhiều điều kiện tín dụng cần thiết nhằm tạo ra một cơ chế thu hút khách hàng, điều đó dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao, chất lượng tín dụng giảm sút Cùng với đó, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính an toàn và ổn định của hệ thống ngân hàng.
Như vậy, như bất kể thị trường nào khác, môi trường cạnh tranh luôn tạo nên một cơ chế hữu hiệu nhất giúp sàng lọc các đối tượng tham gia trong nó, nó tạo nên
cơ hội phát triển cho các nhân tổ tốt đồng thời nó đào thải các nhân tố yểu kém.
e C hính sách đ iều h àn h củ a N h à n ư ớ c tron g h o ạ t đ ộ n g ngân hàng.
Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển tín dụng của các ngân hàng Hoạt động của các ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng chịu sự quản lý chặt chẽ của chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng nhà nước Nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội nhất định trong từng thời kỳ, Chính phủ
và Ngân hàng nhà nước có thể có các chính sách khác nhau nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự phát triển tín dụng của ngân hàng.
Trang 35Các cơ chế.khuyến khích hay hạn chế này được nhà nước tạo ra từ nhiều các công cụ khác nhau, có các công cụ mang tính chất trực tiếp, mang nặng tính hành chính như: giới hạn quy mô tăng trưởng tín dụng, ban hành các chính sách hạn chế/không cho vay đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, ; cũng có các công cụ mang tính chất gián tiếp như việc ngân hàng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ như việc tăng/giảm tỷ lệ dự trự bắt buộc, mở rộng/hạn chế việc cung tiền thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, để tác động đến sự mở rộng/thu hẹp tín dụng của các ngân hàng,
Bên cạnh các nhân tố khách quan - các nhân tố chi phối chung đến hoạt động của tất cả các thành phần trong nền kinh tế (trong đó có các ngân hàng), thì nhân tố chủ quan là các nhân tố có ý nghĩa quyết định đen sự thành - bại của một ngân hàng trong các điều kiện khác nhau của nền kinh tế, trong sự biến đổi không ngừng của các yếu tố vĩ mô Việc phân tích các nhân tố chủ quan tác động đến sự phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng sẽ cho chúng ta thấy câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao trong những điều kiện bất lợi nhất, có các ngân hàng vẫn đứng vững, tìm thấy được cơ hội trong việc phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao
vị thể của mình, trong khi có những ngân hàng khác, lại phải đối mặt với nhiều vẩn
đề nghiêm trọng, với sự sụt giảm lớn trong kinh doanh và đứng trước các nguy cơ mất an toàn trong hệ thống.
v ề cơ bản, các nhân tố chủ quan tác động đến sự phát triển tín dụng bao gồm:
(I C hiến lư ợ c p h á t triển củ a ngân h àn g
Một chiến lược nhất quán, một định hướng cụ thể, luôn là tiền đề quan trọng cho sự thành công của một kế hoạch hay một phương hướng kinh doanh Nó chỉ rõ
Trang 36những bước đi, những chỉ tiêu cụ thể, những vấn đề cần thực hiện một cách có hệ thống, có lộ trình và hiệu quả nhằm từng bước đạt được mục tiêu cuổi cùng đạt ra.
Để phát triển hoạt động tín dụng, việc xây dựng một chiến lược và định hướng rõ ràng là hết sức cần thiết, có tác động sâu sắc và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng, là cơ sở đề sắp xếp bộ máy vận hành, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm phát triển kinh doanh Một ngân hàng, nếu xây dựng được một chiến lược hiệu quả, phù hợp với thực tế khách quan, điều kiện cụ thể của nền kinh tể và năng lực của bản thân ngân hàng, đồng thời triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm thực thi chiến lược, thì hoạt động tín dụng có cơ hội phát triển tốt, đủng hướng, đạt mục tiêu đề ra Ngược lại, các ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược cụ thể hoặc xây dựng đuợc chiến lược tuy nhiên các chiến lược không hợp lý, khoa học, không có tính khả thi cao, sẽ dẫn tới hoạt động tín dụng khó có cơ hội phát triển, hoặc có sự tăng trưởng tuy nhiên không bền vững, phát triển chệch hướng và tiềm ẩn các rủi ro cao.
Nói cách khác, muốn phát triển phải có "tầm nhìn" - một "tầm nhìn chiến lược" làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của ngân hàng Một chiến lược đúng đắn
là điều kiện cần cho sự phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
b C hính sách tín d ụ n g
Nếu chiến lược là các mục tiêu và các biện pháp thực thi nhằm đảm bảo hiệu quả trong dài hạn, thì chính sách tín dụng là các chỉ đạo mang tính chất định hướng cho hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng Chính sách tín dụng thường đưa ra các quy định
cụ thể về: quy mô tín dụng, đối tượng và lĩnh vực ưu tiên/hạn chế/không cấp tín dụng, các chính sách về lãi suất, phương thức quản lí hoạt động tín dụng, thời hạn và các điều kiện áp dụng cho các sản phẩm tín dụng khác nhau, Việc đưa ra một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt, phù hợp với tình hình cụ thể của nền kinh tế, của thị
Trang 37trường trong từng thời kỳ trên việc nghiên cứu kỹ lưỡng năng lực quản lý của ngân hàng và môi trường cạnh, đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vốn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo các cơ chế và khả năng kiểm soát rủi ro là một trong những nhân
tố quyết định đến sự phát triển tín dụng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
c Q uy trình tín dụn g
Quy trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, giải ngân, kiểm tra trong quá trình cho vay và thu hồi nợ.
Việc thiết lập một quy trình tín dụng khoa học, chặt chẽ, phân định rõ trách nhiệm và vai trò của từng cán bộ tín dụng đồng thời đuợc thiết lập linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cho vay sẽ là yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách hàng 1 UỞ rộng cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng.
d C h ất lư ợ n g ngu ồn nh ân lự c và k h ả n ăn g quản lỷ điều hành
Chất lượng nguồn nhân lực được cho là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Sở
dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng, là người quyết định tới hiệu quả của việc thực thi các chiến lược, chính sách, quy trình và là những người cải tiến nó nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực được đề cấp dưới hai góc độ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng Một đội ngũ nhân
sự có chất lượng là một đội ngũ bao gồm những con người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường, nhạy bén, sáng tạo, am hiểu sâu rộng về pháp luật, kinh tế xã hội, đồng thời cũng phải là những người tôn trọng và tuân thủ đúng các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp Thiếu một trong hai điều đó, đều dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, như Bác Hồ đã nói "Có tài mà không có đức là người vô
Trang 38dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó" Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, việc những người có tài mà khộng có đức, không những không đóng góp được cho sự phát triển của ngân hàng, mặt khác còn mang lại những hiểm hoạ lớn có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và xử lý các vấn
đề phát sinh, do đó, vấn đề rủi ro đạo đức là vấn đề được các nhà quản trị hết sức quan tâm Mặt khác, việc "có đức mà không có tài" cũng là nguyên nhân gây cản trở cho sự phát triển tín dụng Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, với yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng, thì việc thu thập hồ sơ một cách khoa học, phân tích một cách khách quan và hiệu quả trên cơ sở am hiểu sâu sắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và các yếu tố vĩ mô xung quanh, đưa ra phương án cấp tín dụng hợp lý phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng quản lý của ngân hàng, với thời gian xử lý nhanh là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng sản phẩm cung ứng Tuy nhiên, những điều đó chỉ có được với những cán bộ tín dụng
có trình độ, có năng lực.
Cùng với chất lượng nguồn nhân lực, công tác quản trị nguồn nhân lực và tổ chức hoạt động ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng Một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, năng lực và đạo đức tốt, và công tác tổ chức tín dụng được sắp xếp một cách linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tín dụng, cùng với sự kết họp chặt chẽ, khoa học, nhịp nhàng giữa khâu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới
sự thành công của hoạt động phát triển tín dụng Và ngược lại, sự hạn chế về trình
độ, năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng và sự thiếu khoa học của công tác tổ chức hoạt động, sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng, hạn chế trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển tín dụng và khả năng phục vụ khách hàng, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm xấu đi hình ảnh, vị trí của ngân hàng trong mắt khách hàng, gây khó khăn cho việc phát triển tín dụng.
e H ệ th ố n g th ô n g tin tín d ụ n g và tra n g th iết bị cô n g n gh ệ
Thông tin giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Có được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng, từ quyết định cho vay đúng đắn, đến việc kiểm soát các khoản
Trang 39vay, phát hiện và xử lý những vấn đề mới nảy sinh Hơn nữa, dựa trên những thông tin có được, các ngân hàng có thể phát hiệh, dự đoán nhu cầu vay vốn của khách hàng để có thể đưa ra những chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn phù hợp nhẳm phát triển hoạt động tín dụng Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua báo cáo tài chính của khách hàng,
Khoa học công nghệ hiện đại có vai trò hỗ trợ hết sức quan trọng cho hoạt động tín dụng ngân hàng Sự phát triển của công nghệ giúp nâng cao chất lượng và tốc độ xử lý công việc Ngày này, công nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng, trong đó nòng cốt là hoạt động tín dụng Việc
áp dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ thông tin, xử lý các nghiệp vụ phát sinh, phát triển các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao đã và đang được sự quan tâm đặc biệt của các ngân hàng và trở thành một lực lượng cạnh tranh trực tiếp trong nền kinh tế hiện đại.
Kết luận: Tín dụng ngân hàng có vai trò to lớn đối với nền kinh tế và bản thân ngân hàng Việc phát triển tín dụng là hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nhu cầu về vốn cho việc phát triển kinh tế ngày càng cấp thiết Các ngân hàng cần coi việc phát triển tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình phát triển của mình, đồng thời cần thiết lập các cơ chế cần thiết để đảm bảo việc phát triển tín dụng nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.
Trang 40Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-
GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng chủ yếu trong giai đoạn đầu và trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, c ổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng Công ty, Công ty và các nhà máy thuộc Bộ Quốc Phòng.
Trải qua 18 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội từ những con số hết sức khiêm tốn: vốn điều lệ chỉ có 20 tỷ đồng, duy nhất một trụ sở tại 28A Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội với 25 nhân viên đến nay đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với số vốn điều lệ ~ 10.000 tỷ đồng,
có 196 chi nhánh và điểm giao dịch tại 30 tỉnh thành trên cả nước với trên 5000 nhân viên, cung cấp một danh mục các loại hình dịch vụ đa dạng, đáp ứng yêu cầu của mọi đối tương trong nền kinh tế.
Chi nhánh Thanh Xuân tiền thân là Phòng Giao dịch Thanh Xuân trực thuộc
Sở Giao dịch thành lập năm 1996, là một trong những phòng giao dịch đầu tiên được thành lập của ngân hàng Quân đội Đặt trụ sở tại 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, nhiệm vụ ban đầu của Phòng giao dịch Thanh Xuân là chăm sóc, phục vụ đối tượng Khách hàng là các doanh nghiệp Quân đội trên địa bàn, đặc biệt
là Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - một trong những Tổng Công ty lớn trực thuộc Bộ Quốc Phòng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp Cùng với quá trình phát triển của Ngân hàng Quân Đội, quy mô và lĩnh vực tài trợ của Phòng giao dịch