1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận_Quản lý nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần Đầu tư Hoàng Long

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nghiệp Vụ Văn Thư, Lưu Trữ Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hoàng Long
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 51,21 KB

Nội dung

I. LỜI NÓI ĐẦU 1.Lý chọn đề tài 2.Mục tiêu nghiên cứu 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.Phương pháp Nghiên cứu II, NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận về công tác văn thư lưu trữ 1.1.Khái niệm công tác văn thư 1.2.Công tác lưu trữ 1.3.Ý nghĩa 1.4.Công tác thu thập, bổ sung tài liệu. 1.5. Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ 2. Thực trạng về công tác văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư Hoàng Long 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long. 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long. 2.4. Nội dung về công tác văn thư, lưu trữ 2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ 2.6. Đánh giá chung 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 1

Chủ đề : Quản lý nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư Hoàng Long

Trang 2

MỤC LỤC

I LỜI NÓI ĐẦU 2

1.Lý chọn đề tài 2

2.Mục tiêu nghiên cứu 3

3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5.Phương pháp Nghiên cứu 4

II, NỘI DUNG 5

1 Cơ sở lí luận về công tác văn thư lưu trữ 5

1.1.Khái niệm công tác văn thư 5

1.2.Công tác lưu trữ 6

1.3.Ý nghĩa 7

1.4.Công tác thu thập, bổ sung tài liệu 7

1.5 Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ 8

2 Thực trạng về công tác văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư Hoàng Long 9

2.1 Lịch sử hình thành, phát triển 9

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long 9

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long 11

2.4 Nội dung về công tác văn thư, lưu trữ 14

2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư, lưu trữ 15

2.6 Đánh giá chung 17

Trang 3

3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long 20 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

I LỜI NÓI ĐẦU

1.Lý chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển nhanh và mạnh củanền kinh tế thị trường, sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời cácdoanh nghiệp trong nước thì thi nhau ra đời tạo nên một nền kinh tế thị trường cạnhtranh khốc liệt Doanh nghiệp muốn tồn tại, muốn phát triển thì bắt buộc phải luônluôn đổi mới, phản ứng nhanh với thị trường và biết nắm bắt cơ hội Một trong nhữngyếu tố vô cùng quan trọng của mọi thông tin, đó chính là văn bản, là cơ sở để các nhàquản lý đưa ra các quyết định chính xác và kịp thời Để cung cấp được thông tin chínhxác, kịp thời cho các nhà quản lý hay không? Thì còn phải phụ thuộc vào việc xâydựng và ban hành các Quyết định quản lý vào hệ thống văn bản của cơ quan banhành

Hiện nay đối với các cơ quan hành chính Nhà nước thì hoạt động về công tácvăn thư, lưu trữ đã tương đối hoàn thiện Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì hầunhư công tác này chưa được chú trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân Cácdoanh nghiệp lớn, loại hình Công ty cổ phần đa số đã có cán bộ phụ trách về công tácvăn thư, lưu trữ Tuy nhiên về mặt tổ chức công tác văn thư, lưu trữ thì chưa cụ thể, rõràng, cán bộ văn thư lưu trữ còn kiêm nhiệm nhiều, không chuyên trách, đào tạokhông đúng chuyên ngành, Công ty thì chưa ban hành văn bản nào quy định về côngtác văn thư, lưu trữ, nếu có thì văn bản ban hành quy định còn sơ sài, chưa cụ thể, chặtchẽ Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là Công ty trách nhiệm hữu hạn thìhầu như không có cán bộ phụ trách về công tác văn thư, lưu trữ, đồng thời cũngkhông quan tâm đến công tác này

Với những tồn tại trên đã dẫn đến tình trạng văn bản ban hành tính khả thikhông cao, việc quản lý văn bản thì lộn xộn, không khoa học, làm mất mát, lẫn lộn hồ

sơ tài liệu, tài liệu thì bó gói, chất đống trong kho, con dấu Công ty thì quản lý lỏnglẻo, sử dụng thì chưa đúng quy định… Từ đó đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc quản

lý, hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp đồng thời làm chonền kinh tế của đất nước bị kìm hãm và chậm phát triển

Trang 5

Xuất phát từ thực trạng trên thì ta thấy việc nghiên cứu về công tác văn thư, lưutrữ ở doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết hiện nay Qua khảo sát thực tế tại Công ty

Cổ phần Đầu tư Hoàng Long, là một doanh nghiệp tương đối lớn kinh doanh về đầu

tư xây dựng và bất động sản tôi thấy tình hình về hoạt động công tác văn thư, lưu trữ

tại đây còn tồn tại nhiều hạn chế Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Quản lý nghiệp vụ văn thư, lưu trữ tại công ty cổ phần đầu tư Hoàng Long” để có thể nghiên cứu sâu hơn

về công tác văn thư, lưu trữ doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiệnhơn công tác văn thư, lưu trữ doanh nghiệp

2.Mục tiêu nghiên cứu

- Nhằm làm phong phú hơn lý luận về công tác văn thư, lưu trữ

- Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, điều hành công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổphần Đầu tư Hoàng Long

- Tìm hiểu về công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long, từ đótìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần khắc phục những tồntại, hạn chế, phát huy những ưu điểm tiến tới hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ tạiCông ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác văn thư, lưu trữ

- Tìm hiểu khái quát về tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Đầu tư HoàngLong, đặc biệt là phòng Hành chính Nhân sự Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

- Khảo sát, phân tích, đánh giá công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tưHoàng Long

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty

Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty

Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

Trang 6

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu về lý luận, về công tác tổ chức, quản lý văn thư,lưu trữ

Phạm vi không gian: Tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

Phạm vi thời gian: Các số liệu thống kê được lấy từ các hoạt động công tác văn thư,lưu trữ trong khoảng thời gian 5 năm, từ năm 2015 đến tháng 10 năm 2020

5.Phương pháp Nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp lý luận có liên quan trực tiếp đến công tác văn thư, lưu trữ.Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long.Phương pháp thu thập tài liệu trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại Công ty Cổphần Đầu tư Hoàng Long

Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin trực tiếp về thực tế công tác văn thư, lưutrữ qua cán bộ văn thư lưu trữ Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long nhằm bổ sung vàlàm rõ thông tin, dữ liệu đã thu thập được

Phương pháp phân tích đánh giá và so sánh tài liệu đã thu thập được với phần lý luận

và quy định của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; xác định được điểm mạnh, hạn chế

và nguyên nhân của hạn chế đó Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long

Trang 7

II, NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ LƯU TRỮ

1.1.Khái niệm công tác văn thư

Văn bản là phương tiện được các cơ quan dùng để ghi chép và truyền đạt thôngtin phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành các mặt công tác Người ta phải tiếnhành nhiều khâu xử lý đối với chúng như soạn thảo, duyệt, ký văn bản, chuyển giao,tiếp nhận văn bản, vào sổ đăng ký, lập hồ sơ… Những công việc này được gọi là côngtác văn thư và đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với cán bộ, viên chức mọi cơquan, tổ chức Có nhiều định nghĩa về công tác văn thư, ta có thể hiểu khái niệm côngtác văn thư theo những cách sau:

Theo Nghị định 110/2004/NĐ – CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủquy định về công tác văn thư thì công tác văn thư được hiểu là “ bao gồm các côngviệc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trongquá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong côngtác văn thư”

Theo giáo trình Nghiệp vụ công tác văn thư năm 2016, của Trường Đại họcNội vụ Hà Nội, nhà xuất bản Giao thông vận tải định nghĩa rằng “Công tác văn thư làhoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản, phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,điều hành công việc của các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân” Hoạt động đảm bảo thông tin bằngvăn bản là đảm bảo chính xác về nội dung của văn bản, thể thức văn bản, từ đó hiệulực pháp lý của văn bản được thể hiện cao hơn Đảm bảo về mặt thời gian, phục vụkịp thời cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo, điều hành

Theo Giáo trình lý luận công tác văn thư năm 2005, của PGS Vương ĐìnhQuyền, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội định nghĩa rằng “ Công tác văn thư làkhái niệm dùng để chỉ toàn bộ công việc liên quan đến soạn thảo, ban hành văn bản,

tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hành nhằm đảm bảo thông tin vănbản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức”

Trang 8

Qua tìm hiểu một số khái niệm về công tác văn thư như đã trình bày ở trên, ta

có thể định nghĩa về công tác văn thư như sau:

“Công tác văn thư là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ công việc liên quan đến soạnthảo, ban hành văn bản, tổ chức quản lý, giải quyết văn bản, lập hồ sơ hiện hànhnhằm đảm bảo thông tin văn bản cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức”

1.2.Công tác lưu trữ

Có nhiều định nghĩa về công tác lưu trữ, ta có thể hiểu khái niệm công tác lưutrữ theo những cách sau:

Theo giáo trình nghiệp vụ công tác lưu trữ của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội năm

2016 định nghĩa “Công tác lưu trữ là giữ lại, tổ chức khoa học văn bản, giấy tờ có giátrị, hình thành trong hoạt động của cơ quan, cá nhân để làm bằng chứng và tra cứu khicần thiết”

Theo Luật lưu trữ số: 01/2011/QH13 của Quốc Hội ngày 11 tháng 11 năm 2011 đượchiểu “là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tàiliệu lưu trữ”

Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả nhữngvấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới việc tổ chức khoa học, bảo quản và

tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ phục vụ công tác quản lý, côngtác nghiên cứu khoa học lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác của các cơ quan, tổchức, cá nhân Tính chất khoa học của công tác lưu trữ được thể hiện qua việc nghiêncứu, tìm ra các quy luật hoạt động xã hội được phản ánh trong tài liệu lưu trữ, từ đóxây dựng hệ thống lý luận về lưu trữ

Mỗi quy trình nghiệp vụ, mỗi loại hình tài liệu đều có đặc thù riêng của nó,chúng ta phải tìm hiểu để đưa ra phương án chính xác, cách tổ chức khoa học nhấtcho từng loại hình tài liệu Khoa học lưu trữ phải được nghiên cứu, kế thừa từ các kếtquả nghiên cứu khoa học của các ngành khác để áp dụng vào ngành lưu trữ Để quản

lý thống nhất các lĩnh vực nghiệp vụ lưu trữ, công tác tiêu chuẩn hóa trong công táclưu trữ phải nghiên cứu một cách đầy đủ

Trang 9

1.3.Ý nghĩa

Thông qua công tác lưu trữ có thể cung cấp các tài liệu mang thông tin có giátrị pháp lý, tính chính xác và độ tin cậy cao phục vụ cho việc soạn thảo, ban hành cácvăn bản quản lý theo đúng các quy định của pháp luật

Thông qua tài liệu lưu trữ, các cơ quan, tổ chức có thể nghiên cứu; đánh giá kếtquả hoạt động trong thời gian qua để đề ra dự báo, phương hướng phát triển của cơquan, tổ chức của mình trong thời gian đến Sử dụng thông tin từ tài liệu lưu trữ đểtheo dõi, điều hành, quản lý và kiểm tra hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanhnghiệp một cách khoa học, hệ thống và căn cứ chính xác Tài liệu lưu trữ là nguồn dữliệu quan trọng quý giá, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ thểchế nền hành chính nhà nước và quyền lợi chính đáng của công dân

1.4.Công tác thu thập, bổ sung tài liệu.

Thu thập, bổ sung tài liệu là quá trình thực hiện các biện pháp có liên quan tớiviệc xác định nguồn tài liệu và thành phần tài liệu thuộc lưu trữ cơ quan và phông lưutrữ Quốc gia, lựa chọn và chuyển giao tài liệu vào các kho lưu trữ theo quyền hạn vàphạm vi đã được Nhà nước quy định

Thu thập, bổ sung tài liệu nhằm bảo đảm đưa vào các kho lưu trữ những tài liệu

có giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử để bảo quản và phục vụ yêu cầu nghiên cứu, khaithác, sử dụng tài liệu của độc giả, bảo tồn di sản văn hóa của Quốc gia, dân tộc

Xác định những cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc nguồn thu thập, bổ sung tài liệulưu trữ Xác định những loại tài liệu có giá trị cần phải nộp lưu, bổ sung vào lưu trữ

Phân chia các nguồn tài liệu phải thu thập, bổ sung mạng lưới các kho lưuThực hiện các thủ tục giao nộp vào kho lưu trữ Nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệutheo thời kỳ lịch sử; Nguyên tắc thu thập, bổ sung tài liệu theo phông lưu trữ; Nguyêntắc thu thập tài liệu theo khối phông

Trang 10

1.5 Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ

Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ là quá trình tổ chức khai thác thông tin tài liệulưu trữ phục vụ yêu cầu nghiên cứu lịch sử và yêu cầu nghiên cứu giải quyết nhữngnhiệm vụ hiện hành của các cơ quan, tổ chức và cá nhân

Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ nhằm biến các thông tin trong quá khứ thànhthông tin, tư liệu phục vụ bổ ích cho đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội

Tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ sẽ có tác dụng thiết thực tiết kiệmnguồn lực, vật lực cho doanh nghiệp, nhân dân, quốc gia

Tổ chức sử dụng tài liệu là cầu nối giữa lưu trữ với xã hội, các công dân, cơquan, tổ chức, doanh nghiệp thấy được tầm quan trọng của lưu trữ qua đó ý thức đượctrách nhiệm bảo về tài liệu lưu trữ

Hình thức sử dụng tài liệu tại phòng đọc là hình thức được tiến hành thườngxuyên và phổ biến nhất Hình thức này mang lại nhiều lợi ích cho cả độc giả và cơquan lưu trữ Tại đây, độc giả có thể nghiên cứu được nhiều tài liệu cùng một lúc; cóthể gặp gỡ, tư vấn và được giải đáp trực tiếp với các cán bộ lưu trữ, đồng thời có thểgặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sử dụng tài liệu với các đối tượng độc giảkhác; có thể sử dụng nhiều loại công cụ tra cứu, tài liệu tham khảo và có thể sao chụpnhững tài liệu cần thiết Ở đây cán bộ lưu trữ dễ theo dõi, nắm bắt được nhu cầu củađộc giả để đề xuất những hình thức và biện pháp phục vụ thích hợp; tài liệu lưu trữđược bảo quản, hạn chế mất mát và hư hại

Thông báo giới thiệu tài liệu lưu trữ:

Thông báo tài liệu lưu trữ là một hình thức sử dụng tài liệu mang tính chủ động

và được áp dụng phổ biến trong các Lưu trữ quốc gia Mục đích của công việc này làgiới thiệu, thông tin cho các cơ quan, cá nhân các tài liệu hiện đang bảo quản trongkho lưu trữ Thông qua hình thức này người nghiên cứu nắm được thành phần và nộidung tài liệu đang bảo quản tại cơ quan lưu trữ, từ đó chủ động sử dụng, nghiên cứu

để phục vụ công tác

Trang 11

Cấp bản sao và chứng thực lưu trữ:

Cung cấp bản sao và chứng thực lưu trữ cũng là một việc làm thường xuyêncủa Lưu trữ lịch sử Chứng thực lưu trữ là một văn bản có giá trị pháp lí do Lưu trữlịch sử cấp theo yêu cầu của cơ quan hay cá nhân, trong đó xác nhận một vấn đề, một

sự việc được ghi trong tài liệu lưu trữ có kèm theo kí hiệu tra tìm tài liệu đó Hìnhthức này giúp cho các cơ quan và cá nhân xác minh được vấn đề đã xảy ra trong quákhứ, nhưng bị mất chứng cứ, cần phải dựa vào tài liệu lưu trữ làm bằng chứng

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HOÀNG LONG

2.1 Lịch sử hình thành, phát triển.

Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long (Hoàng Long Investment JSC.), được thành lập

từ năm 2006 bởi một số người Việt từ châu Âu trở về với những hoạt động tìm kiếm

cơ hội để thực hiện đầu tư tại Việt Nam, Chủ tịch tập đoàn là ông Trần Đăng Khoa, và

2 cổ đông cá nhân khác trở về từ Cộng hòa Séc Trải qua quá trình phát triển khôngngừng, Công ty đã trở thành một trong những Công ty hàng đầu và uy tín trong lĩnhvực đầu tư xây dựng công trình, đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ tầng đô thị, cáccông trình dân dụng, công nghiệp, và kinh doanh bất động sản

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long.

Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành củaCông ty; công tác hành chính Nhân sự; xây dựng các phương án về lương bổng, khenthưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động

Xây dựng hệ thống các qui chế, qui trình, qui định về tổ chức, hành chính cho Công

ty và giám sát việc chấp hành các quy định đó

Xây dựng, ban hành Hướng dẫn các thủ tục liên quan đến công tác hành chính nhânsự

Hoạch định và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng theo đúng yêucầu và phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty

Quy hoạch đội ngũ kế cận và thiết lập lộ trình thăng tiến cho mọi cán bộ công nhânviên

Trang 13

Lập kế hoạch tuyển dụng hàng tháng, qúy, năm.

Dự trù, phân tích ngân sách tuyển dụng Hoàn thành chính sách, thủ tục, quy trìnhtuyển dụng

Xây dựng các công cụ tuyển dụng (bài kiểm tra về IQ, EQ, tiếng Anh…), các tiêuchuẩn để đánh giá ứng viên chính xác và khoa học Thực hiện và hướng dẫn cácphòng ban, Đơn vị thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân viên theo đúng quy trình, thủtục, chính sách của Công ty

Xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình đánh giá thành tích, năng lực của cán bộ, nhânviên Tổng hợp, theo dõi, nhận xét kết quả làm việc và đánh giá thành tích đối với cán

bộ , nhân viên theo quy định

Sắp xếp, bố trí, điều động cán bộ, công nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

và quy mô phát triển của từng bộ phận

Quản lý, cập nhật, bổ sung hồ sơ, lý lịch và sổ Bảo hiểm xã hội của cán bộ, nhân viên.Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công nhân viên như: nâng lương, Bảo hiểm

xã hội, Bảo hiểm y tế, độc hại, nghỉ ốm, thai sản và phụ cấp khác theo quy định củaCông ty

Quản lý hồ sơ các loại tài sản hành chính văn phòng của Công ty

Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc quản lý và sử dụng các loại tài sản hành chính Công

ty của các Đơn vị/Bộ phận

Trang 14

Phối hợp với nhà cung cấp, phòng ban chức năng trong việc lắp đặt trang thiết bị vănphòng phục vụ cho công việc chung.

Phối hợp đơn vị bảo trì thực hiện việc bảo trì thường xuyên và bảo trì đột xuất trangthiết bị hành chính văn phòng.Tổ chức, phục vụ các cuộc họp, các sự kiện của Côngty

Thực hiện công việc lễ tân, ngoại giao, đón tiếp khách

Điều hành và quản lý phương tiện đi lại phục vụ các hoạt động của Công ty

Bảo vệ tài sản của Công ty và tài sản của cán bộ, nhân viên trong địa phận của Côngty

Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ trong công ty.Hướng dẫn kiểm tra khách, cán bộ, nhân viên khi ra vào công ty; Theo dõi bảng công,tổng hợp công cho cán bộ, nhân viên

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Hoàng Long.

Hội đồng quản trị: 04 thành viên

Chủ tịch Hội đồng quản trị : 01 thành viên

Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị gồm: 01 thành viên

Các thành viên Hội đồng quản trị: 02 thành viên

Ban điều hành: 05 thành viên

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty

Giám đốc: 01 thành viên

Phó Giám đốc: 03 thành viên

Các phòng nghiệp vụ tham mưu giúp việc: 07 phòng, ban

Phòng Hành chính – Nhân sự

Ngày đăng: 09/01/2025, 13:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w