1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày 01 phương pháp nghiên cứu khoa học mà chuyên ngành của các anh (chị) thường dùng minh họa việc sử dụng phương pháp này trong 01 Đề tài

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày 01 phương pháp nghiên cứu khoa học mà chuyên ngành của các anh (chị) thường dùng minh họa việc sử dụng phương pháp này trong 01 đề tài
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
Chuyên ngành Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Nghiên cứu khoa học là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện 3tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các hoạt động tìm hiểu, quan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÀI TIỂU LUẬN MÔN:

Người thực hiện:

Ngày tháng năm sinh:

Nơi sinh:

SBD:

Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng

Khóa: 1/2024 NEC

Năm: 2024

Trang 2

Nội dung câu hỏi

Câu 1 Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học Phân loại nghiên cứu khoa học Câu 2 Nêu cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học

Câu 3 Trình bày 01 phương pháp nghiên cứu khoa học mà chuyên ngành của các anh (chị) thường dùng Minh họa việc sử dụng phương pháp này trong 01 đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của anh (chị)

Bài làm

Câu 1 Nêu khái niệm nghiên cứu khoa học Phân loại nghiên cứu khoa học.

1 Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện 3tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm, Nghiên cứu khoa học hướng đến việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được, hoặc là sáng tạo

ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để thế giới ngày một phát triển

2 Phân loại nghiên cứu khoa học.

Tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu và các sản phẩm khoa học thu được, nghiên cứu khoa học sẽ được phân thành 4 loại như sau:

2.1 Phân loại theo chức năng

 Nghiên cứu mô tả là diễn tả, phân tích một sự vật, hiện tượng hoặc so sánh một sự vật, hiện tượng với nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau

 Nghiên cứu giải thích sẽ làm rõ quy luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật

 Nghiên cứu dự báo sẽ chỉ ra các khả năng vận động của các hiện tượng,

sự vật trong tương lai

Trang 3

 Nghiên cứu sáng tạo nhằm tạo ra các quy luật, sự vật hoàn toàn mới.

2.2 Phân loại theo tính chất của sản phẩm được nghiên cứu

 Nghiên cứu cơ bản sẽ phát hiện ra cấu trúc bên trong, các thuộc tính của

sự vật, hiện tượng

 Nghiên cứu ứng dụng sẽ phân tích sự vật, hiện tượng, đưa ra các giải pháp, quy trình, sản phẩm phù hợp áp dụng vào đời sống dựa trên kết quả thành công của các nghiên cứu cơ bản

 Nghiên cứu triển khai dựa trên nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức thực hiện và triển khai thử nghiệm

2.3 Phân loại theo nhóm lĩnh vực

Theo mẫu đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, gồm: Tự nhiên, xã hội - nhân văn, giáo dục, kỹ thuật, nông lâm ngư, y dược, môi trường

Câu 2 Nêu cấu trúc chung của đề cương nghiên cứu khoa học.

1 Cấu trúc bài nghiên cứu chung

- Tên đề tài

- Tóm tắt

- Nội dung (có thể theo kết cấu 3 chương hoặc 5 chương)

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

2 Kết cấu 3 chương và 5 chương trong phần nội dung

Trang 4

Giới thiệu và so sánh tổng quát 2 kiểu kết cấu

Kết cấu 3 chương

Lời nói đầu

· C1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên

cứu

· C2: Phân tích thực trạng của vấn đề

được nghiên cứu

· C3: Nêu quan điểm, phương

hướng, đề xuất giải pháp…

· Kết luận

VD: Đề tài Nhất cấp Bộ 2014: “Tác

động của chính sách lãi suất đến lạm

phát tại Việt Nam”

– C1: Cơ sở lí luận về lãi suất và

điều hành chính sách lãi suất với mục

tiêu kiểm soát lạm phát

– C2: Thực trạng chính sách lãi

suất nhằm kiểm soát lạm phát ở Việt

Kết cấu 5 chương

C1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu (Khái quát nội dung nghiên cứu, thực trạng vấn đề)

· C2: Tổng quan tình hình nghiên cứu (Các kết quả nghiên cứu đã đạt được,

mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm đã được áp dụng)

· C3: Phương pháp nghiên cứu (thu thập số liệu, xây dựng mô hình…)

· C4: Báo cáo kết quả; nhận xét đánh giá

· C5: Kết luận, khuyến nghị, định hướng nghiên cứu trong tương lai

VD: Đề tài giải Ba 2014: “Các nhân

tố ảnh hưởng mức độ tập trung thương mại của Việt Nam tới TPP”

– C1: Khái quát chung về TPP và tình hình thương mại của Việt Nam

Trang 5

Nam giai đoạn 2000 – 2013

– C3: Kiến nghị giải pháp điều hành

chính sách lãi suất nhằm kiểm soát

lạm phát ở Việt Nam

– C2: Tổng quan tài liệu – C3: Xây dựng mô hình lực hấp dẫn

để thương mại hàng hóa của Việt Nam khi tham gia TPP

– C4: Phân tích kết quả ước lượng – C5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam

Nhận xét: Tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà người viết lựa chọn bố cục kết cấu phù hợp Có thể thay đổi bố cục bài nghiên cứu, nhưng phải có các nội dung cần thiết sau:

- Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Tổng quan nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu

- Nội dung: Cơ sở lý luận; Thực trạng và giải pháp của vấn đề; Kết quả nghiên cứu; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị

3 Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết

3.1 Cách viết các nội dung chính trong kết cấu đề tài 3 chương

TÊN ĐỀ TÀI

A MỞ ĐẦU

Trang 6

a Tính cấp thiết của đề tài

– Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?

+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung

+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề

– Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn

• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 10/100

b Tổng quan nghiên cứu

Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước) trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu:

• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện

• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này

• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng

• Những kết quả nghiên cứu chính

• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

c Mục tiêu nghiên cứu

– Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được

gì khi thực hiện đề tài?”

Trang 7

• Trọng số: + Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10/100

+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

và nội dung công trình: 5/100

d Đối tượng nghiên cứu

– Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu

Ví dụ: Nhu cầu học Tiếng Nga của sinh viên Ngoại Thương

• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm

vi NC

+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn đề NC

e Phạm vi nghiên cứu

– Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu

Ví dụ: trên địa bàn Hà Nội từ năm 2015 đến năm 2016

Phương pháp nghiên cứu

– Trình bày các PPNC được sử dụng (Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ)

+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,… + Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính, …

• Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài + PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5/100

Trang 8

+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5/100

f Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình

bày) Ví dụ: Đề tài: “Các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại TPHCM”

Công trình nghiên cứu gồm: trang, bảng, hình và biểu đồ cùng phụ lục Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề khởi nghiệp kinh doanh

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên tại TP.HCM giai đoạn 2000 – 2014

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận

– Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn

đề NC

– Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

• Lỗi thường gặp: SV viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm… trong giáo trình, tài liệu mà không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài và sử dụng lời văn của mình

• Trọng số: Phần Lý luận có logic, phù hợp với tên đề tài đã chọn: 10/100

Trang 9

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu

– Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết

• Trọng số: Số liệu minh chứng có cơ sở khoa học và đảm bảo tính cập nhật: 5/100

– Giải thích: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề

• Trọng số: Nội dung phần thực trạng có gắn kết với phần lý luận, mô tả rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, những đánh giá thực trạng bao quát và có tính khoa học: 10/100

Chương 3: Giải pháp

– Dự báo tình hình

– Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

• Trọng số:

+ Kết quả của đề tài thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả: 10/100

+ Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu: 10/100 (các đề tài đạt giải thường được đánh giá cao ở tính ứng dụng)

C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

a Kết luận

– Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu

– Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn

Trang 10

b Đề nghị:

– Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng

Ví dụ: Đề nghị đến các ngân hàng thương mại, đề nghị đến người gửi tiền tiết kiệm…

– Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC

D TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài

– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;

– Yêu cầu trong cuộc thi SVNCKH: trích dẫn kiểu Harvard

E PHỤ LỤC

– Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, phiếu điều tra, bảng điều tra (Nếu thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại)

– Vị trí của phụ lục có thể ở đầu hoặc cuối công trình nghiên cứu

3.2 Cách viết các nội dung chính trong đề cương kết cấu đề tài 5 chương

TÊN ĐỀ TÀI

Trang 11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

– Vấn đề được nghiên cứu là gì?

– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu

– Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu (Lí do nghiên cứu)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

a Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu

b Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được – Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới

– Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Việt Nam)

c Phát triển giả thuyết nghiên cứu (có thể chuyển xuống chương 3)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu – Bối cảnh nghiên cứu

– Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu

– Phương pháp thu thập số liệu (báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…) – Phương pháp xử lí thông tin

– Xây dựng mô hình (dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case study,…)

Trang 12

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ

– Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? (có thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …)

– Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

a Kết luận:

– Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu

b Khuyến nghị:

– Đề xuất biện pháp áp dụng

– Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì (hoặc có vấn

đề mới nào nảy sinh)? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Câu 3: Trình bày 01 phương pháp nghiên cứu khoa học mà chuyên ngành của các anh (chị) thường dùng Minh họa việc sử dụng phương pháp này trong 01 đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu của anh (chị)

Hiện tại, công việc chính của tôi là một nhân viên nhà hàng trong khách sạn Theo như những gì tôi đã được học ở trường lớp và đi làm thực tiễn bên ngoài, thì tôi thấy phương pháp nghiên cứu khoa học mà đại đa phần những người nghiên cứu thường dùng đó chính là phương thu thập số liệu và phương pháp phân tích tổng hợp để bổ trợ

Trang 13

Phương pháp thu thập số liệu được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực và bộ môn khoa học Phương pháp này tìm kiếm, thu nhập, tổng hợp và sử dụng các thông tin, dữ liệu có sẵn từ các nguồn khác nhau để xây dựng lý luận và chứng minh cho các luận điểm trong nghiên cứu Có nhiều cách thu thập số liệu như tìm kiếm thông tin trong sách, báo, trên internet, tham khảo kết quả của các nghiên cứu khoa học hoặc tiến hành phỏng vấn trực tiếp Phương pháp phỏng vấn được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học, giúp người nghiên cứu tìm hiểu suy nghĩ

và hành vi của một nhóm người đối với một vấn đề cụ thể

Ví dụ, với đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại nhà hàng X” Chúng ta sẽ tìm hiểu về những con số liên quan đến doanh thu, số lượng khách, tình hình tài chính tại nhà hàng đó qua các năm thông qua internet, hay bộ phận

kế toán, hoặc ban giám đốc của khách sạn, sau đó sẽ so sánh mức độ tăng giảm của các số liệu mà chúng ta đã thu thập được, từ đó sẽ nhìn ra được tình hình hoạt động của nhà hàng đó như thế nào

VD:

_Doanh thu và số lượng khách tăng -> tình hình hoạt động tốt -> nhà hàng đang hoạt động tốt, ít mắc khuyết điểm

_Doanh thu và số lượng khách hàng giảm -> tình hình hoạt động kém -> nhà hàng đang có nhiều khuyết điểm cần cải thiện

_Doanh thu và số lượng khách không thay đổi hoặc thay đổi ít -> nhà hang đang

ổn định ở mức vừa phải

Sau khi đã thu tập được những dữ liệu về mặt con số và phán đoán được tình hình hoạt động hiện tại của nhà hang Chúng ta sẽ dung phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích, tìm hiểu xem tại sao nhà hang lại đang trong tình trạng đó,

Trang 14

tìm ra ưu điểm và nhược điểm Từ đó đề ra giải pháp để khắc phục (phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm)

https://hcmussh.edu.vn/news/item/6562

https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/nghien-cuu-khoa-hoc-la-gi-va-de-lam-gi-883-94375-article.html#:~:text=Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u

%20khoa%20h%E1%BB%8Dc%20l%C3%A0%20t%C3%ACm%20ra

%20%C4%91%E1%BA%B7c%20t%C3%ADnh%2C%20b%E1%BA%A3n,l

Ngày đăng: 07/01/2025, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN