Viết về phong tục ở mỗi vùng miền, Tô Hoài lại một lần nữa chứng minh sự đa tài và đặc biệt là cảm quan hiện thực đa chiều của mình khi phản ánh những khía cạnh văn hóa trong sự bao hàm
Trang 1KHOA: NGỮ VĂN
⸺ ⸺ ⸺ ⸺
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:“Cảm quan phong tục trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài
“TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2”
Trang 2Mục l c ụ
Mở đầu 3
Nội dung 3
Chương 1: Khái quát chung 3
1.1.1 Tác giả Tô Hoài 3
1.1.2 Tác phẩm 4
1.2 Khái niệm 4
Chương 2: Vấn đề bản sắc dân tộc 4
2.1 Màu sắc dân tộc trong văn học 4
2.2 Tô Hoài với đề tài miền núi 5
Chương 3: Bản sắc dân tộc trong tập “Truyện Tây Bắc 5
3.1 Tục cho vay nặng lãi 6
3.2 Tục cướp vợ trình ma 6
3.3 Tục xử kiện, phạt vạ 8
3.4 Phong tục lễ hội, ngày Tết 9
Chương 4: Nghệ thuật 10
Kết luận 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3Mở đầu
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”
Vẻ đẹp của Tây Bắc đã để lại dấu ấn sâu đậm trong trái tim mỗi người khi đến với vùng núi cao này Ngoài cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, con người hiền hậu còn bị thu hút bởi phong tục sinh hoạt đầy màu sắc đã khiến cho ai đến cũng phải thương phải nhớ Tô Hoài cũng không ngoại lệ, chính những năm tháng thâm nhập tại đây ông đã hiểu phần nào những thói quen sinh hoạt, cách ăn mặc, cách giao tiếp và cả tôn giáo Viết về phong tục ở mỗi vùng miền, Tô Hoài lại một lần nữa chứng minh sự đa tài và đặc biệt là cảm quan hiện thực đa chiều của mình khi phản ánh những khía cạnh văn hóa trong sự bao hàm của các hủ tục lạc hậu và những nét đẹp, giá trị tinh thần quý giá Chính vì vậy mà tập “truyện Tây Bắc” đã miêu tả hết bức tranh hiện thực về đời sống xã hội con người nơi đây Do đó, khi nghiên cứu tìm hiểu đề tài
“cảm quan phong tục trong tập Truyện Tây Bắc” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về phong cách sáng tác của nhà văn Qua đó tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định vị thế trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy về tác phẩm văn học và tác giả Tô Hoài
Nội dung
Chương 1: Khái quát chung
1.1 Tổng quan về tác giả Tô Hoài và tập “Truyện Tây Bắc”
1.1.1 Tác giả Tô Hoài
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức - tỉnh Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí…Nhà văn là một trong những người sáng lập hội Nhà văn Việt Nam, ông tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng tám năm 1945 Tô Hoài sáng tác theo xu hướng hiện thực, thiên về phản ánh những sự thật của cuộc sống xung quanh mình, đời thường trong những trang viết bình dị, tinh tế và giàu chất thơ Là con người hiểu biết rộng nên các sáng tác của Tô Hoài rất đa dạng và phong phú với nhiều đề tài như: vùng quê
Trang 4ngoại thành Hà Nội, miền núi Việt Bắc - Tây Bắc trong kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội, sáng tác cho thiếu nhi, chân dung và hồi ức
1.1.2 Tác phẩm
Tập sách gồm có ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng
A Phủ Với tập Truyện Tây Bắc, Tô Hoài đã khắc họa một cách chân thật những nỗi khổ, sự cam chịu của người dân miền núi dưới ách áp bức nặng nề của thực dân phong kiến Đồng thời từ đó, ông ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân tộc thiểu số miền núi, dám đứng lên để thoát khỏi cuộc sống bị áp bức bóc lột
Tô Hoài tập trung phản ánh sinh động và chân thật về đời sống, sinh hoạt của người dân vùng núi, cuộc đời khổ đau và tăm tối, chịu sự áp bức, tàn bạo dưới ách thống trị của thực dân Pháp, của bọn chúa đất, chúa rừng Không chỉ chịu sự áp bức của những kẻ cầm quyền, những hủ tục nơi đây cũng rất tàn nhẫn, đọa đầy con người, nhất là người phụ nữ Nhà văn đã bày tỏ sự thương cảm và hướng họ đến ánh sáng của Đảng- giải phóng con người khỏi những ách cai trị tàn bạo
1.2 Khái niệm
Cảm quan là nhận thức, cảm nhận trực tiếp thế giới xung quanh bằng các giác quan
“Phong tục là thuật ngữ ghép đôi, trong đó phong là nền nếp đã được lan truyền, phổ biến rộng rãi; tục là những thói quen, nền nếp lâu đời” [1, tr.66] Như vậy phong tục là những thói quen lâu đời được lan truyền rộng rãi trong một phạm vi nhất định
Ví dụ: Tục thổi khèn tìm bạn tình, tục bắt vợ, tục nhảy lửa…
Chương 2: Vấn đề bản sắc dân tộc
2.1 Màu sắc dân tộc trong văn học
Có thể nói phía Bắc, đặc biệt là vùng núi cao Tây Bắc rất giàu bản sắc văn hóa dân tộc bởi đó là nơi cư trú của rất nhiều anh em đồng bào dân tộc Từ xa xưa, những sáng tác văn học đều được dân gian truyền miệng như: tục ngữ, ca dao, dân ca…Nổi bật nhất là các tác phẩm: “Tiễn dặn người yêu” của dân tộc Thái, “Xinh nhã” của dân tộc Ê-đê… Hiện thực miền núi ngày càng được các nhà văn chú ý và thể hiện nó một cách đa dạng trong các tác phẩm văn xuôi Mỗi vùng miền đều được các nhà văn, nhà thơ thể hiện một cách tinh tế để
Trang 5thấy được những nét độc đáo riêng biệt không hề trộn lẫn Tiêu biểu như:
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc, “Ký sự Cao Lạng’ của Nguyễn Huy Tưởng,…và nhiều tác giả khác như Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Nam Cao…Chính vì vậy mà đề tài miền núi đã tạo nên những thành công tạo được tiếng vang lớn trong nền văn học hiện đại nước nhà
2.2 Tô Hoài với đề tài miền núi
Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng, sáng tác Khi tập truyện ngắn “Núi cứu quốc” - đề tài miền núi đầu tiên của Tô Hoài đã được đông đảo các độc giả cả nước hưởng ứng Tiếp tục
đi sâu vào đề tài miền núi, ông đã gặt hái được nhiều thành công trong hai tác phẩm “Truyện Tây Bắc” và “Miền Tây” - một bước ngoặt trong sự nghiệp sáng tác của ông
Để có được những miêu tả chi tiết chân thực trong “Truyện Tây Bắc”, nhà văn Tô Hoài dùng nhiều thời gian sống cùng và quan sát đời sống của họ Nhà văn Hoàng Quốc Hải kể về những chuyến đi thực tế của Tô Hoài: “Trong những chuyến đi thực tế vùng Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài luôn có tác phong vừa nghe người ta nói, vừa xem họ làm, vừa sinh hoạt với họ, đồng thời còn ghi chép lại Có những đoạn ông ghi lại tiếng chim gáy trong rừng sâu, tiếng chim gáy ở đồng bằng, hay như tiếng chim nuôi trong lồng, nhốt trong thành phố thế nào… Những đoạn ghi chép ấy, ông đều đọc cho chúng tôi nghe Mỗi cái đều có sự tinh tế khác nhau Từ đó mới thấy nhà văn Tô Hoài làm việc rất
tỉ mỉ và những điều ông đưa ra làm cho chúng ta tin được” [2]
Sự chuyển biến về đề tài đã đánh dấu sự trưởng thành trong cách viết và quan trọng hơn là sự đổi mới tư tưởng sáng tác Vì vậy mà giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong sáng tác của Tô Hoài về miền núi ngày càng sâu sắc và
có giá trị
Chương 3: Bản sắc dân tộc trong tập “Truyện Tây Bắc
Trong cuộc đời sáng tác của mình, mỗi nhà văn đều có một miền đất hứa, một miền đất có sự hòa điệu giữa tâm hồn người nghệ sĩ và cuộc sống con người ở nơi đó Có lẽ, với Tô Hoài thì vùng cao Tây Bắc là nơi ông dành cả tâm huyết của người cầm bút đặt vào đó Tấm lòng của một người yêu văn chương, yêu đồng bào miền núi được thể hiện rõ trong tập “Truyện Tây Bắc”
Trang 6Hương vị của Tây Bắc đã thôi thúc con người Tô Hoài viết lên những trang văn miêu tả cảnh sắc tươi đẹp và con người nơi đây Sự hiện diện những phong tục tập quán như tục cướp vợ, lễ sinh tiền và cả những cảnh vui xuân trên bản, cảnh trai gái hò hẹn hát giao duyên Câu hỏi được đặt ra, phải chăng
Tô Hoài thiên vị Tây Bắc bởi nếu không am hiểu cảnh vật và đời sống đồng bào nơi đây thì tại sao Tô Hoài lại có thể viết được những câu văn hay như thế Hơn mười năm gắn bó với miền núi, Tô Hoài đã hiểu nhiều về cuộc sống
và phong tục người miền núi Bằng sự trải nghiệm và nhãn quan phong tục đặc biệt nhạy bén bởi vậy mà “Truyện Tây Bắc” - bức tranh hiện thực về đời sống xã hội được hiện rõ lên ghi đậm dấu ấn trong lòng người đọc
3.1 Tục cho vay nặng lãi
Thời phong kiến tục cho vay nặng lãi không còn xa lạ gì đối với những con người ở vùng cao Tây Bắc Nơi ấy có những con người phải sống trong cảnh bị đày đọa cả tâm hồn lẫn thể xác Phải cam chịu trong kiếp sống nô lệ, nơi con người không có tiếng nói Số phận của Mị là tiêu biểu cho những con người trong xã hội cũ, điển hình cho số phận người phụ nữ H’Mông
Mị từng là cô gái Mèo xinh đẹp, trẻ trung Mị đẹp đến nỗi trai làng đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị Không những xinh đẹp mà Mị còn là cô gái
có tài “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo vậy” Nhưng hồng nhan thì bạc phận, cái đẹp là ngọn nguồn của mọi nỗi đau Ngày xưa, khi cha Mị lấy mẹ Mị vì không đủ tiền cưới nên đã đến vay nhà thống lý Mẹ
Mị thì đã chết mà cha Mị cũng đã già, vì làm tròn chữ hiếu nên Mị đã trở thành con dâu gạt nợ Nó như một sợi dây đã buộc chặt cô ấy vào kiếp sống làm thuê làm mướn Mị trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi Ngày này đến ngày khác, năm này qua năm khác, nàng làm việc không ngừng nghỉ, lúc thì “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối” [3, tr.4] Nhiều lúc “Mị tưởng mình là cũng là con trâu, cũng là con ngựa” [3, tr.6] Mị trở thành công cụ lao động để trả món nợ của gia đình -một món nợ không biết bao giờ trả hết
3.2 Tục cướp vợ trình ma
Đến Tết năm ấy, Mị bị A Sử lừa, cướp cô về làm vợ Tô Hoài đã miêu tả cảnh cướp vợ một cách chi tiết: “Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu Mị
Trang 7hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy Mị bèn nhấc tấm vách gỗ Một bàn tay dắt Mị bước ra Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi” [3, tr.5] Đau đớn thay, hắn yêu gì Mị đâu, hắn bắt về ép duyên để gạt nợ thay cha Trong truyền thống, tục cướp vợ là một phong tục đẹp và được lưu truyền lâu đời của người H’Mông Đó là một tục mà người đàn ông phải thông minh, mưu trí mới “cướp” được Khi trở thành vợ chồng luôn bên nhau không rời Thế nhưng càng về sau, bọn chúa Đất, chúa Mường, Thống Lý lợi dụng tục lệ này để hòng cướp đoạt những người phụ nữ về làm vợ Chúng đặt ra những luật lệ quái ác, phi lý để trói buộc người nông dân hiền lành Bằng ngòi bút hiện thực, Tô Hoài lên án mạnh mẽ hành động bóc lột giai cấp ẩn sau phong tục tập quán Phong tục này đã cướp đi sự tự do chọn lựa tình yêu của con người, nhất là những cô gái khi phải sống trong xã hội phong kiến cổ hủ Hủ tục này đã bóp nghẹt hạnh phúc của Mị Vì những suy nghĩ lạc hậu đã khiến nàng đã đẩy Mị vào “ngõ cụt không lối thoát” Con người bị trói chặt trong xiềng xích của thần quyền: “Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà
nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây, chết thế nào cũng được…” [4, tr.454] Và cả bà Ảng cũng bị chịu sự ép buộc này với chính con gái bà, dù trải qua cuộc đời làm hầu nhà quan cực nhục nhưng vẫn phải “trình ma” đứa con gái xinh đẹp của mình cho bọn quan bang
Qua số phận của người phụ nữ như cô Ảng trong “Cứu đất cứu mường”, Mát trong “Mường Giơn”, và Mỵ trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã cho độc giả chứng kiến thước phim chân thật về nỗi thống khổ của phụ nữ Những phụ nữ sống trong xã hội cũ vốn đã luôn thiệt thòi, sống ở miền núi, nơi nhiều tập tục bảo thủ càng bất hạnh hơn Những ngày ấy, phụ nữ chịu tủi nhục, phận làm người nhưng không được hưởng quyền lợi cơ bản nhất của con người Sống trong xã hội xưa, những người nông dân không những phải chịu áp bức của cường quyền mà còn bị trói buộc bởi thần quyền Con người nơi đây tin rằng ở thế giới hư vô xung quanh có một cõi "sống" của các loài ma : ma hồn, ma nhà, ma trời, ma gió, ma rừng Do trình độ văn hóa còn lạc hậu nên người miền núi bị lệ thuộc vào thiên nhiên, cho nên những hiểm họa mà tự nhiên mang tới khiến ảo tưởng về một thế giới tâm linh và sinh ra mê tín dị
Trang 8đoan Họ coi những con ma là một lực lượng bí hiểm, là nguyên nhân của mọi
ốm đau bệnh tật Khi nghe tin Sạ chết, ông Mường nói: “Thằng Sạ chết khổ hại như thế, cái ma nó còn về ám mày, bao nhiêu năm nữa cũng chưa dứt được Ta phải gọi thầy về cúng cho hồn nó được mát mẻ thì mày mới ở yên được” [4, tr.350] Ma còn là “nhân chứng” cho những sự kiện quan trọng, khi thống lí Pá Tra phạt vạ A Phủ, Pá Tra đốt hương khấn “gọi ma về nhận mặt người vay nợ” [4, tr.450] Cả những lúc kết nghĩa anh em với A Châu, A Phủ cũng khấn cúng ma “Tôi là Vừ A Phủ, tôi đã đem trình ma em tôi là Vừ A Châu, tôi thề suốt đời làm anh làm em với nó, ăn ở với nhau tốt mãi” [4, tr.466] Như vậy có thể nói “ma” luôn hiện hữu trong tâm thức mỗi người dân, tin vào tâm linh một cách mù quáng Vì yếu điểm này nên bọn thống trị dựa vào ma để tạo nên một sức mạnh vô hình biến người dân thành nô lệ của chúng Sự cam chịu lâu dài đã làm tê liệt tinh thần phản kháng và thế là họ đã trở thành nô lệ trong chính suy nghĩ của mình
3.3 Tục xử kiện, phạt vạ
Sau khi đánh A Sử, A Phủ bị trói và bị giải đến nhà thống lý Pá Tra Bọn chức việc trong làng xử kiện A Phủ theo những tập tục tàn bạo thời trung cổ Cảnh xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt “người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút” [3, tr.11] Dưới ngòi bút hiện thực của Tô Hoài, ông đã tái hiện lại cuộc xử kiện phi lý, phi nhân Nhà văn vạch trần mọi thủ đoạn man rợ của bọn thống lí miền núi Nỗi đau về thể xác chưa nguôi thì A Phủ bị phạt vạ một món tiền lớn Nhưng một người nghèo khó như A Phủ không thể có được một số bạc lớn như thế để nộp phạt Lợi dụng hoàn cảnh đó, thống lý Pá Tra đã cho A Phủ vay tiền nộp phạt rồi bắt A Phủ phải làm người ở trừ nợ cho nhà hắn: "Mày không có trăm bạc tao cho mày vay để mày ở nợ Bao giờ có tiền trả thì tao cho mày về, chưa có tiền trả thì tao bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao Đời mày, đời con mày, đời cháu mày tao cũng thế bao giờ hết nợ tao mới thôi" [3, tr.12]
Trong tác phẩm tác phẩm “Cứu đất cứu Mường” người Mường có tục lệ mỗi khi có trẻ đẻ hoang thì người mẹ phải nộp cho làng mười hai đồng bạc xòe vì “chửa buộm” Do không có tiền nên cô dứt ruột bán đứa con trai lên vùng Dao để lấy tiền nộp vạ Hình ảnh này làm ta nhớ đến nỗi đau của nhân
Trang 9vật chị Dậu, cũng chính vì đồng tiền nên chị Dậu xót xa bán con lấy tiền nộp sưu thuế Xã hội đồng tiền đã cướp đi quyền làm mẹ của những người nông dân Khổ cùng cực là vậy nhưng cô Ảng còn phải chịu cảnh không được cấp ruộng vì những người tàn tật và đàn bà không đi lính, phục dịch cho chúng được Chính vì vậy mà cô không có ruộng để làm nông nên cô phải lay lắt ăn xin suốt mấy năm trời Những tập tục vô lí này đều do bọn thống trị lợi dụng
để bóc lột sức lao động, trói buộc cuộc đời của người dân miền núi, bức ép họ đến tận cùng bất hạnh
3.4 Phong tục lễ hội, ngày Tết
Nhà văn Tô Hoài đã chộp được cảnh đắt giá khi miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người vùng núi Tây Bắc Miêu tả cái Tết ở Hồng Ngài, ông viết: “Ở Hồng Ngài, người ta thành lệ cứ ăn tết khi gặt hái vừa xong, không kể ngày, tháng” [3, tr.6] Bức tranh ngày Tết được miêu tả trong màu sắc tươi tắn Đó là hình ảnh những “chiếc váy hoa phơi trên mỏm đá xòe như những con bướm sặc sỡ” , sắc vàng ửng của cỏ gianh trong gió và rét, hoa thuốc phiện đổi màu từ đỏ thậm sang tím man mát Là âm thanh của đám trẻ đợi Tết, chơi quay cười ầm trên sân nhà Đặc biệt là thanh âm tiếng sáo gọi bạn đi chơi lấp ló ngoài đầu núi, lửng lơ bay ngoài đường Những âm thanh, màu sắc hình ảnh ấy đã tạo nên bức tranh mùa xuân đẹp thơ mộng, nồng nàn, rạo rực tình yêu và tràn trề sức sống Chính khung cảnh say đắm lòng người
ấy đã làm tâm hồn Mị bừng tỉnh dậy “sau một đêm ngủ dài” Phải chăng đó
là mầm mống của tự do? Như vậy, thiên nhiên trở thành phương tiện khám phá đời sống tâm lí nhân vật
Trong “Mường Giơn” phong tục người Thái cũng được thể hiện rõ: “Bây giờ gặt hái đã xong, thóc tốt chắc chân đã xếp kín bờ ruộng, ngày ngày mọi người phải sưởi lửa, đợi trời ấm mới đi kiếm ăn Người Dao ở Phàng Chải xuống suối đi hái rau má Ngoài đồng thấp các làng Thái, các chị và các trẻ
em xách thuổng đeo giỏ kéo nhau di đào chuột, đào con rúi, nhặt rau” [5, tr.334] Người dân tộc Thái còn có tục lệ săn nai đầu xuân: “Bắn được con nai Tết này bộ đội về ăn tết với thì sung sướng quá Trời xuống sương thế này mà vào suối nước nóng tìm nai thế nào cũng gặp” [5, tr.340]
Như vậy, dưới con mắt tài hoa của người nghệ sĩ, Tô Hoài đã vẽ lên truyền thống tốt đẹp của người dân vùng Tây Bắc Những phiên chợ Tết, cảnh xuân
Trang 10ở đó đều mang một sức sống mới, nhộn nhịp thể hiện đời sống người dân đang dần được cải thiện Tất cả hình ảnh đó đều tạo cho người đọc ấn tượng khó phai về phong tục lễ hội nơi đây
Chương 4: Nghệ thuật
Để xây dựng được những nhân vật sinh động, giàu sức sống, Tô Hoài đã
sử dụng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo Ồng đã rất chú trọng việc khắc họa ngoại hình, hành động, tâm lí, ngôn ngữ nhân vật, điều này tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của Tô Hoài Với cảm quan hiện thực đời thường khiến
Tô Hoài am hiểu nhanh chóng và sâu sắc phong tục, phong cách sinh hoạt của đồng bào các dân tộc miền núi Ngòi bút hiện thực của Tô Hoài đã phanh phui bản chất bóc lột giai cấp được ẩn sau những phong tục tập quán như: cho vay nặng lãi, cướp vợ trình ma, tục phạt vạ…Bằng những giọng điệu và những thủ pháp nghệ thuật dựng người dựng cảnh độc đáo, Tô Hoài đã mang đến cho người đọc người nghe những hình ảnh sống động trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ Kết hợp với lối viết đậm đà màu sắc dân tộc bằng việc lồng ghép nhiều câu hát, bài thơ…làm cho tác phẩm thêm phần sinh động và khiến cho độc giả cảm nhận rõ nét khung cảnh Tây Bắc
Kết luận
Qua chuyến đi thực tế, Tô Hoài am hiểu sâu sắc lối sống sinh hoạt của người dân lao động miền núi Ông chỉ ra không gian xã hội chuyển động giữa hai mảng sáng, tối khác nhau Đó là không gian xã hội bức bối thối nát và không gian nhộn nhịp, căng tràn sức sống Quá trình vươn lên mạnh mẽ của những con người vùng cao như những loài cỏ dại nhỏ bé nhưng có sức sống bền bỉ và luôn khao khát ánh sáng mặt trời Từ những con người nhỏ bé sống phụ thuộc họ đã dũng cảm đứng lên đấu tranh, xây dựng một cuộc sống mới tươi đẹp Cả ba tác phẩm đều là bức tranh hiện thực về những phong tục trên vùng Tây Bắc Tập truyện đã miêu tả số phận của những người dân miền núi, đặc biệt là đối với người phụ nữ Cô Ảng, cô Mát và Mị đều là những minh chứng rõ nhất về sự tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp, họ là những nạn nhân của chế độ này Nhưng hơn hết, qua các tác phẩm, ta thấy được con đường đi tới cách mạng của các dân tộc miền núi Ở mỗi tác phẩm, ta đều thấy được tinh thần đấu tranh anh dũng của họ Tất cả đều cống hiến hết sức của mình
để bảo vệ quê hương, để giải phóng quê hương, hướng tới những điều tốt đẹp