Trong bầu trời văn học đa sắc màu của phía Tây vũ trụ ấy, chúng ta lại càng không thể không nhắc đến nền văn học Pháp thế kỉ XVII với nhiều văn sĩ lừng danh trong đó có Molie nhà hài kịc
Trang 1BÀI TẬP LỚN
CHỦ NGHĨA CỔ ĐIỂN
VÀ VỞ KỊCH “LÃO HÀ TIỆN” (MOLIÈRE)
Tên học phần:
TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
Mã học phần: NV110
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
⸺⸺
Trang 2Mục lục
Mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 3
Nội dung 4
Chương 1: Những vấn đề chung 4
1.1 Sơ lược về phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Điều kiện nảy sinh 4
1.1.3 Các nguyên tắc sáng tác 6
1.2 Một vài nét về tác giả, tác phẩm 6
1.2.1 Tác giả Molière 6
1.2.2 Tác phẩm “Lão hà tiện” 7
1.2.2.1 Hoàn cảnh ra đời 7
1.2.2.2 Tóm tắt vở kịch 7
Chương 2: Phương pháp sáng tác cổ điển chủ nghĩa qua tác phẩm “Lão hà tiện” - Molière 9
2.1 Nguyên tắc tôn sùng lý trí 9
2.2 Mô phỏng tự nhiên 10
2.3 Học tập cổ đại 12
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Bàn về văn học thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến văn học phương Tây Đó là cái nôi sản sinh biết bao nhiêu đại văn hào, thi hào mà tên tuổi của họ mãi mãi bất tử trong lòng độc giả toàn nhân loại Trong bầu trời văn học đa sắc màu của phía Tây vũ trụ ấy, chúng ta lại càng không thể không nhắc đến nền văn học Pháp thế kỉ XVII với nhiều văn sĩ lừng danh trong đó có Molie (nhà hài kịch vĩ đại)
và đứa con tinh thần bất hủ của ông - “Lão hà tiện”
Ở “Lão hà tiện”, Molie đã thực sự thành công khi xây dựng những tính cách hài kịch tiêu biểu cho bản chất Người.“Nhân vật của ông sống động và điển hình, tính cách nhân vật được khai thác triệt để nhằm bộc lộ rõ những cái xấu xa, cái ti tiện của con người, tiêu biểu là giai cấp quý tộc” Đọc “Lão hà tiện”, người đọc còn thấy sự mở đường mới lạ cho hài kịch nói chung là cả nền văn học vốn đã quen với những lý thuyết, ràng buộc của quy tắc cổ điển nói riêng
Chủ nghĩa cổ điển trong văn học Pháp thế kỉ XVII đã để lại những “tường thành”, những đỉnh cao, những tác phẩm văn học bất hủ Chủ nghĩa cổ điển đó được biểu hiện như thế nào trong “Lão hà tiện” của Moolie? Đây là một câu hỏi
mà bất cứ người yêu văn nào cũng muốn khám phá, trong đó không ngoại trừ những người nghiên cứu trẻ
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Chủ nghĩa cổ điển và vở kịch Lão hà tiện” để nghiên cứu Chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc nghiên cứu nền văn học Phương Tây nói chung, văn học cổ điển Pháp nói riêng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa cổ điển
- Tìm hiểu được giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị của những tiếng cười
mà Molie tạo ra cho các nhân vật của mình Từ đó, làm rõ tính cổ điển được thể hiện sâu sắc như thế nào trong vở kịch “Lão hà tiện”
3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp liệt kê
- Phương pháp thống kê phân loại,
- Phương pháp so sánh lịch sử
Trang 4Nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Sơ lược về phương pháp sáng tác chủ nghĩa cổ điển
1.1.1 Khái niệm
Chủ nghĩa cổ điển được coi như là một trào lưu văn học nghệ thuật, một phương pháp sáng tác văn học ra đời ở Pháp vào thế kỉ XVII Có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đã có những ý kiến, quan điểm khác nhau về chủ nghĩa cổ điển:
Theo quan điểm của các nhà lí luận văn học: “Chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng văn học - lịch sử cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là của thế kỉ XVII ở Pháp” [1]
“Trong lịch sử văn học, khái niệm cổ điển từng mang nhiều hàm nghĩa khác nhau, có khi thiên về nghĩa cổ đại, có khi thiên về nghĩa mẫu mực nhưng nghĩa mẫu mực vẫn nhiều hơn” [2, tr.11]
Từ quan điểm của các nhà nghiên cứu, tôi thống nhất khái niệm chủ nghĩa cổ điển như sau: “Chủ nghĩa cổ điển là một hiện tượng văn học lịch sử cụ thể, hình thành trên một cơ sở xã hội và ý thức hệ nhất định, tiêu biểu là trào lưu văn học nghệ thuật xuất hiện ở Pháp vào thế kỉ XVII”
1.1.2 Điều kiện nảy sinh
Sự ra đời cảu một trào lưu văn học bất kì nào đó, đều dựa trên bối cảnh lịch
sử và thời đại của đất nước đó Chủ nghĩa cổ điển không đi ngược lại với những quy luật đó Dưới đây, tôi sẽ trình bày về điều kiện nảy sinh của phương pháp sáng tác cổ điển chủ nghĩa:
1.1.2.1 Tồn tại xã hội
“Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII, sự ra đời của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp cùng những mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến tập quyền trung ương và tập đoàn phong kiến cát cứ đã chi phối mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa cổ điển Chủ nghĩa cổ điển được xem như là một sản phẩm đặc thù của nhà nước quân chủ chuyên chế Pháp Sự thay đổi lớn trong xã hội của các nước châu Âu đặc biệt là ở Pháp vào thế kỉ XVII Đó là sự bắt tay giữa hai giai cấp đó là giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến quý tộc” Chính điều này đã tạo ra một thời kì quá độ giữa cái cũ và cái mới, tạo ra một lực lượng, một sức mạnh giữa hai giai cấp này trong thế quân bình
Trang 5nhưng lại đối lập nhau.“Phần lớn các văn nghệ sĩ đều tập trung ở các cung đình, các phòng khách văn học quốc gia được thành lập, các hoạt động sáng tác, diễn xuất của họ chủ yếu nhằm phục vụ đời sống lễ hội, phục vụ nhà nước phong kiến trừu tượng và đáp ứng nhu cầu giải trí trong cung đình ”
Và chủ nghĩa cổ điển Pháp được hình thành trong lòng Nhà nước phong kiến tập quyền với thế quân bình của hai giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản
1.1.2.2 Hình thái ý thức xã hội
Trong năm hình thái ý thức xã hội thì khoa học cụ thể đó là triết học và đạo đức đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự ra đời của chủ nghĩa cổ điển và nó đã được thể hiện rất rõ trong sáng tác của các nhà văn ở thời kì này
- Khoa học: Tập trung vào triết học duy lý của Descartes Đây là thời kì mà triết học duy lý của ông thống trị Triết học của ông đã thừa nhận sự song song của thế giới vật chất với thế giới tinh thần Công thức nổi tiếng của Descaertes đó là:
“Tôi tư duy tức là tôi tồn tại” trong đó tư duy là hoạt động của lí tính tất cả đều phải dựa vào lí tính mà phán đoán Ở giai đoạn đó chủ nghĩa duy lý này có ý nghĩa tiến bộ lớn lao vì nó tiếp tục làm lung lay sự kiên cường của giáo hội và phương pháp tư biện Decartes đã vứt bỏ mọi khái niệm cũ tiến hành một sự san bằng xoá bỏ những nhận thức từ giai đoạn trước đó là thái độ hoài nghi khoa học
Vì vậy, Descartes được đánh giá là nhà triết học vừa duy tâm vừa duy vật
- Đạo đức: Đạo đức của giai cấp thống trị đồng thời đó cũng là những nguyên tắc để thống trị xã hội đó là quan niệm về nghĩa vụ: vua – tôi, cha – con, chồng –
vợ Quan niệm về danh dự quý tộc: Người làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình thì được là một người có danh dự Đây cũng chính là quan niệm về kẻ tiêu biểu cho lí trí và quan hệ hợp lí trí và điều này được thống nhất trong nhà vua quan hệ với bầy tôi, cha trong quan hệ với con, chồng trong quan hệ với vợ và hành động thực hiện bổn phận là hợp lí trí Trong đó vua là nhân vật tiêu biểu cho lí trí
1.1.2.3 Thành tựu nghệ thuật
“Nhìn chung, chủ nghĩa cổ điển do quan niệm về chủ nghĩa duy lý quy định
mà có những đặc điểm mang ít nhiều nhược điểm, nhưng với sự hướng về đời sống thực tế, đi sâu vào bản chất của sự vật và tâm lý nhân vật, đã đặt những tiền đề nghệ thuật cho tiến trình văn học phát triển sau này, nhất là đối với”chủ nghĩa cổ điển Đức, với sự xuất hiện của các nhà mỹ học lẫy lừng như E Kant và
Trang 6Hégels, đã làm thay đổi quá trình văn học của nhân loại và nước Đức đã trở thành trung tâm của trào lưu văn học lãng mạn
1.1.3 Các nguyên tắc sáng tác
- Nguyên tắc lý tưởng của người nghệ sĩ
- Nguyên tắc chiều sâu con đường đời của nhân vật
- Nguyên tắc hình tượng hóa nhân vật
1.2 Một vài nét về tác giả, tác phẩm
1.2.1 Tác giả Molière
Molie tên thật là A.J ăng Baptixto Pôcơlanh (1602-1673).“Ông sinh ra tại Paris, trong một gia đình tư sản hầu cận nhà vua Ông nội Molie vừa làm thảm vừa buôn bán Ông ngoại Molie là người rất yêu thích nghệ thuật sân khấu Ngay từ nhỏ Molie đã được ông dẫn đi xem rất nhiều buổi biểu diễn kịch của các nghệ nhân nổi tiếng thời bấy giờ Niềm đam mê sân khấu đã thấm sâu vào con người tài năng ấy, Molie tiếp thu và ảnh hưởng rất”nhiều từ những buổi đi xem biểu diển đó Những kỉ niệm của tuổi thơ Molie chính là những nền móng ban đầu cho sự nảy nở một nhân tài của sân khấu kịch sau này
Từ 1636-1639, Molie học ở trường trung học Clecmong nổi tiếng Ông chọn nghề sân khấu (một thứ nghề nghiệp thấp hèn vào thời đó) vì muốn nối nghiệp gia đình Trong thời gian này, ông tỏ ra đặc biệt yêu thích văn chương, nhiệt tình với triết học và chịu ảnh hưởng của Gassendi Năm 1643, ông làm quen với nữ diễn viên Mađơlen Bêja, và cùng với anh em nhà Bêja xây dựng nên “Đoàn kịch Trứ danh” Đoàn kịch diễn nhiều buổi nhưng thất bại và tồn tại trong khoảng hai mươi năm thì tan vỡ Do mắc nhiều món nợ không trả được nên Molie đã bị tống giam ít ngày Đó là một biến cố trong cuộc đời ông
Năm 1646, Moliere và những người bạn của mình đã lên đường đi về các tỉnh lẽ biểu diễn Qua mười ba bươn chải (1645 – 1658), tự kiếm sống và nếm trải đủ mọi gian khổ của cuộc đời người diễn viên Trải qua biết bao thử thách, gian truân, nhờ có nó mà Molière đã tôi luyện cho mình những kinh nghiệm sống để rồi tạo nên những tác phẩm bất hủ với thời gian
Có thể nói Molie là một nhà văn tiêu biểu của chủ nghĩa cổ điển Pháp – bằng sáng tác và những vở kịch có tính lí luận về văn học, nghệ thuật của ông Molie
có công rất lớn trong sự kế tục và phát huy mạnh mẽ kịch hề dân gian Pháp Chỉ
từ Molie hài kịch Pháp mới chính thức ra đời và trở thành vũ khí đấu tranh
Trang 7Molie là người sáng lập ra hài kịch cổ điển Pháp, làm cho hài kịch đứng ngang hàng với nhiều thể loại sáng tác khác
1.2.2 Tác phẩm “Lão hà tiện”
1.2.2.1 Hoàn cảnh ra đời
- Vở kịch được viết hoàn thành năm 1668 và công diễn lần đầu vào ngày 9/9/1668 trên sân khấu của Hoàng cung
- Lấy cảm hứng từ đề tài trong tác phẩm “Cái hũ vàng” của Plautus - nhà viết kịch nổi tiếng thời La mã cổ đại, Moliere đã sáng tác nên vở kịch nổi tiếng này 1.2.2.2 Tóm tắt vở kịch
Để tiện theo dõi, tôi ghi lại tuyến nhân vật chính và các mối quan hệ của từng nhân vật như sau:
Arpagông Một gã tư sản giàu sụ, keo kiệt, luôn tìm mọi cách để kiếm tiền
Các tuyến nhân vật trong tác phẩm “Lão hà tiện”
Bản tóm tắt:
Câu chuyện này kể về một nhân vật keo kiệt nhất, keo kiệt số 1, không thể tìm đâu ra một kẻ thứ hai Đó chính là Arpagông, phương thức làm giàu của
gã là cho vay với giá cắt cổ để kiếm lời Arpagông đã goá vợ, có một con trai tên
là Clêăng và một con gái tên Êlydơ Con trai và con gái lão đều đã đếp tuổi lấy
vợ, lấy chồng Đặc biêt, cô con gái vô cùng xinh đẹp Arpagông tích cóp và có một số tiền rất lớn trữ trong tráp Nó khoảng một vạn Êquy được cất giấu rất kĩ trong vườn Khó có kẻ nào đào bới mà ăn cắp được Nhưng vốn đã nghi và sợ mất, lão nghi ngờ tất cả mọi người trong gia đình, thậm chí cả con cái Lão ki
bo, tính toán từng đồng bạc, cắt xén mọi khoản chi tiêu, cả bánh mì vụn cũng phải tiết kiệm Lão nghi ngờ mọi người rình rập, mơ ước đến cái tráp của mình
Trang 8nên mỗi ngày càng càng trở nên phòng thủ, xa cách với mọi người trong nhà Sự ngờ vực cộng với tính keo kiệt của lão làm cả người ở lẫn con cái ngày càng không thích lão.“Và lão không quan tâm đến điều đó Lão chỉ nghĩ đến tiền Ngay cả trong chuyện hôn nhân của con cái lão cũng tính toán để có lợi cho mình Arpagông định gả con gái cho Axem một lão già lắm của, và gả con trai cho một bà goá lắm tiền, vì họ không đòi của hồi môn Đối với Arpagông , việc không đòi của hồi môn có ý nghĩa hơn cả hạnh phúc của con lão Trong khi đó con trai Arpagông đang yêu nàng Marian và cũng chính là người mà lão đang yêu, vô tình cả hai cha con lão trở thành tình địch của nhau Cả hai người con đều phải đấu tranh và tìm mọi cách”bảo vệ tình yêu của mình Đang lúc mâu thuẫn xảy ra đỉnh điểm thì La Flet - đầy tớ của Clêăng nghĩa ra một kế: Biết Arpagông chỉ yêu tiền, La Flet đã lấy được cái tráp tiền và đem nó ra làm điều trao đổi với Arpagông về tình yêu Arpagông phải đành lòng chấp nhận chuyện hôn nhân của con cái, và đánh đổi cả tình yêu của mình để lấy lại được cái tráp Khi mọi người đều vui vẻ trong niềm hạnh phúc, thì hạnh phúc to lớn và duy nhất đối với Arpagông là cái tráp vàng Hình ảnh lão hà tiện Arpagông kéo cái tráp đi trên sa mạc ở cuối tác phẩm là hình ảnh vô vọng, cô đơn của con người khi thiếu vắng tình người, tình yêu thương Nhưng có lẽ không phải khán giả nào cũng nghiệm ra điều đó khi xem cảnh này
1.2.2.3 Ý nghĩa của hài kịch trong “Lão hà tiện”
Ở “Lão hà tiện”, người đọc lại thấy tiếng cười nhuốm màu “bi kịch” Cười
mà đau xót trong tim, kiểu nước mắt chảy vào trong
Những tình huống gây cười khiến khán giả ào lên rồi dịu lại Người ta nhận ra tiếng cười ném vào cái xấu, cái ác, vào thói tham lam quỷ quyệt Đồng tiền, lòng tham đã chi phối tất cả Tình cha con, anh em, bằng hữu… đều bị đặt dưới sức mạnh của kim tiền Molie đã tạo ra tiếng cười có nhiều cung bậc mang đậm ý nghĩa xã hội Tiếng cười trong “Lão hà tiện” bao hàm một tư tưởng sâu sắc, một
sự tìm tòi xem xét nghiêm túc, một thái độ biểu hiện tích cực của nghệ sĩ trước cuộc sống Xuất phát từ quan điểm cho rằng “quy tắc cao nhất của mọi quy tắc
là mua vui cho khán giả” và “dùng tiếng cười để sửa chữa phong hoá”, Molie đã xây dựng tiếng cười bất hủ mang ý nghĩa giáo dục tích cực và có giá trị chiến đấu cao
Trang 9- Tiếng cười trong “Lão hà tiện” vừa mang âm hưởng xót xa, vừa là lời tố cáo gay gắt con người trước sự tha hoá của đồng tiền
Và tiếng cười này thường đem lại cho khán giả một sự ồn ào, náo nhiệt, nó mang tính chất “giải trí, mua vui, làm giảm trạng thái thần kinh căng thẳng qua những điệu bộ đơn giản, máy móc, dễ bắt chước” Molie đã dùng nó để khắc hoạ thành công tính cách của nhân vật Arpagông Khác với dạng quý tộc “kiểu trưởng giả học làm sang”, Arpagông gây cười ngay ở sự mưu toan kiếm lời của mình Miễn sao thật nhiều tiền chảy vào tráp là lão vui Chứ không như gã Giuốc –đanh dốt nát kia mất tiền vẫn hào hứng, vẫn sẵn sàng miễn được khen giỏi, khen đẹp
- Tiếp đến là tiếng cười khôi hài, bản thân cái cười khôi hài mang tính cách nhân đạo sâu sắc, nó đặt cơ sở vào niềm tin ở bản chất con người, hướng con người đến cái tốt đẹp Molie đặt tiếng cười này vào trong các trường hợp ghen tuông do hiểu lầm nhau trong quan hệ tình cảm yêu đương:
“Hai cha con cùng yêu một người Tính khôi hài đẩy lên cực điểm khi ai cũng muốn bảo vệ quan điểm và tình yêu của mình Nhưng đối với Arpagông thì tiền
là trên hết Lão mê tiền hơn tất thảy Tiền đóng vị trí độc tôn trong tâm khảm con người hà tiện này Không gì có thể thay thế vị trí và sức mạnh của đồng tiền trong cuộc đời lão Góa vợ, lão mon men mơ đến cô gái trẻ đẹp Marian Mong muốn có được nàng ngay cả khi cô ấy là người yêu của con trai Arpagông có đầy đủ con trai, con gái nhưng lão không lo cho tương lai của các con mà chỉ chăm chăm lo kiếm tiền, giữ tiền Vì tiền, Arpagông có thể từ bỏ tất cả những thứ gọi là tình: Tình cha con, tình bằng hữu, tình yêu Với gã, không gì quý giá như tiền Bởi thế Arpagông sẵn sàng tráo đổi hũ vàng để từ bỏ tình yêu với Marian Vì tiền, Arpagông muốn con trai cưới một bà góa”để hưởng, con gái cưới một lão già vì lý do ông ta không cần của hồi môn
Chương 2: Phương pháp sáng tác cổ điển chủ nghĩa qua tác phẩm “Lão hà tiện” - Molière
2.1 Nguyên tắc tôn sùng lý trí
Chủ nghĩa cổ điển luôn đề cao lí trí, đưa lí trí lên đỉnh cao Nguyên tắc này chịu sự chi phối mạnh mẽ của triết học duy lí Descartes “tôi hoài nghi nghĩa là tôi tư duy tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại” – tư tưởng tích cực, tiến bộ Nhờ có tư
Trang 10tưởng duy lí mà con người nước Pháp thoát khỏi cảnh “cầm tù” về tư tưởng bởi giáo hội
Nhân vật Aarpagon, ngay từ cái tên khiến khán giả bật cười Bởi trong tiếng Latinh “Aarpagon” có nghĩa là “keo kiệt” Nhưng lão lại là người rất giữ lí trí
Và lí trí của lão là: có được thật nhiều tiền
Không một điều gì có thể làm suy chuyển lí trí kiếm tiền của Arpagông Kể
cả thanh xuân, tương lai của các con lão Của hồi môn là một gánh nặng suy tư, nếu khi gả con gái lão phải chia cho con của hồi môn để mang theo Và khi lấy
vở cho con trai lại phải mất của hồi môn cho đằng nhà gái Vì thế, Arpagông sẵn sàng vùi thanh xuân của các xuống, sẵn sàng cưới cho con trai một người đàn bà goá nhưng giàu có và không đòi của hồi môn, sẵn sàng gả con gái cho một lão già để không mất của hồi môn
- Lí trí của Arpagông còn được thể hiện ở chỗ, khi có tiền thì phải bằng mọi cách bảo vệ tiền:
Lão vẫn quyết“tâm lấy Marian, người mà Clêăng yêu, gây ra sự căng thẳng của hai cha con Arpagông bằng lòng gả Elydo cho Vale và nhường Marian cho Clêăng, sau khi Anxem bằng lòng chịu mọi phí tổn về lễ cưới của con trai và con gái mình, và sung sướng lấy lại được”tráp vàng
Cũng như cha, Clêăng cũng là một nhân vật được xây dựng theo nguyên lí tôn sùng lí trí Nhưng đó là lí trí phù hợp với hành động, lí trí được khán giả đồng thuận Anh yêu nàng Marian nghèo khổ, nhưng xinh đẹp - đó cũng là người mà cha anh đang định cưới làm vợ Chính điều này đã gây ra cuộc cãi vã gay gắt giữa hai người, làm sứt mẻ tình cha con bấy lâu Với sự giúp đỡ của gã đầy tớ ranh ma La Flet đã quyết tâm bảo vệ tình yêu của mình dù phải đối đầu với cha
2.2 Mô phỏng tự nhiên
Chủ nghĩa cổ điển khai thác nội tâm con người, luôn đặt lí trí lên hàng đầu Nguyên tắc mô phỏng tự nhiên khuyến khích nhà văn nghiên cứu vẻ đẹp trong đời sống tâm hồn, xây dựng những tính cách điển hình
Trong “Lão hà tiện” của Molie, yếu tố cổ điển được thể hiện qua việc miêu
tả nội tâm nhân vật, miêu tả chân thực cuộc sống Khi xây dựng nhân vật Arpagông, Molie cho thấy thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật này, đưa nhân