Văn thơ cũng bắt nhịp cuộc sống quay trở về với những sáng tác mang tính chất hiện thực, hoài niệm, thơ ca thời hậu chiến với biên độ mở rộng về cảm hứng sử thi… Nằm trong xu hướng vận đ
Trang 1BÀI TẬP LỚN
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT
THƠ XUÂN QUỲNH SAU 1975
Tên học phần:
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY
VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC
Mã học phần: NV105
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
⸺⸺
Trang 2Mục lục
Mở đầu 3
Nội dung 3
Chương 1: Những vấn đề chung 3
1.1 Những đổi mới về quan niệm thơ sau năm 1975 3
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Quỳnh 4
1.3 Tập thơ “Tự hát” 5
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh sau 1975 6
2.1 Đặc sắc nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh là giọng thơ khắc khoải, nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu cảm xúc 6
2.2 Đặc sắc nghệ thuật về lựa chọn đề tài thơ, thể thơ và các biện pháp tu từ 8
Kết luận 13
Tài liệu tham khảo 13
Trang 3Mở đầu
Trước năm 1975 đất nước ta đang bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kì gian khổ Trong hoàn cảnh đó văn thơ cũng thấm đẫm màu sắc sử thi anh hùng, ca ngợi những người chiến sĩ đang chiến đấu vì tổ quốc Thơ thời chống Mỹ là vũ khí sắc bén, cổ vũ tinh thần chiến đấu, là những bài ca ra trận, là niềm tin tất thắng Sau năm 1975 văn thơ bắt đầu có sự vận động cả về nội dung
và nghệ thuật Lúc này cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam hoàn toàn thắng lợi, hoà bình lập lại trên đất nước ta Văn thơ cũng bắt nhịp cuộc sống quay trở về với những sáng tác mang tính chất hiện thực, hoài niệm, thơ ca thời hậu chiến với biên độ mở rộng về cảm hứng sử thi…
Nằm trong xu hướng vận động của văn thơ nói chung giai đoạn sau năm
1975, thơ Xuân Quỳnh cũng có những biến chuyển nhẹ nhàng nhưng rõ rệt Nếu trước đó là những vần thơ mang màu sắc chiến tranh thì sau năm 1975 cảm xúc
về chiến tranh dần lùi xa thay thế vào đó là những xúc cảm về hiện tại, về tình yêu, về thiên nhiên, con người Tất cả những xúc cảm đó theo những cách rất riêng, rất Xuân Quỳnh đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc Có lẽ Xuân Quỳnh bằng những cách rất riêng của mình, bằng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã nói lên tiếng lòng của bao nhiêu những tâm hồn yêu thơ Những sáng tác của Xuân Quỳnh là những bài thơ không chỉ là những bài mang màu sắc thơ hậu chiến mà còn là những bài thơ về tình yêu, tình người, về thiên nhiên, về cỏ cây hoa lá , do vậy tôi chọn “đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh sau năm 1975” làm đề tài để tìm hiểu, làm rõ hơn những nét riêng về đặc sắc nghệ thuật của thơ Xuân Quỳnh mà ta không thể thấy ở bất kì nhà thơ nào cùng thời Đồng thời qua đó tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc khẳng định vị thế trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Góp phần nâng cao chất lượng trong việc giảng dạy về tác phẩm văn học và tác giả Xuân Quỳnh
Nội dung
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1 Những đổi mới về quan niệm thơ sau năm 1975
Có ý kiến cho rằng “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội”, quan niệm này hoàn toàn chính xác Bởi lẽ cuộc sống chính là nguyên liệu để phản ảnh những gì diễn ra trong cuộc sống Nhưng văn học không chỉ phản ánh
Trang 4cuộc sống mà còn muốn gửi gắm những thông điệp, những cảm xúc của nhà thơ, nhà văn
Sau năm 1975, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc thắng lợi văn học cũng dẫn bắt nhịp với cuộc sống thường nhật Các nhà văn thường gọi văn học giai đoạn này là giai đoạn văn học thời hậu chiến Với sự vận động không ngừng nghỉ của văn học, văn học cũng vẫn giữ được chức năng là phản ánh hiện thực Về đề tài thì sau năm 1975 đề tài về chiến tranh vẫn là đề tài được nhiều nhà văn hướng ngòi bút đến nhưng không còn chất sử thi hào hùng như thơ văn thời chiến Các đề tài về chiến tranh đã được khai thác trên khía cạnh hiện thực Những hiện thực mà trước đây trong chiến tranh vẫn được giấu đi thì đến lúc này được cá nhà thơ, nhà văn hướng đến để khai thác Bên cạnh đó các nhà văn nhà thơ cũng đã dần thay đổi mình để theo kịp xu hướng thời đại Thơ văn dần dần chuyển sang giọng điệu trữ tình, vẫn có hoài niệm về quá khứ nhưng dẫn phai nhạt và các nhà văn gọi đây là giai đoạn “phi sử thi” Điều đó khiến xu thế văn thơ hiện thực phát triển Các tác phẩm về tình yêu cuộc sống, tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi vẫn tiếp tục phát triển và dần được khẳng định trên văn đàn Cái tôi cá nhân, tiếng nói cá nhân được đề cao
Về nghệ thuật thơ sau năm 1975 vẫn tiếp tục được hoàn thiện và phát triển Các thể thơ bảy chữ, tám chữ, năm chữ, thơ tụ do vẫn là các thể thơ được sử dụng thông dụng Các biện pháp nghệ thuật cũng được sáng tạo và trở nên phong phú.“Sự thay đổi trong cái nhìn nghệ thuật thể hiện ở chỗ, thơ ca tuy vẫn mang chủ âm hào hùng, nhưng các nhà thơ đã bắt đầu chú ý nhiều hơn đến bi kịch của con người,số phận con người Nói cách khác, trong khi cố gắng miêu tả
sự lớn lao, kỳ vĩ của Tổ quốc và dân tộc, các nhà thơ đã quan tâm trực diện đến
số phận của cá nhân, thậm chí nhiều khi số phận của đất nước được đo ướm bằng nỗi đau của cá nhân Ca ngợi những con người đã hy sinh vì đất ước nhưng đồng thời cũng thể hiện số phận con người trong đời thường Và trên hết đó là
âm hưởng sôi nổi trong công cuộc xây dựng đất nước ”
1.2 Cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường
La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) Xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ
Trang 5mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành
Bà có năng khiếu nghệ thuật từ nhỏ đặc biệt là với nghệ thuật múa, tháng 2/1955 Xuân Quỳnh được tuyển vào “Đoàn văn công Nhân dân Trung ương” và được đào tạo trở thành diễn viên múa Trong sự nghiệp nghề Múa của mình, đã nhiều lần bà được đi biểu diễn ở nước ngoài và được dự đại hội thanh niên sinh viên thế giới vào năm 1962 tại Áo
“Nhưng sau đó Xuân Quỳnh lại bắt đầu tham gia vào sự nghiệp văn thơ vào khoảng năm 1963 Bà tham, gia học tập sáng tác tại trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ khóa 1 của hội nhà văn Việt Nam Sau khi học xong bà về làm việc tại Báo Văn nghệ và Báo phụ nữ Việt Nam Năm 1967, bà được kết nạp và trở thành ủy viên Ban chấp hành của hội nhà văn Việt Nam khóa III Nhưng cuộc đời thơ đang nở rộ của bà đã dừng lại vào ngày 29/08/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại Hải Dương cùng với người chồng là Lưu Quang Vũ và con trai là Lưu Quang Thơ khi đó mới 13 tuổi ”
Với những đóng góp của bà cho nghệ thuật năm 2001 nhà thơ Xuân Quỳnh
đã được nhà nước truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật Đến năm 2017 bà tiếp tục được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với 2 tập thơ “ Lời ru mặt đất” và “Bầu trời trong quả trứng” Đến nay Xuân Quỳnh vẫn được xem là một trong những nhà thơ nữ nổi tiếng cuối thế kỉ XX, những bài thơ của bà đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế
hệ như: “Thuyền và Biển”, “Sóng”, “Tiếng gà trưa”, “Thơ tình cuối mùa thu”…
Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
đã chứng minh cho những đóng góp của bà cho nền văn học của nước nhà 1.3 Tập thơ “Tự hát”
“Trong nền thi ca Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh đã lay động độc giả bởi giọng thơ giàu nữ tính và có bản sắc riêng Một trong số đó không thể không kể đến tập thơ “Tự hát” được ra đời năm 1984 - thời điểm mà đất nước đang bắt đầu chuyển sang một kỷ nguyên mới Tập thơ gồm 35 bài thơ, thể hiện chủ yếu những tâm tư tình cảm của cái tôi trữ tình trong mối tương quan giữa con người
cá nhân và cuộc sống cộng đồng Ở đó, người đọc được tiếp cận với một hồn thơ rất đỗi tinh tế, nhạy cảm Tập thơ Tự hát đã thể hiện tất cả các cung bậc cảm xúc”
Trang 6của trái tim người phụ nữ yêu đời, thiết tha với cuộc đời và những băn khoăn trở
về những diều còn vướng mắc mà bản thân chưa thể nào giải tỏa
Chương 2: Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh sau 1975
2.1 Đặc sắc nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh là giọng thơ khắc khoải, nhẹ nhàng, đằm thắm, giàu cảm xúc
“Giọng điệu văn chương cho phép người đọc nhận ra vẻ đẹp riêng của từng nghệ sĩ Với Xuân Quỳnh từ những bài thơ đầu tay, ta đã có thể cảm nhận được
rõ cái chất giọng của một người phụ nữ khát khao Trải qua không ít những sóng gió của cuộc đời, chất giọng này càng trở nên khắc khoải hơn ở những tập thơ sau chiến tranh của chị” Những cung bậc, tình cảm khác nhau đã góp phần làm nên một cái tôi Xuân Quỳnh lúc nào cũng tươi mới, tràn đầy niềm tin yêu Có nét đặc biệt về cảm xúc của thơ Xuân Quỳnh sau năm 1975 đó là thế giới tình yêu hạnh phúc, là những khát khao “bồi hồi trong ngực trẻ”, là thế giới hồn nhiên của trẻ thơ… Thơ của bà lúc này chan chứa sự đằm thắm của một người phụ nữ vừa làm thơ, vừa làm vợ và làm mẹ Những niềm hạnh phúc đó đã tạo nên những đặc sắc về cảm xúc cho thơ Xuân Quỳnh và có lẽ chính điều đó đã trở thành chất xúc tác cho thơ Xuân Quỳnh sau năm 1975 càng nở rộ
Nói đến đặc sắc nghệ thuật về giọng thơ và cảm xúc có lẽ ai cũng sẽ rất ấn tượng với những vần thơ trong bài thơ “Tự hát” sáng tác năm 1984 của Xuân Quỳnh Những vẫn thơ tự nhiên mang giọng điệu tâm tình thủ thỉ khiến đôi lúc
ta tưởng như hình dung ra được hình ảnh của một người phụ nữ đang tựa vào bờ vai của người mình yêu, trong cái bâng khuâng của đất trời rồi nhẹ nhàng tâm sự:
“Chả dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em, anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
…………
Trang 7Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Là máu thịt, đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” [1]
(“Tự hát” – Xuân Quỳnh)
Có lẽ cái đặc sắc nhất trong thơ của Xuân Quỳnh dịu dàng và thánh thiện Không cầu kì về câu chữ, không chau chuốt mà giản đơn, gần gũi nhưng lại sâu sắc vô cùng “Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” Xuân Quỳnh đã thể hiện tình yêu của mình nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đến nhường nào Tuy ngắn gọn trong một dòng thơ 9 chữ nhưng lại hàm xúc vượt lên trên mọi ngôn ngữ hoa văn Chính bởi lẽ đó mà thơ bà vượt lên cả thời gian, vượt qua không gian mà chạm đến nơi sâu thẳm nhất trong trái tim người đọc Đó cũng chính là khát vọng về tình yêu chung thuỷ, tình yêu sâu sắc của mỗi người
Những đặc sắc về giọng thơ Xuân Quỳnh cũng thể hiện rõ trong nhiều bài thơ khác Tiêu biểu như trong bài thơ “Không đề II” viết tặng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh cũng có nhưng dòng thơ thú nhận:
“Mắt anh nâu một vùng đất phù sa Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ
Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ Giữa vô cùng hoang vắng giữa cô đơn
….…
Những rừng hoa thơ anh từng đến hái Trái bàng vàng rụng vội con đường quen
Chẳng có gì để em nói về em
Em chỉ thấy em là người có lỗi” [2]
Có lẽ tình yêu của Xuân Quỳnh với Lưu Quang Vũ đã khiến thơ của Xuân quỳnh trở nên da diết, khát khao và cháy bỏng, đôi khi là sự băn khoăn, lo âu trước cuộc đời Những vần thơ cứ khắc khoải nỗi nhớ khiến ta như thấy sự cồn cào, da diết dâng lên Chính giọng thơ mềm mại tha thiết trái tim khao khát yêu thương đó đã khiến cho người đọc không dứt ra được mà chìm đắm vào thế giới thơ tình yêu đó Đọc thơ ta thấy một Xuân Quỳnh nồng nhiệt, tha thiết yêu, tha thiết sống; một Xuân Quỳnh nhạy cảm, luôn băn khoăn xao động, lúc nào cũng
Trang 8trẻ trung, tươi mới Tất cả những điều đó đã giúp Xuân Quỳnh thành công và nhanh chóng tìm được chỗ đứng trong lòng độc giả và trên thi đàn
Nhạy cảm với sự chảy trôi của thời gian cũng là một đặc trưng trong nghệ thuật thơ cảu Xuân Quỳnh Bằng trái tim yêu và bản năng của một người phụ nữ, Xuân Quỳnh đã thể hiện cách ứng xử mang đầy tính nhân bản Xuân cùng đã thể hiện những cảm xúc về sự nuối tiếc thời gian, muốn chi chút từng thời gian đang có:
“Chi chút thời gian, chi chút từng giờ
Như kẻ khó tính từng hào keo kiệt”
(Có một thời như thế - Xuân Quỳnh)
Sự nuối tiếc về thời gian, sự lo âu khi thời gian đang dần trôi đi ngày càng nhanh khiến cho Xuân Quỳnh luôn chới với Xuân Quỳnh đã từng có những vần thơ khẳng định sự bất biến của thời gian, không gian một cách mạnh mẽ:
“Chẳng có thời gian chẳng có không gian
Chỉ tuổi trẻ tình yêu là vĩnh viễn”
(Thơ tình cho bạn trẻ - Xuân Quỳnh) Cảm giác về thời gian cứ như vậy hoà cùng với nỗi buồn, niềm lo, tình yêu, khát khao sống, khát khao được yêu… tạo nên giọng điệu chính trong những tập thơ sau chiến tranh của Xuân Quỳnh
Nhà văn I.S.TTurgenev khẳng định: "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình, là cái giọng riêng biệt của chính mình, không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác" Thơ Xuân Quỳnh có chất giọng rất riêng giúp tác giả nổi bật so với các nhà văn cùng viết về tình yêu Nếu nói về thơ Xuân Quỳnh và cảm xúc về thơ của Xuân Quỳnh có lẽ sẽ là một nguồn cảm hứng bất tận của những thế hệ độc giả yêu thơ
2.2 Đặc sắc nghệ thuật về lựa chọn đề tài thơ, thể thơ và các biện pháp tu từ
Có lẽ yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của thơ Xuân Quỳnh chính
là việc lựa chọn đề tài thơ và những biện pháp tu từ cũng như ngôn ngữ thơ đầy
ấm áp, trầm lắng và da diết Đề tài mà Xuân Quỳnh hướng ngòi bút đến không
xa lạ mà nó gần gũi và ở ngay chính trong cuộc sống của mỗi người Có lẽ bởi vậy mà thơ Xuân Quỳnh khiến người đọc như đắm chìm vào đó, thấy mình ở đấy, soi vào ngay tâm trạng của chính mình Sự đồng cảm, đồng điệu từ đề tài khiến cho độc giả, nhất là độc giả nữ bị cuốn hút và say mê thơ Xuân Quỳnh Đề
Trang 9tài đặc sắc nhất trong thơ Xuân Quỳnh phải kể đến là đề tài tình yêu Nhưng bên cạnh đó còn rất nhiều đề tài về cuộc sống, về con người, về thiên nhiên, cây, cỏ, hoa, lá… Tất cả vào thơ của bà trở nên lung linh nhiều màu sắc giống như cầu vồng sau mưa
Đặc sắc nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh thể hiện ở việc vận dụng thể thơ Xuân Quỳnh đã vận dụng sáng tạo các thể thơ để có thể diễn tả lên xúc cảm của mình Ngay trong một bài thơ thể thơ cũng được vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn Từng câu thơ, từng khổ thơ cứ theo cảm xúc mà tuôn trào như dòng suối lúc mềm mại, lúc hối hả khẩn trương, lúc lại mạnh mẽ như dòng thác… Người đọc
cứ theo mạch nguồn cảm xúc đó mà tâm trạng khi trầm, lúc bổng theo từng ý thơ Bài thơ “Tự hát” sáng tác năm 1984 cũng là tiêu biểu cho việc vận dụng sự sáng tạo thể thơ trong sáng tác thơ của Xuân Quỳnh Những câu thơ 7 chữ, 9 chữ đan xen trong thể thơ tám chữ đã khiến cho bài thơ thể hiện rõ được xúc cảm của nhà thơ Đó là cảm xúc của tình yêu dâng trào mãnh liệt trong trái tim rực lửa của người phụ nữ đang yêu Nếu những câu thơ 7 chữ như nốt trầm trong bản nhạc thì những câu thơ 9 chữ trong bài thơ lại như một nốt nhạc vút cao, nốt nhạc của cảm xúc tình yêu thăng hoa:
“Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
Một điều đặc biệt nữa là nhà thơ Xuân Quỳnh đã rất thành công khi sử dụng dấu gạch nối trong thơ của mình như một điều đặc biệt “Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em”, tưởng như câu thơ đang ngắt nhịp ra, như khẳng định một cách chắc chắn về cảm xúc Phải chăng chính tình yêu hoàn mỹ của nhà thơ Xuân Quỳnh
và nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ đã chắp cánh cho hồn thơ của Xuân Quỳnh bay bổng đến nhường đó
Trong số những tác phẩm đặc sắc về đề tài tình yêu mà nhà thơ Xuân Quỳnh để lại cho cuộc đời phải kể đến bài thơ “Sóng” Bài thơ này cũng là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh Bài thơ đã vận dụng thể thơ năm chữ nhịp nhàng tuy ngắn nhưng lại đong đầy cảm xúc Trong bài thơ
“Sóng” ta có thể thấy được đặc sắc nghệ thuật thể hiện ngay ở việc nhà thơ chọn lựa hình tượng thơ tiêu biểu đó là hình tượng “sóng” và “em” Hai chủ thể thơ cũng là hình tượng thơ đặc sắc “Sóng” và “em” tưởng như không có mối liên hệ nhưng khi vào thơ Xuân Quỳnh lại trở thành hình tượng biểu đạt cho tình yêu
Trang 10tha thiết mà mãnh liệt “Sóng” là sáng tác tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh trước năm 1975 Sau năm 1975 thơ Xuân Quỳnh vẫn đằm thắm nhẹ nhàng như vậy nhưng đã mang chút già dặn của một người phụ nữ từng trảii, mặn mà, tha thiết và nỗi niềm da diết hơn
Sau năm 1975 thơ Xuân Quỳnh vẫn mang hơi thở của tình yêu, của sự ấm
áp, niềm hạnh phúc Có lúc day dứt, khổ đau, đau đáu nỗi nhớ nhung khôn nguôi
và tất cả những điều đó đều thê hiện tình yêu mãnh liệt của người phụ nữ khát khao yêu thương Trong bài thơ “Tự hát” Xuân Quỳnh đã rất thành công với đê tài tình yêu cùng những nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc Bài thơ được sáng tác năm
1984 lúc thơ Xuân Quỳnh đang đi đến đỉnh cao Cách diễn đạt không bóng bẩy
mà gần gũi đến lạ lùng, ở hai câu đầu nhà thơ đã diễn đạt bằng biện pháp đảo ngữ “Chả dại gì em ước nó bằng vàng/ Trái tim em, anh đã từng biết đấy” Chủ ngữ được đảo xuống đầu câu thơ thứ hai làm cho cách diễn đạt trở nên mới mẻ, tăng sức diễn đạt Với biện pháp đảo ngữ ta có thể cảm nhận được tình cảm cũng như những cung bậc cảm xúc của nhà thơ
“Em trở về đúng nghĩa trái tim
Biết làm sống những hồng cầu đã chết
Biết lấy lại những gì đã mất
Biết rút gần khoảng cách của yêu tin
Em trở về đúng nghĩa trái-tim-em
Biết khao khát những điều anh mơ ước
Biết xúc động qua nhiều nhận thức
Biết yêu anh và biết được anh yêu” [1]
Hai khổ thơ đã sử dụng biện pháp điệp ngữ “biết làm”, “biết” để như một điều khẳng định Đặc sắc nghệ thuật của hai khổ thơ này là diễn đạt lên những tình cảm sâu lắng tận đáy lòng và đây cũng chính là đặc sắc trong nghệ thuật ngôn từ của nhà thơ Xuân Quỳnh Sau mỗi câu thơ là một trái tim ấm ấp đầy yêu thương Cách nói hoàn dụ khién cho trái tim trở nên có linh hồn, trái tim đó là trái tim của một người biết yêu thương, biết khơi dậy tình yêu “Biết làm sống những hồng cầu đã chết /Biết lấy lại những gì đã mất/ Biết rút gần khoảng cách của yêu tin” Thật lạ lùng thay, nếu những nhà thơ khác vẫn đang loạy hoay trau chuốt thứ ngôn ngữ bóng bẩy thì Xuân Quỳnh lại giản đơn nhưng sâu sắc đến