Căn cứ khoản 2 Điều 431 BLTTDS, do đây là bản án về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài giải quyết nên trong trường hợp này, không cần Việt Nam và Hoa Kỳ phải cùng là thành viên
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM KHOA LUAT QUOC TE
MON: TU PHAP QUOC TE
LOP CLC46E
BAI TAP TINH HUONG
GV hướng dẫn : ThS Phùng Hồng Thanh
MỤC LỤC
Trang 2Bài tập 1 Bài tập 2
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
DANH MUC TU VIET TAT
Trang 3BLTTDS: Bộ luật Tổ tụng dân sự
CSPL: Cơ sở pháp ly
DUOQT: Điều ước quốc tế
LHNGĐ: Luật Hôn nhân va gia dinh
LTM: Luật Thương mại
QHDS: Quan hệ dân sự
PLQG: Pháp luật quốc gia
PLVN: Pháp luật Việt Nam
TAVN: Tòa án Việt Nam
YTNN: Yếu tổ nước ngoài
GHI CHỦ: Trong đề bài có thể bao gồm các sự kiện và vụ việc xảy ra trước khi Bộ luật đân sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Luật hôn nhân và gia đình 2014 được ban hành Tuy nhiên, nhằm thống nhất và đễ dàng hơn trong quá trình giải quyết vấn
Trang 4đề, nhóm sẽ sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tính đến thời
điểm hiện tại
Bai tap 1
Công ty Ultrasmooth (sau đây gọi tắt là Công ty U), địa chỉ đăng ký tại quận Punturin,
thành phố Valenzuela, Phillipines và Công ty Cổ phần Thép Doãn Thị (sau đây gọi tắt
là D), trụ sở tại quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh có ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán 6.000 tấn phôi thép cao cấp vào ngày 12/6/2017, với giá trị hợp đồng là
2,430,000 USD, FOB cảng Cát Lái Hàng sẽ được đóng thùng và gửi di vao quý 1 va
quý 2 năm 2018 Tháng 6/2018, Công ty D giao 90 kiện hàng chứa hàng hóa theo hợp
đồng Số hàng này đã được bốc lên tàu của Hàn Quốc và đã rời đi đến cảng Manila,
Phillipines Theo Công ty U, khi hàng đến cảng Manila, đại diện công đã xác nhận
rằng bề ngoài của số thùng hàng là không có vấn đề gì nhưng có một số thùng có
trọng lượng không đủ Công ty U đã vận chuyền số hàng nói trên vào kho Cơ quan
giám định sở tại đã xác nhận thiếu 60 ký thép so với hợp đồng Công ty U hy vọng sẽ
đạt được một thỏa thuận thông qua đàm phán với Công ty D, nhưng Công ty D đã
không chấp nhận đàm phán
1 Những đặc điểm pháp lý nào cần được chủ ÿ trong vụ tranh chấp trên? Vì sao?
- Hợp đồng ký kết giữa các bên có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau
(Philippines và Việt Nam) quy định về mua bán hàng hóa quốc tế cụ thê là phôi thép
cao cấp
- Theo hợp đồng, điều kiện giao hàng được quy định là FOB cảng Cát Lái
Trách nhiệm của người bán (Công ty D) kết thúc khi hàng hóa được xếp lên tàu tại
cảng Cát Lái, và người mua (Công ty U) chịu trách nhiệm cho hàng hóa từ thời điểm
đó Việc xác định điều kiện giao hàng là quan trọng để xác định thời điểm chuyên
giao rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa từ người bán sang người mua theo Điều
683 BLDS 2015
- Công ty U đã phát hiện thiếu 60 ký thép so với hợp đồng khi hàng hóa đến
cảng Manila Viéc thiếu hụt hàng hóa có thể cầu thành ví phạm hợp đồng của Công ty
D, và Công ty U có thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Nếu các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, họ có
thé lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác như: Hai bên thỏa thuận giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy tac cua trong tai Singapore
2 Theo anh (chị), với những dữ kiện đã được đưa ra, những hệ thông pháp luật
nào có thể được áp dụng để giải quyết vụ việc này?
- Pháp luật Việt Nam về điều chỉnh quan hệ hợp đồng nếu hợp đồng có điều
khoản lựa chọn luật hoặc pháp luật lựa chọn được công nhận tại Việt Nam
- Pháp luật Singapore về điều chỉnh quan hệ hợp đồng nếu hợp đồng có điều
4
Trang 5khoản lựa chọn luật hoặc pháp luật lựa chọn không được công nhận tại Việt
Nam
- _ Điều ước quốc tế: Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế (CISG) nếu Việt Nam và Singapore đều là thành viên của Công ước
nảy
- _ Các quy tắc liên quan quan đến vận chuyền hàng hóa bằng đường biến: Quy tắc
La Hay-Visby hay Quy tắc Hamurg có thê được áp dụng đề điều chỉnh nếu vận
đơn có điều khoản lựa chọn quy tắc nảy
3 Công tp U quyết định khới kiện Công ty D tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu giải
quyết tranh chấp về giao hàng thiếu, anh (chị) hãy nhận xét về thâm quyền của Tòa
dn Viét Nam trong vu viéc trén
Thâm quyền của một tòa án thường dựa trên nguyên tắc lãnh thổ Trong trường
hợp này, nếu việc giao hàng thiếu đã xảy ra tại cảng Manila, Philippines.Tuy nhiên,
Tòa án Việt Nam vẫn có thể có thắm quyền giải quyết tranh chấp nay
- Thứ nhất, công ty D là công ty Việt Nam Tòa án Việt Nam có thâm quyền
giải quyết tranh chấp dân sự mà bên bị đơn là công ty Việt Nam, bất kế bên nguyên
đơn là công ty Việt Nam hay nước ngoải Việc giao hàng thiếu xảy ra tại Việt nam,
đây là một phần quan trọng của việc thực hiện hợp đồng Do đó, Tòa ân Việt Nam có
thể có thắm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giao hàng
- Thứ hai, trong hợp đồng mua bán giữa Công ty U và công ty D có các điều
khoản thỏa thuận về thâm quyền Tòa án Việt Nam có thê bị hạn chế bởi sự thỏa thuận
lựa chọn Tòa án Nếu hợp đồng có điều khoản lựa chọn Tòa án nước ngoải có thâm
quyền giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, Philippines có thể có thắm quyền giải quyết
tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Tóm lại, việc xác định thấm quyền cua Toa ân Việt nam trong vụ việc này sẽ
phụ thuộc vào yếu tô thỏa thuận giữa các bên theo Điều 683 BLDS 2015
4 Giả sử, tại Điều 13 Hợp đồng này có thỏa thuận về trọng tài thương mi, cụ thể:
“Hợp đồng này thuộc thẩm quyền tài phán của Trọng tài quốc tế tranh chấp sẽ
được giải quyết bằng Trọng tài theo quy tắc hòa giải và Trọng tài của Phòng
Thương mại quốc tẾ bởi một hội đồng gồm ba Trọng tài viên được chỉ định theo
quy tắc hòa giải và trọng tài này Địa điểm trọng tài sẽ được tiễn hành tại
Singapore” Ngoài ra, hai bên còn thỏa thuận về ngôn ngữ trọng tài, tính chung
thâm của phán quyết trọng tài, giá trị hiệu lực, giải thích và thực thỉ được điều
chinh boi pháp luật Singapore Và trên Trọng tài Singapore có khả năng được xem
xét công nhận và cho thực tế, các bên đã giải quyết bằng Trọng tài Hỏi: Phán
quyết của thỉ hành tại Việt Nam hay không? Nêu những cơ sở pháp {ÿ có liên quan
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 424 BLTTDS năm 2015 thì phán quyết
Trang 6của Trọng tải nước ngoài sau đây sẽ được xem xét công nhận và cho thị hành tại Việt
Nam:
- Phán quyết của Trọng tải nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quôc tê về công nhận và cho thi hành
phán quyết của Trọng tài nước ngoài;
- Phán quyết của Trọng tài nước ngoài không thuộc trường hợp nêu trên trên cơ
sở nguyên tắc có đi có lại
- Phán quyết cuỗi cùng của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ
tranh chấp, chấm dứt tổ tụng trong tai và có hiệu lực thí hành
Ngoài ra theo Điều 13 Hợp đồng giữa Công ty U và Công ty D, hai bên đã thỏa
thuận về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tải theo quy tắc hòa giải vả trọng tài
của Phòng Thương mại trọng tài quốc tế tại Sineapore Do đó, thỏa thuận này có giá
trị pháp lý ràng buộc pháp lý hai bên và được pháp luật Việt Nam công nhận
Như vậy, phán quyết của trọng tài Singapore có khả năng được công nhận và
thi hành tại Việt Nam nếu thỏa mãn các điều kiện trên
5 Trong quá trình rà soát nội dung của phán quyết trọng tài, Tòa án Việt Nam xét
thấy cách giải quyết của Trọng tài Singapore khi đưa ra mức yêu cầu bồi thường
thiệt hai là chưa thỏa đúng so với mức độ thiệt hai thực tế, Tòa án Việt Nam có nên
chính sửa nội dung phán quyết này hay không? Vì sao?
Các bên có đồng ý quyết định của tài chính quan trọng Sineapore là cuối cùng
hay không Nếu các bên đã đồng ý trước đó đã quyết định rằng đồng ý với phán quyết
của trọng tài Sineapore thì Tòa án Việt Nam có thể không có quyền sửa đổi nội dung
quyết định
Trong quá trình rà soát nội dung của phán quyết trọng tài, Tòa án Việt Nam xét
thấy cách giải quyết của Trọng tài Sineapore khi đưa ra mức yêu cầu bồi thường thiệt
hại là chưa thỏa đáng so với mức độ thiệt hại thực tế, Tòa án Việt Nam sẽ xem xét
xem xét quyết định của trọng tài Singapore có vi phạm bắt kỳ quy định pháp luật nào
ở quốc gia hoặc quốc tế áp dụng cho việc nảy hay không Nếu có bất kỳ vi phạm nảo,
Tòa án Việt Nam vẫn có thâm quyền giải quyết vụ việc đó trong trường hợp phán
quyết của Trọng tải nước ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận theo điểm d
khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015 Như vậy, Tòa án Việt Nam không chỉnh sửa nội
dung phán quyết này
6 Anh (chị) hãy nêu những cơ sở pháp lÿ chính cần được áp dụng trong quá trình
Tòa án TP HCM xem xét công nhận và cho thị hành phán quyết nói trên
- Điều 63, 68, 71 Chương X Luật Trọng tài thương mại 2010
- Điều 424, 459 Bộ luật Dân sự 20 15
Trang 7Bài tập 2
Năm 2010, chị Trần Thị H, hộ khẩu thường trú tại tỉnh Phú Thọ kết hôn cùng anh
Dinh Van Ð, cùng thường trú tại tỉnh Phú Thọ tại Ủy ban nhân dân xã HL, huyện HH,
tỉnh Phú Thọ Năm 2011, anh Ð đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan Trong thời gian
này, vợ chồng bắt đầu mâu thuẫn, tình cảm rạn nứt, nguyên nhân là do quan điểm
sống của vợ chồng ngày cảng khác biệt nhau, chị H ở Việt Nam không tích lũy tiền
bạc anh Ð gửi về mà tiêu xài hoang phí Anh Ð không còn tin tưởng chị H, tình cảm
vợ chồng không còn nên tháng 01/2018, anh đề nghị Tòa án Việt Nam giải quyết cho
anh ly hôn với chị H Các con chung của anh và chị H đều đang do chị H nuôi dưỡng,
khi ly hôn anh không đề nghị Tòa án giải quyết Tài sản chung, công nợ chung vợ
chồng anh không đề nghị Tòa án giải quyết Do hiện đang sinh sống và làm việc tại
Cao Hung, Dai Loan nên anh Ð xin Tòa án Việt Nam cho xét xử vắng mặt
1 Có quan điểm cho rằng Tòa ún Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ ly hôn nàp
vì đây là vụ việc dân sự có yếu tô nước ngoài Ảnh (chị) nhận định như thể nào về ÿ
kiến này?
- Nhóm đồng tình với ý kiến nảy bởi:
+ Anh Ð đã đi xuất khâu lao động từ năm 2011 đến năm 2018 mới đề nghị ly
hôn và tình huống không đề cập đến việc anh Ð có về nước trong giai đoạn từ
năm 2011-2018 Vi thế, theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008
sửa đổi, bỗ sung 2014 thì anh Ð có thể được xem là người Việt Nam định cư ở
nước ngoài Theo đó, căn cứ theo khoản 25 Điều 3 Luật HNGD 2014, đây là
quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN bởi có anh Ð (công dân Việt Nam)
hiện đang sinh sống và làm việc tại Cao Hùng, Đài Loan
+ Trong vụ ly hôn này thì chắc chắn có nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân
Việt Nam mà vụ ly hôn này đã được xác định là vụ việc dân sự có YTNN Vì
thế, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, TAVN có thâm
quyền giải quyết vụ ly hôn
2 Tình tiết bỗ sung I: Giả sử trong thời gian anh Ð làm việc tại Đài Loan, vợ
chồng anh tích lũy tất cả tiền bạc để đầu tư vào bất động sản ở Đài Loan, nay
hôn vợ chồng anh muốn yêu cầu Tòa án phân chủa số tài sản này Tòa án có thẩm
quyền đã áp dụng khoản 3 Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình để giải quyết:
“Việc giải quyết tài sản là bắt động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật
của nước nơi có bất động sản đó” Anh (chị) hãy cho biết đây là loại quy phạm gì?
Và hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về nguyên tắc xác định luật áp
dụng được nêu trong quy phạm pháp luật trên
- Khoản 3 Điều 127 Luật HNGD là loại quy phạm xung đột vì quy phạm pháp luật
này giúp xác định hệ thống pháp luật cụ thể có thể được áp dụng để điều chỉnh quan
7
Trang 8hệ trong tình huồng nảy
- Nguyên tắc xác định pháp luật được nêu trong khoản 3 Điều 127 Luật HNGĐ là
khi ly hôn mà việc giải quyết tài sản chung trong hôn nhân là bất động sản ở nước
ngoài thì pháp luật được áp dụng đề giải quyết vấn đề này là pháp luật của nước nơi
có bất động sản đó Hay có thê hiểu khi ly hôn mà cần giải quyết vấn đề về tài sản là
bất động sản thì bất động sản ở đâu thì pháp luật ở nơi đó được áp dụng Áp dụng vào
tình tiết bổ sung này, theo khoản 3 Điều 127 Luật HNGĐ 2014 thì pháp luật được áp
dụng để giải quyết tai san là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn của anh Ð và chị H
sẽ là pháp luật của Đài Loan do bắt động sản này ở Đài Loan
3 Tình tiết bỗ sung 2: Giả sử sau khi y hôn với anh Ð, chị H gặp và kết hôn với
anh A, một công dân Hoa Kỳ đến thực hiện các dự án đầu tư tại Phú Thọ Việc
đăng ký kết hôn được tiễn hành tại Ủy ban nhân dân huyện HH Tháng 01/2019,
chị H và anh A chuyển đến sinh sông Ôn định tại Hoa Kỳ Tháng 7/2020, do không
hòa hợp được cuộc sống gia đình nên chị H và anh A yêu cầu Tòa an California
giải quyết ly hôn và phân chỉa tài sản Có ý kiến cho rằng, bản án giải quyết ly hén
của Tòa án Cahifornid sẽ đương nhiên được công nhận tại Việt Nam nên chị H
không cần phải làm thủ tục gì cả Quan điểm của anh (chị) về nhận định này như
thé nao?
- Theo nhóm thì nhận định này vẫn chưa hoàn toàn chính xác Bởi bản án ly hôn
gitra chi H va anh A (công dân Hoa Kỷ) thuộc lĩnh vực dân sự và đây là bản án dân sự
của Tòa án nước ngoài giải quyết Căn cứ khoản 2 Điều 431 BLTTDS, do đây là bản
án về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài giải quyết nên trong trường hợp
này, không cần Việt Nam và Hoa Kỳ phải cùng là thành viên của một ĐƯQT, tuy
nhiên, bản án giải quyết ly hôn này phải không có yêu cầu cho thi hành, đồng thời
không có yêu cầu công nhận tại Việt Nam thì bản án này mới đương nhiên được công
nhận tại Việt Nam
- Ngoài ra, bản án giải quyết ly hôn giữa chị H và anh A cũng không được thuộc
một trong các trường hợp tại Điều 439 BLTTDS quy định về các bản án của Tòa án
nước ngoài không được công nhân và cho thi hành tại Việt Nam, thì mới có thê đương
nhiên được công nhận tại Việt Nam
- Vậy bản án giải quyết ly hôn giữa chị H và anh A do Tòa án California tuyên sẽ
được đương nhiên công nhận tại Việt Nam nếu bản án này không rơi vào một trone
các trường hợp tại Điều 439 BLTTDS Đồng thời bản án phải đáp ứng đủ các điều
kiện được quy định tại khoản 2 Điều 431 BLTTDS thì mới đương nhiên được công
nhận tại Việt Nam
4 Tình tiết bỗ sung 3: Giả sử sau khi ly hôn với chị H, anh Ð vẫn tiếp tục sinh sống
và làm việc Ổn định tại Đài Loan Tuy nhiên đến tháng 4/2020 anh Ð qua đời vì bạo
bệnh, và các con của anh Ð muốn thừa hướng di sản của bố mình để lại Tòa án
Trang 9nhân dân tỉnh Phú Thọ có thể giải quyết vụ việc này hay không? Cơ sở pháp lý?
- Do anh Ð là công dân Việt Nam nhưng trong quá trình sinh sống, làm việc tại
Đài Loan thi qua đời do bạo bệnh và các con của anh D (đều là công dân Việt Nam)
muốn hưởng di sản cua bố mình để lại Có thể thay, các bên chủ thể đều là công dân
Việt Nam nhưng anh Ð lại chết ở Đài Loan nên làm phát sinh quan hệ thừa kế ở nước
ngoài Vì thế, đây là QHDS có YTNN căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS
2015
- Việc anh Ð qua đời vì bạo bệnh ở nước ngoài đã làm phát sinh quan hệ thừa ké,
cụ thể là các con của anh ở Việt Nam muốn được hưởng di sản của anh để lại Theo
đó, căn cứ điểm e khoản 1 Điều 469 BLTTDS, TAVN có thâm quyền giải quyết vụ
việc này Theo khoản 2 Điều 469, khoản 5 Điều 26, khoản 3 Điều 35 và điểm a khoản
1 Điều 37 BLTTDS, đây là tranh chấp về thừa kế thuộc thấm quyền giải quyết của
Tòa án và do có đương sự ở nước ngoài (anh Ð) nên vụ việc sẽ do TAND cấp tỉnh có
thâm quyền giải quyết Vậy Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ có thâm quyền giải quyết
vu viéc nay
Bai tap 3
Chị Lan (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng với Công ty Loreal (quốc tịch Pháp) về
một lô hàng mỹ phẩm Hợp đồng được ký kết tại Việt Nam Trong quá trình thực hiện
hợp đồng, hai bên có phát sinh mâu thuẫn về việc thanh toán theo tiến trình øiao hàng
Tình tiết I: Giả sử nguyên đơn là chị Lan, chị Lan có quyền khởi kiện tại Tòa án
Pháp hay không? Anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về việc Tòa án của
Pháp có hay không có thẩm quyền trong vụ việc nàp
- Dâu hiệu về quôc tịch của đương sự là căn cứ xác định thâm quyền đôi với vụ
việc dân sự có yêu tô nước ngoải
- Trong trường hợp này Chị Lan (quốc tịch Việt Nam) và Công ty Loreal
(quốc tịch Pháp) thì căn cứ theo Điều 14 của BLDS Pháp 1804 quy định Người nước
ngoài, dù không cư trú tại Pháp, cũng có thê bị khởi kiện ra tòa án Pháp để giải quyết
việc thực hiện các nghĩa vụ mà người đó đã xác lập tại Pháp với người Pháp; người
nước ngoài cũng có thê bị kiện ra tòa án Pháp về những nghĩa vụ mà người đó đã xác
lập ở nước ngoàải với người Pháp Đồng thời Điều 15 của Bộ luật này cũng quy định
người Pháp có thê bị kiện ra tòa án Pháp liên quan đến những nghĩa vụ họ đã xác lập ở
nước ngoài, kế cả với người nước ngoài Do đó, theo pháp luật nước Pháp thì trong
mọi trường hợp, tòa án Pháp đều có thâm quyền xét xử vụ việc dân sự quốc tế nếu
công dân pháp tham gia vào vụ án Như vây, chị Lan có quyền khởi kiện tại Tòa án
Pháp
1) Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc này không? Cơ sở pháp lý?
Trang 10- CSPL: Điều 683 BLDS 2015
- Do đây là vấn đề xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng cụ thê là về
mâu thuẫn thanh toán Việc xác định luật áp dụng cho nội dung hợp đồng được quy
định tại Điều 683 BLDS 2015 Tòa án Việt Nam có thắm quyền giải quyết vụ việc này
các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật
của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng
2) Nêm Tòa ăn Việt Nam có thẩm quyên xét xử vụ việc nay, cdc anh chi hay nêu các
loại nguồn Toa an Viét Nam co thé sir dung để giải quyết vụ việc trên
Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 BLTTDS năm 2015 quy định: “Bộ luật tố tụng dân
sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường
hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó” Như vậy, trường hợp nếu có
điều ước quốc tế mà Việt Nam và Pháp là thành viên quy định về thâm quyên của Tòa
án các bên ký kết về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nảy thi sẽ ưu tiên áp dụng
điều ước quốc tế Trường hợp hai bên không có điều ước quốc tế liên quan thì Tòa án
Việt Nam sẽ căn cứ vào pháp luật Việt Nam giải quyết vụ việc này
Tình tiết 2: Giả sử Tòa án Pháp là Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc trên
3) Theo anh (chị), Tòa án Pháp có thể áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết
tranh chấp của các bên không? Nếu có thì trong các trường hợp nào?
Tòa án Pháp có thê áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp của
các bên Trong trường hợp tại Điều 683 BLDS 2015 các bên trong quan hệ hợp đồng
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng Như vậy, việc Tòa án
Pháp áp dụng pháp luật Việt Nam được chia thành 03 trường hợp: (1) Khi có các quy
phạm xung đột trong điều ước quốc tế quy định; (¡¡) Khi quy phạm xung đột trong
pháp luật quốc gia quy định áp dụng pháp luật nước ngoài; (11) Khi các bên trong
quan hé dan sự có yếu tổ nước ngoài thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật nước
ngoài
4) Toa an Phap ra ban an có được công nhận và cho thi hanh tai Viét Nam hay
không? Cơ sở pháp ly?
- CSPL: khoản 1 Điều 431 BLTTDS 2015
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 431 quy định trường hợp bản án, quyết định dan su
của Tòa án nước ngoài, quyết định khác của cơ quan có thâm quyền của nước ngoàải
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công nhận tại
Việt Nam được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thi bản án,
quyết định đó được thí hành tại Việt Nam Ở đây Tòa án Pháp là Tòa án có thấm
quyền giải quyết, nếu Tòa án Pháp không có các yêu cầu theo quy định tại khoản 1
10
Trang 11Điều 431 thì được đương nhiên thí hành tại Việt Nam
Tình tiết 3: Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các bên có thỏa thuận lựa chọn
Trọng tài để giải quyết tranh chấp của mình
5) Việc lựa chọn Trọng tài vào thời điểm Tòa án đã thụ lý có được chấp nhận hay
không? Cơ sở pháp ly?
- CSPL: Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010, khoản 1 Điều 192 BLTTDS
2015
- Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định trong trường hợp các
bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thi Toa ân
phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trong
tài không thể thực hiện được Như vậy, việc lựa chọn Trọng tải vào thời điểm Tòa án
đã thụ lý vẫn được chấp nhận nhưng Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án
Tình tiết 4: Giả sử Tòa án Việt Nam vẫn thụ lý và giải quyết vụ việc, các bên thông
nhất lựa chọn hệ thông pháp luật của Singapore để giải quyết tranh chấp của các
bên
6) Liệu thỏa thuận này của các bên có được chấp nhận không? Nếu có thì phải
thỏa mãn những điều kiện gì, và cơ sở pháp {ý cho việc chấp nhận thỏa thuận chọn
luật đó?
- Quyền tự do thỏa thuận trong việc xác định luật áp dụng quy định tại khoản 2
Điều 14 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Đối với tranh chấp có yếu tổ
nước ngoài, trọng tài áp dụng luật đo các bên thỏa thuận” Tương tự, tại khoản 1 Điều
683 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa
thuận lựa chọn luật áp dựng ” Như vậy thỏa thuận của các bên được chấp nhận
- Điều kiện của việc thỏa thuận chọn luật là mục đích và nội dung của hợp đồng
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội Điều này có nghĩa là
mục đích và nội dung của hợp đồng không xâm phạm quyên và lợi ích chính đáng của
nhả nước, quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức khác; không gay nguy
hiểm cho an ninh quốc gia, trật tự xã hội; không vi phạm các nguyên tắc cơ bản về
xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; không vi phạm các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc; không vi phạm các quy tắc xã hội được công nhận rộng rãi Nếu
mục ốích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cắm của luật hoặc trái đạo đức xã
hội, hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu
Bài tập 4
Cong ty A (quéc tịch Việt Nam có trụ sở thương mại tại Hà Nội) ký hợp đồng mua
bán cho Công ty B (quốc tịch Trung Quốc có trụ sở thương mại tại Thượng Hải)
11
Trang 1220.000 tan thanh long Đề thực hiện hợp đồng trên, A ký hợp đồng thu mua thanh long
với Công ty M (là doanh nghiệp tư nhân có trụ sở tại Bình Thuận)
1 Quan hệ hợp đồng giữa A và B có phải quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài
không? Cơ sở pháp ly?
- CSPL: diém a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 thì quan hệ dân sự có yếu tổ
nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân,
pháp nhân nước ngoài Quan hệ hợp đồng giữa A và B là quan hệ dân sự mà
một bên là pháp nhân nước ngoài do Công ty B có quốc tịch Trung Quốc vả có
trụ sở thương mại tại Thượng Hải Do đó quan hệ hợp đồng giữa A và B là
quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài
2 Giả sử A va M phat sinh tranh chấp thì vụ việc này có được coi là vụ việc dân sự
có yếu tô nước ngoài không? Cơ sở pháp {ÿ?
- _ CSPL: khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015
- - Căn cứ khoản 2 Điều 464 BLTTDS quy định vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“a) Co it nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tô chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tô chức Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đồi, thực hiện hoặc chấm đứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
c) Cac bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tô chức Việt Nam nhưng đối tượng của
quan hệ dân sự đó ở nước ngoài ”
Giả sử A và M phát sinh tranh chấp thì vụ việc này không được coi là vụ việc
dân sự có yếu tổ nước ngoài bởi không thỏa mãn các điều kiện để được coi là một vụ
việc dân sự có YTNN bởi thứ nhất, các bên tham gia đều là tô chức tại Việt Nam -
Cong ty A quéc tịch Việt Nam, có trụ sở thương mại tại Hà Nội và Công ty M là
doanh nghiệp tư nhân có trụ sở tại Bình Thuận; thứ hai, việc xác xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại Việt Nam; thứ ba, đối tượng của quan
hệ dân sự đó là thanh long o Binh Thuan Vay trong truong hep A va M phat sinh
tranh chap thi vụ việc này không được coi là vụ việc dân sự có yếu tổ nước ngoài
3 Tại sao việc xúc định yếu tô nước ngoài lại quan trọng trong việc giải quyết các
quan hệ của Tư pháp quốc tế?
Việc xác định yếu tổ nước ngoài giúp xác định pháp lý và quy định nào sẽ áp
dụng trong quan hệ của Tư pháp quốc tế Điều này rất quan trọng để đảm bảo tuân thủ
các quy định pháp lý của từng quốc gia liên quan, tránh xung đột và rủi ro pháp lý
Tinh tiết I: Giả sử tranh chấp phát sinh do B cho rang A giao hang không đúng
chất lượng như thỏa thuận trong hợp dong, hai bên không thông nhất được
12
Trang 13phương án giải quyết nên B đã khởi kiện A tại Tòa án thành phố Hà Nội
4 Tòa án thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên hay không?
Cơ sở pháp Iÿ?
- CSPL: điểm đ khoản 1, khoản 2 Điều 469 BLTTDS 2015
- Tòa án Việt Nam có thâm quyền chung giải quyết tranh chấp có yếu tố nước
ngoài giữa công ty A và B theo điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015
5 Trong vụ việc này các bên có thể chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh
chấp của mình không? Cơ sở pháp lý?
- CSPL: Diéu 683 BLDS 2015
- Trong vụ việc này, các bên có thể chọn Trọng tài nước ngoài để giải quyết
tranh chấp của mình căn cứ Điều 683 BLDS 2015 chỉ quy định về việc chọn luật áp
dụng khi có tranh chấp phát sinh Về việc lựa chọn cơ quan để giải quyết của tranh
chấp thì các bên có quyền lựa chọn cơ quan mà hai bên lựa chọn Điều nảy thê hiện sự
tôn trọng tự do ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng
6 Phân tích nguyên tắc áp dụng các loại nguồn luật của cơ quan có thẩm quyền
trong việc giải quyết tranh chấp trên
- CSPL: khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 683 BLDS 2015
- Theo khoản 1, trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng
thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng Căn
cứ theo điểm a khoản 2 Điều 683 quy định pháp luật được xem có mối liên hệ gắn bó
nhất với hợp đồng là pháp luật của nước nơi thành lập của pháp nhân bán hàng hóa
đó Như vậy, pháp luật áp dụng trong trường hợp này là pháp luật của công ty A tức là
pháp luật Việt Nam
Tình tiết 2: Trong hợp đồng các bên chọn luật của Pháp làm pháp luật điều chỉnh
cho nội dung của hợp đồng
Đối với quan hệ hợp đồng, căn cứ theo Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 quy
định các bên trong quan hệ hợp đồng được thóa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đói
với hợp đồng Như vậy trong trường hợp nên các bên chọn luật của Pháp làm pháp
luật điều chỉnh cho nội dụng của hợp đồng thì vẫn được công nhận
7 Cơ quan có thẩm quyền có đương nhiên áp dụng hệ thông pháp luật của Pháp
hay không? Tại sao?
Theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thi cac bén trong quan hé hop đồng được
thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng Trường hợp các bên không
có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất
với hợp đồng đó được áp dụng Cơ quan có thâm quyền không có đương nhiên áp
dụng hệ thống pháp luật của Pháp trong trường hợp này Trong trường hợp nảy, không
13
Trang 14có sự thỏa thuận rõ ràng và đồng ý giữa các bên trong hợp đồng (Công ty A, Công ty
B và Công ty M) rằng hệ thống pháp luật của Pháp sẽ được áp dụng Việc áp dụng
pháp luật nước ngoài thường sự đồng ý rõ ràng của các bên
8 Nếu pháp luật của Pháp không thể áp dụng để giải quyết tranh chấp trên, cơ
quan có thẩm quyền có thể áp dụng luật nào để giải quyết tranh chấp giữa A và B?
Tai sao?
Theo khoan | Diéu 683 BLDS 2015 thi cac bén trong quan hé hop đồng được
thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hop déng Vay thi co quan co tham
quyền áp dụng luật Việt Nam hoặc luật Trung Quốc để giải quyết tranh chấp khi có
vấn đề phát sinh Nếu các bên không có thỏa thuận về pháp luật nước nảo áp dụng thì
pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng
Tình tiết 3: Giả sử Tòa án Việt Nam là Tòa án có thẩm quyền
9 Tòa án Việt Nam có đương nhiên áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết
tranh chấp trên không? Tại sao?
Trường hợp A và B thỏa thuận chọn luật thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 664, Điều 666 BLDS 2015, và thỏa mãn các điều kiện về chọn luật
như có sự thỏa thuận của các bên về chọn luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên, không trái với nguyên tắc của luật Trường hợp A và B không thỏa thuận về
pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó
được áp dụng Đồng thời, tranh chấp giữa A và B không thuộc các tranh chấp thuộc
thâm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 683
BLDS 2015 do đó Tòa án Việt Nam không đương nhiên được áp dụng pháp luật Việt
Nam để giải quyết tranh chấp trên
10 Hãy trình bày các nguyên tắc xúc định luật áp dụng trong việc điều chính các
quan hệ dẫn sự có yêu fô nước ngoài
Điều 664 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp
dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài như sau:
*“l Pháp luật áp dụng đối với quan hệ ddan sw có yếu 16 nước ngoài được xác định
theo điều ước quốc tẾ mà Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật
Việt Nam
2 Truong hop diéu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyên lua chon thì pháp luật áp dụng
đối với quan hệ dân sự có yếu 16 nudc ngoài được xác định theo lựa chọn của các
bên
3 Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quỹ định tại khoản I và
khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó
,
nhất với quan hệ dân sự có yêu tổ nước ngoài đó `
14
Trang 15Theo đó nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu
tổ nước ngoài theo Bộ luật dân sự năm 2015 được xác định như sau: trước hết các bên
cần áp dụng Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Luật Việt Nam Trong
trường hợp Điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam quy định các bên có quyền lựa chọn
thì pháp luật được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tổ nước ngoài được xác định
theo lựa chọn của các bên hoặc các bên có thể lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế nếu
hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt
Nam Trường hợp không xác định pháp luật áp dụng trong các trường hợp trên thì áp
dụng pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ đó
Tinh tiết 4: Giá sử sau khi Tòa án Việt Nam đã thụ lý vụ án, B khởi kiện lại vụ án
trên tại Tòa án Trung Quốc
11 Bản án của Tòa án Trung Quốc có hiệu lực thỉ hành tại Việt Nam hay không?
Tai sao?
Bản án của Toa an Trung Quốc sẽ không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam bởi:
- Theo đó, khi TAVN đã thụ lý vụ án giải quyết thi lic này B mới khởi kiện vụ
án trên ra Tòa án Trung Quốc Có thê thay, vụ án đã được TAVN thụ lý giải quyết
trước khi Tòa án Trung Quốc thụ lý
- Như vậy, theo điểm c khoản 2 Điều 440 BLTTDS, Tòa án Trung Quốc không
có thầm quyên giải quyết tranh chấp Điều này dẫn đến dù Tòa án Trung Quốc đã ra
bản án giải quyết vụ án này thì căn cứ khoản 4 Điều 439 BLTTDS 2015, bản án của
Tòa án Trung Quốc vẫn sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, tức
bản án của Tòa án Trung Quốc không có hiệu lực trên lãnh thô Việt Nam
Bài tập 5
Việt (công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam), Jean (công dân Pháp, quốc tịch Pháp)
Việt va Jean ky két mét hop đồng mua bán 2.000 tấn tiêu trên lãnh thổ Việt Nam, số
tiêu được vận chuyên từ Việt Nam sang Pháp bằng đường biên Trong hợp đồng họ
thỏa thuận Tòa án của Singapore và pháp luật của Singapore sẽ có thầm quyền để giải
quyết tranh chấp nếu có phát sinh
Anh (chị) hấp cho biết hợp đồng mua bán trên sẽ được xác định tính hợp pháp theo
pháp luật của nước nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 quy định thì các bên trong quan hệ hợp
đồng được thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy
định tại khoản 4,5,6 Điều này Trong trường hợp này Việt (công dân Việt Nam, cư trú
tại Việt Nam), Jean (công dân Pháp, quốc tịch Pháp) đã thỏa thuận chọn pháp luật
Singapore để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh Hơn nữa quan hệ hợp đồng giữa
Việt và Jean không thuộc cac trường hợp quy định tại khoản 4,5,6 Điều 683 BLDS
15
Trang 162015 Do đó, hợp đồng mua bán trên sẽ được xác định theo pháp luật Singapore
a Hãy xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh tính hợp pháp về hình thức của
hợp đồng nói trên Cơ sở pháp by?
Hình thức hợp đồng được xem là hợp pháp nếu tuân theo pháp luật điều chỉnh
cho nội dung của hợp đồng đó Luật áp dụng để điều chỉnh tính hợp pháp về hình thức
của hợp đồng được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 683 BLDS 2015 Hình thức của
hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng đó Trường hợp
hình thức của hợp đồng không phủ hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật áp
dụng đối với hợp đồng đó, nhưng phù hợp với hình thức hợp đồng theo pháp luật của
nước nơi giao kết hợp đồng hoặc pháp luật Việt Nam thì hình thức hợp đồng đó được
công nhận tại Việt Nam
b Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên không?
- CSPL: Điều 472 BLTTDS 2015, Điều 6 Luật Trọng tai thương mại 2010
- Do Việt và Jean đã thỏa thuận trong hợp đồng về việc chọn pháp luật
Singapore khi có tranh chấp xảy ra Việc các bên có thỏa thuận lựa chọn pháp luật
nước ngoài giải quyết tranh chấp làm giới hạn thắm quyền của Tòa án Việt Nam Tuy
nhiên, nếu Tòa án Singapore ter chéi thu ly don hay bi vô hiệu hoặc không thể thực
hiện được thì Tòa án Việt Nam vẫn có thâm quyền Điải quyết theo Điều 6 Luật Trọng
tài thương mại 2010 Các trường hợp giới hạn thâm quyên của Tòa án Việt Nam đối
VỚI Việc ĐIải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
i Vụ việc dân sự có sự tham gia của cơ quan, tô chức, cá nhân nước ngoài
thuộc đối tượng được hướng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc quyền
ưu đãi, miễn trừ lãnh sự
ii, Vụánvề những tranh chấp đã được các bên thỏa thuận đưa ra trọng tài p1ải
quyết
ui Vụ việc dân sự đã được tòa án nước ngoài, trọng tài hoặc cơ quan khác có
thâm quyền của nước ngoài giải quyết
iv Vụ việc dân sự thuộc thâm quyền riêng biệt của tòa án nước ngoài
c Pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trên là pháp luật của quốc gia nào?
Theo khoản 2 Điều 664 BLDS luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa
chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định
theo lựa chọn của các bên Trong trường hợp này, hợp đồng hai bên thỏa thuận Tòa án
của Sineapore và pháp luật của Singapore sẽ có thấm quyền để giải quyết tranh chấp
nếu có phát sinh Như vậy, thì pháp luật Sineapore sẽ được áp dụng giải quyết tranh
chấp khi có vấn dé phát sinh
d Giá sứ Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, hệ thống pháp luật nào sẽ
được Tòa án Việt Nam áp dụng để giải quyết tranh chấp trên?
1ó
Trang 17Căn cứ theo Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 thi hệ thông pháp luật được Tòa án
Việt Nam áp dụng là hệ thông pháp luật theo thỏa thuận hai bên trong hợp đồng là hệ
thông pháp luật Sineapore
Bài tập 6
Công ty A mang quốc tịch Việt Nam ký kết hợp đồng với Công ty B mang quốc tịch
Hàn Quốc, hợp đồng được ký kết tại Singapore, thực hiện tại Thái Lan Trong hợp
đồng các bên thỏa thuận chọn luật Việt Nam đề điều chỉnh Trong quá trình thực hiện
hợp đồng phát sinh tranh chấp do một bên không thực hiện nghĩa vụ cam kết của
minh
Hoi:
a Pháp luật Việt Nam có đương nhiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nói trên hay không? Tựi sao?
- CSPL: khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
- Pháp luật Việt Nam đương nhiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng nói trên vì các bên đã thỏa thuận chọn luật Việt Nam để điều chỉnh
- Trong trường hợp này, công ty A va cong ty B đã thỏa thuận rõ ràng trong
hợp đồng rằng luật Việt Nam sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng Việc
chọn luật áp dụng trong hợp đồng là quyền tự do của các bên theo nguyên tắc lựa chọn
luật áp dụng
- Việc thỏa thuận chọn luật Việt Nam là một sự thỏa thuận hợp pháp và có hiệu
lực giữa các bên Theo nguyên tắc tự nguyện tuân thủ pháp luật, các bên đều đồng ý
và chấp nhận rằng pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng
- Việt Nam cho hợp đồng này không được vi phạm các quy định bắt buộc của
pháp luật hoặc pháp luật của quốc gia nơi thực hiện hợp đồng (Thái Lan trong trường
hợp này) Việc áp dụng pháp luật Việt Nam chỉ được thực hiện trong phạm vị mà luật
Việt Nam cho phép và không vi phạm các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế liên
quan đến việc chọn luật áp dụng và xử lý tranh chấp hợp đồng quốc tế
b Dé pháp luật nước thực hiện hợp đồng Thái Lan được áp dụng cần phải có
những điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 683 BLDS 2015 thì các bên có quyền thỏa thuận
thay đôi luật áp dụng đối với hợp đồng nếu không “đnh hướng đến quyên, lợi ích hợp
pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đôi pháp luật áp dụng, trừ trường
hợp người thứ ba đồng ÿ ” Trong trường hợp này do các bên đã thỏa thuận chọn luật
Việt Nam đề điều chỉnh hợp đồng, do đó, pháp luật nước thực hiện hợp đồng Thái Lan
17
Trang 18được áp dụng các bên phải tiến hành thỏa thuận thay đối pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng theo khoản 6 Điều 683 BLDS như trên Dữ liệu đề bài không đề cập đến
người thứ ba được hưởng quyền, lợi ích hợp pháp khi Công ty A và Công ty B giao
kết hợp đồng với nhau Do đó, Công ty A và Công ty B có thế thỏa thuận đề thay thé
pháp luật áp dụng đối với hợp đồng bằng pháp luật Thái Lan mà không cần hỏi ý kiến
của người thử ba
Để pháp luật nước thực hiện hợp đồng Thái Lan được áp dụng còn cần phải
thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải có sự thoả thuận của các bên về việc chọn luật, lựa chọn bình đẳng, tự do
ý chí
- Đối với các QHDS có YTNN mà ĐƯQT, PLQG quy định quyền chọn luật
(khoản 2 Điều 664 BLDS 2015)
- Hậu quả của việc áp dụng pháp luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ
bản của PLVN (khoản 1 Điều 670 BLDS 2015)
- Pháp luật mà các bên lựa chọn chỉ được bao gồm các quy phạm pháp luật
thực chất bởi nếu có quy phạm xung đột thì sẽ phải dẫn chiếu đến pháp luật các quốc
gia khác (khoản 4 Điều 668 BLDS 2015)
- Việc các bên lựa chọn áp dụng pháp luật không nhằm lần tránh pháp luật
Bài tập 7
Thương nhân A quốc tịch Pháp và thương nhân B quốc tịch Việt Nam ký kết một hợp
đồng mua bán tôm đông lạnh, trong hợp đồng hai bên thỏa thuận nếu có tranh chấp
phát sinh sẽ giải quyết theo pháp luật của Pháp
a Hãy phân tích điều kiện để pháp luật nước ngoài được Tòa án Việt Nam áp dụng
trong việc điều chính quan hệ hợp đồng trên
Căn cứ theo khoản 2 Điều 664 BLDS 2015 quy định trường hợp điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa
chọn thì pháp luật đối với quan hệ dân sự dân sự có yếu tổ nước ngoài được xác định
theo lựa chọn các bên Đồng thời khoản 1 Điều 683 cũng quy định về việc các bên
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng Mà A và B đã
thỏa thuận áp dụng pháp luật Pháp đề điều chỉnh qua hệ hợp đồng trên do đó pháp luật
nước Pháp được Tòa án Việt Nam áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ hợp đồng
trên
b Giả sứ tranh chấp hợp đồng phát sinh do bên B cho rang A giao hang không
đúng chất lượng vì vậy B đã khởi kiện A ra Tòa án tại Pháp Sau khi được thông
báo vụ việc, tại Tòa án Pháp, A cho rằng bên B vi phạm hợp đồng nên khởi kiện tại
18
Trang 19Toa ún Việt Nam Anh (chị) hãy cho biết trong trường hợp này hiện tượng xung đột
thâm quyền có phát sinh không? Cần giải quyết hiện tượng này như thé nao?
- Trong trường hợp này, hiện tượng xung đột thâm quyền giữa Tòa án Pháp và
Tòa án Việt Nam xảy ra Thương nhân A và thương nhân B đang có quan hệ hợp đồng
và đã thỏa thuận rằng pháp luật của Pháp sẽ được áp dụng Tuy nhiên, sau khi xảy ra
tranh chấp, cả hai bên đều khởi kiện nhau tại quốc gia của nhau
- Cách giải quyết các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận chọn pháp luật quốc
gia va viéc thỏa thuận đáp ứng điều kiện luật theo khoản 2 Điều 664 BLDS A và B có
thé thỏa thuận giữa họ để chấm dứt tranh chấp và đồng ý chấp nhận thâm quyền của
một tòa án cụ thể là Pháp theo như thỏa thuận ban đầu của hai bên nếu có tranh chấp
phát sinh
Bài tập 8
Tháng 10/2016, ông David Lê (quốc tịch Hoa Kỳ), là giám đốc Công ty TNHH
Skyfall (100% vốn Hoa Kỳ, đăng ký kinh doanh tại TP HCM) ký hợp đồng VỚI Ông
Trần Sáng (quốc tịch Việt Nam) đề thuê 5 xe du lịch 16 chỗ nhằm đưa đón nhân viên
của Công ty Skyfall với giá 100 triệu đồng/tháng Tuy nhiên đến tháng 3/2017 khi
châm dứt hợp đồng, ông David vẫn chưa thanh toán đủ số tiền thuê cho ông Sáng Do
đó tháng 5/2017, ông Sáng khởi kiện tại Tòa án nhân dân TP HCM để yêu cầu ông
David Lê thanh toàn phần tiền còn lại Anh/chị hãy cho biết:
d Quan hệ trên có phải là quan hệ dâm sự có yên tổ nước ngoài không? Giải thích 2
Quan hệ trên không phải là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài căn cứ theo
khoản 2 Điều 663 BLDS 2015 để một quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài phải đáp
Ứng các điều kiện như về chu thé, khách thể hoặc sự kiện pháp ly Dựa vào tinh huống
nhận thấy, công ty Skyfall theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 không được xem 1a
pháp nhân nước ngoài mặc dù công ty có 100% vốn nước ngoài nhưng công ty được
đăng ký kinh doanh tại Việt Nam nên được xem là pháp nhân Việt Nam Thứ hai, hợp
đồng được các bên ký kết và thực hiện tại Việt Nam nên không đáp ứng được hai điều
kiện còn lại Từ đó, có thể kết luận quan hệ trên không phải là quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài
b Giả sử đây là quan hệ dân sự có yêu tổ nước ngoài, nếu 2 bên thỏa thuận trong
hợp đồng sẽ áp dụng luật Hoa Kỳ để điều chỉnh hợp đồng thì luật này có đương
nhiên được Tòa án áp dụng để giải quyết tranh chấp không? Vì sao?
Trong trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng sẽ áp dụng luật Hoa Kỷ đề điều
chỉnh hợp đồng thì Luật này đương nhiên được áp dụng để giải quyết tranh chấp căn
cứ theo khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 quy định các bạn khi có thỏa thuận chọn luật
áp dụng sẽ sử dụng luật do các bên lựa chọn Điều nảy thê hiện việc tôn trọng sự thỏa
19