1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận thứ ba Đề tài tài sản và quyền Đối với tài sản

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Sản Và Quyền Đối Với Tài Sản
Tác giả Tạ Trần Ngọc Như
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự, Tài Sản Và Thừa Kế
Thể loại bài thảo luận
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản và nếu có điều kiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN THỨ BA

ĐỀ TÀI: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Trang 2

MỤC LỤC

A Danh mục tài liệu tham khảo 4

I Văn bản quy phạm pháp luật 4

II Tài liệu tham khảo 4

B Bài tập 5

I Khái niệm tài sản 5

1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá 5

2 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? 5

3 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? 6

4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài) 6

5 Nếu áp dụng bộ luật Dân sự năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? 8

6 Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” 8

7 Bitcoin là gì? 8

8 Theo các bị cáo trong vụ án” Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không? 9

9 Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? 9

10 Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/ chị biết 10

11 Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao? 10

12 Quyền tài sản là gì? 10

13 Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không? 11

14 Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản? 11

15 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)? 12

Phần II: Căn cứ xác lập quyền sở hữu 12

1 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 12

2 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 13

3 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 14

4 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 14

2

Trang 3

5 Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? 15

6 Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao? 15 Phần III: Chuyển rủi ro đối với tài sản 16

1 Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của bộ luật dân sự ? Nêu Cơ sở pháp lý khi trả lời 16

2 Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16

3 Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 16

Trang 4

A Danh mục tài liệu tham khảo

I. Văn bản quy phạm pháp luật

1 Bộ luật Dân sự 2015 (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015

2 Bộ luật Dân sự 2005 (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/06/2005

3 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 số 46/2010/QH12

4 Thông tư 04/2016/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại ngân hàng nhà nước Việt Nam

5 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về việc việc chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

6 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP)

7 Công văn số 141/TANDTC-KHXX thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản

8 Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH13

9 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP thanh toán không dùng tiền mặt ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016)

10 Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11

II. Tài liệu tham khảo

1 Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa

2 Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

3 Bản án số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP Hồ Chí Minh

4 Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre

5 Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

6 Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 1/2009, tr.15

7 Đỗ Thành Công, “Vai trò của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, in Đỗ Văn Đại (chủ biên)

8 Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

4

Trang 5

B Bài tập

I Khái niệm tài sản

1 Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá.

Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ

có giá là một loại tài sản, căn cứ vào khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015: “1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.” Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa

tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”

Tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2006/NĐ-CP) có quy định: “Giấy tờ

có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”

Ví dụ minh họa một số loại giấy tờ có giá: trái phiếu chính phủ, trái phiếu hay cổ phiếu công ty…

2 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số

39 có cho câu trả lời không?

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không được coi là giấy tờ có giá Theo Công văn số 141/TANDTC-KHXX ban hành ngày 21/9/2011, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản như (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy đăng ký xe ô tô, )không phải là “giấy

tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005

Quyết định số 06/ 2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 có cho câu trả lời là:

“ Căn cứ Khoản 16 điều 3 Luật đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” Như vậy , Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất , là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”

Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 chưa nói rõ về việc” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không

Trang 6

Nhưng theo nhận định của tòa án thì trong đoạn: ‘ Giấy chứng nhận quyền sử dụng là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một

số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự.”

3 Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39

có cho câu trả lời không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” không được coi là tài sản

Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013;’ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất’ Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ

có giá và quyền tài sản 2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và là tài sản hình thành trong tương lai.” Điều 115 Bộ luật Dân

sự năm 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 có cho câu trả lời là:

“Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.”

Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 không cho câu trả lời

4 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài)

Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành để khẳng định “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền chứng nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá,

do đó, nó không trở thành tài sản Tuy nhiên, theo em, hướng giải quyết trong quyết định số

6

Trang 7

06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 liên quan đến “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản là chưa hoàn toàn hợp lý

Từ khái niệm tài sản được ghi nhận tại Điều 105 bộ luật Dân sự 2015, có chăng “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” chỉ là một loại giấy tờ chứa đựng, ghi nhận quyền sở sử dụng đất, sở hữu nhà được chứng nhận từ nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền? Trích một phần bình luận trong bài viết của tác giả Đỗ Thành Công:

“ Tác giả đã nêu ra nhận định: “Việc Tòa án nhân dân tối cao coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành Theo Điều 163 bộ luật Dân sự 2005, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá, tuy nhiên hoàn toàn có thể xem Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vật Điều này là hợp lý bởi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, thậm chí có hình dạng cụ thể (là tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có giá trị sử dụng (được dùng để chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất Việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia vào giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó Thứ ba, việc Tòa án nhân dân tối cao coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản dẫn đến nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý luận và thực tế, đồng thời nhận thức này làm ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lại của người sử dụng đất… Việc coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản đã tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ này, từ đó dẫn tới việc Tòa án không có cơ sở để thừa nhận việc bảo hộ quyền chiếm hữu và

sử dụng hợp pháp đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một khi có tranh chấp… Giá trị vật chất của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không lớn (chỉ là một tờ giấy trên đó Nhà nước ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất) Tuy thế, loại giấy

tờ này rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất Thực tiễn xét xử hiện nay không coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tài sản, tuy nhiên quan điểm này tỏ ra thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn.”1 Vì những điều đã đề cập ở trên, việc thừa nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản trong thực tiễn xét xử là cần thiết.”

Theo em, xét về phương diện pháp lí, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể được coi là loại tài sản nếu nhìn nó dưới góc độ đơn thuần chỉ là một tờ giấy, vì nó là vật

1

Trang 8

Đối chiếu với pháp luật nước ngoài: Một số quốc gia khác quy định đến khái niệm tài sản mang tính gợi mở hơn vì thế có thể áp dụng cho trường hợp tranh chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy quyền sở hữu nhà như Điều 654 bộ luật dân sự bang California Hoa

Kì định nghĩa tài sản như sau: trong bộ luật này vật có thể sở hữu được sẽ được gọi là tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là vật có thể sở hữu được nên nó được xem là tài sản Điều 99 bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định tài sản bao gồm: vật, các đối tượng không cụ thể có thể có 1 giá trị và có thể chiếm dụng được

5 Nếu áp dụng bộ luật Dân sự năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?

Nếu áp dụng bộ luật Dân sự năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà không là tài sản

Vì nó chỉ là văn bản chứa đựng quyền sử dụng đất , không là vật, tiền, giấy tờ có giá, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá nhằm bảo vệ quyền lợi về tài sản của chủ thể

Căn cứ vào Điều 105 bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“1 Tài sản là tiền, vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản 2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.” Căn cứ vào Điều 115 bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu đất và quyền tài sản khác”

Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền tài sản khác gắn liền với đất.”

6 Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến

“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.

Hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là hợp lý, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của ông

B và bà H liên quan đến quyền về tài sản gắn liền với đất

Xác định yêu cầu đòi trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H thuộc thẩm quyền của Tòa án, việc căn cứ này là hoàn toàn chính xác và phù hợp với thẩm quyền của Tòa án bởi việc từ chối vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng cũng như việc giải quyết vụ việc dân sự liên quan đến giấy chứng nhận đã góp phần bảo vệ quyền lợi của ông B và bà H Đồng thời về quyết định cuối cùng của Hội đồng xét xử là chấp nhận yêu cầu của ông B và bà H buộc bà T có nghĩa vụ giao trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B và bà H đã giúp ông B với bà H có thể thực hiện được quyền của mình trong

8

Trang 9

việc sở hữu nhà đất cũng như làm rõ hơn trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân liên quan đến các vụ việc dân sự

7 Bitcoin là gì?

Bitcoin là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009 Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào

Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình, như không có một ngân hàng trung ương nào quản lý và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng, thông qua công nghệ blockchain Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin

là đơn vị kế toán Mỗi Bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi Bitcoin là loại tiền mã hóa điển hình nhất, ra đời đầu tiên và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử Các doanh nghiệp có xu hướng muốn thanh toán bằng Bitcoin để giảm thiểu chi phí

8 Theo các bị cáo trong vụ án” Cướp tài sản”, Bitcoin có là tài sản không?

Trong vụ án “ Cướp tài sản”, các bị cáo cho rằng Bitcoin không phải là tài sản Trong đoạn: “ Tại phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng bị cáo chiếm đoạt tiền điện tử ( tiền ảo), nhưng hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về tiền điện tử( tiền ảo) và đây không phải là tài sản theo quy định tại điều 105

Bộ luật dân sự”

9 Ở các vụ việc về Bitcoin, Tòa án có xác định Bitcoin là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?

Ở các vụ việc về Bitcoin, Theo Tòa án xác định Bitcoin không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam :

Theo Điều 163 bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

và các quyền tài sản

Theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ

Trang 10

quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự Bên cạnh đó, theo Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) đã có quy định rất rõ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó không có loại phương tiện tương tự như Bitcoin, cụ thể: "Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” Đồng thời, các quy định của Nghị định 101/2012/NĐ-CP cũng cấm

sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp tại Việt Nam Như thế, ở khía cạnh này nếu xem Bitcoin là một phương tiện thanh toán thì nó chưa được pháp luật Việt Nam cho phép thực hiện để thực hiện các hoạt động thanh toán Từ đó có thể thấy rằng, ở Việt Nam cho tới thời điểm hiện nay Bitcoin chưa được xem là một loại tài sản, và không được nhà nước công nhận

10 Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/ chị biết.

Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản

Pháp luật Canada cho phép sử dụng tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin Theo Cơ quan tiêu dùng tài chính Canada, người tiêu dùng có thể sử dụng các loại tiền kỹ thuật số để mua hàng hóa và dịch vụ trên internet và trong các công ty chấp nhận tiền kỹ thuật số Đồng thời, người tiêu dùng có thể mua và bán tiền kỹ thuật số trên các sàn giao dịch mở Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, không được coi là tiền tệ hợp pháp tại Canada Nhật Bản chính thức thừa nhận bitcoin và các đồng tiền số như là tài sản, Vào ngày 7 tháng 3 năm 2014, nội các chính phủ Nhật Bản đã đưa ra phán quyết về việc xử lý hợp.Từ ngày 1/4/2017, Luật Dịch vụ Thanh toán (Điều luật về tiền ảo, một phần của Luật Ngân hàng) chính thức công nhận Bitcoin là một phương tiện thanh toán Tiếp đó vào tháng 9/2017, Chính phủ Nhật Bản (FSA) cấp giấy phép hoạt động cho 11 sàn giao dịch Bitcoin tại quốc gia này, và 17 đồng tiền số cũng được phép giao dịch trên 11 sàn giao dịch này

11 Theo anh/chị, có nên coi Bitcoin là tài sản ở Việt Nam không? Vì sao?

Theo em ở Việt Nam hiện nay không nên coi Bitcoin là tài sản, không thể chối cãi đồng tiền Bitcoin mang những ưu điểm vượt trội và là một khởi đầu cho một xu thế mới

10

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w