Nhận định sai Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mà ở đó quy định các biện pháp cưỡng chế do Luật TTHS quy định và áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự ngườ
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG DAI HOC LUAT
TP HO CHI MINH
THẢO LUẬN TO TUNG HÌNH SỰ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
LỚP: 130 HC46-B2
NHÓM 2
ST Họ và tên Mã số sinh viên
T
1 | Mai Thị Yến Thi (Nhóm trưởng) 2153801014251
2 Trương Văn Thành 2153801014242
3 Nguyễn Thị Kim Tuyển 2153801014235
4 Cao Thị Thu 2153801014253
5 Thi Nga Théu 2153801014250
6 Phan Thi Thanh Thuy 2153801014256
7 Dau Hoang Anh Thu 2153801014259
8 Nguyen Thi Thanh Van 2153801014294
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9, NĂM 2023
Trang 2CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
1 Để giải quyết một VAHS thì cơ quan, người có thẩm quyền
THTT phải áp dụng ít nhất một BPNC
Nhận định sai
BPNC là biện pháp cưỡng chế do Luật TTHS quy định và áp dụng đối với
bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi nguy hiểm đối với xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và tiến hành án hình sự Theo khoản 1 điều 109 BLTTHS cơ quan, người có thẩm quyền THTT trong phạm vi của mình có thể áp dụng BPNC (bắt, tạm giữ, tạm giam, ) Từ đó có thể thấy việc
áp dụng các BPNC mang tính lựa chọn, trước khi tiến hành các hoạt
động tố tụng để giải quyết VAHS, các cơ quan người có thẩm quyền phải cân nhắc về việc có nên áp dụng BPNC hay không Do đó việc áp
dụng BPNC không mang tính bắt buộc để giải quyết một VAHS
2 BPNC không áp dụng đối với bị can là pháp nhân
Nhận định sai
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mà ở đó quy định các biện pháp cưỡng chế do Luật TTHS quy định và áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về hình sự (người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt khi phạm tội quả tang, người bị tạm giữ khi ra tự thú) Căn cứ theo khoản 1 Điều 60 BLTTHS 2015 có quy định “Bi can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này” Đồng thời tại Điều
434 BLTTHS 2015 cũng có quy định rằng “mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân” Như vậy, biện pháp ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can là pháp nhân và được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó
Ví dụ: Vụ án công ty CP VN Pharma buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thì tiến hành giữ bị can là ông Nguyễn Minh Hùng được bầu vào vị
Trang 3trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật khi công ty đi vào hoạt động Theo quy định tại khoản 2 điều 111 LDN
2020 thì công ty CP VN Pharma có tư cách pháp nhân Và theo Điều
434 BLTTHS 2015 có quy định rằng “mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân”
3 Chỉ cơ quan có thẩm quyền THTT mới có quyền áp dụng
BPNC trong TTHS
-Nhận định sai
- Bởi vì, căn cứ theo khoản 2 Điều 109 BLTTHS 2015, BPNC
khi có các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt
người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt
người bị yêu cầu dẫn độ
Và căn cứ tại Điều 111 về Bắt người phạm tội quả tang; Điều 112 về Bắt người đang bị truy nã của luật này thì bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt Như vậy, không chỉ có cơ quan có thẩm quyền THTT mới có
quyền áp dụng BPNC trong TTHS
4 Lệnh bắt người cua CQDT trong mọi trường hợp đều phải
có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi thi hành
- Nhận định đúng
- CSPL: khoản 5 khoản 6 Điều 110 BLTTHS thì lệnh bắt người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp của CQĐT trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS trước khi thi hành vì theo tinh thần của Luật Hiến Pháp thì không ai bị
bắt nếu không có phê chuẩn VKS và vì thế nên mới chuyển
từ bắt khẩn cấp trước đây sang giữ khẩn cấp mới ra lệnh
bắt Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của CQĐÐT đều phải
có sự phê chuẩn của VKS theo khoản 1 Điều 113 BLTTHS
201 Như vậy, lệnh bắt người của CQDT trong mọi trường hợp đều phải có sự phê chuẩn của VKS cùng cấp trước khi
thi hành.
Trang 45 Nhưng người có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị
cáo để tạm giam
Nhận định sai CSPL: Điểm a,b khoản 2 Điều 110 và Khoản 1 Điều 113
BLTTHS 2015
Không phải mọi chủ thể có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam Căn cứ theo Khoản 2 Điều 110 và Khoản 1 Điều 3 BLTTHS Những người
có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp cũng có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam gồm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp Những chủ thể còn lại được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 110 BLTTHS có quyền ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo
để tạm giam
6 Tạm giữ có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo
- - Nhận định đúng
* Boi vì theo khoản 1 điều 117 LTTHS 2015 quy định rằng: “Tạm giữ có thể áp dụng: đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu
me hoặc đối với người bị bắt theo quyết định “truy
" Theo đó tại điểm a khoản 3 điều 60 và điểm a
khoản 3 điều 61 LTTHS 2015 nêu rằng nếu bị can và
bị cáo bỏ trốn thì sẽ bị truy nã túc là trong trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn thì sẽ bị bắt theo quyết định truy nã và có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ Nên nhận định trên là đúng
7 Tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ
có thai
- Nhận định sai
Trang 5Theo khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 thì đối với bị can, bị
cáo là phụ nữ có thai thì hạn chế áp dụng biện pháp tạm giam vì lý do nhân đạo chứ không phải là không áp dụng biện pháp tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai Ngoài ra trong trường hợp “bị can, bị cáo là phụ nữ có thai nhưng bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy
nã hoặc tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục theo điểm a, b, c, d khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 thì vẫn áp dụng biện pháp tạm giam
8 Lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành
Nhận định sai
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 119 BLTTHS 2015 thì chỉ những lệnh tạm giam của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 BLTTHS 2015 gồm thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê
chuẩn trước khi thi hành
Còn những người có thẩm quyền theo điểm b và điểm c khoản 1 Điều
113 BLTTHS 2015 như: Viện trưởng phó viện trưởng VKS nhân dân và Viện trưởng, phó viện trưởng VKS quân sự các cấp và Chánh án Phó chánh án TAND và Chánh án Phó chánh án TAQS các cấp, Hội đồng xét
xử thì không cân VKS phê chuẩn trước khi thi hành Như vậy, không phải tất cả lệnh tạm giam của cơ quan có thẩm quyền phải được VKS phê chuẩn trước khi thi hành
9 Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít
nghiêm trọng
Nhận định đúng
Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt đến 2 năm nếu họ tiếp tục pham tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã thì có thể áp dụng biện pháp tạm giam theo khoản 3 Điều 119 BLTTHS 2015 Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 2 năm khi có căn cứ xác định người
Trang 6đó thuộc 1 trong các trường hợp theo điểm a, b, c, d khoản
2 Điều 119 BLTTHS 2015 thì có thể áp dụng biện pháp tam giam
10 Biện pháp tạm giam không áp dụng đối với bị can, bị
cáo là đại biểu Quốc hội
- Nhận định sai
Tạm giam là BPNC trong TTHS do những người có thẩm quyền áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp luật định nhằm ngăn chặn tội phạm; đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án hình sự Bị can, bị cáo thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1, 2,
3 điều 119 BLTTHS 2015 và thuộc các trường hợp quy định tại điểm a,
b, c, d khoản 4 điều 119 BLTTHS thì vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam cho dù họ có phải là đại biểu Quốc hội hay không Theo khoản 1 Điều 37 Luật tổ chức quốc hội 2014 “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội” thì biện pháp tạm giam vẫn có áp dụng đối với bị can, bị cáo
là đại biểu Quốc hội nếu có sự đống ý của Quốc hội hoặc sự đồng ý
#thế tạm giam
- Nhận định sai
-_ Theo khoản 5 Điều 119 dẫn chiếu sang điểm a khoản 1 Điều
113 BLTTHS 2015 Trong giai đoan điều tra thì thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền ra lệnh tạm giam
nhưng phải có sự phê chuẩn của VKS Theo khoản 2 Điều
125 BLTTHS 2015 đối với biện pháp tạm giam do VKS phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc thay thế bằng biện pháp bảo lĩnh phải do VKS quyết định Như vậy, Thủ trưởng phó thủ trưởng CQĐT có quyền ra lệnh tạm giam nhưng không có quyền quyết định việc cho bảo lĩnh để thay thế tạm giam nên nhận định sai
Trang 711 Bảo lĩnh không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội
đặc biệt nghiêm trọng
- Nhận định sai
- Bởi vì, theo Khoản 1 Điều 121 BLTTHS 2015 thì Bảo lĩnh là
biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam Theo khoản 1 Điều
119 BLTTHS 2015 thì biện pháp tạm giam có thể áp dụng
đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng nên bảo lĩnh có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng Như vậy, Bảo lĩnh có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng
12 Đặt tiền để bảo đảm không áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng
Nhận định sai
Vì theo khoản 1 Điều 119 BLTTHS thì tạm giam có thể áp dụng đối với
bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng Đồng thời theo khoản 1 Điều 122 Luật này thì đặt tiền để bảo đảm là biện
pháp ngăn chặn thay thế tạm giam Do đó đặt tiền để bảo đảm có thể
áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng nếu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo thì có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền
để bảo đảm
13 Cấm đi khỏi nơi cư trú không áp dụng đối với bị can,
bị cáo là người nước ngoài
Nhận định sai
CSPL: khoản 1 Điều 123 BLTTHS 2015
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong TTHS được áp dụng đối với bị can,bị cáo có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng nhằm bảo đảm
Sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của CQTHTT
Điều kiện áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú phải thỏa mãn 2 điều kiện
Trang 8+Đối tượng áp dụng là bi can hoặc bị cáo
+ Phải có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng
Vì vậy, cấm đi khỏi nơi cư trú có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài nếu có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng
14 Tạm hoãn xuất cảnh và phong tỏa tài khoản có thể
được áp dụng với người chưa bị khởi tố về hình sự
Nhận định đúng
Theo khoản 1 Điều 124 BLTTHS 2015 tạm hoãn xuất cảnh có thể áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (người chưa bị khởi tố về hình sự) Theo khoản 1 Điều
129 BLTTHS 2015 phong toả tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội mà người bị buộc tội theo điểm đ khoản 1 khoản 4 BLTTHS
2015 người bị buộc tội là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo Theo khoản 1 Điều 58 thì người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang là người chưa bị khởi tố về hình sự nhưng vẫn có thể áp dụng biện pháp phong toả tài khoản Như vậy, tạm hoãn xuất cảnh và phong toả tài khoản có thể được áp dụng với người chưa bị khởi tố hình sự
15 VKS có quyền áp dụng tất cả BPNC trong TTHS
Nhận định sai
Theo khoản 1 Điều 109 BLTTHS 2015 thì BPNC trong TTHS bao gồm biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bão lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh VKS không có quyền áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp mà người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015 là thủ trưởng phó thủ trưởng CQĐT các cấp 1 số người có thẩm quyền trong Quân đội,
Bộ đội biên phòng, Lực lượng, Cảnh sát biển, kiểm ngư; người chỉ huy
tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng
Như vậy, không phải VKS đều có quyền áp dụng tất cả BPNC trong
TTHS.
Trang 916 Việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng
đều do VKS quyết định
Nhận định sai
Theo quy định tại khoản 2 Điều 125 BLTTHS 2015 CQĐT, viện kiểm sát hoặc tòa án có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế BPPN đang được áp dụng Những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định; trong thời hạn
10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, Trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác Như vậy, việc huỷ bỏ hoặc thay thế BPNC đang được áp dụng không phải đều do VKS quyết định mà nó còn do Toà án, CQĐÐT quyết định
IV BÀI TẬP
Bài tập 1:
A thực hiện hành vi cướp giật, ngay sau đó đã bị quần chúng nhân dân đuổi theo và bắt được A bị giải đến trụ sở Công an quận vào lúc 10 giờ sáng Sau khi xem xét trường hợp của A, Thủ trưởng cơ quan CSĐT đã ra quyết định tạm giữ A vào lúc 16 giờ cùng ngày
Câu hỏi:
1 Thời hạn tạm giữ A được tính từ thời điểm nào? Thời hạn tạm giữ tối đa là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ của A được tính từ thời điểm 10 giờ sáng lúc A bị giải đến trụ sở Công an quận
Thời hạn tạm giữ tối đa đối với A là không quá 9 ngày Theo quy định tại khoản 1 điều 118 BLTTHS thì thời hạn tạm giữ với A là không quá 3 ngày cộng với 2 lần gia hạn tạm giữ mỗi lần không quá 3 ngày theo quy định tại khoản 2 điều này Cho nên thời hạn tạm giữ của A là không quá 9 ngày kể từ thời điểm A bị bắt về trụ sở Công an quận vào lúc 10h sáng
Trang 102 CQĐT ra quyết định khởi tố bị can đối với A theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 (có mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm), thì CQĐÐT có thể tạm giam A được không?
- CQDT ra quyết định khởi tố bị can đối với A theo khoản 1 Điều 171 BLHS 2015 (có mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm) trong đó mức cao nhất của khung hình phạt là 5 năm -> theo khoản 2 điều 9 BLHS thì đây là tội phạm nghiêm trọng -_ Theo khoản 2 điều 119 TTHS thì A vẫn có thể bị tạm giam nếu thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c,
d, đ khoản 2 điều này
3 Giả sử trong quá trình tạm giam, phát hiện A là người bị bệnh nặng và có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng thì Thủ trưởng CQĐT có thể ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam không?
Tại sao?
* Thủ trưởng CQĐT không thể ra quyết định hủy bỏ lệnh tạm giam A
* Theo khoản 5 Điều 119, khoản 2 Điều 125 BLTTHS
2015 thì quyết định tạm giam của Thủ trưởng CQĐÐT
do Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trong giai đoạn điều tra Vậy nên, việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam của Thủ trưởng CQĐT phải do chính Viện kiểm sát cùng cấp quyết định về việc huỷ bỏ lệnh tạm giam A theo quy định tại khoản 2 Điều 125
BLTTHS 2015
4 Trong quá trình điều tra, CQĐÐT xác định hành vi của A thuộc khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 (có mức phạt tù từ 3
năm đến 10 năm) Người thân thích của A làm đơn yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền được đặt tiền để bảo đảm cho A
Yêu cầu này có thể được chấp nhận không? Tại sao?
Yêu cầu đặt tiền để bảo đảm cho A của người thân thích của A có thể được chấp nhận