1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luật tố tụng hình sự thảo luận chương 1+2

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Tố Tụng Hình Sự Thảo Luận Chương 1+2
Tác giả Vương Minh Quân, Nguyễn Phúc Anh, Nguyễn Phương Ly, Lưu Tuấn Phong
Người hướng dẫn Th.S Lê Thị Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại thảo luận
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

CSPL: khoản 1 Điều 34, khoản 9 Điều 55 BLTTHS 2015 Quan hệ pháp luật TTHS là quan hệ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trong quátrình giải quyết vụ án hình sự, được các quy phạm pháp luật

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ -✍ -🕮🕮

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ Thảo Luận Chương 1+2 Giảng viên: Th.S Lê Thị Thùy Dương

Lớp: CLC46B

Thành viên nhóm 7:

ST

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giải thích từ ngữ ……… 3

2 Chương 1……… 4

A Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức……… 4

I Câu hỏi nhận định……… 4

II Bài tập……… 6

B Câu hỏi, bài tập nâng cao……… 7

I Câu hỏi nhận định……… 7

II Bài tập……….10

3 Chương 2……… 12

A Câu hỏi, bài tập ôn tập và hệ thống kiến thức……… 12

I Câu hỏi nhận định……… .12

II Bài tập……… 16

B Câu hỏi, bài tập nâng cao……… 19

I Câu hỏi nhận định……… 19

II Bài tập……… 20

Trang 3

Giải thích từ ngữ

KTVAHS Khởi tố vụ án hình sự

CQĐT Cơ quan điều tra

CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng

THTT Tiến hành tố tụng

TGTT Tham gia tố tụng

BLTTHS 2015 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Trang 4

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC

CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

A CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN TẬP VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1 Trong mọi trường hợp, quan hệ pháp luật TTHS chỉ phát sinh sau khi có quyết định KTVAHS của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận định SAI

Quan hệ pháp luật hình sự phát sinh khi hành vi phạm tội được thực hiện, còn quan

hệ pháp luật TTHS không phát sinh đồng thời tại thời điểm đó mà quan hệ pháp luật TTHS

sẽ phát sinh khi cơ quan tiến hành tố tụng bắt tay vào việc giải quyết vụ án Quan hệ phápluật TTHS cũng không phát sinh khi có quyết định khởi tố, mà ngay khi chưa có quyếtđịnh khởi tố vụ án thì quan hệ pháp luật TTHS cũng có thể phát sinh

+ Ví dụ như là giữ người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định pháp luật,trước khi có quyết định khởi tố vụ án thì đã có lệnh giữ người trong trườnghợp khẩn cấp

( QHTTHS có thể có nhiều quan hệ phát sinh khác nhau )

2 Quan hệ giữa CQĐT và nguyên đơn dân sự trong VAHS là quan hệ pháp luật TTHS

- Nhận định ĐÚNG CSPL: khoản 1 Điều 34, khoản 9 Điều 55 BLTTHS 2015

Quan hệ pháp luật TTHS là quan hệ phát sinh, thay đổi hay chấm dứt trong quátrình giải quyết vụ án hình sự, được các quy phạm pháp luật TTHS điều chỉnh Theo khoản

9 Điều 55 thì nguyên đơn dân sự trong VAHS là người tham gia tố tụng và khoản 1 Điều

34 thì cơ quan điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng và đây là hai chủ thể của quan hệPLTTHS Theo đó, quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự là quan hệ phátsinh trong quá trình điều tra vụ án hình sự và sẽ phải tuân theo các quy định về hoạt độngđiều tra của Luật TTHS và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 Hơn nữa, hoạtđộng điều tra là một trong những hoạt động Tố tụng hình sự do các cơ quan điều tra thựchiện Vì vậy, quan hệ giữa cơ quan điều tra và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là

Trang 5

quan hệ pháp luật TTHS.

3 Phương pháp phối hợp chế ước chỉ điều chỉnh mối quan hệ giữa các CQTHTT.

Nhận định SAI

Quan hệ phối hợp và chế ước không chỉ được thể hiện giữa các cơ quan thuộc các

hệ thống cơ quan tố tụng khác nhau mà còn thể hiện ngay trong một hệ thống cơ quan,giữa các cấp tố tụng (giữa cấp phúc thẩm và sơ thẩm), giữa các bộ phận, giữa các chứcdanh ngay trong nội bộ một cơ quan.Đồng thời khoản 3 Điều 25 Luật TTHS quy định

“các tổ chức công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ ”

4 Quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy.

- Nhận định SAI CSPL: điểm a khoản 2 Điều 34 ; khoản 17 Điều 55 BLTTHS 2015

Phương pháp quyền uy là phương pháp điều chỉnh đặc trưng của luật tố tụng hình

sự Quyền uy được thể hiện ở quan hệ giữa chủ thể tố tụng với người tham gia tố tụng.Theo đó, tại điểm a khoản 2 Điều 34 BLTTHS 2015 có quy định Điều tra viên là ngườitiến hành tố tụng và tại khoản 17 Điều 55 BLTTHS 2015 có quy định người bào chữa làngười tham gia tố tụng Vậy nên quan hệ giữa điều tra viên với người bào chữa sẽ đượcđiều chỉnh bởi phương pháp quyền uy

+ Ví dụ: Trong việc lấy lời khai của bị can, điều tra viên mời người bào chữathì người bào chữa có nghĩa vụ phải có mặt

2015 Khác với luật tố tụng dân sự khi đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập,giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợppháp; trong luật tố tụng hình sự thì nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan cóthẩm quyền tiến hành tố tụng Chính vì vậy đây là một trong những nguyên tắc đặc thù của

Trang 6

luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo vụ án hình sự được giải quyết một cách khách quan,đúng đắn, bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội Chỉ xét về nội dung nguyên tắcthì nguyên tắc này đều áp dụng cho các ngành luật khác như dân sự, hành chính.

6 Người THTT và người TGTT có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình

- Nhận định SAI CSPL: Điều 15 Luật Tổ chức Tòa án và Điều 29 BLTTHS 2015Theo Điều 29 BLTTHS thì người THTT không có quyền dùng tiếng nói và chữ viếtcủa dân tộc mình Trong tố tụng hình sự, họ phải dùng tiếng nói và chữ viết là tiếng Việt.Chỉ có người tham gia tố tụng mới có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mìnhtrong tố tụng với yêu cầu cần phải có phiên dịch và được dịch lại với tính chuẩn xác cao

Trong lúc đang trộm cắp tài sản, A bị B phát hiện và đuổi theo nhưng không bắtđược Một thời gian sau, B tình cờ biết được A đang cư trú tại phường X nên đã tố giácvới cơ quan công an nơi đây Công an phường X tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ vàchuyển hồ sơ cho CQĐT công an quận Vụ án được khởi tố, Điều tra viên N là ngườiđược phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm sátviên M Vì A là người chưa thành niên nên được chỉ định luật sư C làm người bào chữa.CQĐT nhận thấy A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyệnkhắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS và áp dụng biện pháp hòa giải tại cộngđồng Điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A và bịhại D Trong biên bản hòa giải, các bên đã thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, bịcan A xin lỗi người bị hại B

Trang 7

+ Thứ ba, quan hệ xã hội giữa Điều tra viên N là người được phân công trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra dưới sự kiểm sát của Kiểm sát viên M làquan hệ xã hội giữa những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.+ Thứ tư, A là người chưa thành niên nên CQ có thẩm quyền chỉ định người bào chữa là luật sư C là quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng

+ Thứ năm, CQĐT nhận thấy rằng A có nhiều tình tiết giảm nhẹ, phạm tội ít nghiêm trọng, đã tự nguyện khắc phục hậu quả, nên quyết định miễn TNHS

và áp dụng biện pháp giải hòa tại cộng đồng là quan hệ giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

+ Thứ sáu, quan hệ giữa điều tra viên N được phân công chủ trì việc hòa giải giữa bị can A, cha mẹ A, bị hại D là quan hệ giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng

2 Xác định phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH?

- Phương pháp điều chỉnh trong luật TTHS là: phương pháp quyền uy và phương pháp phối hợp – chế ước

- Phương pháp quyền uy thể hiện ở quan hệ giữa cơ quan tiến hành tố tụng với nhữngngười tham gia tố tụng Các quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án

có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân

- Phương pháp phối hợp – chế ước điều chỉnh mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Các cơ quan này có nhiệm vụ phối hợp với nhau tiến hànhcác hoạt động của mình theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

- Trong bài này, phương pháp điều chỉnh của luật TTHS đối với từng QHXH đó là:+ Thứ nhất, phát sinh quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tố tụng với người tham gia tố tụng là Phương pháp quyền uy

+ Thứ hai, phát sinh quan hệ xã hội giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành

tố tụng là Phương pháp phối hợp – chế ước

+ Thứ ba, phát sinh quan hệ xã hội giữa những người có thẩm quyền tiến hành

tố tụng là Phương pháp phối hợp – chế ước

+ Thứ tư, phát sinh quan hệ xã hội giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng là Phương pháp quyền uy

+ Thứ năm, phát sinh quan hệ giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng là Phương pháp quyền uy

+ Thứ sáu, phát sinh quan hệ giữa người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và

Trang 8

người tham gia tố tụng là Phương pháp quyền uy.

B CÂU HỎI, BÀI TẬP NÂNG CAO

Quan hệ pháp luật hình sự và quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện vào các thời điểm khácnhau, sự tồn tại của quan hệ pháp luật TTHS không phải là cơ sở để khẳng định sự tồn tạicủa quan hệ pháp Luật hình sự Chẳng hạn như sau khi điều tra thì cơ quan điều tra chứngminh rằng anh A không có tội thì lúc này mối quan hệ giữa anh A với nhà nước khôngphải là quan hệ pháp luật hình sự

Do đó, không thể nói quan hệ pháp luật TTHS xuất hiện sau và trên cơ sở quan hệ phápluật hình sự

2 Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS

- Nhận định SAI CSPL: Điều 34, Điều 35 và Điều 55 BLTTHS 2015

Quan hệ giữa người bào chữa và người bị buộc tội không thuộc đối tượng điều chỉnh của BLHS Đối tượng điều chỉnh của luật TTHS là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, bao gồm hai nhóm quan hệ:

+ Quan hệ xã hội giữa Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với Người tham gia tố tụng;

+ Quan hệ xã hội phát sinh giữa các Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau

→ Trong đó, người bào chữa và người bị buộc tội đều là người tham gia tố tụng nênquan hệ giữa hai chủ thể này không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS

3 Nguyên tắc xét xử công khai được áp dụng cho tất cả phiên tòa hình sự

- Nhận định SAI CSPL: Điều 25 BLTTHS 2015, Điều 423 BLTTHS 2015

Trang 9

Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp

do Bộ luật này quy định Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹtục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chínhđáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai Theo quyđịnh tại Điều 423 BLTTHS 2015, trường hợp cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín

→ Như vậy, nguyên tắc xét xử công khai không được áp dụng cho tất cả các phiêntòa hình sự, mà còn có xét xử kín theo quy định của pháp luật

4 Kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa là căn cứ duy nhất để Tòa

án ra bản án, quyết định

- Nhận định SAI CSPL: Điều 15 và điểm b khoản 2 Điều 26 BLTTHS 2015

Đánh giá chứng cứ có vai trò quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự, có ý nghĩaquan trọng trong việc chứng minh tội phạm, người phạm tội và giải quyết các vụ án hình

sự Kiểm tra, đánh giá chứng cứ là cơ sở quan trọng cho hoạt động thu thập, kiểm tra, sử dụng chứng cứ; kiểm tra, đánh giá chứng cứ có vai trò quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án; đánh giá chứng cứ là căn cứ để đi đến kết luận và ra quyết định giải quyết thực chất vụ án hình sự Thông qua chứng cứ có thể giúp cơ quan chức năng có thể nắm toàn diện, đầy đủ về các tình tiết vụ án, tìm ra được sự thật khách quan của hành

vi phạm tội, chứng cứ sẽ quyết định việc giải quyết sự việc đúng đắn Tuy nhiên kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ ở phiên Tòa không phải là căn cứ duy nhất để Tòa ra quyết định, bản án mà ngoài ra còn có các yếu tố như: dựa vào các căn cứ khác mà đương sự cung cấp sau khi đã kiểm tra và đánh giá như đồ vật, tài liệu, lời khai,…

5 Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm chỉ có trong luật TTHS.

- Nhận định SAI CSPL: Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án, Điều 18 Luật Tố tụng hànhchính năm 2015, Điều 24 Luật Tố tụng dân sự 2015

Hoạt động tố tụng là hoạt động xuyên suốt trọng tâm của toàn bộ hoạt động tố tụng,với các thủ tục xét xử công khai, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện đầy

đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm quyền con người trong tố tụng, góp phầnkhắc phục tình trạng để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm

Ngoài Luật Tố tụng Hình sự ra thì trong các Luật Tố tụng khác nguyên tắc tranh tụng trong

Trang 10

xét xử được đảm bảo cũng xuất hiện và đóng vai trò rất quan trọng

+ Ví dụ: Điều 18 Luật tố tụng hành chính năm 2015 đã có những quy định cụthể để cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng được quy định tại Khoản 5 Điều 103Hiến pháp năm 2013 Cụ thể Điều 18 Luật tố tụng hành chính quy định:

"Điều 18 Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

1 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.

2 Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp, cung cấp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án hành chính và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Luật này.

3 Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định của Luật này Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định."

Hay Điều 13 Luật Tổ chức Tòa án quy định:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét

xử Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng.”

II BÀI TẬP

A (là người nước ngoài) bị CQĐT tỉnh X khởi tố vụ án và khởi tố bị can về tội trộmcắp tài sản Trong quá trình tố tụng, A nhờ luật sư B bào chữa cho mình Vì A không sửdụng được tiếng Việt nên cơ quan có thẩm quyền đã nhờ C phiên dịch cho A Sau khi kếtthúc giai đoạn điều tra, CQĐT đã làm bản kết luận điều tra và đề nghị VKS truy tố A vềtội trộm cắp tài sản VKS đã làm bản cáo trạng để truy tố A về tội danh trên Sau đó Tòa

án tiến hành xét xử sơ thẩm và tuyên phạt A 05 năm tù

Trang 11

Câu hỏi:

1 Trong quá trình giải quyết vụ án trên có thể phát sinh quan hệ giữa những chủ thể nào?

- Có những quan hệ phát sinh trong vụ án trên là:

+ Quan hệ giữa A với luật sư B

+ Quan hệ giữa A với người phiên dịch C

+ Quan hệ giữa cơ quan điều tra với Viện kiểm sát

+ Quan hệ giữa cơ quan điều tra với Tòa án

+ Quan hệ giữa Viện kiểm sát với Tòa án

+ Quan hệ giữa A với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án.+ Quan hệ giữa B với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án.+ Quan hệ giữa C với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án

2 Trong những quan hệ đó, quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

- A là bị can nên theo Khoản 6 Điều 55 BLTTHS là người tham gia tố tụng

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ theođiểm a, b, c khoản 34 BLTTHS

- Luật sư B là người bào chữa nên là người tham gia tố tụng theo quy định tại Khoản

- Quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau:

+ Quan hệ giữa Cơ quan điều tra tỉnh X với Viện kiểm sát

+ Quan hệ giữa Viện kiểm sát với Tòa án

3 Xác định phương pháp điều chỉnh đối với từng quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của luật TTHS?

- Quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tam gia tố tụng:+ Quan hệ giữa A với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án

Trang 12

+ Quan hệ giữa B với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án.+ Quan hệ giữa C với cơ quan điều tra tỉnh X, với Viện kiểm sát, với Tòa án.

Phương php quyn uy.

- Quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với nhau:

+ Quan hệ giữa Cơ quan điều tra tỉnh X với Viện kiểm sát

+ Quan hệ giữa Viện kiểm sát với Tòa án

Phương php phi hp - ch ưc.

CHƯƠNG 2

CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ

A CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN TẬP VÀ HỆ THỐNG KIẾN THỨC

1 Người có thẩm quyền giải quyết VAHS là người THTT

- Nhận định SAI CSPL khoản 2 Điều 34 và Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình:

sự 2015 Bổ sung Điều 4

Người có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự là người tiến hành tố tụng, ngườiđược giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và cán bộ điều tra thuộc các cơquan được quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Ngoài chủ thể tiến hành tố tụng tham gia chủ yếu vào hoạt động giải quyết vụ án hình sựtại khoản 2 Điều 34 còn có một số chủ thể đặc biệt khác như người được giao nhiệm vụtiến hành một số hoạt động điều tra: Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Lực lượngCảnh sát biển; Kiểm ngư; Các cơ quan khác trong Công an nhân dân và Các cơ quan kháctrong Quân đội nhân dân

2 Giám thị, Phó Giám thị trại giam là người được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra.

Ngày đăng: 06/01/2025, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w