Ngoài ra, bài tiểu luận cũng sẽ trình bày về thực trạng việc đảm bảo bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự tại Việt Nam, đưa ra một số hạn chế cũng như thông qua đó
Trang 1
ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẺ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA LUẬT
UEH UNIVERSITY
BAO DAM QUYEN DUOC BOI THUONG
THIET HAI VA PHUC HOI DANH DU, QUYEN
LOI CUA NGUOI BI OAN TRONG
TO TUNG HINH SU
Giảng viên : Trần Thị Minh Đức
Học phần : Luật tổ tụng hình sự
Mã lớp học phần : 22CILAW51101903 Sinh viên : Nguyễn Thị Thu Trang
Gmail : trangnguyen.3 12010243 10@st.ueh.edu.vn
Trang 2
TP Hỗ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2022
Trang 3Tóm tắt:
Oan sai trong tố tụng hình sự vừa mang lại hậu quả nặng nề khó có
thể bù đắp cho người bị oan mà còn gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh
nghiêm, minh, của Nhà nước, của pháp luật cũng như các cơ quan hành
pháp tại nước ta Vì vậy nên khi xảy ra sai phạm, Nhà nước cần phải nỗ
lực khôi phục , bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần, danh dự, nhân
phẩm cho người bị oan sai do hoạt động tố tụng hình sự gây nên Dựa trên
nền tảng đó, bài tiểu luận dưới đây sẽ trình bày một số kiến thức chung,
một số khái niệm cơ bản trong quá trình bồi thường thiệt hại do sai sót trong
hoạt động tố tụng hình sự Ngoài ra, bài tiểu luận cũng sẽ trình bày về thực
trạng việc đảm bảo bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình
sự tại Việt Nam, đưa ra một số hạn chế cũng như thông qua đó tìm ra giải
pháp khắc phục các hạn chế trong hoạt động tố tụng hình sự tại nước ta
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: PHÁP LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BÒI THƯỜNG THIỆT
HẠI CHO NGƯỜI BỊ OAN -c-+«-©222CEEEE+xeeEEEEEEEEEEAeEEEErvxserrrrrkee 2
1.1 Khái quát về người bị oan được bồi thường thiệt hại trong tố tụng
TIAN na 2
1.2 Chính sách bởi thường thiệt hại cho người bị oan trong Tố tụng hình
ee bee cee eevee bee ttn eea ea bat eset ee vgneeeeeeen een vaess 3
1.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước: - 3
1.2.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: 22222 S E2 cec 5
CHƯƠNG 2: THỰC TIẾN VIỆC BẢO DAM BOI THUONG THIET HAI CHO
NGƯỜI BỊ OAN TRONG TÓ TỤNG HÌNH SỰ TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Thực trạng về việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt
động tỐ tụng: c1 1 1111111111111 15 1101 2011 Tn H0 HH HH tro 7
2.2 Những hạn chế trong pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan trong tố tụng hình Sự 2c S1 1121511111 818111 TE1 111tr ryu 8
2.3 Một số giải pháp khắc phục tình trạng án oan và bồi thường thiệt hại
easie8i]e00.ei8090s- 8T 8
KÉT LUẬN ccc+vcve++++SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEES EEEEEE112113AEEEEEEEEresrrree 40
Trang 5GIỚI THIỆU CHUNG Hiện nay, các quy trình tố tụng hình sự tại nước ta về cơ bản đã được
định hình Quy trình điều tra, truy tố, xét xử cũng ngày càng chặt chẽ, đảm
bảo không để lọt tội phạm, đảm bảo quyền công dân và quyền con người
của công dân Tuy nhiên, vì nhiều lí do, các sai phạm trong tố tụng hình sự
vẫn xảy ra và đó là điều rất đáng lo cho hệ thống pháp luật Việt Nam Điều
này gây ảnh hưởng rất lớn đến người bị oan sai Tuy rằng những hậu qua
do sai sót trong tố tụng để lại về vật chất, tinh thần, danh dự và nhân phẩm
cho người bị oan không thể bù đắp bằng bắt cứ giá nào, tuy nhiên với trách
nhiệm của mình, Nhà nước cũng có những quy định riêng về giải quyết bồi
thường cho bị oan trong quá trình tố tụng hình sự nhằm bù đắp được phần
nào cho người bị hàm oan cũng như gia đình họ Đó cũng là nội dung mà
bài báo cáo này hướng đến
Trang 6Chwong 1: PHAP LUAT TO TUNG HINH SV’ VE BOI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI BỊ OAN
1.1 Khái quát về người bị oan được bồi thường thiệt hại trong tố
tụng hình sự:
Có nhiều cách định nghĩa cho khái niệm oan
Ví dụ, Theo như lời của GS TSKH Đào Trí Úc: “khi một người bị truy
tố, xét xử vì hành vi do người khác gây ra Như vậy, sự kiện phạm tội thì có
nhưng truy tô xét xử nhằm người”, “Đó là khi một người bị truy tố, xét xử bởi
hành vi kh.ng những kh.ng do mình gây ra mà trên thực tế kh.ng có hành
vi phạm tội đó, hành vi đó đã kh.ng xảy ra”; Giải thích từ “Oan” trích theo từ
điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học được nếu là: “Bị quy cho tội mà bản
thân kh.ng phạm, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân kh.ng đáng 1
Ta có thể đi đến kết luận chung trong tố tụng hình sự, bị oan là một cá nhân hoặc tổ chức không thực hiện hành vi sai phạm nào để cấu thành tội
phạm hình sự mà bị áp dụng các biện pháp trong hoạt động tố tụng hình sự
như tạm giam, tạm giữ, truy tố, xét xử, thi hành án,
Người bị oan được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự là những
chủ thể bị áp dụng các biện pháp trong quy trình tố tụng hình sự như bị bắt,
tạm giữ, tạm giam bị kết án trái pháp luật, Những chủ thể này, họ buộc
phải gánh chịu những tồn thất nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần, danh dự
và nhân phẩm Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về người bị oan trong tố tụng hình sự mà chủ thể gây ra là người có thầm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự gây ra
Chủ thể được bồi thường thiệt hại là người bị oan chịu thiệt hại và cả
những người có quyền và lợi ích hợp pháp mà có liên quan đến sự sai
phạm này Chẳng hạn như một cá nhân bị áp dụng biện pháp tố tụng hình
sự oan thì ngoài việc bồi thường cho chính cá nhân đó, Nhà nước còn cần
1 Phạm Tiến Dũng (2008), Vấn đề oan và chính sách, pháp luật tố tụng hình sự về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự, Trường Đại học Luật TP Hồ Chi
Minh
Trang 7xem xét trách nhiệm bồi thường của mình đối với cả người thân, người có
quyên và lợi ích liên quan đến vụ việc đó
Căn cứ theo pháp luật về tố tụng hình sự, người bị oan mà sự sai sót
đó được gây ra bởi những cơ quan có thẩm quyền trong quy trình tố tụng hình sự được bồi thường thiệt hại bao gồm các trường hợp:
-_ Người bị tạm giữ trong quá trình điều tra nhưng có quyết định của cơ
quan tố tụng hình sự mà được xác định không người bị tạm giữ
không có hành vi vi phạm pháp luật;
- Người bị tạm giam để điều tra nhưng có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự hủy bỏ biện pháp tạm
giam vì được xác định không phát hiện được hành vi phạm tội của người đang bị tạm giam;
- Chủ thể đã thực hiện hình phạt xong hoặc đang phải nhận hình phạt
nhưng lại có quyết định đến từ toà án có thầm quyền cho rằng người
đó không phạm lỗi;
-_ Chủ thể bị khởi tố, xét xử, truy tố, thi hành án, mà ngoài trường hợp được quy định trên đây nhưng sau khi có bản án, quyết định của cơ
quan tố tụng hình sự có thẩm quyền xác định người đó không có dấu
hiệu của một tội phạm (chủ thẻ bị khởi tế nhưng được tại ngoại)
4.2 Chính sách bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong Tố tụng hình sự:
4.2.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước:
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng đã có quy định về quyền được bồi
thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng của người bị oan như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng hình sự:
“ế, Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tô, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật có quyên được bôi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hôi danh dự Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyên lợi cho người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ,
5
Trang 8tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tô, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật do
cơ quan, người có thắm quyên tiễn hành tố tụng gây ra
2 Người khác bị thiệt hại do cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành tố tụng gây ra có quyền được Nhà nước bồi thường thiệt hại ”
Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã có các điều khoản, quy định khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan thuộc về Nhà nước Điều khoản này đã có sự thay đổi so với trước đây, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy
định là của cơ quan tiến hành tố tụng Chúng ta có thể nhận thấy rằng
thông qua những quy định được đưa ra, về bản chất, trách nhiệm và cơ chế
bồi thường thiệt hại cho người bị oan của Nhà nước đã được khẳng định,
không có sự nhằm lẫn là trách nhiệm của cơ quan có thầm quyền tiến hành
tố tụng Thực chất thì từ trước đến nay cơ quan tiến hành tố tụng cũng chỉ
là đại diện của Nhà nước để thực hiện các hoạt động tiến hành giải quyết
bồi thường
Ngoài ra, ở Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng đã có điều khoản quy định rõ hơn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về người bị oan được bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự, cụ thể ở Điều 29, Bộ luật tố tụng
hình sự đã liệt kê cụ thể “Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan”
có quyền được bởi thường thiệt hại Theo như các quy định này trách
nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng cho cả án sai mà có phát sinh thiệt hại ?
Theo quy định Điều 18 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 2017 cũng có những quy định cụ thể về các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rõ rằng không phải trường hợp nào
cũng có thể xác định và đánh giá rõ ràng mức độ tổn hại của người bị oan trong tố tụng hình sự Khó có thể xác định được khi họ đã bị thiệt hại cả về
? Đào Thị Hải Yến (2016), Bảo đảm quyền con người thông qua cơ chế bồi thường Nha
nước cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự, Đại học quốc gia Hà Nội
6
Trang 9vật chất và tinh thần Danh dự và nhân phẩm là thứ khó có thể tính toán và
bù đắp hoàn toàn Việc bồi thường thiệt hại dù to lớn đến đâu cũng chỉ có ý
nghĩa an ủi, bù đắp, chia sẻ một phần nào những khó khăn, mat mat ma ho
và người thân của họ phải gánh chịu trong suốt thời gian bị oan sai, giúp cuộc sống của họ có thể phần nào ổn định lại được như trước, mang ý nghĩa tinh thần của một sự bù đắp có tính vật chất, tài sản Những bù đắp này đơn thuần mang ý nghĩa động viên và an ủi người bị oan, qua đó cũng thể hiện sự công bằng, dân chủ và nghiêm minh của pháp luật
4.2.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, một
trong nhưng cơ chế có hiệu quả và góp phần hạn chế, khắc phục những hành vi vi phạm quyền con người của người bị buộc tội là nguyên tắc đảm
bảo quyền được bồi thường thiệt hại trong các hoạt động tố tụng hình sự Người bị oan, bị xử lí trái pháp luật là những người bị áp dụng các biện pháp xử lý hình sự nhưng được toà án, cơ quan có thẩm quyền xác
định được rằng người đó không thực hiện hành vi phạm tội, những hành vi
của họ chưa thể cấu thành tội phạm hoặc cơ quan tố tụng đã ra quyết định
xử lý trái pháp luật
Do những quyết định đến từ cơ quan có thẩm quyền, họ phải gặp những hậu quả bát lợi Họ đánh mắt những quyền cơ bản như quyền công
dân, quyền con người vậy nên về cơ bản, họ có quyền nhận được bồi thường thiệt hại và phục hồi uy tín, danh dự
Các trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
trường hợp không có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại, những chủ
thể có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại ở các trường hợp cụ thể, đều
được quy định một các rõ ràng và cụ thể tại Luật trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước 2017 Nhìn chung, việc tiến hành giải quyết bồi thường sẽ
được giải quyết đầu tiên dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên, hoặc sau đó
sẽ nhờ đến toà án đưa ra phương án giải quyết
Trang 10Ngoài những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi các quyết định sai của
các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, những người
có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến sự sai phạm này cũng có quyền
yêu cầu được bồi thường thiệt hại
Những nguyên tắc bồi thường này cho thấy được sự quyết liệt, sát
sao của Đảng và Nhà nước trong việc nỗ lực bù đắp cho các trường hợp oan, sai xảy ra trong tố tụng hình sự đồng thời xử lý các sai phạm của
những người có trách nhiệm, bảo đảm quyền con người cũng như quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân Ngoài ra, đây còn là một phần trong nỗ lực
nâng cao uy tín, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc điều hành giải
quyết tội phạm tại nước ta
Để có thể thực hiện các nguyên tắc, Nhà nước cần đảm bảo một cơ
sở pháp lý vững chắc dựa trên nền tảng với những quy định cụ thể, phù
hop dé dam bảo khôi phục danh dự của những người bị oan sai do sự sai
sót đến từ cơ quan, người có thầm quyền tố tụng hình sự gây ra Ngoài ra, pháp luật cũng cần có những cơ chế hiệu quả để giúp công dân hiểu về luật pháp, thực hiện tốt quyền được yêu cầu khôi phục danh dự và bồi thường
thiệt hại khi xảy ra sai sót trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự
3 Tô Thị Phương Dung (2021), Nguyên tắc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, Luật Minh Khuê, Hà Nội