MỞ ĐẦUTrong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, mỗi quốc gia đều trảiqua những giai đoạn biến động mạnh mẽ khác nhau, phản ánh sâu sắc và rõ nétcác mâu thuẫn cơ bản và nhu cầ
Trang 2Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việcthực hiện bài tập nhóm 06 kết quả như sau:
Trang 3MỞ ĐẦU
Trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, mỗi quốc gia đều trảiqua những giai đoạn biến động mạnh mẽ khác nhau, phản ánh sâu sắc và rõ nétcác mâu thuẫn cơ bản và nhu cầu xã hội cụ thể của thời kỳ đó trên mỗi quốc gia.Tại Việt Nam, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là minh chứng rõ ràngnhất cho sự phát triển xã hội theo những quy luật tất yếu mà lý luận chủ nghĩa
xã hội khoa học đã chỉ ra Theo đó, ở bất kì xã hội nào cũng luôn phải trải quanhững cuộc cách mạng, sáng tạo, những công cuộc đổi mới phát triển để giảiquyết các mâu thuẫn cơ bản tồn tại giữa các giai cấp và hướng đến việc xâydựng một hệ thống xã hội công bằng, bình đẳng, văn minh hơn Đặc biệt cụ thểtrong bối cảnh khủng hoảng của Việt Nam, chịu sự áp bức, chèn ép một cáchnặng nề từ các thế lực phong kiến và thực dân đã dẫn đến những mâu thuẫn sâusắc và gay gắt trong xã hội giữa các tầng lớp, giai cấp Và trong bối cảnh đó, sựxuất hiện tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cũng như sựthúc đẩy các phong trào đấu tranh giành độc lập và tự do cho dân tộc phát triểnngày càng mở rộng và mạnh mẽ, đã khiến cho xã hội lúc bây giờ như được đổimới hoàn toàn
Lịch sử Việt Nam cho thấy cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dânkhông chỉ đơn thuần là cuộc đấu tranh chống lại sự bất công mà còn là mộtbước chuyển tất yếu đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của xã hội Bài tiểuluận này sẽ chứng minh sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận chủ nghĩa xã hội khoahọc và thực tiễn lịch sử của Việt Nam, nhằm làm rõ lý do và tính tất yếu củacuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong bối cảnh lịch sử cụ thể của đấtnước Việt Nam
Trang 41.1 Trước nhất, khi nghiên cứu vấn đề được đề ra, cần hiểu một cách
rõ ràng về khái niệm “dân tộc”
Khái niệm “dân tộc” thường được hiểu theo hai nghĩa chính:Dân tộc như một cộng đồng văn hóa - lịch sử: Đây là một nhómngười có chung một ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, và thường chia sẻ mộtcảm giác cộng đồng hoặc bản sắc dân tộc Các thành viên của một dântộc thường cảm thấy gắn bó với nhau bởi các yếu tố như truyền thống,phong tục tập quán, và tín ngưỡng
Hoặc là dân tộc như một đơn vị chính trị (quốc gia) Trong một
số ngữ cảnh, dân tộc còn được hiểu là một quốc gia hoặc một nhómngười có quyền tự quyết, tức là có quyền thành lập và quản lý một nhànước của riêng mình
Về cơ bản, dân tộc là sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa, lịch sử
và chính trị, tạo nên một cộng đồng có bản sắc riêng biệt so với cácnhóm người khác
1.2 Hai xu hướng khách quan về sự phát triển của dân tộc thường được
đề cập trong các nghiên cứu xã hội học và lịch sử
Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa
tư bản, Lênin đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tínhkhách quan của dân tộc:
Trang 5Một là, xu hướng hợp nhất dân tộc: Đây là quá trình trong đó cácdân tộc có thể liên kết, hợp nhất với nhau để hình thành nên các quốcgia, dân tộc lớn hơn Quá trình này thường xảy ra khi các nhóm dân tộcnhỏ hoặc các cộng đồng khác nhau có chung ngôn ngữ, văn hóa hoặclợi ích kinh tế, chính trị, và quyết định gắn kết với nhau để tăng cườngsức mạnh tổng thể Quá trình hợp nhất này có thể được thúc đẩy bởicác yếu tố như toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế và phát triển công nghệ,khiến các dân tộc dễ dàng tương tác và liên kết hơn.
Hai là, xu hướng bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc: Đồngthời với xu hướng hợp nhất, vẫn tồn tại một xu hướng ngược lại là cácdân tộc nỗ lực bảo tồn và phát triển bản sắc riêng của mình Xu hướngnày thể hiện qua việc duy trì ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống và cácgiá trị đặc trưng của mỗi dân tộc Quá trình này thường được thúc đẩybởi mong muốn của các cộng đồng trong việc giữ gìn sự độc đáo và sựtồn tại của mình trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa
Như vậy, hai xu hướng này tồn tại song song và thường xuyêntác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của các dân tộc trên thếgiới
2 Các nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc
Cương lĩnh dân tộc Mác - Lênin được V.Lênin soạn thảo, trên tưtưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về mối quan hệ giữa các dân tộc và giaicấp, giữa giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; mối quan hệ giữa hai
xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc ở thời đại chủ nghĩa
đế quốc, dựa vào kinh nghiệm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộctrên thế giới chống chủ nghĩa xã hội và thực tiễn cách mạng Nga trong việcgiải quyết các vấn đề về dân tộc ở những năm đầu của thế kỉ XX và yêu
Trang 6cầu khách quan cần phải khắc phục chủ nghĩa dân tộc để đoàn kết, thốngnhất lực lượng cách mạng Cương lĩnh đó thể hiện quan điểm, lập trườngcủa giai cấp công nhân trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Theo V.Lênin
“Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết; liênhiệp công nhân tất cả các dân tộc lại” Từ đó, cho thấy trong tiến trình cáchmạng xã hội chủ nghĩa, các vấn đề dân tộc cần phải được giải quyết trên cơ
sở các nguyên tắc:
Một là, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
Đây là nguyên tắc đầu tiên trong Cương lĩnh dân tộc của V.Lênin
Và là quyền thiêng liêng của các dân tộc, không phân biệt dân tộc lớn haynhỏ, có trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụngang nhau, được tôn trọng và đối xử như nhau trên mọi lĩnh vực Khôngdân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Xuất phát từ mục đích cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ lợi ích của giai cấpcông nhân phản đối tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc Để giai cấpcông nhân thực hiện được mục đích cách mạng thì họ phải đứng dậy đấutranh xóa bỏ tình trạng dân tộc này đặt ách đô hộ lên dân tộc khác để bảo
vệ được quyền lợi của chính mình
Để đảm bảo quyền bình đẳng của các dân tộc phải khắc phục được
sự chênh lệch về trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc và đưa
ra các điều kiện, chính sách phù hợp để các dân tộc có trình độ lạc hậu pháttriển đi lên Từ đó theo kịp các dân tộc có trình độ phát triển hơn, bằng sự
nỗ lực của chính mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em pháttriển nhanh trên con đường tiến bộ Điều này tạo nên sự phát triển hài hòagiữa các dân tộc
Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc được thể hiện ở việc khôngmột dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác Để đảm bảo
Trang 7được quyền bình đẳng dân tộc trước hết phải thủ tiêu được tình trạng ápbức giai cấp, trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc; quyền bìnhđẳng được biểu hiện ở cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủngtộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chóng mọi hình thức áp bức bóc lột, sự viphạm lợi ích của nước lớn, nước phát triển đối với các nước nhỏ, lạc hậu,chậm phát triển kinh tế nhằm đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia -dân tộc trên phạm vi quốc tế Quyền bình đẳng của các dân tộc khôngnhững được ghi vào công pháp quốc tế, luật pháp quốc gia mà quan trọng
và thực chất hơn hết là phải từng bước được thực hiện hóa ở mọi lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong đời sống dân tộc
Hai là, các dân tộc được quyền tự quyết:
Là quyền làm chủ của mỗi dân tộc mà trước hết và cơ bản là quyềncác dân tộc có thể tự mình quyết định con đường, vận mệnh của dân tộcmình không phụ thuộc vào dân tộc khác Đó là quyền của các dân tộc được
tự lựa chọn con đường phát triển, lựa chọn chế độ chính trị trong quá trìnhvận động, phát triển của dân tộc mình Quyền tự quyết không chỉ phụthuộc vào sự đoàn kết, thống nhất giai cấp công nhân trong từng dân tộc
mà còn phụ thuộc vào sự đoàn kết giai cấp công nhân trên toàn thế giới.Quyền dân tộc tự quyết bao gồm quyền tự do phân lập thành cộng đồngquốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dântộc khác trên cơ sở bình đẳng để đủ sức chống nguy cơ xâm lược của cácnước từ bên ngoài Độc lập chủ quyền là tiền đề, cơ sở và điều kiện thuậnlợi cho sự phát triển một cách toàn diện của quốc gia dân tộc Cũng nênlưu ý rằng, quyền tự quyết dân tộc không đồng nhất với “quyền” của cáctộc người thiểu số của một số quốc gia đa tộc người, nhất là phân lập thànhcác quốc gia độc lập Và luôn kiên quyết, đoàn kết sức mạnh dân tộc đểchống lại các thế lực phản động, thù địch lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự
Trang 8quyết” để chống phá nhà nước hay kích động các dân tộc khác đòi ly khaidân tộc.
Ba là, liên hiệp giai cấp công nhân tất cả các dân tộc:
Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của V.I Lênin, thểhiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, phong trào công nhân vàphản ánh tính thống nhất sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giaicấp…Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công nhân, phản ánh sựthống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp Nóđảm bảo cho phong trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi:Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc có vai trò quyết định đến việcxem xét, thực hiện quyền bình đẳng dân tộc và quyền dân tộc tự quyết.Đồng thời, nó còn là yếu tố tạo nên sức mạnh của giai cấp công nhân vàcác dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
=> Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân laođộng trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc vì độc lậpdân tộc và tiến bộ xã hội Vì vậy, nội dung liên hiệp công nhân các dân tộcđóng vai trò liên kết cả ba nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể
II Tính tất yếu của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
1 Khái lược về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam
Có thể thấy rằng, gắn liền với quá trình lịch sử của dân tộc, Chủnghĩa xã hội ở Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển dài và phứctạp, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng từ thời kỳ đấu tranhgiành độc lập đến giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước Đó là mộthành trình dài và vô cùng gian nan, các thế hệ ông cha ta đã đổ xương máu
để gìn giữ chủ quyền và nền độc lập dân tộc Về sự khái lược cuộc cách
Trang 9mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam, chúng em xin nêu và chỉ ramột số những cột mốc lịch sử nổi bật như sau:
1.1 Các mốc lịch sử quan trọng đánh dấu những bước ngoặt, bước trưởng thành trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc những năm từ 1930 đến 1945
Một là, phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931): Vớiđường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam,Đảng đã lãnh đạo phong trào đấu tranh gồm những người nông dân,công nhân nhằm đánh dấu sự phát triển tất yếu của cao trào đấu tranhcách mạng của công nhân và nông dân cả nước
Hai là, Phong trào dân chủ Đông Dương ( 1936-1939): Nếu như
ở phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, thành phần những người tham gia chỉdừng lại ở công nhân và nông dân, thì sang đến phong trào dân chủĐông Dương, thành phần người tham gia đã có thêm cả những đảngphái, nhân sĩ và thành phần tri thức Phong trào đã xác định được đúng
kẻ thù là phát - xít, tiến tới mục tiêu là bảo vệ hòa bình, giành tự do,dân chủ Đây được coi là cuộc tập dượt đầu tiên để chuẩn bị tiến tớiCách mạng tháng Tám
Ba là, Cách mạng tháng Tám (1945): Dưới những điều kiện chủquan và khách quan mà tình hình thế giới đem lại lúc bấy giờ, nhận rathời cơ của cách mạng đã đến, dưới sự chỉ đạo của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Cách mạng thángTám, lật đổ chế độ phong kiến và thực dân Pháp Chế độ phong kiếnchính thức sụp đổ, vua Bảo Đại thoái vị, Pháp tạm thời rút lui Lúc này,nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ra đời vào ngày 2 tháng
9 năm 1945, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước Đây là một cột mốc
Trang 10lịch sử quan trọng, đưa Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng một nhànước theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
1.2 Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975)
Trong suốt gần một thế kỷ bị thực dân Pháp đô hộ, Việt Namphải chịu cảnh khổ cực cả về kinh tế, chính trị lẫn văn hóa Các phongtrào lớn bị đàn áp đẫm máu, hàng ngàn người yêu nước bị bắt bớ, tratấn, và xử tử Thậm chí, trong giai đoạn phát - xít Nhật chiếm đóng, sựthống trị tàn bạo của chúng đã gây ra nạn đói năm 1945 khiến hơn 2triệu người Việt Nam chết đói trong đau đớn và tuyệt vọng
Khi đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược Việt Nam, cuộc chiến tranhkéo dài đã mang lại những hậu quả khủng khiếp về cả con người lẫnmôi trường Những vụ thảm sát như Mỹ Lai, những cuộc dội bom rảithảm, và việc sử dụng chất độc da cam đã để lại những vết thương sâusắc không chỉ cho thế hệ đó mà còn cho cả những thế hệ tương lai.Hàng triệu người đã thiệt mạng, hàng triệu người khác phải sống trongcảnh tàn phế, những vùng đất đai bị ô nhiễm, hàng ngàn đứa trẻ sinh ra
bị dị tật do hậu quả của chiến tranh hóa học Những tội ác này khôngchỉ thể hiện sự tàn bạo vô nhân đạo của các thế lực ngoại bang mà còn
là lời nhắc nhở đau thương về sự cần thiết của một cuộc đấu tranhgiành lại quyền làm chủ vận mệnh dân tộc
=> Chính trong bối cảnh đó, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trởthành một tất yếu lịch sử Nó không chỉ là sự phản kháng lại sự cai trị
mà còn là cuộc đấu tranh giành lại những giá trị cơ bản nhất của conngười: quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Đối vớinhân dân Việt Nam, cuộc cách mạng này không đơn thuần chỉ là cuộcchiến chống lại kẻ thù xâm lược, mà còn là cuộc chiến để khẳng định
Trang 11nhân phẩm, bảo vệ và xây dựng một xã hội mới công bằng, không còn
áp bức, bóc lột
2 Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là một tất yếu 2.1 Cách mạng dân tộc dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam là tất yếu
để chấm dứt tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và phát - xít
Mặc dù ngày nay, chúng ta đã và đang sống trong một thế giớihòa bình không còn chiến tranh, không còn bom đạn và khói lửa tuynhiên không vì thế mà chúng ta quên đi tội ác, vết thương mà thực dânPháp và đế quốc Mỹ đã gây ra Chính những điều này đã chứng minhcho sự tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm chấm dứttội ác của thực dân pháp và đế quốc Mỹ:
Pháp nhân danh “khai hóa” để xâm lược, đàn áp, bóc lột nhândân ta Chúng gây ra tội ác trên mọi mặt chính trị và kinh tế Về chínhtrị, thực dân Pháp tước đoạt quyền tự do dân chủ, chúng thi hành nhiềuluật pháp dã man và lập ra chính sách chia để trị nhằm chia cắt đấtnước ta Không những thế, chúng còn thi hành chính sách ngu dân Vềmặt kinh tế, chúng bóc lột, tước đoạt ruộng đất để trồng lúa, khoai đểtrồng đay hay tăng sưu thuế nặng nề, vô lý lên nhân dân ta Ngoài rachúng còn độc quyền trong công nghiệp và thương nghiệp, khống chếcác nhà tư sản, bóc lột tàn nhẫn công nhân và đặc biệt gây ra thảm họacho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945 Ngoài ra, Pháp xâmlược nước ta nhưng lại lấy danh nghĩa “bảo hộ”; tuy vậy, chúng lạikhông làm tròn trách nhiệm bảo hộ mà đã 2 lần dâng Đông Dương choNhật làm cho đất nước ta rơi vào tình cảnh “một cổ 2 tròng”
Đế quốc Mĩ đã có âm mưu và tham gia vào sự xâm lược nước tangay từ khi nhận ra sự yếu thế, thất bại của Pháp Sang đến năm 1954,
Trang 12với hiệp định Giơ - ne - vơ, Mỹ nhanh chóng hất cẳng Pháp, phản bộilại sự ký kết hiệp định, tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam.Chúng nhanh chóng dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thựchiện chính sách thực dân mới, mưu đồ chia cắt lâu dài đất nước ta Từcuối năm 1960, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” nhanh chóng đượcthành lập và triển khai nhằm càn quét, dồn dân vào ấp chiến lược, táchlực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân Tuy vậy, chiến lược này đã thấtbại Chúng nhanh chóng triển khai một chiến lược mới mang tên chiếnlược “Chiến tranh cục bộ” Trong chiến lược này, đế quốc Mỹ dùngngụy quân, ngụy quyền để bình định, kìm kẹp nhân dân, âm mưu đánhbại cách mạng miền Nam (từ giữa năm 1965 đến hết năm 1967), đẩymạnh chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quânnhằm ngăn chặn sự chi viện của quân và dân miền Bắc đối với cáchmạng miền Nam Đến năm 1969, sau khi thực hiện chiến lược “Chiếntranh cục bộ” không thành, đế quốc Mỹ thi hành chiến lược “Việt Namhóa chiến tranh, Đông Dương hóa chiến tranh”, từng bước mở rộngchiến tranh sang Campuchia, Lào Thủ đoạn xảo quyệt của Mỹ là làmsuy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc.Sau 1 loạt các thất bại liên tiếp, nhất là trong cuộc tổng tiến công chiếnlược 1972, Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Paris để ký kếthiệp định nhằm rút hết quân của Mỹ và các nước tham chiến khỏi miềnNam Thế nhưng, chưa nguôi ngoai ý định xâm chiếm Việt Nam, mộtmặt Mỹ kí hiệp định đồng ý rút quân về nước, mặt khác Mỹ vẫn tiếptục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủnghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam Chúng tăng cường tiền của,
vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy lấn đất, giành dân, khống chếnhân dân, thực hiện các hoạt động ngoại giao xảo quyệt để ngăn chặn
sự phát triển của cách mạng miền Nam Đến tháng 5/1973, chúng điêncuồng đánh phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng của ta, mong muốn