1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chứng minh tính nhân Đạo trong các quy Định của bộ luật hồng Đức

34 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,81 MB

Nội dung

Ngoài ra, còn có độ tuôi 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống nêu phạm tội nhẹ thì có thể cho chuộc tội và nêu họ có phạm tội tới mức tử hình thì Bộ luật này cũng quy định là sẽ không áp dụ

Trang 1

TRUONG DAI HOC LUAT TP HO CHI MINH

KHOA LUAT THUONG MAI LỚP TM47.1

MÔN HỌC LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

(phần Việt Nam) CHỨNG MINH TÍNH NHÂN ĐẠO TRONG CÁC QUY ĐỊNH CA BỘ LUẬT HỎNG ĐỨC

GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ THU THẢO

Trang 2

Thành phố Hỗ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2024.

Trang 4

2.1.2 Tính nhân đạo đối với người gặp khó khăn đặc biệt §

2.1.3 Quy định nhân đạo, tiễn bộ đối với phụ nữ và trẻ em 9

Trang 5

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 28

DANH MUC TU VIET TAT

Trang 6

MO DAU

Xuất hiện vào giữa thê kỷ XV, Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) đã đạt được

nhiều thành tựu ấn tượng và giá trị lớn Nó có những điểm tiến bộ và ưu việt hơn so với

các bộ luật trước và sau đó Thậm chí, nhiều yêu tố trong đó đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay của chúng ta Bộ luật Hồng Đức đã chú trọng đến việc bảo vệ những quyền cơ bản của con người, đù có những hạn chế về mặt tư duy Tuy nhiên, bộ luật này cũng đã đưa ra nhiều điều khoản quan trọng để bảo vệ con người, bao gồm việc bảo vệ những người ở tầng lớp thấp trong xã hội Nó bảo vệ quyên tự do dân chủ của mọi người và thiết lập các hình phạt cụ thê chống

lại sự áp đặt đối với họ, mà không phân biệt địa vị xã hội Bộ luật cũng đặc biệt quan

trọng trong việc bảo vệ đanh dự và phâm giá của con người

Trang 7

CHUONG 1 KHAI QUAT CHUNG

1.1 Khai quat ve BLHD

Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều Hình luật) là Bộ luật ban hành dưới thời vua Lê

Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật đầu tiên của nhà nước

Đại Việt thời Lê sơ và hiện vẫn được lưu trữ đầy đủ Bộ luật Hồng Đức được coi là quan trọng nhất và có ý nghĩa hết sức đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam Hơn nữa,

Bộ luật còn có nhiều tính ưu việt, tiền bộ nên được nhiều nhà khoa học trong, ngoài nước

quan tâm và nhận được đánh giá rất tích cực Tuy nhiên, qua tìm hiểu lịch sử, một số nhà nghiên cứu cho rằng Bộ luật này khác với nhiều văn bản pháp luật được ghi rõ tên người

biên soạn, Bộ Quốc triều Hình luật này đã được biên soạn trái qua rât nhiêu đời vua nhà

Lê sơ nên không rõ cụ thé ai la tac gia cho ra đời Bộ luật Quốc triều Hình luật có 13

chương được ghi chép trong 6 quyên, trong đó có 5 quyên có 2 chương và 1 quyền có 3

chương, có 722 Điều

Chương “Danh lệ" gồm 49 Điều: quy định những vấn đề cơ bản, có khả năng ảnh

hưởng đến nội dung của Bộ luật

Chương “Cẩm vệ” gồm 47 Điều: chủ yếu quy định các nhóm tội phạm liên quan

đến vấn đề bảo vệ cung điện, hoàng thành, hoàng tộc

Chương “Vi chế" gồm 144 Điều: quy định về chế độ quan chế,quan lại và các tội phạm liên quan đến chức vụ (trừ quan lại quân sự)

Chương “Quân chính" gồm 43 Điều: quy định về các chế độ và các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực quân sự (các hành vi sai trái của của tướng, sỉ)

Chương “Hộ hôn” gồm 58 Điều: quy định về hôn nhân, gia đình và các vấn đề về

hộ tịch, đồng thời quy định các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực này

Chương "Điền sản" gồm 46 Điều: quy định những vấn đề liên quan đến ruộng đất (quyền sở hữu, mua bán, trao đôi, cầm cô)

Chương "Thông gian" gồm 10 Điều: chủ yếu quy định các hành vi gian đâm, vi phạm chế độ hôn nhân và đời sống vợ chồng

Chương “Đạo tặc” gồm 54 Điều quy định về các hành vi cướp của, giết người,

xâm hại an ninh quốc gia; hình phạt và việc bồi thường thiệt hại do các hành vi

phạm tội gây ra

Trang 8

- _ Chương “Đâu tụng" gồm 50 Điều quy định về các hành vi gây gô, đánh nhau, lăng

mạ, chửi bới nhau và thưa kiện ở quan án

yếu trong các giao dịch dân sự, quy định về hiệu lực của khế ước (hợp đồng) cũng như Điều kiện khế ước, khế ước vô hiệu và giải quyết hậu quả của khế ước vô

hiệu

hội, ảnh hưởng đến trật tự chung mà không được quy định trong chương khác

- _ Chương “Bộ vong" gồm 13 Điều: quy định việc bắt người phạm tội bỏ trốn

- _ Chương “Đoán ngục” gồm 65 Điều: quy định về Điều tra, xét xử và thi hành án QTHL là tài liệu pháp lý quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa và truyền thống của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Đây là cơ sở pháp lý quan trọng góp phân vào sự phát triển của đất nước theo từng năm tháng

1.2 Tính nhân đạo trong BLHD

Nhân đạo là đạo đức thê hiện tỉnh thương yêu, tôn trọng và bảo vệ con người Là đạo lý

thê hiện lòng tốt, từ thiện, lòng nhân đạo đối với toàn thể con người một cách công bằng Nhân đạo còn là một truyền thông quý báu của người Việt Nam, được trao truyền từ đời nay qua đời khác Nhân đạo là sự giúp đỡ đầy tình người bằng vật chất, tỉnh thần, sức khỏe, trí tuệ đối với những người kém may mắn trong xã hội, là tiêu chuẩn, thước đo của

văn minh và sự tiễn bộ xã hội

Nguyên nhân hình thành tính nhân đạo trong BLHĐ:

d) Nguyên nhân khách qHan

Sự tiếp nối phong tục tập quán và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ tư tưởng Nho

giáo đối với chính trị và xã hội Đại Việt thời bấy giờ đã góp phần định hình sự phát triển

của đất nước Sự đề cao vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trên nhiều phương điện khác nhau đã tạo được

bước tiến bộ trong lịch sử Kinh tế thời Hậu Lê, kinh tế không chỉ nông nghiệp mà kinh tế

công nghiệp, thủ công nghiệp rất phát triển, nhất là lĩnh vực thương nghiệp nội thương và ngoại thương nhà Lê đã khai thác hiệu quả Bến Vân Đồn là thương cảng để Đại Việt giao lưu với các quốc gia khác như Cam Ly, Triều Tiên, Trung Hoa

Trang 9

b) Nguyên nhân chủ quan

Năm 1460, khi Lê Thánh Tông lên ngôi, nhà Lê đã chấm dứt khủng hoảng, thiết

lập trật tự xã hội ổn định Ông không duy trì chính quyền quân sự mà đề cao vai trò pháp luật trong xã hội Các luật sư đương thời đã nhận thức giá trị gia đình đối với xã hội Họ

ban hành những đạo luật tiến bộ hơn, bảo vệ quan hệ gia đình và hôn nhân Lê Thánh

Tông, sau khi nghe tin vợ mình có ý định ly gián (do nghe được nhiều lời đàm tiêu xung quanh), đã ban hành nhiều quy định đề bảo vệ người phụ nữ

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Mặc dù Bộ luật Hồng Đức ban đầu có xu hướng phong kiến, nhưng thực tế lại chứa đựng nhiều yếu tổ tiễn bộ Nó bảo vệ quyền lợi của người dân, đặc biệt là những tầng lớp yếu đuổi như nô tì, người cô quả, người khuyết tật Từ đó, thấy rằng nhiều điều khoản trong

Bộ luật này tập trung vào việc bảo vệ người dân khỏi sự áp bức và sai khiến từ quan lại Điều đặc biệt là Bộ luật này còn chăm sóc quyên lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc

thiểu số, thê hiện tinh thần nhân đạo và tôn trọng giới tính, cũng như triết lý "đân làm

gốc" và xã làm nền tảng của đất nước Có thê nói rằng, Bộ luật Hồng Đức đã đạt được

nhiều thành tựu đáng chú ý, mang tính tiến bộ vượt trội so với thời đại Sự phát triển

mạnh mẽ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền thời Lê sơ đã được khăng định rõ hơn thông qua việc thiết lập "Lê triều hình luật" trong thời kỳ Hậu Lê, khi đất nước đang

trải qua thời ky thịnh tri

Trang 10

CHUONG 2 TÍNH NHÂN ĐẠO QUY ĐỊNH CỤ THE TRONG BLHD

2.1 Trong lĩnh »ực Hình sự

Hình luật là nội dung trọng yêu và có tính chất chủ đạo, bao trùm toàn bộ nội dung của BLHĐ Bởi bên cạnh mỗi quy định, các nhà lập pháp đã đưa ra các biện pháp chế tài có tính chất răn đe, tức là các hình phạt Ba nguyên tắc luật hình cơ bản nhất là nguyên tắc

vô luật bất hình, nguyên tắc khoan hồng và nguyên tắc xử lý nghiêm minh hành vi phạm tội

Trong đó, nguyên tắc vô luật bất hình được hiểu đơn giản là hành vi pháp luật không quy

định thì không cấu thành tội phạm nên không phải chịu hình phạt Cụ thê tại Điều 683

quy định: “Khi luận tội phái dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh, không được tự

ý thêm bớt tội ” Còn nguyên tắc chiều cô được thê hiện rõ tại các Điều 3, 6, 7, 21 va Điều 22, theo đó đối tượng áp đụng dành cho hai đôi tượng

Nhóm I: Bát nghị Tức là nêu 08 đối tượng này phạm tội thì trước hết cần xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trước khi tuyên án phải được sự đồng ý của của vua và khi

tuyên án phải tâu lên đề vua quyết định hình phạt:

© - Nghị cố: những bậc công thần, cô cựu

® - Nghị hiền: những người có đức hạnh lớn

® _ Nghị quy: những người có chức tước lớn

® - Nghị cần: những người siêng năng, chăm chỉ, cần mẫn trong chức vụ

® - Nghị tôn: quốc khách, con cháu của triều đại trước

Nhóm 2: Nhân thân người phạm tội đê xem xét giảm nhẹ: Tình trạng sức khoẻ,

khuyết tật; thái độ ăn năn của kẻ phạm tội; mức độ lỗi; phụ nữ đang mang thai hay nuôi con nhỏ; độ tuôi phạm tội

Qua đó, có thê thấy các quy định trên vừa mang tính nghiêm khắc vừa mang tính nhân đạo Tuy nhiên, nếu phạm tội vi phạm nhóm "Thập ác tội" thì nguyên tắc chiếu cô không

Trang 11

2.1.1 Tính nhân đạo đối với người phạm tội

Những quy định nhân đạo đối với người phạm tội Điều luật đầu tiên đề cập đến van dé này là Điều l6:

Những người phạm tội từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và những kẻ phê tật

(tức những kẻ si, cam, cơ thể què quặt, gãy tay chân) phạm tội lưu, đồ trở xuống được chuộc bằng tiền 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và những kẻ bệnh nặng (là những ác tật như điên cuỗng, tay chân bại liệt, mù hai mắt) phạm tội phản nghịch, giết người, đáng lẽ phải xử tử thì trong trường hợp này phải tâu lên để vua quyết định Những người này phạm tội trộm, đánh người bị thương thì cũng cho chuộc tội; 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống, dù phạm tử tội cũng không áp dụng

xem như là mắt khả năng lao động, độ tuổi già yêu; từ 10 tuôi trở lên đây là độ tuôi còn

nhỏ, chưa là trẻ vị thành niên do đó có thể giáo dục, răn đe được; kẻ bệnh nặng đây là đối

tượng có sức khỏe yếu, có thể chết bất kỳ lúc nào Đây được xem là những độ tuôi yếu của con người Những người từ 70 tuôi trở lên, 15 tuổi trở lên, kẻ phế tật nếu bị tội lưu trở xuống thì có thể dùng tiền đề chuộc mà không phải chấp hành hình phạt Ngoài ra, còn có độ tuôi 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống nêu phạm tội nhẹ thì có thể cho chuộc tội

và nêu họ có phạm tội tới mức tử hình thì Bộ luật này cũng quy định là sẽ không áp dụng mức tử hình đối với các đối tượng này

Trong xử lý tội phạm, Bộ luật Hồng Đức còn lưu ý đến thời điểm phạm tội sao cho

có lợi cho tội nhân khi áp dụng luật, theo đó “khi phạm tội chưa già, tàn tật Khi già, tàn

tật mới phát giác tội thì xử tội theo luật già, tàn tật Khi còn nhỏ mà phạm tội, khi lớn

mới phát giác tội thì xử tội theo luật tuổi nhỏ” (Điều 17) Tức là có hành vi phạm tội tại

độ tuôi nào thì xử theo mức của độ tuôi đó Đây là sự nhân đạo của Bộ luật này, giúp cho

người lỡ mặc sai lầm lúc nhỏ khi lớn lên mới bị phát hiện thì được hưởng mức nhẹ Tại

Điều 665 quy định:

Những người đáng được nghị xét giảm tội như 70 tuổi trở lên, l5 tuổi trở xuống, người bị phế tật thì không được tra khảo họ, chỉ cần căn cứ lời khai của nhân chứng mà định tội Nếu trái luật này thì coi như cố ý buộc tội cho người Luật có

6

Trang 12

ghi Điều được phép ẩn giấu cho nhau như người 80 tuổi trở lên, 10 tuôi trở xuống

và người bệnh nặng đều không được buộc họ làm chứng

Luật nghiêm cắm sử dụng các biện pháp tra khảo đối với một số đối tượng từ 70 tuôi trở lên, 15 tuổi trở xuống, người bị phế tật khi họ đang là người đáng được nghị xét giảm tội Những đối tượng này được xem như những người yếu thế hơn trong xã hội Việc cắm các hành vi tra khảo đối với các đối tượng này cho ta thấy được sự tiến bộ, của Bộ luật này

hơn so với các Bộ luật trước đó

Ví dụ: 15 tuôi trở lên đây là tuôi vị thành niên Việc nhà nước quy định việc cắm

tra khảo, dụng hình đối với họ để họ khi có cơ hội sửa sai thì sức khỏe vẫn được đảm bảo, không bị thương tật Đề khi họ trở lại với xã hội thì đây chính là một nguồn lực lao

động tương lai cho đất nước

Ngoài ra, tại Điều 665 còn quy định đối với các những người làm chứng khác thì không được buộc họ làm nhân chứng như người từ 80 tuôi trở lên (độ tuôi này được xem như mất khả năng lao động, cũng như sức khỏe đã rất yếu) nên việc buộc họ ra làm chứng sẽ không chắc chắn việc đảm bảo cho sức khỏe của họ khi họ đang hỗ trợ là người làm chững Người dưới 10 tuổi (trẻ em) đây là độ tuổi mà nhận thức của họ còn chưa

được chắc chắn, dễ bị người khác dẫn dụ nên việc bắt họ ra làm chứng thì chứng cứ đó

cũng không được đảm bảo là chính xác Cũng như là người bệnh nặng, họ là người có

sức khỏe yếu Do đó, khi bắt họ ra làm chứng thì họ đối điện với các áp lực từ người nhà

của hung thủ, hoặc có thể họ chính là người nhà của hung thủ sẽ khiến cho sức khỏe của

họ có thê trở nên xấu hơn

Với những trường hợp nhất định, pháp luật nghiêm cẩm việc đối xử bạo ngược với

tù nhân, như trường hợp người tù bị mắc bệnh thì không được tiên hành tra khảo, cụ thể

Điều 669 quy định: “ Nếu tù có bệnh ung nhọt, không chờ lành lại tra khảo thì người ra

lệnh bị xử biếm Nếu tù bệnh ấy mà đánh roi, trượng thì phạt 30 quan tiền, nhân đó tù

chết thì bi biém 2 tu ” Theo Diéu 697, trường hợp phải nộp tiền ứng với tang vật bi tịch thu nhưng với hoàn cảnh của tội nhân nghèo khô cùng cực không nộp nỗi thì thuộc lại được phép trình bản ty, để nơi đây tâu lên vua định đoạt

Bên cạnh đó đề tránh việc lạm dụng bạo lực với tù nhân một cách vô cớ Tức là

trong quá trình họ chịu tội, họ không làm sai Điều gì mà đánh họ thì Bộ luật này cũng bảo vệ họ Bộ luật này còn bảo vệ quyền lợi thiết yêu của họ về cái ăn, cái mặc đề tránh việc bị các ngục giám xén bớt quần áo, cơm, đồ ăn thì tại Điều 707 quy định:

Trang 13

Ngục giám vô cớ hành hạ tù nhân đến bị thương thì xử theo luật đánh người bị thương Nếu xén bớt áo quân, cơm, đồ ăn của tù nhân thì căn cứ vào việc bớt xén

đó kết tội ăn trộm; hoặc bởi đánh đập, bớt cơm mà tù nhân chết thì bị xử đồ hay

lưu Ngục quan và giám ngục quan biết sự việc không tố giác thì cũng bị tội trên,

nhưng được giảm một bậc

Theo đó, Bộ luật Hình sự 2015 đã tiếp nối và phát triển các yếu tổ sau từ BLHĐ: Thứ nhất, về độ tuôi, theo BLHS 2015 đối với người từ đủ 70 tuôi trở lên thì đây

chính là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ tại điểm o khoản 1 Điều 51 BLHS

2015 Trẻ em dưới 14 tuổi không phải chịu bat ky hinh phat nao cua BLHS can ta Điều

12 BLHS 2015

Thứ hai, theo năng lực hành vi, đối với người với người khuyết tật thì đây cũng là

tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ tại điểm p khoản l Điều 5I BLHS 2015

Thứ ba, không tô giác tội phạm và che dẫu tội phạm, BLHS đã quy định han

những đối tượng nào khi che dấu hoặc không tổ giác tội phạm thì không phải chịu trách

nhiệm hình sự chứ khác với BLHĐ quy định về độ tuổi và không chỉ ra đó là những đối

tượng nào Những đối tượng mà BLHS khi che dấu hoặc không tổ giác tội phạm thì không phải chịu trách nhiệm hình sự ông, bà, cha, mẹ, con, cháu anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội trừ những trường hợp đặc biệt căn cứ tại Điều 18 và Điều

19 BLHS 2015

2.1.2 Tinh nhan dao đối với người gặp khó khăn đặc biệt

Trong BLHĐ đặc biệt coi trọng sinh mệnh con người Trong luật này đã thể hiện

rõ nét tinh thần nhân đạo khi quy định rằng các quan chức địa phương có trách nhiệm cứu giúp những người bệnh tật không có người chăm sóc Quy định này không chỉ yêu cầu VIỆC cung cấp chỗ ở, thức ăn, và thuốc men cho người bệnh, mà còn đảm bảo họ không bị

bỏ mặc trong cảnh khốn khổ Nếu không thể cứu chữa, quan phường xã cũng phải chôn cất họ một cách tử tế đây là hành động cuối cùng của lòng nhân ái, đảm bảo phẩm giá cho người đã khuất Điều này cho thấy, ngay từ thời phong kiến, đã có những quy định pháp luật nhắn mạnh đến việc chăm sóc và bảo vệ những người yếu thê trong xã hội, phản ánh

quan điểm nhân đạo sâu sắc và tiến bộ so với thời đại đó Cụ thẻ Điều 294 quy định:

Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà không ai nuôi nắng, nằm ở đường sá, cầu, điểm, chùa, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên

mà gìn giữ, săn sóc, và cho họ cơm cháo thuộc men, côt sao cứu cho họ sông,

Trang 14

quan trên và tùy tiện chôn cất, không được đề phơi lộ thi hài Nếu trái lệnh này thì quan phường xã bị biếm hay bị bãi chức

Ngoài ra, những hoàn cảnh khó khăn khác như: góa phụ, người tàn tật, nghèo khô, Đều được pháp luật quan tâm cụ thê Điều 295 quy định “những người góa vợ, góa chồng cô độc và người tàn phế nặng, nghèo khổ không người thân nương tựa, không khả năng tự

kiếm sống thì quan sở tại phải nuôi dưỡng họ, nêu bỏ rơi họ thì bị đánh 50 roi biễm một

tư Nếu họ được cấp cơm áo mà thuộc lại ăn bớt thì xử theo luật người giữ kho ăn trộm

của công” Quy định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với những người để bị tổn thương trong xã hội mà còn phản ánh tư tưởng nhân đạo sâu sắc, đặc biệt

là trách nhiệm của quan chức đối với nhóm người này Từ đó, thể hệ truyền thông tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc

Qua các quy định này chứng tỏ rằng sự hiện đại và những thành tựu to lớn về mặt

nhân đạo của đất nước ta, ngay từ thời phong kiến, đã có những quy định pháp luật nhằm bảo vệ những người yếu thế trong xã hội, Điều mà ngày nay vẫn còn đang được tiếp tục

và phát triển trong các hệ thống pháp luật hiện đại

2.1.3 Quy định nhân đạo, tiến bộ đối với phụ nữ và trẻ em

Bộ luật Hồng Đức mặc dù đã có từ rất lâu, chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi các tư tưởng của nho giáo, thê nhưng Bộ luật này lại có hăn những Điều luật quy định về phụ nữ và

quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, một sự tiễn bộ vượt bậc so với xã hội nặng nè về

định kiến trọng nam khinh nữ lúc bấy giờ và trẻ em cũng chưa phải là đối tượng được coi trọng trong xã hội thời đó

Đầu tiên đối với người phụ nữ và quyền lợi của người phụ nữ thì được quy định,

đề cập chủ yêu trong 2 chương là “Hộ hôn” và Điền sản” cùng với những quy định nhằm thê hiện sự coi trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ, đồng thời bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong các việc như hương hỏa, tế lễ và các thứ như thừa ké, sở hữu tài sản Thứ nhất, theo quan niệm nho giáo hồi xưa thì người vợ, theo phong tục thì phải lệ thuộc vào người chồng thế nhưng trong Bộ luật Hồng Đức thì người vợ lại có địa vị độc lập nhất định như họ có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số tình huồng nhất định Ví đụ như Điều 308 quy định: “Chồng xa cách vợ không lui tới suốt 5 tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ Nêu đã có con thi gia hạn l năm Những người công sai đi xa không áp dụng luật này Nếu đã thôi

9

Trang 15

vợ mà cán trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm” Hay là trong trường hợp phụ nữ bị ép kết hôn thì cũng bị xem là tội, theo Điều 320 quy định: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư

và buộc phải ly dị Trả người đàn bà về chồng cũ .” Hay là “những nhà quyền thế mà

ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (Điều 338)

Tu hai, trong trường hợp ly hôn, luật xác định tài sản của vợ chong hinh thanh tr 3

nguồn: tài sản chồng thừa kế từ gia đình chồng: tài sản người vợ thừa kế từ gia đình nhà

vợ và cuối cùng là tài sản do hai vợ chồng tạo dựng trong quá trình hôn nhân (gọi là tài sản chung) Khi gia đình tồn tại (tức người vợ và người chồng vẫn còn quan hệ vợ chồng, vấn còn chung sống với nhau) thì tất cả tài sản được coi là tài sản chung Còn khi đã ly hôn thì tài sản của ai người đó được nhận lại riêng, còn phân tài sản chung thì sẽ được chia đôi

Thứ ba, Bộ luật Hồng Đức còn xử phạt cực kì nặng đối với những đối tượng có hành vi

xâm phạm thân thẻ, tiết hạnh của một người phụ nữ, như trong Điều 403 có nói: “kẻ nào

hiếp đâm thì xử lưu hay chết Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tại tội gian

dâm thường Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người

bị thương”; hay “gian đâm với con gái nhỏ từ 12 tuôi trở xuống, dù nó thuận tình thì xử

tội như hiếp đâm” (Điều 404); trường hợp “nếu chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội

đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phần Cố ý giết vợ thì giảm một bậc tội; nếu có tội bị chong đánh, không may chết thì xử riêng Đánh vợ bé bị

thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bac ” (Điều 482)

Tu tư, khi phụ nữ có liên quan đến kiện tụng hoặc phạm một tội nào đó thì họ vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt gian đâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thi tội nặng hơn một bậc so với tội gian dâm thông thường

Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các gian phụ ấy Nếu họ bị hiếp thì không xử tội họ” (Điều 409) Đặc biệt là tại Điều 680 có nói: “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu

đang mang thai, thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình Nếu chưa sinh

mà đem hành hình thì ngục quan bị biém hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục đỉnh”

2.1.4 Tính nhân đạo đối với một số đối tượng khác

Những đối tượng này gồm có người thiểu số, nô tỳ, người làm thuê, ở đợ, người

mat kha năng nhận thức

10

Trang 16

Trong xã hội phong kiến, sự phân chia giai cấp, đăng cấp và những đặc quyên, đặc lợi cho các tầng lớp quý tộc được khăng định như một Điều hiện nhiên, phù hợp với

tinh thần “Lễ không đến bậc thứ dân, hình không đến kẻ trượng phu” của Nho giáo

Trong mối quan hệ giữa quan lại và thường dân, đặc biệt với người nghèo, nô tì sự bình đăng đường như không tôn tại Một bên ở thê không có quyền lực, không có tiếng nói, ít hiểu biết luật lệ, thân phận “con sâu cái kiến” trở thành bên yêu thế tương quan với một bên chủ thể đầy quyền uy và khả năng chi phối bằng nhiều yếu tô Tuy nhiên, Bộ luật Hồng Đức đã có những quy định nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, đồng thời cũng làm cách thức ngăn ngừa sự chuyên quyền, lộng quyền từ phía quan lại Có thé thấy nội dung này ở rất nhiều Điều khoản, nằm rải rác tại các chương khác nhau như Điều 269: Kẻ tôi tớ nhà quyền thế làm hại đân mà quan xã không tố cáo lên thì bị biếm một tư ; Điều 300: Quan ti ngoại trần nhậm và tướng hiệu tự ý thâu tiền của dân, quân

để sắm lễ vật đâng lên vua thì bị biếm một tư Năng thi thêm một bực tội, buộc phải trả

lại đồ cho dân, quân; Điều 302: Những quan dưới thuộc vương, công mà tự ý bắt dân

đỉnh làm đây tớ hầu hạ họ, từ I đến 10 người thì phạt 100 quan tiền, 10 người trở lên thì

phat 300 quan tiền và mắt chức cai quản

Điều 40 quy định: “Những người miền thượng du (miền núi) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Những người thượng du phạm tội với người trung châu (vùng đồng bằng) thì theo luật mà định tội”

Đối với người dân tộc thiểu số, Bộ luật Hồng Đức cũng có một số điều đề cập

đến, đặc biệt là nhằm bảo vệ họ trước sự sách nhiễu của quan lại, như việc cam quan

quân giữ cửa ải khi thấy “khách buôn bán và dân Man Liêu qua cửa ải mà đòi tiền của họ

thì bị biếm hai tư Đền trả lại cho gấp hai số tiền (Điều 71)

Hoặc “khi chiêu dụ dân Man Liêu mà tự tiện phá nhà cửa lấy súc vật tài sản của

dân thì bị tội biếm hay bị đồ, lại phải bồi thường gấp đôi số tiền trả cho đân” (Điều 163)

Trong trường hợp “người Man Liêu cướp, giết lẫn nhau thì xử nhẹ hơn tội cướp, giết người thường một bậc Nếu hoà giải được với nhau thì cũng cho” (Điều 45L), trường hợp “quan quản giám các dân Man Liêu tự ý trông coi các vụ kiện trong hạt riêng, sal người đem tráp đi bắt người hoặc ức hiếp dân thì xử phạt 40 trượng biếm 2 tư” (Điều 164), còn khi bắt tội phạm là người thiểu số mà “không trình quan quản giám người Man

Liêu thì bị xử biếm một tư” (Điều 703)

Một số đối tượng như người thiểu số, nô ty, người làm thuê, ở đợ, người mất khả

năng nhận thức Như tại Điều 435 quy định hình thức xử lý với hành vi “trấn lột quần

II

Trang 17

áo, đồ đạc của trẻ em, của kẻ khủng điên, của người say rượu thì bị xử tội đồ và phải đền gấp đôi”

Theo Điều 363 “mua nô tỳ mà không đem văn tự trình quan xét hỏi mà lại tự ý xâm chữ vào mặt nô tỳ thì phạt 10 quan tiền”, trường hợp “xâm chữ vào kẻ ở đợ bắt làm

nô tỳ cho mình” thì bị xử lưu, phạt 50 quan tiền, ngoài ra còn phải “trả tiền xóa chữ theo

luật định” (Điều 365)

Nếu “những nô tỳ được cho vẻ làm lương dân, cấp giấy rồi mà còn bắt chúng ở lại làm tôi tớ với mình thì bị phạt 50 roi, biếm một tư Người nô tỳ vẫn được trở về theo giấy cấp” (Điều 291) Trong trường hợp “nô tỳ có tội, chủ không thưa quan mà đánh chết thì xử biếm 3 tư Các nô tỳ ấy không có tội mà đánh chết thì xử đồ Giết nô tỳ coi từ đường, mồ má thì xử nặng hơn tội trên một bậc Nô tỳ sai phạm, dạy bảo đánh bằng roi

vô tình làm nó chết, hay ngộ sát thì xử tùy nặng nhẹ ” (Điều 490)

Ngoài ra còn kế thừa truyền thông yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, Điều 294, 295:

“phường, xóm có người đau ốm không ai nuôi nắng thì xã quan phải dựng lều cho họ ở

và cho họ cơm nước, thuốc men, nếu người có chết thì phải được chôn cất Những người góa vợ, góa chồng, mô côi tàn tật nghèo khó và không có ai nương tựa nếu quan sở tại

không thu nuôi họ thì bị xử 50 roi, biếm I tư” Cho thấy đân tộc ta đã thâm nhuằn tư

tưởng đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái từ rất lâu

Việc xử lý đối với người đân tộc phạm tội cũng có những cân nhắc nhẹ nhàng

hơn, áp dụng cả tục lệ của họ, tại Điều 40 có quy định:

Những người miền thượng du (miền núi) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Những người thượng du phạm tội với người trung châu

(vùng đồng bằng) thì theo luật mà định tội

Trong trường hợp “người Man Liêu cướp, giết lẫn nhau thì xử nhẹ hơn tội cướp, giết người thường một bậc Nếu hoà giải được với nhau thì cũng cho” (Điều 45 l); trường hợp

“quan quản giảm các dân Man Liêu tự ý trông coi các vụ kiện trong hạt riêng, sai người dem trap di bắt người hoặc ức hiếp dân thì xử phạt 40 trượng biếm 2 tư” (Điều 164); còn khi bắt tội phạm là người thiêu số mà không trình quan quản giám người Man Liêu thì bị

xử biếm một tư (Điều 703)

12

Ngày đăng: 23/12/2024, 12:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w