1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bàn về thừa kế thế vị theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015

30 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

Theo quy định tại điều 13 Bộ luật Lao Động 2019 BLLĐ thì Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

KHOA LY LUAN CHINH TRI

BO MON: PHAP LUAT VIET NAM DAI CUONG

BAO CAO BAI TAP LON

Trang 2

THANH PHO HO CHi MINH, THANG 7 NAM 2023

BAO CAO PHAN CONG NHIEM VU VA KET QUA THUC

HIEN DE TAI CUA TUNG THANH VIEN

CHUONG I NHUNG KHAI NIEM CHUNG VE NHAN DIEN HOP DONG LAO DONG THEO BO LUAT LAO DONG NAM 2019 3

ñBN‹ CA acc nn ốc cố ốc 3 1.1.1 Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 - S212 221g 4 1.1.2 Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019 - HH 22k 5 1.2 Các yếu tổ đề nhận diện hợp đồng Lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019 6 1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động - Sàn HH 1212122 rte 8 1.3.1 Nguyén tac thir nhat: Tw nguyén, binh dang, thién chi, hợp tác và trung thực 9 1.3.2 Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội 0 na 11

1.4, Van dé tham quyền giao kết hợp đồng lao động 0 n0 22g re 12

Trang 3

CHƯƠNG II NHẬN DIỆN HỢP ĐÔNG LAO ĐỘNG - TỪ THỰC TIẾN ĐẾN KIEN

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp - 22 2T 2 21 1 11 xe 19

2.3 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành -2- s2: 22

2.3.1 Bat cập và kiến nghị tại Khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 22 2.3.2 Bất cập và kiến nghị tại Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 22

A VAN BAN QUY PHẠM PHÁP LUẬTT 5à E11 1101112111111 110101211011 25 34V.) §0i0000:7.0 8.4 /\(05.4;rQðđdđdididđiiiaÝÝỶŸÝẢÝỶÝẢÝẢ 25

hợp đồng có thê là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội !

Luật lao động ra đời sau luật dân sự Vì vậy, trước đó các vấn đề pháp lí liên quan đến quan hệ lao động nói chung, hợp đồng trong lĩnh vực lao động nói riêng được điều chính bằng các quy định của luật dân sự Luật dân sự được coi là cơ sở pháp lí chung cho các quan hệ hợp đồng thì ngày nay quan hệ hợp đồng lao động còn được điều chỉnh bằng các quy định riêng trong Bộ luật lao động (Việt Nam).?

Đối tượng: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tô chức đại điện người lao động tại cơ

1 [https://ebh vn/tin-tuc/hop-dong-lao-dong], truy cap ngay 27/07/2023

Trang 4

liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động (Điều I BLLĐ

2019)

Theo quy định tại điều 13 Bộ luật Lao Động 2019 (BLLĐ) thì Hợp đồng lao động là

sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Do đó, hợp đồng lao động là những thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động: là căn cứ chứng minh mối quan hệ lao động của người lao động và là cơ sở pháp lý để giải quyết nều có tranh chấp xảy ra trong quá trình làm việc Người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính người lao động, người sử dụng lao động cũng như đề nhà nước quản lý các quan hệ lao động trên phạm vi cả nước

Thực hiện đúng hợp đồng lao động là một sự đảm bảo đối với người lao động và người sử dụng lao động: người lao động có thê đảm bảo người sử dụng lao động sẽ thực hiện đúng các nghĩa vụ (trả lương, số giờ lao động ) đúng như hợp đồng: người sử dụng lao động cũng có thể yên tâm vẻ những nghĩa vụ mà người lao động phải thực hiện theo như họp đồng lao động (thời gian, công việc ) Nếu một trong 2 bên thực hiện không đúng với hợp đồng thì bên còn lại có thé sự đụng hợp đồng lao động đề làm căn cứ pháp

ly cho việc khởi kiện Từ đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của minh."

Từ những nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài “Nhận diện hợp đồng lao

động theo Bộ luật Lao Động năm 2019” làm đề tài bài tập lớn cho chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương

2 Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ khái niệm về hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam Hai là, từ lý luận về hợp đồng lao động từ đó nhóm tác giả tập trung là sáng tỏ đặc trưng của hợp đồng lao động đề nhận điện trong thực té

3 Trường Đại học Bách khoa — ĐHQG TPHCM, Bài giảng môn Pháp luật Việt Nam đại cương chương IV: Luật Lao động, tr 5

4 [https://accgroup vn/tai-sao-phai-giao-ket-hop-dong-lao-dong], truy cap ngay 27/07/2023

Trang 5

Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về hợp đồng lao động đề nhận thấy những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về vẫn đề nhận điện hợp đồng lao động

3 Bố cục tông quát của đề tài

Ngoài phần mở đầu vả kết luận, nội dung bài tiêu luận gồm 2 chương chính: Chương I: những khái niệm chung về nhận diện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao Động năm 2019

Chương II: nhận diện hợp đồng lao động — từ thực tiễn đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

PHẢN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHUNG KHAI NIEM CHUNG VE NHAN DIEN HOP

DONG LAO DONG THEO BO LUAT LAO DONG NAM 2019

1.1 Khái niệm hợp đồng lao động

Theo Tô chức lao động quốc tế (ILO): Hợp đồng lao động được định nghĩa là: Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa một NSDLĐ (người sử dụng lao động) và một công nhân (người lao động), trong đó xác lập các điều kiện và chế độ việc làm

Thông qua khái niệm trên thấy được là tô chức lao động quốc tế đưa ra khái niệm hợp đồng lao động đã phản ánh được bản chất của hợp đồng, bản chất của hợp đồng chính

là sự thỏa thuận Bên cạnh đó khái niệm này cũng đã xác định được các thành phan chu

thê tham gia chính là bên người sử dụng lao động (NSDLĐ) va người lao động Không

những thể khái niệm về Hợp Đồng Lao Động (HĐLĐ) của tô chức quốc tế ILO đã nêu lên

được nội dung của bản hợp đồng đó là xác định các điều kiện và chế độ việc làm, quyền

và nghĩa vụ các bên

5 [https:⁄www.youtube.com/watch?v=xKhJNJSZI0M], truy cập ngày 24/7/2023.

Trang 6

Tuy nhiên điểm hạn chế của khái niệm này là giới hạn số lượng chủ thể tham gia,

về NSDLĐ thì chỉ có một và bên người lao động cũng chỉ có một công nhân thôi Vậy có khi nào trên thực tế cái hợp đồng lao động được giao kết giữa một bên là một người sử dụng lao động với một bên là nhiều người lao động hay không ?

Như ở Hàn Quốc, hợp dồng lao động được hiểu là: “Hợp đồng có nội dung về việc thỏa thuận người lao động cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động, ngược lại người sử dụng lao động trả lương tương xứng với sức lao động của người lao động” Như vậy, có thê thấy hợp đồng lao động thực chất là sự thỏa thuận giữa hai chủ

thể, một bên là người lao động có nhu cầu về việc làm, một bên là người sử dụng lao động

có nhu cầu thuê mướn người lao động để mua sức lao động Trong đó, người lao động cam kết tự nguyện làm một công việc cho người sử dụng lao động và đặt mình đưới sự quản lý của người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động trả lương

Còn ở Việt Nam chúng ta thì hợp đồng lao động được định nghĩa trong hầu hết các văn bản pháp lý và tùy từng giai đoạn, từng điều kiện cụ thê mà khái niệm này có sự quy

định khác nhau

Kế từ khi ban hành sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch Hội đồng Chính phủ đến nay, chế độ HĐLĐ trong đó có khái

niệm HĐLĐ bao giờ cũng được thừa nhận về mặt pháp lý Cụ thể có 1 số văn bản quy

định về vẫn đề này (thông tư số 21/LĐ-TT ngày 8/11/1961 của Bộ Lao động, Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1087 của Hội đồng bộ trưởng ban hành các chính sách đôi mới kế

hoạch hóa và hạch toán kinh doanh XHCN đối với xí nghiệm quốc doanh, Bộ luật lao

động năm 2012, Bộ luật lao động năm 2019)

1.1.1 Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012

Bộ luật lao động năm 2012, HĐLĐ được định nghĩa tại điều l5: “ Hợp đồng

lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử đụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động ” Trong đó chủ thê của hợp đồng lao động bao gồm người sử dụng lao động và người lao động Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là người hoặc tô chức có nhu cầu tuyên dụng lao động đề thực hiện các hoạt động kinh doanh Người lao động là người có năng lực lao

Trang 7

động và có ý định làm việc để kiếm sống Cả hai bên sẽ kí kết hợp đồng lao động với nhau, thống nhất các điều kiện về công việc, lương bồng và các quyền lợi khác trong quá trình làm việc tại công ty

Qua Bộ luật lao động năm 2012 có thé thay la da duoc tom gon lại một cách

ngăn gọn nhưng lại phản ánh được một cách đầy đủ về bản chất hợp đồng, điều kiện chủ thê và nội dung của hợp đồng

Ưu điểm của HĐLĐ là có sự tiễn bộ hơn BLLĐ của tổ chức lao động quốc tế

là không quy định giới hạn số lượng người sử dụng lao động và người lao động, tạo sự đồng nhất trong quyền lợi và nghĩa vụ vủa người lao động và chủ lao động, cung cấp bảo

vệ pháp lý cho cả nhà tuyển dụng (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) trong quá trình làm việc, bảo đảm tính công bằng và minh bạch trong việc quản lý nhân viên và lương thưởng, giúp công ty có thể thuê và giữ chân nhân sự tốt hơn Bên cạnh đó còn một số nhược điểm như hợp đồng lao động công ty thường ít tùy biến và không giải quyết được một số tình huống đặc biệt, việc thực thi hợp đồng có thê gây ra nhiều tranh cãi và phức tạp, đặc biệc là khi phải đưa ra quyết định không đồng ý với nhau

1.1.2 Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019

Hiện nay, Luật lao động đã được chính sửa thông qua Bộ luật lao động 20 19 tại

điều 13 quy định rằng: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”” Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là chế định quan trọng của Bộ luật Lao động (BLLĐ) quy định quyền và nghĩa

vụ của các bên trong quan hệ lao động So với BLLĐ 2012, những quy định về HDLĐ trong BLLĐ năm 2019 có nhiều thay đổi chủ yếu theo hướng mở rộng hơn quyền tự do thỏa thuận của các bên, bình đăng và tôn trọng hơn quyền của lao động đặc thù, bắt nhịp với sự vận động của quan hệ lao động trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, công

6 [https:/luatvietnam vn/lao-dong/bo-luat-lao-dong-2012-71731-d1.himl], truy cập ngày 24/7/2023

7 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx], truy cập ngày

Trang 8

nghệ thông tin, bảo đảm tính khả thi hơn Cùng với việc sửa đổi, khắc phục những hạn

chế trong quy định BLLĐ 2012, quy định về HDLD trong BLLD nam 2019 tiếp cận gần

hơn với những tiêu chuẩn lao động quốc tế, hoàn thiện một bước trong điều chỉnh pháp

luật về HIĐLĐ Bên cạnh đó Bộ luật lao động năm 2019 quy định thêm “việc làm có trả

công” Có nghĩa là Bộ luật lao động năm 2019 không chỉ thừa nhận về việc làm có trả lương mà cả những trường hợp việc làm có trả công cũng sẽ được xác nhận là hợp đồng lao động Điều này đã mở rộng về việc nhận điện hợp đồng lao động tạo ra sự nhất quán trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 về hợp đồng lao động

Điều 15 BLLĐ 2012 quy định: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa

người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,

quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” BLLĐ năm 2019 thì quy định:

“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động” Điểm khác biệt ở đây là định nghĩa này đã thay cụm từ “việc làm có trả công, tiền lương” thay

vì cụm từ “việc làm có trả lương” trong quy định BLLĐ 2012 Điều này đồng nghĩa với việc BLLĐ năm 2019 mở rộng phạm vị nội dung của HĐLĐ, chỉ cần nội dung là việc làm

có trả công cũng là một dấu hiệu thỏa mãn tiêu chí nội dung HĐLĐ thay vì chỉ là trả

lương như trước kia Điều này cũng là hoàn toàn phù hợp với một quy định rất mới mẻ,

có tính đột phá về nhận điện HĐLĐ được đề cập ngay tại Điều 15 BLLĐ 2019: “Trường

hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thê hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động”” Tùy trường hợp mà người lao động và người sử dụng lao động có thê lựa chọn giao kết hợp đồng theo 01 trong 03 cách trên, không nhất thiết phải bắt buộc ký kết hợp đồng văn bản mới được gọi là hợp đồng lao động Các thỏa thuận có đủ 02 nội dung:

“Việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên” thì vẫn được coi là hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là hình thức pháp lí của quan hệ lao động Các bên giao kết hợp đồng lao động sẽ làm phát sinh quan hệ lao động Tuy nhiên,

vì mục tiêu của chính sách quốc gia cũng như của luật lao động về việc bảo vệ người lao

8 [https://“uvandoanhnghiep.com vn/giao-ket-hop-dong-lao-dong/] truy cập ngày 24/7/2023

9 [http:/⁄www.Iyluanchinhtri.vn/home/index.php/thuc-tien/item/3573-nhung-diem-moi-ve-hop-dong-lao-dong-cua-

Trang 9

yêu tổ liên quan đến việc thực hiện công việc và vấn đề trả công cho người lao động chứ

không phụ thuộc vào việc quan hệ đó được gọi tên là gì hay quan hệ đó được miều tả như

thé nao trong hợp đồng hoặc quan hệ đó được thê hiện đưới hình thức hợp đồng nảo '°

1.2 Các yếu tố để nhận diện hợp đồng Lao động theo Bộ luật Lao động năm 2019

Quy định về nhận diện HĐLĐ này là một điểm mới nôi bật của BLLĐ 2019 bằng

việc chú trọng tới bản chất, nội dung của HĐLĐ chứ không chỉ dựa vào hình thức của

HĐLĐ Như vậy, chỉ cần có đủ đấu hiệu: (¡) Có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử đụng lao động, (¡¡) Việc làm có trả công, tiền lương và (ii) Có sự quản lý điều hành, giám sát của một bên thì là HĐLĐ mà không cần quan tâm đến tên gọi của nó Đây

là những dấu hiệu nhận điện vốn được ILO đề cập trong Công ước, khuyến nghị của mình khi nhận diện HĐLĐ so với các quan hệ dân sự khác Mặt khác, quy định này cũng sẽ khắc phục được hạn chế trong thực tiễn trước đây khi NSDLĐ thường sử dụng các tên gọi như Hợp đồng dịch vụ, Hợp đồng chuyên gia, Hợp đồng cộng tác viên đề tránh phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng theo quy định luật lao động cũng như nghĩa vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Hợp đồng lao động thực chất là một loại hợp đồng mua bán sức lao động giữa NSDLĐ và NLĐ Có thê thấy rằng người lao động tham gia vào quan hệ lao động đề bán sức lao động của mình còn người sử dụng lao động là người bỏ tiền ra mua và NSDLĐ họ

có quyền sở hữu sức lao động của người lao động thông qua quá trình thực hiện công việc của người lao động, thể hiện rõ là người lao động phải thực hiện một công việc nhất định cho người sử dụng lao động và khi đã tham gia vào quan hệ lao động thì NLĐÐ nhằm hướng tới một mối lợi đó là tiền công, tiền lương Vì vậy trong hợp đồng lao động khi

người lao động thực hiện một công việc thì bao giờ họ cũng nhận được tiền lương từ

người sử dụng lao động và nó không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của người sử dụng lao động miễn là lao động phải thực hiện đúng những yêu cầu mà hai bên

đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động

10 [https://luatvietnam vn/lao-dong-tien-luong/hop-dong-lao-dong-co-bat-buoc-lap-thanh-van-ban-562-29280-

Trang 10

hợp đồng lao động và là một trong những dấu hiệu quan trọng đề nhận điện quan hệ lao động cá nhân (hay còn gọi là quan hệ việc làm) Chỉ khi nào trong quan hệ đó, trong hợp

đồng đó có yếu tô việc làm thì quan hệ đó mới được xác định là quan hệ lao động và hợp

đồng đó mới được xác định là hợp đồng lao động'!

Quyền quản lý lao động là hệ thống các quy định của pháp luật về quyền của người

sử dụng lao động nhằm giúp họ duy trì nề nếp của quá trình lao động Quyền quản lý lao động mang tính khách quan Nó được coi là đặc quyền tự nhiên của người sử dụng lao động Quyền quản lý lao động của người sử đụng lao động mang một số đặc điểm đặc trưng Quyên quản lý lao động là quyền lực đơn phương: kiểm soát toàn điện ở mọi khâu, mọi đối tượng: mang tính hành chính và là quyền năng có giới hạn Bộ luật lao động 2019

đã quy định các nội dung quyền quản lý lao động của người sử đụng lao động gồm: (i) Quyén tuyén chon, sap xép, bố trí lao động

(ii) Quyén ban hành nội quy, quy chế; ra mệnh lệnh, quyết định

(ii) Quyền tổ chức, điều hành các hoạt động

(iii) Quyền kiểm tra, giám sát

Như vậy, quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động là quyền năng đặc biệt của người sử dụng lao động Đây là quyền lực đơn phương giúp cho người sử dụng lao động tổ chức, điều hành, quản lý có hiệu quả việc sử dụng sức lao động của người lao động trong sản xuất Nếu thiếu đi quyền năng này, người sử dụng lao động không thể duy trì được mối quan hệ lao động với các chủ thể khác, đồng thời cũng không thể duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững lâu dài Quyền quản lý lao động của người

sử dụng lao động là quyền đương nhiên xuất phát từ cơ sở thực tiễn cũng như lý luận nhưng khi thực hiện quyền năng này, người sử dụng lao động phải đáp ứng nhất định các quy định của pháp luật về lao động, đảm bảo không có sự lạm quyền của người sử dụng

lao động và cân băng lợi ích của các bên

11 [https://luathoanganh vn/hoi-dap-luat-lao-dong/dac-diem-cua-hop-dong-lao-dong-lhal11-html], truy cập ngày 25/7/2023

Trang 11

1.3 Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Về định nghĩa nguyên tắc, nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên

suốt toàn bộ hoặc một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo

Nguyên tắc là điều cơ bản định ra Nhat thiết phải tuân theo nhằm giúp công việc được

thực hiện đúng đắn, có hiệu quả

Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là một nội dung quan trọng, là tư tưởng chỉ đạo phải tuân theo trong suốt quá trình đàm phán, giao kết, thực hiện, thay đôi, chấm dứt, đối với hợp đồng lao động của người sử dụng lao động và người lao động Nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động được nhà nước ta quy định cụ thê trong Bộ luật Lao động 2019 ở điều 15 vì vậy các nguyên tắc này được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động

Điều 15 BLLĐ 2019 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động như sau: Thứ nhất, tự nguyện, bình đăng, thiện chí, hợp tác và trung thực

Thứ hai, tự đo giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thê và đạo đức xã hội “

1.3.1 Nguyên tắc thứ nhất: Tự nguyện, bình đắng, thiện chí, hợp tác và trung thực

Tự nguyện, bình đăng, thiện chí, hợp tác và trung thực là nguyên tắc cơ bản trong hầu hết các hoạt động của con người được quy định thành các điều luật cụ thê trong

các bộ luật như Bộ luật Dân sự 2015 (điều 3), Bộ luật Lao động 2019 (điều 15) nhằm điều

chính các mối quan hệ đi theo hướng đúng đắn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên Về cơ bản nguyên tắc gồm các yếu tổ là tự nguyện, bình đăng cùng với hợp tác và

trung thực

Tự nguyện là nguyên tắc cơ bản, quan trọng được hiểu là sự tự nguyện tham gia thỏa thuận giao kết hợp đồng của bên lao động và bên sử dụng lao động, không có các yếu tố ràng buộc, ép buộc một chủ thê nào giao kết hợp đồng lao động Nguyên tắc này

13 [https://luatduonggia vn/nguyen-tac-la-gi-phan-tich-moi-lien-he-giua-nguyen-ly-va-quy-tac/], truy cập ngày 27/07/2023

14 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-20 19-333670.aspx], truy cap ngày

Trang 12

thê hiện mặt chủ quan của trong mối quan hệ lao động có nghĩa là hợp đồng lao động phải

do chính chủ thề tự tham gia giao kết, đồng thời cũng là nguyên tắc ràng buộc chủ thê với các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Một hợp đồng lao động được giao kết trên nguyên tắc tự nguyện sẽ truyền tải ý chí của chủ thê trong quan hệ lao động Tuy nhiên, nguyên tắc tự nguyện chỉ mang tính tương đối, trong một số trường hợp chủ thê không được quyền tự quyết định việc giao kết hợp đồng lao động của mình, tại điều 144 Bộ luật Lao động 2019 có quy định: “Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ: lập số theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định

kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.!”' như vậy có nghĩa là người chưa thành niên khi giao kết hợp đồng lao động phải có sự đồng ý của người đại diện hợp pháp vì năng lực của chủ thê được đánh giá là chưa đầy đủ Như vậy quan hệ lao động mang tính tự nguyện nhưng chỉ tuyệt đối, trừ các trường hợp mà năng lực hành vi của chủ thê tham gia quan hệ lao động chưa đầy đủ hoặc không đây đủ

Bình đăng là nguyên tắc thể hiện địa vị pháp lý của các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động, tức là bên lao động và bên sử đụng lao động có địa vị ngang nhau, nhận được quyền và lợi ích tương xứng đồng thời cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng Tuy nhiên cũng giống như nguyên tắc tự nguyện, nguyên tắc bình đăng cũng mang tính tương đối bởi vì theo quan điểm của nhà nước ta, người lao động là bên yêu thê hơn

trong quan hệ lao động, vì vậy Bộ luật Lao động của nước ta thiêng về bảo đảm quyền lợi

cho người lao động hơn, ví dụ như bảo tại điều 137, 138, 139 và 140 Bộ luật Lao động 2019'° quy định về bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ mang thai về quá trình lao động, chế

độ thai sản, vì đặc điểm sinh lý cũng như đảm bảo quyền làm mẹ nên lao động nữ được

xem là yêu thê hơn hay tại điều 21 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015! có quy định về chế độ khám sức khỏe cho người lao động mà bên sử dụng lao động phải chịu trách

15 [https:⁄⁄thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong- Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-20 19-333670.aspx], truy cập ngày 27/07/2023

16 [https://thuvienphapluat vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670 aspx], truy cap ngày 27/07/2023

17 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Luat-an-toan-ve-sinh-lao-dong-2015-28196 | aspx],

Trang 13

nhiệm Các yêu tố trên cho thấy quan hệ lao động có mang tính bình đăng nhưng chỉ mang tính tương đối

Cuối cùng là sự thiện chí, hợp tác, trung thực, nguyên tắc này đánh giá dựa trên quá trình thực hiện lao động, về phía người lao động phải dựa trên thái độ trong công việc, quá trình và kết quả công việc cũng như hoàn cảnh, điều kiện lao động, khả năng của người lao động và cam kết trong hợp đồng lao động: về phía người sử dụng lao động phải quan tâm sát sao, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi để

cả đôi bên đạt được mục đích khi tham gia quan hệ lao động Nguyên tắc này ra đời nhằm giúp người sử đụng lao động và người lao động có mối quan hệ khăn khít hơn trong mối quan hệ cùng có lợi, cả hai bên phải quan tâm đến quyền và lợi ích của đối phương, khi xảy ra vấn đề thì cùng nhau bàn bạc, giải quyết từ đó quan hệ lao động mới đem đến kết quả có lợi Ngược lại khi các bên tham gia quan hệ lao động mà thiêu ổi sự thiện chí, trung thực thì quan hệ này sẽ đỗ vỡ, xảy ra tranh chấp và gây thiệt hại cho các chủ thể tham gia

1.3.2 Nguyên tắc thứ hai: Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội

Tự do, không trái pháp luật, thỏa ước tập thê và đạo đức xã hội cũng là nguyên

tác chung trong các hoạt động được nhà nước quy định các điều luật như tại điểm b điều 3

của Bộ luật Dân sự 2015', điều 11 Luật Thương mại 2005” Trong nguyên tắc này gồm

hai yêu tố là tự do giao kết và không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thê và đạo

đức xã hội

Tự do giao kết trong giao kết trong hợp đồng được hiều như sau, là một trong những nguyên tắc cơ bản khi giao kết hợp đồng và quyền tự do giao kết hợp đồng là quyền mà chủ thể tham gia giao kết hợp đồng được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp

đồng: tự đo lựa chọn đối tượng hợp đồng: tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng hay tự

do quyết định mình sẽ bị ràng buộc bởi những nghĩa vụ như thế nào.” Như vậy tự do giao kết hợp đồng lao động là sự tự do của người lao động và người sử dụng lao động trong

18 [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-20 15-296215.aspx], truy cập ngày 28/07/2023,

19 [https://vanhoangminhlaw vn/quy en-tu-do-giao-ket-hop-dong-tai-viet-nam/], truy cập ngày 28/07/2023

Trang 14

việc tìm kiếm, giao kết hợp đồng lao động, được tự mình quyết định nội đung hợp đồng

và chịu trách nhiệm với những ràng buộc đã giao kết Về nguyên tắc, ai cũng có quyền tự

do giao kết hợp đồng, tuy nhiên trong một số trường hợp như trẻ chưa thành niên, việc giao kết phải có sự đồng ý của người đại điện hợp pháp như đã đề cập ở nguyên tắc đầu tiên, tức là tự do chỉ mang tính tương đối

Tính tương đối của tự do giao kết, đồng thời chính là hạn chế của sự tự do này là không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thê và đạo đức xã hội Nguyên tắc này

đề cập tới nội dung của hợp đồng lao động, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, theo nguyên tặc tự do các chủ thể tham gia giao kết có thê tự mình quyết định nội dung hợp đồng, tuy vậy những điều khoản quy định bị nhà nước hạn chế bằng chuẩn mực về quyền (tôi thiêu về quyền) và về nghĩa vụ (tối đa về nghĩa vụ) của người lao động Cụ thẻ, bên sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền lợi tối thiểu của người lao động (mức lương tối thiêu, chế độ bảo hiểm, sức khỏe, .), đảm bao

về nghĩa vụ tối đa của người lao động (như giờ làm, giờ làm thêm) như điểm b khoản 2 điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định “Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày: trường hợp áp dụng quy

định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tông số giờ làm việc bình thường và số

giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 0l ngày: không quá 40 giờ trong 01 tháng.”"” Ngoài ra, nguyên tắc còn đảm bảo quyền và lợi ích về nhân thân, tài sản của người lao động (câm người sử dụng lao động giữ bản chính các giấy tờ tùy thân, hay ép buộc người lao động thế chấp bằng tài sản cá nhân khi giao kết, thực hiện hợp đồng) tại điều 17 Bộ luật Lao động 2019, đảm bảo lợi ích chung của xã hội, việc làm được giao kết phải là hợp pháp, đúng với thuần phong mỹ tục, không gây ảnh hưởng đến xã hội Vì những lý do trên, khi giao kết hợp đồng lao động cân tuân thủ nguyên tắc này để đảm bảo quyên và lợi ích không chỉ của người lao động mà còn của nhiều chủ thê khác và của toàn xã hội 1.4 Vẫn đề thâm quyền giao kết hợp đồng lao động

Theo điều 18 Bộ luật Lao động 2019: Thứ nhất, Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Thứ hai, Đối với công

21 [https://thuvienphapluat vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-20 19-333670.aspx], truy cập ngày

Trang 15

từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm dé giao kết hợp đồng lao động: trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản

và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động Hợp đồng lao động do người được

ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trủ và chữ ký của từng người lao động Thứ ba, Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Khi là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; là người đứng đầu cơ quan, tô chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyên theo quy định của pháp luật: là người đại điện của hộ gia đình, tô hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc cá nhân trực tiếp sử dụng lao động Thứ tư, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là người lao động từ đủ I8 tuổi trở lên; là người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa

đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

là người chưa đủ I5 tuổi và người đại điện theo pháp luật của người đó hoặc người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động Thứ năm, người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền

lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.”

Điều luật đề cập tới hai đối tượng, người lao động và người sử dụng lao động Theo khoản I điều 3 Bộ luật Lao động 2019, người lao động là người làm việc cho

người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành,

giám sát của người sử dụng lao động Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ

15 tuôi, trừ trường hợp quy định tại Mục I Chương XI của Bộ luật này.” Đối với điều 18

Bộ luật Lao động 2019, ở khoản I và 2 đề cập đến việc người lao động có quyền ủy quyền giao kết hợp đồng lao động, tuy nhiên chỉ giới hạn ở một số điều kiện theo điều luật (về loại hợp đồng, nhóm người lao động), quyền ủy quyền phái được thành lập bằng

22 [htps://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-20 19-333670.aspx], truy cập ngày

28/07/2023

23 [https://thuvienphapluat vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-20 19-333670.aspx], truy cập ngày

Ngày đăng: 19/12/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w