1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề 2 Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo bộ luật dân sự năm 2015

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,53 MB

Nội dung

Di chúc có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:2 a Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớigiao dịch dân sự được xác lập; b Chủ thể tham gia giao dị

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ 221 (2022-2023) MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ 2 ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC

THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ

THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 6 ( LỚP CC02)

1 Nguyễn Quốc Hưng 2053076 Phần mở đầu,

2 Đặng Phúc Huy 2052491 Chương 1, phần 1.2;phần 1.3. 100% Huy

4 Nguyễn Quốc Huy 2053044 Chương 2, phần 2.2 100% Huy

NHÓM TRƯỞNG

(Nguyễn Quốc Hưng ) (SĐT:0773693999,EMAIL:hung.nguyen1002@hcmut.edu.vn)

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Nhiệm vụ của đề tài 1

3 Bố cục tổng quát của đề tài: 1

PHẦN NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 2

1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc 2

1.1.1 Định nghĩa di chúc 2

1.1.2 Đặc điểm của di chúc 2

1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc 3

1.2.1 Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc 3

1.2.2 Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt 5

1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội 5

1.2.4 Hình thức của di chúc đúng quy định của luật 7

1.3 Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc 8

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC - TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 10

2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc 11

2.2 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 13

2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp 13

2.2.2 Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành 14

PHẦN KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

A VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 19

B TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 19

Trang 3

Vậy nên, nhóm chúng em (nhóm 6 lớp CC02 ) thực hiện việc nghiên cứu đề tài

“Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo bộ luật dân sự năm 2015” cho Bài tập lớntrong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương

2 Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ những vấn đề chung về di chúc và đặc điểm của di chúc Hai là, làm rõ từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật

3 Bố cục tổng quát của đề tài:

CHƯƠNG I Những vấn đề chung về điều kiện có hiệu lực của di chúc theo

quy định của bộ luật dân sự năm 2015

CHƯƠNG II Điều kiện có hiệu lực của di chúc – từ thực tiễn giải quyết các

tranh chấp đến kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật

1

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT

DÂN SỰ NĂM 2015 1.1 Những vấn đề lý luận chung về di chúc

1.1.1 Định nghĩa di chúc

Di chúc theo từ điển Hán- Việt và Tiếng Việt đều mang nghĩa chung là lời dặn

dò, di nguyện của con người sau khi qua đời

Theo quy định trong BLDS 2015 về định nghĩa di chúc là sự thể hiện ý chí của

cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Về bản chất là sựchuyển giao tài sản giữa các cá nhân hoặc tổ chức được quy định trong hợp đồng

Ví dụ : cha, mẹ lúc còn minh mẫn tỉnh táo trong tình trạng tự nguyện khôngbắt buộc đi làm di chúc về việc thừa kế tài sản cho các con sau khi qua đời

1.1.2 Đặc điểm của di chúc

Một là, di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân Di chúc

là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứtquyền, nghĩa vụ dân sự Của cá nhân phải là người thành niên, có năng lực hành vi1dân sự đầy đủ muốn làm, tự mình muốn như thế, không ai bắt buộc

Hai là, di chúc là một giao dịch dân sự xem trọng hình thức

Di chúc có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:2

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp vớigiao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,không trái đạo đức xã hội

Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sựtrong trường hợp luật có quy định

Không trái quy định của pháp luật Theo đó, di chúc phải được lập bằng vănbản Nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì mới lập di chúc miệng3

1 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx

2 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx

Trang 5

Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết Khi một ngườiđược tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định nếu để lạinhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực Địađiểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác địnhđược nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi cóphần lớn di sản

Bốn là, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ dichúc trong bất kỳ lúc nào Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ

di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì dichúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc

đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực phápluật.Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước

bị hủy bỏ4

1.2 Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

1.2.1 Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc

(CSPL: Điểm a Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 630; Khoản 1 Điều 625, Điều 626 BLDS 2015)

Theo Điểm a Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 quy địnhNgười thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình Trong đó Điểm a

Khoản 1 Điều 630 quy định: “người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di

chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”.

Nếu người chưa thành niên từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc được quyđịnh tại Khoản 2 Điều 630: di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phảiđược lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập

di chúc

Theo quy định của BLDS 2015, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức hành vi thì vẫn

có quyền lập di chúc được quy định cụ thể ở Khoản 3 Điều 630 BLDS 2015 như sau:

“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

3 https://luatvietnam.vn/dan-su/hieu-luc-cua-di-chuc-568-27976-article.html#:~:text=Theo%20quy%20%C4% 91%E1%BB%8Bnh%20t%E1%BA%A1i%20%C4%90i%E1%BB%81u,ch%C3%BAc%20m%E1%BB%9Bi

%20c%C3%B3%20hi%E1%BB%87u%20l%E1%BB%B1c.

4 Điều 640 BLDS 2015

3

Trang 6

Đối với người lập di chúc họ có những quyền được nêu rõ trong Điều 626BLDS năm 2015

1 Chỉ định người thừa kế

Trong nội dung di chúc, cá nhân có quyền tự do ý chí để quyết định ai sẽ làngười được thừa kế tài sản do mình để lại sau khi chết, mà không phụ thuộc vào quan

hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng…

2 Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là việc người lập di chúc chỉ định

cụ thể người đó không được hưởng di sản, do một số nguyên nhân như mâu thuẫn cánhân, không được sự yêu thương, tín nhiệm từ người lập di chúc…

Đồng thời pháp luật cũng quy định những trường hợp không được hưởng di sảnkhi vi phạm một trong các lỗi sau:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành

vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh

dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khácnhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trongviệc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúcnhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.Tuy nhiên, những người vi phạm các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản,nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng

di sản theo di chúc

1 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

Người lập di chúc có quyền quyết định ai được hưởng di sản, mỗi người sẽđược hưởng những gì trong khối di sản của mình

2 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác.Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc (Khoản 1 Điều 646 Bộ luật Dân sự)Người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng,phần di sản này không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ địnhtrong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thựchiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những

Trang 7

người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản

lý để thờ cúng

3 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

Người lập di chúc khi để lại di sản cho người nào đó, thì họ cũng có quyền yêucầu người này thực hiện công việc, nghĩa vụ nhất định khi nhận di sản mà mình để lại.Khi đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chốinhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác Khingười này từ chối nhận di sản thì không phải thực hiện nghĩa được giao trong di chúc

4 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặcgửi người khác giữ bản di chúc (Khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự)

Người lập di chúc có quyền chỉ định người mà mình tín nhiệm để quản lý disản, phân chia di sản trong nội dung di chúc (Điều 616 Bộ luật Dân sự)

Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của một số người khi người lập di chúc không

để lại di sản cho họ hoặc hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa

kế theo pháp luật, thì pháp luật có quy định về đối tượng được thừa kế không phụthuộc vào nội dung của di chúc như sau:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động

1.2.2 Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt

(CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015)

Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt nghĩa làquá trình người lập di chúc phải do chính người đó muốn là ý chí tự do mà không bịảnh hưởng hoặc bị ép buộc, đe dọa hay tác động vào Người lập di chúc cũng phải cónhận thức rõ ràng việc mình đang làm cũng như tỉnh táo quyết định khi viết di chúc vàphải nhận thức sâu sắc và rõ ràng hơn về quyết định của mình

1.2.3 Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội

(CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 630, Điều 631 BLDS 2015)

Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức

xã hội được quy định rõ trong Điểm b Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015: Nội dung của dichúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúckhông trái quy định của luật

5

Trang 8

Đặc biệt trong nội dung này người viết di chúc cần lưu ý là nội dung di chúckhông vi phạm điều cấm của luật

Điểm b khoản 1 Điều 630 BLDS năm 2015 quy định: “Nội dung của di chúckhông vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội” Theo quy định này, khingười để lại di sản thực hiện quyền lập di chúc của mình chỉ cần đảm bảo không viphạm những quy định của luật không cho phép người lập di chúc thực hiện Hiện nay,hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đều liệt kê hành vi bị cấm tương ứng vớiphạm vi điều chỉnh của văn bản Ví dụ, Luật Thương mại năm 2005 (Điều 70, 71),Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Điều 17, 39), Luật Đất đai năm 2013 (Điều 12)…Trong khi đó, BLDS năm 2015 chỉ liệt kê một số hành vi bị cấm như: “cấm lợi dụngviệc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sựđoàn kết của các dân tộc Việt Nam”[1]hay “nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hìnhthức cho vay nặng lãi”[2] Đối với hoạt động xác lập giao dịch nói chung và di chúcnói riêng, BLDS năm 2015 không quy định cụ thể trường hợp nào cấm, không chophép thực hiện Do vậy, điều kiện nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm củaluật[3]cần hiểu theo hướng các điều khoản tổng hợp ý chí của người lập di chúc khôngrơi vào các trường hợp cấm được liệt kê trong các văn bản luật cụ thể Việc quy địnhnội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật là điểm mới của BLDS năm

2015 Đây cũng là một quy định thể hiện đúng tinh thần của Hiến pháp khi quy địnhtại khoản 2 Điều 14: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quyđịnh của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự,

an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Không trái đạo đức xã hội

Theo quy định của Điều 123 BLDS năm 2015, “đạo đức xã hội là những chuẩnmực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng” Đềcập tới yếu tố đạo đức xã hội, chúng ta có thiên hướng về việc giải thích sự vật, hiệntượng phản ánh nét văn hóa, truyền thống, chuẩn mực về giá trị ứng xử trong đời sốngcủa cộng đồng, quốc gia Mỗi một quốc gia sẽ mang những nét đặc thù riêng về cácchuẩn mực đạo đức này Việt Nam là quốc gia mang nét đặc trưng vùng lúa nước, sảnxuất nông nghiệp nên cuộc sống giữa những người dân cũng phản ánh sự yêu thương,trân quý, trọng tình, trọng nghĩa của các mối quan hệ con người, đặc biệt là quan hệgiữa những người thân thích với nhau Cho nên, việc lập di chúc của cá nhân cũngđược điều tiết theo hướng không thể để nội dung của di chúc trái với đạo đức xã hội

Về quy định này, có quan điểm cho rằng: “Việc lập di chúc có nội dung không tráipháp luật của một người mới chỉ là việc họ thực hiện bổn phận của công dân Ngoàibổn phận công dân, họ còn phải thực hiện bổn phận làm người Đạo làm người đòi hỏicác cá nhân khi lập di chúc phải luôn luôn hướng tới phong tục, tập quán, truyền thốngnhân bản và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng gia đình cũng như cộng đồng

Trang 9

dân tộc”[4] Vì vậy, các giao dịch nói chung và việc lập di chúc nói riêng ngoài tuânthủ quy định của pháp luật, nội dung của di chúc còn không được trái đạo đức xã hội.Tức nội dung của di chúc thể hiện được quyền định đoạt thuộc về sự tự do của cá nhânnhưng phải đảm bảo những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộngđồng thừa nhận và tôn trọng.

Xét về bản chất, đạo đức xã hội là yếu tố khó định lượng, nó không tồn tạigiống quy định của pháp luật Trong khoa học pháp lý chưa cho thấy sự độc lập trongviệc xác định nội dung của di chúc trái đạo đức xã hội mà không vi phạm quy định củapháp luật Điều này được giải thích rằng, quy định pháp luật của một quốc gia luônphản ánh rõ nét kinh tế, chính trị, văn hóa, truyền thống của quốc gia đó Vì vậy, cácquy định của pháp luật Việt Nam hầu hết phản ánh được sự phù hợp về đạo đức xã hộicủa người Việt Nam Do đó, khi một bản di chúc bị tuyên có nội dung vi phạm điềucấm của pháp luật thường nó cũng sẽ trái đạo đức xã hội

Việc lập di chúc là một trong các hành vi thực hiện quyền tự định đoạt của cánhân liên quan đến tài sản Bên cạnh quy định nội dung của giao dịch không vi phạmđiều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, BLDS năm 2015 và các văn bản quyphạm có liên quan đã quy định nội dung quyền định đoạt tài sản của cá nhân Đồngthời khoanh vùng, hành vi bị cấm liên quan tới quyền tự định đoạt của cá nhân có thểlàm mất hiệu lực của di chúc Điều này tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng trong việc tôntrọng, bảo đảm quyền tự định đoạt của cá nhân và loại bỏ khả năng xâm phạm, lạmdụng tài sản của chủ thể khác để thực hiện tư lợi cá nhân hoặc mang lợi bất chất chochủ thể nhất định thông qua bản di chúc

Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

 Ngày, tháng, năm lập di chúc;

 Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

 Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

Trang 10

(CSPL: Điểm b Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều 630, Điều 632, Điều 633, Điều 634, Điều 635 BLDS 2015, Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005)

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợppháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chícuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người dichúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặcđiểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ýchí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan

Di chúc bằng chứng thư điện tử vẫn được công nhận là di chúc nếu nó đáp ứng

đủ những yêu cầu di chúc đúng theo luật

Ngoài ra, cần có người làm chứng cho việc lập di chúc

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc 64 CÔNGBÁO/Số 1245 + 1246/Ngày 28-12-2015

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Trong trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì ngườiviết di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng văn bản không

có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này

Nếu di chúc bằng văn bản có người làm chứng thì người lập di chúc không tựmình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặcđánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập dichúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; nhữngngười làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản dichúc Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tạiĐiều 631 và

Điều 632 của Bộ luật này Và người lập di chúc có thể yêu cầu công chứnghoặc chứng thực bản di chúc

Tất cả những nội dung trên căn cứ theo Khoản 4 Khoản 5 Điều 630, Điều 632,Điều 633, Điều 634, Điều 635 BLDS 2015

1.3 Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc

Ngày đăng: 14/12/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN