-Căn cứ theo quy định của pháp luật: +Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp do Hiến pháp 2013 quy định về tổ chức và hoạt động Đây là những cơ quan đóng vai trò nòng c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH£££
BÀI TIỂU LUẬN Môn: Pháp Luật Đại Cương
Đề tài: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Tp Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2024
Trang 2Ph ụ ụ l c:
A.Phần mở đầu 3
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Mục đích nghiên cứu: 3
3 Đối tượng nghiên cứu: 3
4 Phạm vi nghiên cứu: 3
5 Phương pháp nghiên cứu: 3
B Nội dung nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản của luật Hành chính Việt Nam 3
I.Những vấn đề chung của luật Hành Chính Việt Nam: 3
1.Khái niệm Luật Hành chính: 3
2.Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính: 3
3.Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành Chính: 4
4.Nguồn của Luật Hành Chính chính: 4
II.Những nội dung cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam: 4
1.Chủ thể quản lí hành chính nhà nước 4
2.Thủ tục hành chính 7
3.Quyết định hành chính 8
4.Xử lý vi phạm hành chính: 9
C.PHẦN KẾT 10
I.Kết luận: 10
II.Tài liệu tham khảo: 11
Trang 3A.Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài:
Luật Hành Chính là một trong 12 ngành luật cơ bản của Việt Nam Đây là một ngành luật mang tính chất khá đặc thù và được gọi là “ngành luật công” khi nó liên quan đến việc điều chỉnh các hoạt động hành chính nhà phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước Vì vậy, có thể nói đây là một phạm trù còn tồn tại nhiều khúc mắt cần phải làm rõ đối với phần đông mọi người Với mong muốn giải quyết những thắc mắc
ấy và tìm hiểu sâu sắc hơn đối với ngành luật đặc biệt này, nhóm 1 thuộc lớp
LAW349_241_1_D04 dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thảo Phương đã tiến hành thực hiện bài nghiên cứu này
2 Mục đích nghiên cứu:
- Khái quát được những vấn đề chung của luật Hành Chính
-Nắm rõ những vấn đề cơ bản của luật Hành chính
3 Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề cơ bản của luật hành chính Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu:
Những vấn đề chung và những vấn đề cơ bản của luật Hành chính Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng 2 phương pháp chủ yếu:
-Phương pháp thu thập số liệu: để thu thập thông tin, kiến thức, lý thuyết làm cơ sở lý luận
-Phương pháp phân loại và hệ thống: để dễ dàng sắp xếp và hệ thống lại các thông tin nhằm làm cho việc giải quyết và khai thác vấn đề trở nên dễ dàng hơn
B Nội dung nghiên cứu: Một số nội dung cơ bản của luật
Hành chính Việt Nam.
I.Những vấn đề chung của luật Hành Chính Việt Nam:
1.Khái niệm Luật Hành chính:
Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước Nói một cách khoa học thì Luật Hành Chính là một ngành luật gắn liền với tổ chức và hoạt động quản lý hành chính nhà nước, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hành pháp
2.Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính:
Ðối tượng điều chỉnh của một ngành luật nói chung là những quan hệ xã hội xác định các đặc tính cơ bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh Cùng với phương pháp điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là tiêu chuẩn để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác Ðối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam là những quan hệ xã hội chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực quản
lý hành chính nhà nước, hay nói khác hơn đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là
3
Trang 4những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước
3.Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành Chính:
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là phương pháp chỉ huy, mệnh lệnh Ðặc trưng của phương pháp này là tính mệnh lệnh đơn phương, xuất phát từ quan hệ quyền uy - phục tùng giữa một bên có quyền nhân danh nhà nước và ra những mệnh lệnh bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ phục tùng
4.Nguồn của Luật Hành Chính chính:
Nguồn của Luật Hành chính chính là những hình thức biểu hiện ra bên ngoài của Luật Hành Chính, tức những văn bản pháp luật chứa các quy phạm pháp luật hành chính do các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, trong một số trường hợp, còn gồm cả các văn bản hướng dẫn xét xử của Tòa án
II.Những nội dung cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam:
1.Chủ thể quản lí hành chính nhà nước
Gồm : Cơ quan hành chính nhà nước và Công chức hành chính
1.1 Cơ quan hành chính nhà nước:
1.1.1 Khái niệm:
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước có một
hệ thống từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là chính phủ
1.1.2 Phân loại cơ quan hành chính nhà nước:
Gồm 4 cách phân loại:
-Căn cứ theo thẩm quyền : theo tính chất cơ quan thẩm quyền, cơ quan hành
chính nhà nước được chia thành:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, bao gồm: Chính phủ,
ủy ban nhân dân các cấp
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền riêng quản lí trong phạm vi ngành, lĩnh vực cụ thể: Bộ, cơ quan ngang bộ
-Căn cứ theo hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc:
+Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, đó là bộ, cơ quan ngang bộ Hệ thống cơ quan này đòi hỏi giải quyết công việc mang tính tác nghiệp cao và chế độ trách nhiệm cá nhân Trong quá trình giải quyết công việc, những cơ quan này có thể
sử dụng hình thức làmviệc tập thể để thảo luận những vấn đề quan trọng,nhưng quyết định của thủ trưởng cơ quan là quyết định cao nhất
+Cơ quan làm việc có sự kết hợp giữa chế độ tập thể với chế độ thủ trưởng, gồm: Chính phủ, Ủy ban nhân dân
Xu hướng hiện nay là hoạt động của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
có xu hướng chuyển mạnh sang kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng nhằm nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan
-Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: Theo căn cứ này thì cơ quan hành chính nhà nước được chia thành:
Trang 5+Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cơ quan hành chính cao nhất đứng đầu hệ thống hành pháp là Chính phủ các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ ở Trung ương như các bộ, cơ quan ngang bộ, đều có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ
+Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, bao gồm hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp, có nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trong phạm vi một đơn
vị hành chính - lãnh thổ nhất định
-Căn cứ theo quy định của pháp luật:
+Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp (do Hiến pháp
2013 quy định về tổ chức và hoạt động) Đây là những cơ quan đóng vai trò nòng cốt trong bộ máy hành chính nhà nước
+Các cơ quan do luật và văn bản dưới luật quy định, gồm các cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục, cục, vụ, viện, Các cơ quan này có vị trí ít ổn định hơn so với các cơ quan do Hiến pháp 2013 quy định, nhưng lại có tính chất năng động, sáng tạo hơn trong sự biến động, thay đổi nhanh chóng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước
1.1.3 Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước:
Địa vị pháp lý hành chính là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, do pháp luật quy định Với những quyền và nghĩa vụ này thì các cơ quan hành chính nhà nước có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính nhân dân nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm
vi chấp hành điều hành
1.1.4 Tổ chức và hoạt động của chính phủ:
- Tổ chức :
+Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội
+Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó thủ t ướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội (theo Hiến pháp 2013)
+Chính phủ có nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ mới
- Hoạt động: Căn cứ Điều 44 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 (được sửa đổi
bởi Khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi năm 2019) quy định như sau:
“Điều 44 Hình thức hoạt động của Chính phủ
1 Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng một phiên hoặc họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết công viê zc phát sinh đột xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc của ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ
2 Trong trường hợp Chính phủ không họp, Thủ tướng Chính phủ quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ bằng văn bản
5
Trang 63 Chính phủ họp theo yêu cầu của Chủ tịch nước để bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước
1.1.5 Tổ chức và hoạt động của Bộ và cơ quan ngang Bộ:
-Tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ:
Cơ cấu tổ chức của bộ gồm:
+ Các cơ quan giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước: các vụ, thanh tra, văn phòng
+ Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc bộ
-Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ:
Cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc
1.1.6 Uỷ ban nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
- Tổ chức của Ủy ban nhân dân:
+ Ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND ở nơi ấy phải do HĐND bầu
ra và được xác định là “cơ quan chấp hành của HĐND", "cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương"
+ Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, pháp luật quy định: UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao
- Tương ứng với từng đơn vị hành chính - lãnh thổ thì các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Ủy ban nhân dân huyện, quận và thị xã, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1.2.Công chức hành chính:
- Công chức hành chính là những công dân được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một
vị trí trong bộ máy hành chính nhà nước Đội ngũ cán bộ, công chức là lực lượng vận hành bộ máy nhà nước, giúp cho hoạt động của Nhà nước thông suốt từ Trung ương đến địa phương
-Vai trò: quan trọng trong việc duy trì trật tự, kỷ cương và bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật
- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
+ Trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia
+ Tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân
+ Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân
+ Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
2.Thủ tục hành chính
2.1 Khái niệm:
- Thủ tục hành chính là cách thức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước, theo đó, cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện thẩm quyền, cá nhân, tổ chức
Trang 7thực hiện quyền, nghĩa vụ theo qui định của pháp luật trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành chính nhà nước
- Thông thường hoạt động của nhà nước nói chung được chia thành 3 nhóm lớn:
+ Hoạt động lập pháp => Thủ tục lập pháp
+Hoạt động hành pháp (quản lí hành chính nhà nước) => Thủ tục hành chính
+Hoạt động tư pháp => Thủ tục tư pháp
* Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật Thủ tục này do chủ thể
sử dụng quyền lập pháp tiến hành trong quá trình xây dựng Hiến pháp và các luật nhằm tạo ra khung cơ bản, nền tảng của toàn bộ hệ thống pháp luật
* Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các loại vụ án hình sự, dân sự, kinh tế,
hành chính, lao động Thủ tục tư pháp do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực dân sự, kinh doanh, quản lí hành chính nhà nước, lao động
* Thủ tục hành chính là thủ tục được các chủ thể sử dụng quyền hành pháp tiến
hành trong các hoạt động quản lí hành chính nhà nước
2.2 Đặc điểm :
Mặc dù có rất nhiều thủ tục hành chính khác nhau nhưng các thủ tục hành chính đều có một số đặc điểm chung bao gồm:
- Thứ nhất, thủ tục hành chính là thủ tục thực hiện các hoạt động quản lí hành
chính nhà nước, nói cách khác, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các chủ thể quản lí hành chính nhà nước
- Thứ hai, thủ tục hành chính do qui phạm pháp luật hành chính qui định.
- Thứ ba, thủ tục hành chỉnh rất đa dạng, linh hoạt.
2.3 Các chủ thể của thủ tục hành chính:
Chủ thể của thủ tục hành chính được chia thành hai loại:
- Chủ thể tiến hành thủ tục hành chính là những chủ thể có quyền nhân danh
nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính nhằm giải quyết những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp, pháp luật
- Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là những chủ thể nhân danh chính mình
để tham gia vào các thủ tục hành chính, nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quản lý nhà nước do pháp luật quy định
2.4 Các loại thủ tục hành chính:
Gồm 2 loại:
- Căn cứ mục đích thực hiện thủ tục:
+Thủ tục ban hành văn bản qui phạm pháp luật: các văn bản quy phạm pháp luật đều được ban hành theo thủ tục pháp luật quy định
+Thủ tục giải quyết các vụ việc cụ thể so với thủ tục ban hành văn bản quy :
phạm pháp luật thì thủ tục giải quyết các vụ việc cụ thể sẽ phong phú đa dạng hơn nhiều, số lượng chủ thể của thẩm quyền tiến hành thủ tục cũng nhiều hơn
- Căn cứ mối liên hệ giữa các chủ thể tham gia thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính nội bộ Là những thủ tục thực hiện các công việc nội bộ :
trong một cơ quan nhà nước, trong một hệ thống cơ quan nhà nước và trong bộ máy nhà nước nói chung Thủ tục hành chính nội bộ bao gồm một số thủ tục cụ thể như: ban hành quyết định hành chính; tuyển dụng, bỏ nhiệm cán bộ, công chức, khen thưởng, kỷ luật
7
Trang 8+Thủ tục hành chính liên hệ: Là những thủ tục để tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính; trưng dung, trưng mua tài sản của
tổ chức, cá nhân Thủ tục hành chính liên hệ thường thể hiện bằng việc cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện quyền lực mhà nước thông qua việc áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết các công việc, các
sự vụ cụ thể trong quản lý nhà nước Sản phẩm của thủ tục này thường là các quyết định hành chính hay các văn bản hành chính nhà nước
2.5.Các giai đoạn thực hiện thủ tục hành chính:
Thủ tục hành chính thường diễn ra theo trình tự thời gian và có thể chia thành các giai đoạn sau đây:
+ Một là, đưa vụ việc ra để giải quyết là giai đoạn khởi xướng vụ việc
+ Hai là, xem xét và ra quyết định giải quyết vụ việc là giai đoạn trọng tâm
của thủ tục hành chính
+ Ba là, thi hành quyết định hành chính là giai đoạn các chủ thể của thủ tục hành chính thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã được xác định trong quyết định hành chính nếu không có khiếu nại, kháng nghị về quyết định đó + Bốn là, giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính là giai đoạn có thể xảy ra sau khi quyết định hành chính được ban hành và cả trong trường hợp quyết định đã được thi hành
3.Quyết định hành chính
3.1.Khái Niệm:
- Quyết định hành chính là phương tiện không thể thiếu trong quản lý hành chính nhà nước, là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể , nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội
-Ta có thể phân biệt quyết định hành chính với một số loại quyết định pháp luật khác như:
+Quyết định hành chính khác với i quyết định lập pháp ở phạm vi, tính chất các quan hệ do chúng điều chỉnh, hình thức thể hiện, hiệu lực pháp lý
+Quyết định hành chính khác với quyết định của cơ quan tư pháp như quyết định của Tòa án
+Quyết định hành chính khác với các loại giấy tờ công văn hành chính
3.2.Quyết định hành chính cá biệt
-Quyết định hành chính cả biệt là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính
-Đối tượng áp dụng của đối tượng cá biệt là cá nhân, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp và được ghi nhận trong nội dung của quyết định -Quyết định cả biệt có tính chất đơn phương và tính bắt buộc thi hành ngay, đây
là đặc tính cơ bản của quyết định hành chính cá biệt
-Các loại quyết định cá biệt, cụ thể gồm:
+ Quyết định cho phép
Trang 9+Quyết định ra mệnh lệnh cụ thể.
4.Xử lý vi phạm hành chính:
4.1 Khái niệm “ vi phạm hành chính”:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô
ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự làm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính
4.2.Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính:
- Mặt khách quan: Hành vi vi phạm hành chính, hậu quả của hành vi vi phạm
hành chính, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của hành vi
vi phạm, công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian thực hiện vi phạm hành chính
-Mặt chủ quan:
Gồm:
+Lỗi
+Động cơ
+Mục đích
-Khách thể: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lí hành chính nhà nước
được pháp luật quy định và bảo vệ bị xâm hại bởi vi phạm hành chính;
-Chủ thể: cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính Cá nhân từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý; cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra
4.3.Xử phạt vi phạm hành chính:
4.3.1 Đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính:
- Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân , tổ chức vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình
tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt vi phạm hành chính ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
4.3.2 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
-Các hình thức xử phạt chính:
+Cảnh cáo: Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình
9
Trang 10thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vì vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản
+Phạt tiền: Phạt tiền là hình thức xử phạt tác động trực tiếp đến kinh tế của người bị xử phạt Phạt tiền trong từng lĩnh vực (hành chính hoặc hình sự) sẽ có các tính chất khác nhau
-Hình thức xử phạt bổ sung Nhằm tăng cường, củng cố tác dụng của hình phạt :
chính ( bổ sung cho hình phạt chính ) Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung Các hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
+Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghê Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng đề vi phạm hành chính
+ Trục xuất (chỉ áp dụng với người nước ngoài )
-Các biện pháp xử lý hành chính khác
+Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Giáo dục tại xã, phường, thị
trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng
+Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: Đưa vào trường giáo dưỡng là biện
pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng
+Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: Đưa vào cơ sở giáo dục bắt
buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng
+Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng
C.PHẦN KẾT
I.Kết luận:
Qua lần thực hiên bài tiểu luận nghiên cứu này, nhóm 1 thuộc lớp
LAW349_241_1_D04 dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thảo Phương đã thành công làm rõ Những nội dung cơ bản của Luật Hành chính Việt Nam Hệ thống được các bộ phận cấu thành nên ngành luật này bao gồm: Những vấn đề chung của Luật Hành chính Việt Nam, Chủ thể quản lý hành chính Nhà Nước, Thủ tục Hành chính, Quyết định Hành chính và Xử lý vi phạm Hành chính Cùng với đó, những người thực hiện bài nghiên cứu cũng đã có được cơ hội hiểu thêm về nhiều khía cạnh, nhiều mảng khác nhau về ngành luật này nói riêng và bộ môn Pháp luật Đại cương