1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích, chứng minh làm sáng tỏ luận Điểm sau Đây của chủ tịch hồ chí minh

35 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích, chứng minh làm sáng tỏ luận điểm sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người."
Tác giả Trần Thủy Hằng, Nguyễn Thanh Ngôn, Phương Minh Anh, Lờ Thị Thanh Hằng, Huỳnh Thị Kim Liền, Lờ Thị Huỳnh Như, Hoàng Lờ Phương Uyên, Tran Thi Kim Han
Người hướng dẫn Cụ Đỗnh Thị Điều
Trường học Đại học
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,22 MB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tầm nhìn sâu rộng và lòng yêu nước nhiệt thành, đã khẳng định: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ich trăm năm phải trồng người." Câu nói ngắn gọn mà t

Trang 1

Tên đề tài:

BAO CAO TONG KET

trung giai quyết những vấn đề gi hiện nay?

Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân (ích, chứng minh làm sáng tỏ

luận điểm sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vi loi ich mười năm phải

trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người.", Với tư cách là người chủ

tương lai của đất nước, khi đang ngồi trên giảng đường đại học, anh (chị)

phải làm gì để đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong thời gian tới Để

nang cao chat lugng dao tao theo anh (chi) nganh giao duc dao tao can tap

Giảng viên hướng dẫn: Cô Đình Thị Điều

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

1 Trần Thúy Hằng K235022168 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thanh Ngân K235011972 Tham gia

3 Phương Minh Anh K235022160 Tham gia

4 Lê Thị Thanh Hằng K235011956 Tham gia

5 Huynh Thi Kim Lién K235022182 Tham gia

6 Lé Thi Huynh Nhu K234020169 Tham gia

7 Hoàng Lê Phương Uyên K235022223 Tham gia

8 Tran Thi Kim Han K225011918 Tham gia

Trang 2

TP.HCM, thang 7 nam 2024

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA HOÀN THÀNH BÁO CÁO TỎNG KET HOC KY HE NAM HOC 2023 — 2024

Ty lé hoan thanh nhiém vu:

STT Ho va tén MSSV Tilé % hoan thanh

1 Tran Thúy Hang K235022168 100 %

2 Nguyễn Thanh Ngân K235011972 100 %

3 Phương Minh Anh K235022160 100 %

4 Lê Thị Thanh Hằng K235011956 100 %

5 Huỳnh Thị Kim Liên K235022182 100 %

6 Lê Thị Huỳnh Như K234020169 100 %

7 Hoàng Lê Phương Uyên K235022223 100 %

8 Tran Thi Kim Han K225011918 100 %

Trang 4

1.2.1 Giải thích luận điểm c2 tt HH tre 8

1.2.2 Phân tích ý nghĩa sâu sắc của luận điểm này trong thực tiễn lịch sử 13 1.2.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 2 2 212191211 21811 11812111 2e xee 13 1.2.2.2 Giai đoạn những năm 1945- Í946 2 211211211211 110111110111 111112111 101111 18x, 14

1.2.2.3 Giai đoạn vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam 20 2112121122111 31 1011112151181 1181118 em 15

2 Thực tiễn giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay 16

3.3.1 Đối với bản thân it tt tt HH gu gu ng 27

3.3.2 Đối với gia đình - sc c2 222112121121 1 12121 10g 1 0n rung 28

3.3.3 Đối với xã hội ch HH hà He 28

Trang 5

LOI MO DAU

Trong hanh trinh phat triển của dân tộc, giáo dục luôn được coI là nền tảng vững chắc để xây dựng tương lai Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tầm nhìn sâu rộng và lòng yêu nước nhiệt thành, đã khẳng định: "Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ich trăm năm phải trồng người." Câu nói ngắn gọn mà thấm thía này không chỉ nhắn mạnh tầm quan trong cua việc phát triển nguồn nhân lực, mà còn đặt ra trách nhiệm và

sứ mệnh của mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Giáo dục không chỉ là việc truyền đạt kiến thức, mà còn là việc nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, xây dựng nhân cách và hình thành tư duy sáng tạo Đặc biệt,

trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang biến đổi không ngừng, những yêu cầu về tri

thức, kỹ năng và phẩm chất của con người ngày càng trở nên cao hơn Đề không bị tụt hậu và giữ vững vị thế trên trường quốc tế, Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vả toàn điện vào giao duc

Với tư cách là những người chủ tương lai của đất nước, mỗi sinh viên đang ngồi trên piảng đường đại học cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình Sự phân đấu, học hỏi không ngừng của chúng ta không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân, mà còn đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của đất nước trong thời gian tới Để hiện thực hóa điều đó, còn cần có sự phối hợp của ngành giáo dục và đào tạo không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu ngày cảng cao của xã hội Trên thực tế, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành giáo dục và đào tạo hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và phải đối mặt với những vấn đề thách thức Những van dé nay không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển toàn điện của thế hệ trẻ, đòi hỏi sự đỗổi mới mạnh mẽ và quyết liệt từ mọi cấp, mọi ngành trong hệ thống giáo dục

Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích, chứng minh và làm sáng tỏ luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời thảo luận về những điều mà thế hệ trẻ, đặc

biệt là sinh viên đại học, cần làm để đáp ứng đòi hỏi của đất nước trong tương lai,

đóng góp hiệu quả vảo sự phát triên chung của xã hội Bên cạnh đó, bài viết cũng sẽ nêu lên các vấn đề mà ngành giáo dục và đào tạo cần tập trung giải quyết nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo để tạo ra môi trường học tập thuận lợi, hiện đại, phù hợp với

xu thê toàn câu hóa hiện nay

Trang 6

1 Lý luận về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

1.1 Tư tướng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người

1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người

1.1.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin,

được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở Việt Nam Điều cốt lõi của tư tưởng Hỗ Chí Minh là độc lập dân tộc

gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người Trong đó, vấn dé con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu, xuyên suốt trong toản bộ nội dung tư tưởng của Người Theo Người, con người đóng vai trò trung tâm, là động lực và mục tiêu của mọi hoạt động cách mạng

Thứ nhất, con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

Con người được Hồ Chí Minh xem xét như một chỉnh thể thông nhất về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân -

Thiện - Mỹ, mặc đù “có thế này, thế khác”

Con người được H6 Chi Minh nhìn nhận trong tinh da dang cua no: da dang trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, déng bao, ); da dạng trong tính cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, cũng như năm ngón tay dài, ngắn khác nhau, nhưng đều hợp nhau lại nơi bàn tay; hàng trăm triệu người Việt Nam,

có người thé này thế khác, nhưng đều cùng là nòi giỗng Lạc Hồng bốn nghìn năm Văn Hiến; đa dang trong hoan cảnh xuat than, diéu kién song, làm việc,

Con người trone quan niệm của Hồ Chí Minh có sự thông nhất của hai mặt đối lập: thiện và ác, hay va do, tốt và xấu, hiền và đữ, , bao gồm cả tính neười - mặt xã hội và tính bản năng - mặt sinh học của con người Theo Hồ Chí Minh, con người có tốt, có xấu, nhưng dù tốt hay xấu, văn minh hay dã man đều có tình

Thw hai, con người nhìn nhận dựa vào cụ thể, lịch sử!

Con người được Hỗ Chí Minh dùng khái niệm theo nghĩa rộng trong các

232 66 33c

trường hợp: “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”, “con người”,

“ai”, ; nhưng đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn,

Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp, theo giới

tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão, nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nông dân, trí thức, ), trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản) Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan

1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2021, tr.270, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

? Hỗ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia — Sự thật, 201 1, t.8, trang 99

Trang 7

Thứ ba, con người nhìn nhận qua bản chất con người mang tính xã hội

Con người phải lao động sản xuất để sinh tồn Trong quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật của tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau , xác lập các mối quan hệ giữa người với người Con người là sản phẩm của xã hội, vì trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con người là

sự tổng hợp của các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan hệ: anh, em; họ hàng; bầu bạn; đồng bào; loài người

1.1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người

Con người là vốn quỷ nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Bác Hồ cho rằng “trong bầu trời không øì quý bằng nhân dân, trong thế giới

không øì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Vi vay, bat ké việc øì thì đều

do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều do người làm ra Theo Hồ Chí Minh “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy dân liệu cũng xong” Nhân dân là người sáng tạo ra mọi 1á tri vat chất và tính thần Người tong két ngan gon: dân ta tốt lắm Pham chat tốt đẹp của dân ta từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ ø1an khổ, tù đày, hy sinh đến việc nhường cơm,

sẻ ao, cho che, dum bọc, bảo vệ, nuôi nắng bộ đổi và cán bộ cách mạng

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ mọi thứ, biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ - thứ mà những người tài giỏi, những tô chức lớn, , nphĩ hoài nehĩ mãi không ra Đặc biệt là sự hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc với tính thần quật cường, ý chí quyết tâm và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước nỗng nàn và chí kiên cường của Nhân dân và quân đội ta, chắng những chúng ta có thể thắng lợi mà chúng

ta nhất định thắng lợi

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng Bởi lẽ “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng

nổi”

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc,

phát huy nhân tố con người

Vì sống gan dan, voi dan, gitra long dan, hiểu rõ dân tỉnh, dân tâm, dan ý, Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng như của Đảng và Chính phủ là giải quyết vấn đề độc lập

3 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2021, tr.272, 273, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

* Hỗ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia — Sy that, 2011, t.7, trang 164

Trang 8

dân tộc, tự do cho nhân dân và đồng bao ai cũng phải được ăn no, mặc ấm, ai cũng được học hành

Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc cho thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than, nhưng đấy không phải là sự cảm thông kiểu tôn giáo; ngược lại, Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở

khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người Người làm hết sức để xây dựng,

rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh đề đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Con người luôn là mục tiêu trong điều kiện cụ thể của từng giai doan cach mạng Khi đất nước con nô lệ, lầm than thì mục tiêu tiên quyết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc Sau khi chính quyền về tay dân thì mục tiêu ăn, mặc, ở, di lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn Vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngày: Làm cho dan có ăn Làm cho dân có mặc Làm cho dân có chỗ ở Làm cho dân có học

hành

Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đảng của con người Có thể là lợi ích

lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp

và cá nhân Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo của quần chúng Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có

dân thì có tất cả”

Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ siữa Nhân dân với Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có Nhân dân thì Chính

phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì Nhân dân không có ai dẫn

đường, Đảng lãnh đạo nhưng Nhân dân làm chủ Dân như nước, bộ đội như cá Tin dân, học dân, tôn trọng dân, đựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch Bởi vì, sự nghiệp cách mạng siành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được với sự piác ngộ đầy đủ và lao động sảng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân

Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tô chức, có lãnh đạo Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức Đó là chủ nghĩa cá nhân Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh: thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bao thu, rut ré không dám nói,

không đám làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại là không đám đôi mới và sáng tạo

Trang 9

1.1.2 Tư tưởng Hỗ Chí Minh về xây dựng con người

Xây dựng con người là yêu câu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách

mang

Trên cơ sở khắng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người Người nói đến lợi ích trăm năm và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là

những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản, lâu dải, nhưng cũng rất cấp bách

Nó liên quan đến nhiệm vụ “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” và

“trồng người” - xây dựng con người Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tam quan trọng có tính quyết định của nhân tổ con người, tất cả vì con người, do con nguoi

Con ngwoi phai dat vao vi tri trung tam cua sw phat triển Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đảo tạo theo nghĩa hẹp

“Muon xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cân có những con người xã hội chủ

nghĩa ”.`

Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra Trên

con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì “trước hết cần có những con người xã hội chủ

nehĩa”, điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm sương, lôi cuốn xã hội Công việc này là một quá trình lâu dài, không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, ø1a đỉnh, mỗi cá nhân con ngudi

Mỗi bước xây dựng là một nắc thang xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là mối quan hệ biện chứng ø1ữa “xây dựng chủ nghĩa xã hội” và “con người xã hội chủ nghĩa”

Quan niệm của Hỗ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt găn bó chặt chẽ với nhau Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thông (Việt Nam và phương Đông) Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có

tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên, ); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có long nhân ái, vị tha, độ lượng

Xây dựng con người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

Š Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, 2021, tr.277 - 279, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật

Trang 10

Đề thực hiện chiến lược “trồng người” - xây dựng con người, cần có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Bởi lẽ, giáo dục tốt

sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên Ngược lai, giao duc tồi

sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh niên

Nội dung và phương pháp phải toàn diện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lỗi sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng cho tài năng phát triển Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói với việc làm

Có như vậy mới có thé “hoc lam người”

Xây dựng con người là việc trắm năm, không thé nóng vội một sớm một chiều,

không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó Nhận

thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi

người, trone suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hỗ Chủ tịch khắng định “Việc

học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

1.2 Phân tích và chứng mình luận điểm: "Vì lợi ích mười năm phải trằng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người"

12.1 Giải thích luận điểm

“Vị lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng

người.” Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cap III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958.° Câu nói của Bác có sự tương đồng với điển tích Quản Trọng thời Xuân Thu Quản Trọng là một nhà chính trị và nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, tướng quốc nước Tẻ, giúp vua Hoàn Công, làm nên nghiệp bá cũng từng đưa ra kế sách: “Kế sách cho một năm, lấy việc trồng lúa làm đầu Kế sách cho mười năm, lấy việc trồng cây làm đầu Kế sách cho trọn đời, lay viéc trong người làm đầu Lúa, thì trồng một

”7 Thời xưa kê gat một Cay, thi trồng một gặt mười Người, thì trồng một gat tram

sách của bậc hiền tài đã giúp cho vua chúa làm nên bá nghiệp, còn trong thời nay, câu nói của Bác đã tác động không nhỏ tới con người Việt Nam để cả cộng đồng cùng chung tay đưa đất nước đi lên, ngày càng giàu đẹp hơn, có vị thế vững mạnh hơn trên trường quốc tế

Từ lâu, Bác Hồ luôn có sự quan tâm thường xuyên và sâu sát đến việc trồng cây Trong suy nghĩ của Bác, trồng cây đã trở thành đạo lý, có sức lan tỏa và mang

5 73- 2 1958: Bác Hỗ căn dan chuyện trồng cây — trông người, Bee Quan ds đội npan dan, 2021,

nguoi-671049, truy cập ngày v 13/07/2024

; Pham Trong Chánh, Nghiên cứu lịch sử: Nguyễn Du qua Quản Trọng Tam Quy Đài,

19/05/20, 1/, truy cập ngày 13/07/2024

Trang 11

tính giáo dục mạnh mẽ: “trồng cây - trồng người” Trong suốt chặng đường gian khổ

khó khăn, Người luôn lưu ý tỉm tòi, tạo ra một môi trường cây xanh quanh nơi Người sông, làm việc Ngay khi còn ở trên chiến khu, cuộc sống của Người gắn với tranh,

tre, lá, nứa, cây rừng và thường có mảnh đất đề trồng rau Mùa xuân nim Ky Dau

1969, vào sáng mông một Tết, tuy lúc đó sức đã yếu đi nhiều, nhưng Bác vẫn đến chúc Tết đồng bào Sơn Tây và trồng cây đa lưu niệm ở đổi Vật Lại Ba Vì.Š Tháng 7-

1969, năm trên giường bệnh, Bác còn nhắc nhớ Đảng bộ Nghệ An cần "có kế hoạch trồng cây bảo vệ rừng”” Bác luôn quan tâm đến việc trồng cây trồng rừng bởi rừng đem lại nhiều lợi ích rất thiết thực Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau Đây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và được phẩm, là nguồn gen hoang dai có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi Rừng

có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất Rừng còn cản không cho dong chay qua nhanh, làm cho lù xuất hiện chậm hơn, siảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ sây ra hậu quả vô cùng nặng nẻ cho người dân nhất là khu vực miền Trung Nước thắm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chạy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và là lụt Đây

chính là những lợi ích thiết thực nhất mả trồng cây đem lại và chính là nguyên nhân

tại sao Bác lại quan tâm, lo lắng nhiều đến thế Bác luôn hướng về người dân Việt Nam với tỉnh cảm yêu thương, trân trọng Cả dân tộc Việt Nam đều là con cháu của Bác Bác luôn mong dân tộc Việt Nam được sống ấm no, hạnh phúc và trồng rừng cũng chính là một trong những biện pháp quan trọng nhất để đạt được điều đó

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi mọi người tham gia phong trào trồng

cây gây rừng qua các bai noi, viết, mà còn bằng những hành động, việc làm cụ thể bởi

cứ mỗi độ xuân về, Bác lại tham gia trồng cây Giờ đây, khi được đi dưới những hàng cây rợp bóng mát, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác: “Chúng ta ra sức làm tốt việc xây dựng vườn hoa Chúng ta làm đây là làm cho bản thân, cho con cháu mình” Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng đã trở thành một phong tục đẹp vào những ngày đầu xuân, như vẫn thơ Bác viết:

“Mùa xuân là Tết trồng cây, Làm cho đât nước cảng ngày cảng xuân.”

8 Kim Anh: Bác Hồ với “Tết trồng cây” và quan điểm “trồng người”, https:/bqllang_gov vn/tin-tuc/tin-tong- hop/11799-bac-ho-voi-tet-trong-cay-va- -diem-trong-nguo1., truy cap ngay 13/07/2024

® Trần Nam Chuân, Làm theo lời day của Bác Hỗ: “Mùa xuân là Tết trồng cây làm cho đất nước cảng ngảy cảng

xuan”’, https://hochiminh vn/tin-tuc/lam-theo-loi-day-cua-bac-ho-mua-xuan-la-tet-trong-cay-lam-cho-dat-nuoc-

cang-ngay-cang-xuan-, truy cap ngay 13/07/2024

Trang 12

Bác cũng chỉ rõ: “Chúng tôi đề nghị tô chức một ngày “Tết trồng cây”” Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều Đây cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhang ma tất cả mọi người, từ các cụ phụ lão đến các cháu thiếu nhi đều có thể hăng

hái tham gia”, Cho đến tận ngày Bác ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc

thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người vẫn không quên nhắc đến việc trồng cây: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đổi Ai đến thăm thì trồng một cây làm ký niệm Trồng cây nào phải tốt cây ấy Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong

cảnh và lợi cho nông nghiệp”!" Với Bác Hồ, trồng cây không chỉ là công việc nông

lâm đơn thuần, mà còn có y nghia sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân; đặc biệt là gido duc tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái; lối sống

hòa đồng giữa con người với thiên nhiên của người Việt đã được trao truyền bao thế

hệ Qua đó, ta cũng thây được tầm quan trọng và hiệu qua thiết thực của việc trồng cây, không những xây dựng kinh tế mà còn phát triển văn hóa xã hội, giáo đục đạo

đức lỗi sống của con người

Nhưng trồng rừng không thì chưa đủ Trồng rừng tuy mất nhiều công sức

nhưng trồng người còn khó khăn gian khổ gấp bội “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Để trồng người có nhiều biện pháp, trong đó giáo dục đảo tạo là quan trọng nhất Giáo dục tốt sẽ tạo ra tình thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ Ngược lại siáo dục tối sẽ ảnh hưởng xấu tới thế hệ tương lai của đất nước Giáo đục là

sự nghiệp của quần chúng Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ gitra thay va thay, gitra can b6 cac cap, gitra nha trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó Giáo đục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Người luôn chăm lo đến việc năng cao dân trí, chỗng giặc đốt, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu", Một dân tộc có tri thức chắc chắn không thể là một dân tộc yếu trong tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, quân

sự, ngoại giao và ngược lại Người yêu cầu Đảng cầm quyền phải chăm lo đến năng cao trình độ học vấn cho nhân dân, chăm lo phat triển mọi mặt của dân tộc ta Người thương nói chế độ thực dan đã dùng mọi thủ đoạn neu dân để đầu độc dân tộc ta, để

hủ hóa nhân dân ta bằng những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô Cho nên

19 Hà Đăng, Bác Hỗ với “Tết trỗng cây” và “Tết trồng người”, : -ho-voi-tet- -cay-va- tet-trong-nguoi-post349008 html, truy cập ngày 13/07/2024

" Phan Thé Hai, Tét trong cay va tam phin của Bác Hồ về kinh tế xanh,

tanenhin-cua- bạc-ho-ve-kinh-te-xanh han, truy ¢ cập ngày 13/01/2024

12 GS, TS Nguyễn Thị Doan, “Một đân tộc dat là một dân tộc yếu" - chân lý của thời dai,

https://tulieuvankien dangcongsan.vn/c-mac- -angghen-lenin-ho~ -chi-minh/ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-

1-2520, truy cap ngay 13/07/2024

Trang 13

phai lam sao để dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường, quốc năm châu"

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “trồng người” chính là chăm sóc, rèn luyện, bồi dưỡng, giáo dục, đảo tạo con npười, nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho sự xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bác quan niệm, “trồng người” là một trách nhiệm nặng

nề nhưng rất vẻ vang, là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm, một chiều”, mà tất yếu phải trải qua một quá trình lâu dai, sẵn với các giai đoạn phát triển của cách mạng Khắng định vai trò quyết định của con người trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh đã nói đến “lợi ích trăm năm” của việc đảo tạo, giáo dục con người nhằm thực hiện mục tiêu “xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và piàu mạnh”

“Trồng người” còn là giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn điện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa, chuyên môn kỹ thuật Hồ Chí Minh đề cao vai trò của giáo dục, coi giáo dục là biện pháp cơ bản trong sự nghiệp “trồng người” Bởi con người là vốn quý nhất, nhân tổ quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Như thế có nghĩa là nói rằng con người là yếu tô quan trọng trong việc phát triển đất nước

Do đó, Bác đặc biệt quan trọng việc phát triển giáo dục Ngoài ra, Bác cũng đã từng nói “trone bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng

lực lượng đoàn kết của nhân dân”, Vì vậy, “vô luận điều øì, đều đo người làm ra, và

từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả.” Người cho rằng việc dễ mấy không có

nhân dân cũng không xong Điều đó khẳng định nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng Hơn nữa, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng: phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người Là một nhà cách mạng, cả cuộc đời người hy sinh phan đấu cho lý tưởng nhằm giải phóng con người, xây dựng chế độ

xã hội chủ nghĩa, theo Bác: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người

xã hội chủ nghĩa Con người xã hội chủ nghĩa là con người có tư tưởng chủ nghĩa xã hội” Mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính

đáng của con người Bác cũng cho rằng nội dung cơ bản của giáo dục là phải đảo tạo

ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên” Đây là một tư tưởng then chốt của Người về giáo dục Người luôn đánh g14 cao vai trò của các thây

"3 Ban Thời sự, VTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh: Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dan, https:⁄/vtv.vn/chinh- tr/chu-tich-ho-chi-minh-trong-bau-troi-khong-gi-quy-bang-nhan-dan-202 105 19194643434.htm, truy cập ngày

13/07/2024

14 PGS TS GVCC Tran Thị Minh Tuyết, Từ quan điểm của Hè Chí Minh về tự lực, tự cường đến phát huy nội

Trang 14

giáo, cô giáo đối với xã hội Người nhắn mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở nước ta, mỗi thay giáo, cô giáo phải là chiến sĩ trên mặt trận đó Chú tịch Hồ Chí Minh đặt biệt chú trọng phương châm giáo dục thiết thực cụ thể Người luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục “nhận thức tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quân chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”, Nhận thức tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm

vụ của toàn Đảng, toàn dân vang vọng mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam,

Bac H6 da chia sé suy tu cua minh: “"Vi loi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích

trăm năm phải trồng người"

Bằng những từ ngữ rất mộc mạc lại dễ hiểu, Bác Hồ đã thẻ hiện một tư tưởng rất mới lạ Đó là tư tưởng “trồng cây” đi đôi với quan điểm “trồng người”, thống nhất

cả hình thức và nội dung, thể hiện được nhân sinh quan cách mạng triệt để của Người Bác có cách nói, cách so sánh rất hữu ý Trước hết, nói về cách so sánh, liên tưởng trong câu nói này của Bác Ai cũng biết muốn trồng cây có kết quả thì phải chọn được giống tốt, đất tốt, phải quan tâm chăm sóc, nhưng sự chăm sóc cũng phải đúng cách và khoa học, thì cây mới sinh trưởng tốt được Việc trồng người cũng như vậy; nó là cả một quá trình và liên quan đến nhiều yêu tô như môi trường, phương pháp giáo dục v.v Lấy một cái cu thé (trồng cây) dé nói về một khái niệm trừu tượng (trồng người), Bác đã giúp cho người nghe hình dung một cách dễ hiểu hơn rất nhiều lần một bài giảng dài dòng về ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng v.v của sự nghiệp giáo dục thé

hệ trẻ Trồng cây hay trồng người cũng đều là "trồng" cả Nhưng nếu trồng cây là vỉ lợi ích “mười năm”, thì trồng người lại là vì lợi ích “trăm năm” Sự khác biệt ở đây là

sự khác biệt về chất; trồng cây là vì lợi ích trước mắt, trồng người là vì lợi ích lâu dài

Và như vậy, nó đòi hỏi sự bên bỉ hơn, tốn nhiều công sức hơn; đồng thời cái mà người

ta thu hoạch được từ công việc trồng người không phải là ngày một, ngày hai, mà gắn liền với sự tồn vong, phát triển của cả một dân tộc, qua nhiều thế hệ Nói cách khác, giáo dục thế hệ trẻ theo tư tưởng của Hồ Chủ tịch là vun trồng, chăm sóc, bồi dưỡng, đảo tạo cho đời sau những con người, lớp người khoẻ khoắn, cả về thé chat va tinh thần Cũng như người nông dân trồng cây vậy, là để có những cây, những rừng tươi tốt cần phải chăm sóc tỉ mỉ trong thời gian dài Điều này có nghĩa là việc “Trồng người” là công việc trăm năm, không thể nóng vội một sớm một chiều, không phải một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục Trong tư tưởng

15 PGS.TS Phạm Văn Linh, Những điểm mới trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về giáo đục và đảo tạo,

ng-van-kien-dai-hoi-xi1i-cua- -ve-giao-duc-va-dao-tao-3742, truy cap ngay 13/07/2024

Trang 15

của Người, tat ca là vì “con người” Đối với giáo dục thế hệ trẻ, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vĩnh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” Tư tưởng giáo dục ấy không chỉ bó hẹp trong việc e1áo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động và thiết thực, nhằm đảo tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ và thâm mỹ Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tỉnh thần quý báu của dân tộc ta, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, định hướng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam hôm nay và mãi đến mai sau

1.2.2 Phân tích ÿ nghĩa sâu sốc của luận điểm nay trong thực tiên lịch sử

1.2.2.1 Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8

Ngay sau khi tiếp cận được với chủ nghĩa Mác Lênin và tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, một trong những công việc đầu tiên Người làm là mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) Phần lớn học viên đều là những thanh niên, trí thức, học sinh Việt Nam yêu nước Họ được học về phong trào

vô sản, học về chủ nghĩa Mác LênIn, được giao dục về đạo đức và rèn luyện phẩm chất, được trang bị những lý luận cần thiết về phương pháp cách mạng Một số người

ưu tú được gửi sang học tại lrường Đại học Đông Phương ở Matxcơva (Liên Xô)

hoặc trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) '° Không dừng lại ở đó, Nguyễn Ái

Quốc còn ra sức giác ngộ tư tưởng cho một số thanh niên tiến bộ trong Tâm tâm xã,

lập ra Cộng sản (2/1925) trong đó có Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Trương Văn

Lĩnh, Đây được xem như là bước chuẩn bị đầu tiên và nền tảng nhất cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Vào cuối năm 1928, nhằm thực hiện chủ trương “vô sản hóa” các hội viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã vào các nhà máy,

xí nghiệp, đồn điền đề sinh hoạt và làm việc công nhân Trong quá trình này, họ ra sức

tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao nhận thức cho giai cấp công nhân Đây chính một một trong những yếu tố then chốt giúp đây nhanh quá trình phát triển của

phong trào công nhân cả nước

Có thể thấy, ngay từ sớm Nguyễn Ái Quốc đã ý thức được tầm quan trọng của việc đảo tạo con người, cụ thể là con người cách mạng Người biết được rằng đây chính là tương lai của Tổ quốc, là những tia lửa đầu trong ngọn đuốc soi sáng cho con đường giải phóng dân tộc Ngay từ năm 1925, khi còn đang bôn ba nơi hải ngoại, Hồ

Chí Minh khi đó là Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại,

? Sách giáo khoa Lịch sử 12, 2019, tr.83, Nxb Giáo dục và đào tạo Việt Nam

Trang 16

Nguoi sé chét mat, néu nhu dam thanh nién gia céi cla nguoi khéng sém héi sinh””

Nhờ vào tư tưởng “trồng người” đúng đắn, một số lượng đông đảo các thanh niên yêu nước đã siác noộ con đường cách mạng, ngày một trở thành lực lượng quan trọng đưa nước ta đến gần hơn với ngày độc lập tự do Những nên tảng con người được Nguyễn

Ái Quốc chú trọng phát triển lúc bấy giờ không chỉ là bộ phận thanh niên, trí thức mà còn là thức tỉnh ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam, hướng họ đến với ánh sáng của

cách mạng vô sản Như theo nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Từ ấy trong tôi bừng nắng

hạ/Mặt trời chân lý chói qua tim” trong bài thơ “Từ ấy” đã cho thấy tác động to lớn của việc đào tạo nên những lớp thế hệ con người cách mạng

1.2.2.2 Giai đoạn những năm 1945-1946

Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngay khi ra đời đã đối diện trước muôn vàn khó khăn Chính quyền cách mạng của ta còn non trẻ, chưa nước nảo công nhận

và thiết lập quan hệ ngoại giao Các lĩnh vực đời sống như kinh tế, tài chính, văn hóa đều bị ảnh hưởng tiêu cực do ách thông trị hơn §0 năm của thực dân Pháp Tình hình nước ta bấy giờ cực kỳ khó khăn, đối mặt với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Đảng

và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định sáu nhiệm vụ cấp bách thời bấy gid, trong do thi

“diệt piặc dốt” được xếp hàng thứ hai

Ngay sau đó là một loạt sắc lệnh từ Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến lĩnh vực giáo dục như Ngày 8-9-1945, Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 17-SL, thành lập Nha

bình dân học vụ; Sắc lệnh số 19-SL, qui định hạn trong 6 tháng, lang nao, thi tran nào cũng phải có lớp học, ít nhất là 30 người theo học; Sắc lệnh số 20/SL, ban bố việc học chữ quốc ngữ là "bắt buộc và không mất tiền" hạn một năm tất cả mọi người Việt

Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.'8 Bên cạnh đó, việc mở

thêm nhiều trường học, đặc biệt là trường đại học cũng được Đảng hết sức quan tâm Ngày 15/9/1945, nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đề sánh vai với các cường quốc

năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”'° để

lần nữa khắng định tầm quan trọng của sự nghiệp “trồng người” Có thể thấy, dù trong tình hình khó khăn bao vây, thủ trong giặc ngoài nhưng vấn đề giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước

17T§ Văn Thị Thanh Mai, 2012, “Trồng cây” và “trồng người” theo lời Bác Hỗ đặn, https:/Auyengiao.vn/trong-

-dan- , truy cập lần cuối 10/7/2024

8 PGS TS Ngô Đăng Tri, n d Giáo dục Việt Nam thời kỳ 1945 — 1954: Diễn trình, thành tựu và kinh nghiệm,

https.//vnu.edu vũ/home/2C1635/N4193/GIao- duc-Viet-Nam- thoi-ky-1945-%E2%80°%93-1954:-Dien-trinh,-

thanb-tuu-va-kinb-nghiem btm, truy cập lần cudi 10/7/2024

1® Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 201 1

Trang 17

Chính nhờ vào những chính sách ay, hơn 2,5 triệu người dân đã được xóa mu chữ, hệ thống gido dục Việt Nam được xây dựng tương đối hoàn thiện với các bậc học

từ bậc học cưỡng bách đến bậc học đại học Chương trình giảng dạy cũng được thay đổi, xóa bỏ đi hình thức học “nhồi sọ” của chế độ cũ, bộ sách giáo khoa mới được xuất bản củng với nội dung và phương pháp giáo dục mang bản sắc, tĩnh than dân tộc Đây cũng chính là những nền tảng quan trọng cho ngảnh giáo dục Việt Nam về sau

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, thế nên việc

nâng cao dân trí đã tạo nên nguồn sức mạnh vô hình cho cả dân tộc để đối đầu với các thế lực thù địch Khi mà nhận thức và trình độ học vấn được cải thiện, các tệ nạn xã hội và tàn dư của chế độ thực dân theo đó bị xóa bỏ và bải trừ, đồng thời đào tạo cho nước nhà một lực lượng mới công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sự Tổ

quốc

1.2.2.3 Giai đoạn vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam

Trong giai đoạn nảy của đất nước, song song với nhiệm vụ thực hiện cách

mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, miền Bắc bắt tay vào xây dựng xã hội chủ

nghia Đây cũng là khoảng thời gian mà Đảng ta vận dụng mạnh mẽ luận điểm “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vi lợi ích trăm năm phải trồng người” của Chủ tịch Hồ

Chí Minh Từ năm 1954-1960, hệ thống giáo dục phố thông theo chương trình 10

năm 3 cấp đã được khẳng định; một số trường đại học đã được thành lập; hơn 1 triệu

người được xóa mù chữ.” Từ năm 1961-1965, hệ thông giáo dục từ phổ thông đến đại

học phát triển nhanh Năm học 1964-1965, miền Bắc có hơn 9000 trường cấp I, II, WI voi tong s6 trén 2,6 triéu hoc sinh Hé dai hoc va trung học chuyên nghiệp có 18

trường, tăng gấp hai lần so với năm học 1960-1961”° Nhà nước ta đã xác định trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa thì giáo đục nắm vai trò hết sức quan trọng và then chốt

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, nhờ vào nỗ lực không ngừng trong việc

“trồng người” mà lớp lớp các thế hệ thanh niên Việt Nam đã trưởng thành với tư tướng cách mạng tiến bộ vả có tính thần yêu nước nồng nàn Họ là những người đã tiên phong trong các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp thống nhất đất nước và xây dựng đất nước ngày cảng giàu mạnh Một

số những tên tuổi nỗi bật được sản sinh nhờ vào sự nghiệp “trồng người” giai đoạn

nảy có thể kế đến như thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà thơ Nguyễn Đỉnh Thi, hoa si

Trần Văn Cân Vậy nên có thể thấy rằng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều

có nên tảng từ việc giáo đục và đảo tạo nên những con người toàn diện và tài năng cả

?° Sách giáo khoa Lịch sử 12, 2019, tr.161,167 Nxb Giáo dục và đào tạo Việt Nam

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w