1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài lý thuyết và thực hành viết câu trong tiếng việt

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Và Thực Hành Viết Câu Trong Tiếng Việt
Tác giả Mã Hoài Tâm
Người hướng dẫn GVHD: Trần Long
Trường học Trường Đại Học Văn Hoá Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tiếng Việt
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về quy định ngữ pháp trong câu, qua đó trau dồi vốn kiến thức và vận dụng vào các đề tài nghiên cứu sau của mình, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Lý th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN THỨC CƠ BẢN

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

TÊN ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH VIẾT CÂU TRONG

TIẾNG VIỆT.

Người thực hiện: Mã Hoài Tâm Lớp: TTVH 10.2

MSSV: D21VH097

GVHD: Trần Long

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1, năm 2022

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

NỘI DUNG CHÍNH

1 LÝ THUYẾT VIẾT CÂU ĐỘC LẬP.

1.1 Câu đơn.

1.2 Câu đặc biệt.

1.3 Câu ghép.

2 LÝ THUYẾT VIẾT CÂU LIÊN KẾT.

2.1 Các loại câu liên kết (trong đoạn và trong văn bản) 2.2 Phép liên kết câu

3 THỰC HÀNH VIẾT CÂU LIÊN KẾT.

3.1 Viết câu theo liên kết tiếp giáp.

3.2 Viết câu theo liên kết bắc cầu.

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, điều đáng tự hào của nhân dân ta không chỉ là giành được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ mà còn sáng tạo và gìn giữ được tiếng Việt trong bối cảnh khắc nghiệt ấy Tiếng Việt chính là thứ của cải vô cùng quan trọng và quý báu của dân tộc Nó được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng Qua thời gian, tiếng Việt trở thành hồn cốt của dân tộc, nó có sức sống bền bỉ trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam

Tiếng Việt càng quý báu và quan trọng, người Việt ta càng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ nó Mỗi người cần ý thức được việc gìn giữ tiếng Việt phải dựa trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ theo quy định về sử dụng tiếng Việt mà Nhà nước ban hành Một trong số đó có quy định viết câu trong tiếng Việt

Câu là đơn vị trực tiếp cấu tạo nên đoạn và văn bản Để viết được một đoạn văn, văn bản hoàn chỉnh trước hết phải đảm được yêu cầu về viết câu trong văn bản Trong đó, yêu cầu về cấu tạo ngữ pháp là một trong những yêu cầu quan trọng nhất

Nhằm nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn về quy định ngữ pháp trong câu, qua đó trau dồi vốn kiến thức và vận dụng vào các đề tài nghiên cứu sau của

mình, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “ Lý thuyết và thực hành viết câu trong Tiếng Việt”

- Đối tượng nghiên cứu: Câu độc lập, câu liên kết trong đoạn và văn

bản

- Mục đích nghiên cứu:

+ Tìm hiểu lý thuyết về mô hình các loại câu độc lập

+ Tìm hiểu lý thuyết và các loại câu liên kết, các phép liên kết câu

Trang 5

1 LÝ THUYẾT VIẾT CÂU ĐỘC LẬP

Câu độc lập là câu được thành lập chỉ có một, không có mối quan hệ với câu nào khác, tự thân nó thể hiện một nội dung thông báo trọn vẹn Xét từ cấu trúc ngữ pháp, có ba loại câu độc lập, bao gồm: câu đơn, câu ghép và câu đặc biệt

1.1 Câu đơn.

Là câu chỉ có một nòng cốt C - V Câu đơn gồm hai kiểu: kiểu nòng cốt nguyên và kiểu nòng cốt bao hàm

Kiểu nòng cốt nguyên Kiểu nòng cốt bao hàm

C - Vđ (vị từ đặc trưng) - (B)

C - Vq (vị từ quan hệ) - (B)

C (BH) - V

C - V (BH)

C (BH) - V (BH) Lưu ý: Cần phân biệt rõ cụm danh từ trung tâm + định ngữ làm chủ ngữ với câu cụm C - V bị bao hàm:

Trường hợp cụm danh từ (có cấu tạo: từ trung tâm + định ngữ) làm chủ ngữ:

Ví dụ: - Cô bé đang chơi ngoài sân là em gái tôi.

- Tôi ở trong nhà nhìn ra con mèo ở ngoài sân.

C (TT - ĐN ) V (TT- ĐN )

Ở đây không thể xem “Cô bé đang chơi ngoài sân” và “Tôi ở trong nhà” có kết cấu C- V vì khi tách ra khỏi câu thì chúng không thể hiện một nội dung trọn vẹn

Trường hợp cụm C – V bị bao hàm:

Ví dụ: - Tôi thấy con mèo đang bắt chuội.

C - V (C - V)

- Lớp mất trật tự làm cô giáo thấy khó chịu.

C (C - V ) V (C - V )

Trang 6

1.2 Câu đặc biệt.

Là loại câu có nòng cốt là một từ, cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng

lập Loại câu này không có cơ sở để phân tích theo kết cấu chủ - vị Dựa vào nội dung biểu đạt và mục đích sử dụng của câu, có thể phân câu đặc biệt thành các kiểu sau:

- Câu gọi đáp: - Lan ơi!

- Ơi!

- Câu cảm thán: - Kinh khủng quá!

- Không thể tin nổi!

- Câu mô phỏng âm thanh: Đùng!

- Câu tồn tại (cấu trúc đặc thù trong tiếng Việt) có các động từ: có, xuất hiện, mọc, hình thành,…

Lưu ý:

- Phân biệt câu đặc biệt ở vị thế độc lập và câu loại 3 trong văn bản Câu loại 3 trong văn bản có các loại như:

+ Câu đặt đầu đề văn bản : Tắt đèn, Chiếc thuyền ngoài

xa,

+ Câu có ý thông báo về thời gian, không gian, sự việc:

Ví dụ: Những buổi trưa hè nắng to Ngoài vườn cây cối rũ rượi (Tô

Hoài)

Trời tối lắm Mị vẫn băng đi Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.

Đám than đã vạc hẳn lửa Mị không thổi cũng không đứng lên Mị nhớ lại đời mình

(Tô Hoài) Những câu loại 3 này thường đứng ở vị trí đầu văn bản hoặc đầu đoạn Không thể xem chúng là loại câu đặc biệt vì khi tách ra khỏi đoạn (hoặc văn bản) chúng không thể hiện một thông báo trọn vẹn

Trang 7

- Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn (câu tỉnh lược) nằm trong văn bản:

+ Câu đặc biệt và câu tỉnh lược thành phần có hình thức giống nhau: được tạo thành bởi một từ, một cụm từ chính phụ hay một cụm từ đẳng lập Tuy nhiên, hai kiểu câu này khác hẳn nhau về bản chất Câu đặc biệt

là câu một thành phần, không chia thành chủ ngữ hay vị ngữ, đã có cấu tạo hoàn chỉnh, vì vậy không cần thêm từ nào vào câu

+ Câu tỉnh lược thành phần là câu đơn hai thành phần có một hoặc một số thành phần câu vắng mặt do ngữ cảnh hoặc tình huống nói năng cho phép Có thể khôi phục thành phần câu bị tỉnh lược để có câu đơn bình thường đầy đủ thành phần

+ Câu tỉnh lược phải trực thuộc nghĩa với câu trước mới diễn đạt rõ nghĩa Câu đặc biết có tính độc lập tương đối, tự nó có giá trị thông báo

Ví dụ: Câu đặc biệt:

Máy bay!

Một buổi sáng mùa hè.

Câu tỉnh lược:

Trung thu này chú không cố gì gửi tặng cháu (Chú) Chỉ gửi tặng các cháu nhiều cái hôn

Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười (cũng ngừng).

1.3 Câu ghép.

Là loại câu có từ hai cụm C - V trở lên, nội dung mỗi cụm C - V có

tính độc lập tương đối Khi cần người ta có thể tách chúng thành những câu đơn

- Câu ghép lỏng: Câu có hai cụm C - V trở lên, nội dung của mỗi

cụm C - V tương đối độc lập Có thể tách chúng ra thành những câu đơn nếu cần

Ví dụ : Mẹ em là giáo viên, bố em là bác sĩ.

Trang 8

Lưu ý: Trường hợp hai cụm C - V có cùng một vị từ thì có thể lược

bớt vị từ ở cụm C - V đứng sau

- Câu ghép chặt: Câu có hai cụm C - V trở lên, các cụm C - V được

liên kết chặt chẽ bằng những cặp quan hệ từ như: Vì…nên, do…nên, tuy… nhưng,…

Ví dụ: Vì đi đường xa nên chúng tôi rất mệt.

Tuy đường xa nhưng chúng tôi vẫn đến đúng giờ.

Lưu ý: Trường hợp khi chỉ nói về một chủ thể thì có thể lược bớt

chủ thể trong cụm C - V ở vế phụ

Ví dụ: Dù Nam bị ốm, nhưng Nam vẫn đi học.

Dù bị ốm, nhưng Nam vẫn đi học.

Những nội dung trên trình bày về câu ghép nguyên Ứng với kiểu câu ghép nguyên là kiểu câu ghép bao hàm Kiểu câu ghép nguyên và kiểu câu ghép bao hàm được trình bày dưới dạng mô hình như sau:

Hình thức ghép

Kiểu câu ghép

Ghép nòng cốt nguyên Ghép nòng cốt bao hàm

Ghép lỏng C- V, C- V (X) C (BH) - V (Y) C - V Ghép chặt X C - V Y C- V (X) C - V(BH) (Y) C - V

(X) C - V (Y) C (BH) - V

… Trong khi viết, muốn kiểm tra câu có kiểu dạng câu ghép chúng ta có thể sử dụng các mô hình trên (Về lí thuyết chúng ta có ít nhất 16 kiểu dạng câu ghép nòng cốt bao hàm)

Ví dụ: - Vì đây là một bài tập khó, cả lớp đều không biết làm nên cô giáo phải

giảng bài thêm một lần nữa cho chúng tôi hiểu

Câu trên thuộc loại câu ghép, hình thức ghép chặt, kiểu nòng cốt

bao hàm

Mô hình: C (C - V) - V (C - V) C - V (C - V).X Y

Trang 9

Ví dụ: Mặt trời lặn, màn đêm buông xuống làm hiện rõ những ngôi sao trên

bầu trời.

Câu trên thuộc loại câu ghép, hình thức ghép lỏng, kiểu nòng cốt bao hàm

Mô hình: C - V , C (C-V) - V

2 LÝ THUYẾT VIẾT CÂU LIÊN KẾT

Câu liên kết là câu có liên kết với ít nhất một câu khác bằng các phép liên kết

2.1 Các loại câu liên kết (trong đoạn và trong văn bản).

Đối với văn nói, tập hợp chuỗi lời thể hiện rõ chủ đề, chủ đích được gọi là ngôn bản Những đơn vị trực tiếp cấu tạo nên ngôn bản được gọi là phát ngôn

Với văn viết, tập hợp những câu thể hiện rõ chủ đề, chủ đích được gọi là văn bản Những đơn vị trực tiếp cấu tạo nên văn bản được gọi là câu

Trong ngôn bản cũng như trong văn bản, phát ngôn hoặc câu có thể

có cấu trúc ngữ pháp là câu nhưng cũng có khi chúng chưa phải là câu Vì vậy, cách phân loại câu trong văn bản (tức là câu liên kết) được xác định theo những tiêu chí không giống như tiêu chí ngữ pháp thông thường dùng để phân loại và phân tích câu độc lập Câu liên kết được được làm 3 loại:

- Câu loại 1 (câu tự nghĩa): theo ngữ pháp truyền thống, đó là 1 câu

(bất kể câu đơn, câu ghép hay câu đặc biệt) và tự thể hiện một thông báo rõ nghĩa Khi tách nó khỏi văn bản, ta vẫn hiểu nội dung của nó đúng theo tinh thần của văn bản

- Câu loại 2 (câu hợp nghĩa): theo ngữ pháp truyền thống, đó là 1

câu (bất kể câu đơn, câu ghép hay câu đặc biệt) nhưng về nghĩa thì phải liên kết với những câu khác mới thể hiện được một thông báo rõ nghĩa, đúng theo tinh thần của văn bản

Trang 10

- Câu loại 3 (ngữ trực thuộc): theo ngữ pháp truyền thống, đó một

đơn vị dưới câu (hoặc câu đặc biệt) Về nghĩa nó phải liên kết với những câu khác mới thể hiện được một thông báo rõ nghĩa, đúng theo tinh thần của văn bản

Câu loại 3 là loại câu cần lưu ý nhất, bởi lẽ, đây là loại câu khó viết Nếu viết đúng loại câu này thì văn bản có giá trị, nếu viết không đúng thì kết quả sẽ ngược lại Những câu loại 3 thường gặp trong văn bản là: câu đặt đầu

đề văn bản (có cấu tạo dưới bậc câu), câu bị tỉnh lược nòng cốt, câu nhằm giới thiệu không gian, thời gian, tình huống, trạng thái, …

Khi phân tích câu trong văn bản trước hết phải xác định 3 loại câu nêu trên Đồng thời, phải tiến hành song song với việc phân tích nội dung văn bản

2.2 Phép liên kết câu.

Phép liên kết câu có hai hình thức phổ biến: liên kết tiếp giáp và liên

kết bắc cầu

- Liên kết tiếp giáp: nội dung câu sau có quan hệ lôgic với câu

trước

(1) Viết được đã là khó (2) Viết để cho người ta hiểu hết ý nghĩ của mình lại càng khó hơn.

- Liên kết bắc cầu: nội dung câu sau có quan hệ cách quãng với câu trước

(1) Mặt trời lên cao (2) Đường chuyển sang đoạn có nhiều dốc (3) Ông Tư khom người, bước từng bước một, mồ hôi nhễ nhại.

Câu trước là câu chủ Câu sau là câu kết nối Yếu tố liên kết là kết tố.

Các phép liên kết câu gồm:

Phép liên tưởng: Kết tố là những từ ngữ ở câu kết nối được suy ý từ

các yếu tố ở câu chủ Phép liên tưởng được suy ý theo các hướng sau:

Trang 11

Liên tưởng bao hàm: kết tố có quan hệ riêng – chung (hoặc chung -riêng), bộ phận – toàn thể (hoặc toàn thể – bộ phận)

Liên tưởng nhân quả: Kết tố có quan hệ nhân quả (hoặc quả -nhân)

- Liên tưởng đồng loại: Kết tố có quan hệ đồng chủng loại, cùng tầng lớp

- Liên tưởng định vị: Kết tố có quan hệ giữa vị trí và đối tượng được nói đến

- Liên tưởng định chức: Kết tố có mối quan hệ về chức năng, nhiệm

vụ đảm nhiệm

- Liên tưởng định lượng: Kết tố có mối quan hệ về số lượng nói chung.Sự liên tưởng gộp các đối tượng vào từ chỉ toàn thể tạo ra hình thức của phép thế

Phép thế: Kết tố là những từ ngữ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa có khả

năng thay thế cho nhau Phép thế gồm có:

- Thế đồng nghĩa: Kết tố là những từ đồng nghĩa Hiện tượng đồng nghĩa có thể là: đồng nghĩa từ điển hoặc đồng nghĩa lâm thời

- Thế đại từ: Kết tố ở câu kết nối là một đại từ Đại từ thay thế gồm: Đại từ nhân xưng: anh ấy, cô ấy,

Đại từ chỉ định: này, nọ, kia, đó, …

Từ chỉ toàn thể có chức năng thay thế như đại từ: tất cả, hết thảy, cả hai, cả ba,

Phép đối: Kết tố ở câu kết nối có nội dung đối lập với kết tố ở câu

chủ Phép đối có những hình thức sau:

- Đối bằng từ trái nghĩa: Kết tố là những từ trái nghĩa

- Đối bằng từ phủ định: Kết tố ở câu kết nối là các từ không, chẳng, chưa,

- Đối lâm thời: Kết tố ở câu kết nối lâm thời đối với kết tố ở câu chủ Phép nối: Kết tố là những từ nối có chức năng liên kết các ý tưởng:

và, song, nhưng, tuy nhiên, vì vậy, vả lại, đến, tới,

Trang 12

Phép lặp: Kết tố ở câu kết nối lặp lại các yếu tố ở câu chủ Phép lặp

gồm:

- Lặp ngữ âm: Kết tố là những yếu tố thuộc lĩnh vực ngữ âm

- Lặp từ vựng: gồm lặp từ và lặp cụm từ

- Lặp cấu trúc câu

Phép tỉnh lược: Yếu tố xuất hiện ở câu chủ bị lược bỏ ở câu kết nối.

Có hai hình thức tỉnh lược

- Tỉnh lược mạnh: Yếu tố bị lược bớt thuộc thành phần nòng cốt câu kết nối

- Tỉnh lược yếu: Yếu tố bị lược bớt là thành phần phụ của câu kết nối

3 THỰC HÀNH VIẾT CÂU LIÊN KẾT.

3.1 Viết câu theo liên kết tiếp giáp.

(1)Hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe

cho người hiến máu.(2) Hiến máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch, làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn (3) Đồng thời, giúp kích thích tủy xương tăng sinh máu vì cho máu sẽ gây “sức ép” cho cơ thể sinh máu mới, nhất là hồng cầu để bù cho lượng hồng cầu đã hiến đi

- Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau theo hình thức liên kết tiếp giáp, nội dung câu sau có quan hệ logic với câu trước:

+ Câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép thế: hiến máu - cho máu ( thế đồng nghĩa); bằng phép liên tưởng nhân quả: mang lại lợi ích sức khỏe -loại bỏ được một lượng sắt…(quan hệ quả - nhân)

+ Câu (3) liên kết với câu (2) bằng phép nối: Đồng thời

+ Các câu sau lần lượt bổ nghĩa, giải thích cho câu (1), làm sáng tỏ nội dung của đoạn văn: lợi ích của việc hiến máu đối với sức khỏe

3.2 Thực hành viết câu theo liên kết bắc cầu.

(1)Trời nắng gay gắt (2)Đường phố càng lúc càng tấp nập (3)Tôi

cố luồn lách qua dòng người, mồ hôi nhễ nhại

Trang 13

Câu trước là câu chủ, câu sau là câu kết nối, yếu tố liên kết là kết tố

KẾT LUẬN

Câu chính là thành phần nòng cốt để cấu tạo nên đoạn văn bản Việc

nắm vững lý thuyết, thực hành viết câu là vô cùng cần thiết để có thể viết được văn bản hoàn chỉnh Câu độc lập và câu liên kết đều có những quy tắc riêng về mặt ngữ pháp, sự khác nhau đó được trình bày như sau:

Tiêu chí

Loại

câu

Vị thế Độc lập, không có mối quan

hệ với câu nào khác

Có liên kết (tiếp giáp, bắc cầu) với câu khác

Gọi tên Câu đơn, câu ghép, câu đặc

biệt

Câu loại 1, loại 2, loại 3

Nghĩa của câu Không cần liên hệ, tự thể

hiện một nội dung trọn vẹn

Có thể độc lập (loại 1) Cần liên hệ (loại 2,3) Cấu trúc nòng

cốt

Không có quan hệ từ đứng đầu câu

Có thể có quan hệ từ đứng đầu câu Tuy vậy, cả câu độc lập và câu liên kết đều có cấu trúc ngữ pháp là các cụm C - V (trừ câu đặc biệt), đều nhằm mục đích thể hiện một nội dụng, thông báo

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1,Trần Long, Bài giảng Tiếng Việt thực hành.

2,Nguyễn Thế Lượng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet-552099.html#:~:text=M%E1%BB%97i%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di

%20c%E1%BA%A7n%20%C3%BD%20th%E1%BB%A9c,trong%20s

%C3%A1ng%20c%E1%BB%A7a%20ti%E1%BA%BFng%20Vi%E1%BB

%87t., truy cập ngày 20/04/2022

3,Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

Ngày đăng: 02/12/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w