Thứ nhất, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người dân, bởi lẽ tranh chấp đất đai thường liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu và sử dụng đất của họ, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
Lớp: LAW336_232_1_D01
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8
1 Bùi Phạm Trúc Quỳnh – 030738220165
2 Bùi Hữu Kiên – 030738220082
3 Lê Phạm Thủy Tiên – 030738220201
4 Huỳnh Thị Quyền Trâm – 030738220208
5 Đặng Thị Ngọc Trân – 030738220210
6 Phan Ngô Như Vân – 030738220238
7 Nguyễn Phạm Tú Vy – 030738220246
8 Phan Thị Diệu Vy – 030738220247
Trang 2MỤC LỤC
A Phần mở đầu 4
I Lý do chọn đề tài 4
II Mục tiêu nghiên cứu 5
III Nhiệm vụ nghiên cứu 5
IV Phạm vi nghiên cứu 5
V Phương pháp nghiên cứu 6
B Phần nội dung 6
Chương I Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai 6 1.1 Khái niệm và đặc điểm 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp đất đai 6
a Khái niệm 6
b Đặc điểm 8
1.1.2 Khái niệ và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai m 9
a Khái niệm 9
b Đặc điểm 10
1.2 Vai trò của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 11
1.3 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của một số nư ớc trên thế giới và Việt Nam 12 1.3.1 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của một số nư ớc trên thế giới 12
a Mỹ 12
b Trung Quốc 13
c Hàn quốc 14
1.3.2 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của Việt Nam 16
a Thời kì phong kiến 16
b Thời kì Pháp thuộc (1858 – 1945) 16
c Thời kì chống giặc ngoại xâm (1945 – 1975) 17
d Thời kì sau thống nhất đất nước (1975 – 1986) 18
e Thời kì đổi mới ( từ 1986 đến nay) 18
1.4 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai 21
1.4.1 Nguyên nhân khách quan 21
Trang 31.4.2 Nguyên nhân chủ quan 22
1.5 Nội dung của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 24
1.5.1 Các dạng tranh chấp đất đai 24
a Tranh chấp về quyền sử dụng đất 24
b Tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất 25
c Tranh chấp về mục đích sử dụng đất 25
1.5.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai 26
1.5.3 Trình tự ủ tục giải quyết tranh chấp đất đai th 27
a Các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai 27
b Trình tự giải quyết tranh chấp 27
c Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp xã 28
d Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh 28
e Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường 30
Chương II Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn hiện nay và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật 32
2.1 Tình hình thực tiễn về tranh chấp đất đai 32
2.1.1 Khái quát chung tình tình tranh chấp đất đai trên địa bàn cả nư ớc 32 2.1.2 Thực tiễn về tranh chấp đất đai tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh 33 2.2 Đánh giá thực trạng pháp luật quy định áp dụng trong giải quyết tranh chấp đất đai …… 35
2.2.1 Ưu điểm 35
2.2.2 Hạn chế 37
2.3 Đề xuất và giải pháp hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 41
2.3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai 41 C Phần kết luận 44
Trang 4A Phần mở đầu
I Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay, giải quyết tranh chấp đất đai vẫn còn đang là một chủ đề vừa cần thiết và cấp thiết của xã hội, vì vấn đề về tranh chấp đất đai vẫn luôn xảy ra hằng ngày ở địa phương trên các tỉnh thành tại Việt Nam Nghiên cứu về vấn đề này sẽ góp phần ải quyết được nhiều khúc mắc trong quy định của luật đất đai về các hướng giảgi i quyết tranh chấp đất đai
Đây được xem là nghiên cứu quan trọng vì có nhiều lý do
Thứ nhất, góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi của người dân, bởi lẽ tranh chấp
đất đai thường liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu và sử dụng đất của họ, nghiên cứu này giúp hiểu rõ hơn về tình hình tranh chấp, từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ
Thứ hai, cải thiện hệ ống pháp lý, qua việc nghiên cứu các trường hợp tranh thchấp đất đai cụ ể, có thể phát hiện ra những hạn chế ất cập trong hệ ống pháp luậth , b th t hiện hành Từ đó, đề xuất những điều chỉnh, bổ sung cần thiết để hoàn thiện hệ ống thpháp luật, đảm bảo tính công bằng và minh bạch
Thứ ba, tăng cường quản lý nhà nước, cung cấp thông tin và dữ ệu cần thiết để licác cơ quan quản lý nhà nước có thể điều chỉnh chính sách, quy hoạch và quản lý đất đai một cách hiệu quả hơn
Thứ tư, góp phần làm giảm thiểu xung đột xã hội, tranh chấp đất đai lâu ngày có
thể dẫn đến xung đột giữa các cá nhân, cộng đồng và thậm chí với chính quyền, hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp hợp lý sẽ giúp giảm thiểu các xung đột, giữ gìn trật tự
xã hội
Thứ năm, giúp phát triển kinh tế và xã hội bởi đất đai là tài nguyên quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế khi tranh chấp đất đai kéo dài có thể gây ra sự lãng phí tài nguyên, cản trở các dự án đầu tư và phát triển nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các tranh chấp này sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế và xã hội
Trang 5Thứ sáu, giúp bảo vệ môi trường, nhiều tranh chấp đất đai liên quan đến việc sử
dụng đất không bền vững, gây hại cho môi trường, vì vậy nghiên cứu giúp đưa ra các biện pháp sử dụng đất hợp lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất
Nghiên cứu về tranh chấp đất đai không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn mang lại lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và phát triển bền vững
II Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về ải quyết tranh chấp về đất đai có mục đích làm sáng tỏ những givấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai Từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về ải quyết tranh chấgi p đất đai tại Việt Nam
III Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, tiểu luận này có các nhiệm vụ sau đây:
- Xác định nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp đất đai, phân tích các yếu tố kinh tế, xã hội, pháp lý và lịch sử góp phần gây ra các tranh chấp Điều tra các trường hợp cụ ể để nhận diện các mẫu tranh chấp phổ biến.th
- Đánh giá tác động của tranh chấp đất đai, đánh giá ảnh hưởng của tranh chấp đất đai lên kinh tế, an ninh, xã hội và môi trường Nghiên cứu về tác động của việc tranh chấp lên cuộc sống và sinh kế của người dân
- Đánh giá các giải pháp làm giảm thiểu và giải quyết tranh chấp đất đai, đưa ra các giải pháp pháp lý và hành chính nhằm giảm thiểu và giải quyết tranh chấp đất đai Xây dựng các mô hình giải quyết tranh chấp dựa trên thực tiễn và kinh nghiệm quốc tế
IV Phạm vi nghiên cứu
- Trong luật Đất đai, luật Dân sự, các luật khác có liên quan
- Trong phạm vi toàn quốc nói chung và địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Trang 6V Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các hướng đi và nhiệm vụ khi nghiên cứu, bài luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phân tích văn bản pháp luật: Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai và giải quyết tranh chấp như Luật Đất đai, nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn khác
- Tài liệu học thuật: Đọc và phân tích các nghiên cứu, sách, bài báo khoa học về vấn đề tranh chấp đất đai
- Tổng hợp và thống kê: Sử dụng các báo cáo của cơ quan nhà nước, tổ ức phi chchính phủ và các tổ ức quốc tế về tình hình tranh chấp đất đai.ch
B Phần nội dung
Chương I Cơ sở lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
1.1 Khái niệm và đặc điểm
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp đất đai
a Khái niệm
Trong bối cảnh kinh tế phát triển, tranh chấp đất đai trở thành một vấn đề nổi bật, phản ánh sự phức tạp của quan hệ đất đai Khái niệm về tranh chấp đất đai không chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ dân sự xoay quanh sở hữu tài sản do nhà nước đại diện
mà còn liên quan mật thiết đến các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị Cùng với sự gia tăng của các hoạt động thương mại, tranh chấp đất đai trở thành một thách thức lớn đối với các chính sách và hệ ống pháp luật hiện hành.th
Theo giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội: Tranh chấp đất đai là sự bất
đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ ữa các chủ ể khi gi ththam gia vào quan hệ pháp luật đất đai Các chủ ể tranh chấp đất đai chỉ là chủ ể th thquản lý và sử dụng đất, không có quyền sở hữu đối với đất đai
Theo giáo trình trường Đại học Luật tỉnh Bình Dương: Tranh chấp đất đai là sự
bất đồng, mâu thuẫn giữa các chủ ể sử dụng đất trong việc xác định ai là người có th
Trang 7quyền sử dụng đối với một hoặc những thửa đất nhất định Tranh chấp đất đai có thể bao hàm cả các tranh chấp về địa giới giữa các đơn vị hành chính Dưới góc độ tranh chấp đất đai được quy định theo Luật đất đai cũ thì tranh chấp đất đai là mọi tranh chấp phát sinh trong quan hệ đất đai bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính Quan điểm này được nhiều cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp nhận trong việc giải quyết
Theo Hiến pháp 2013 ghi nhận Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và ống nhất quản lý Cụ th thể, Theo Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013
và Theo Khoản 47 Điều 3 Luật đất đai 2024 quy định: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai" Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai cần phải xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến.Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng không phải là tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Đồng thời, cũng có một số quy định khác liên quan đến nội hàm của khái niệm tranh chấp đất đai như Khoản 14, Điều 22 quy định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là “ ải quyết tranh chấp về đất đai; GiảGi i quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai”; Điều 203 quy định Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Có thể ấy khái niệm tranh chấp đất đai được quy định trong luật đất đai là mộth t khái niệm bao hàm cả tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất, tranh chấp về địa giới hành chính Như vậy, theo nghĩa rộng, tranh chấp đất đai được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng của các bên trong việc xác định quyền quản lý, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đối với đất đai phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực sử dụng và quản lý đất đai Theo nghĩa hẹp, tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp phát sinh giữa các chủ ể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về quyền và thnghĩa vụ trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai Trong thực tế, tranh chấp đất đai cũng được hiểu là sự tranh chấp của mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền quản
lý và sử dụng xung quanh khu đất cụ thể do pháp luật quy định và bảo hộ, vì vậy, khi họ không thể cùng nhau tự giải quyết các tranh chấp sẽ phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Trang 8b Đặc điểm
- Quan hệ đất đai là một dạng đặc biệt của quan hệ dân sự Bên cạnh những đặc điểm chung của một tranh chấp dân sự, tranh chấp đất đai còn mang những đặc điểm đặc trưng riêng khác với các tranh chấp dân sự, tranh ấp lao động, tranh chấp kinh tếch Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước Đất đai có những mục đích sử dụng không giống nhau mà nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất Như thế dẫn đến việc tranh chấp về đất đai sẽ bao gồm các bên khác nhau tham gia vào tranh chấp đó Điều này dẫn đến một điều là tranh chấp đất đai cần phải nhanh chóng,tích cực chủ động giải quyết để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh tình trạng kéo dài, có tổ ức và đông người tham gia.ch
- Ch thủ ể của tranh chấp đất đai là chủ ể có quyền sử dụng và quyền quản lý thđất bao gồm: Cá nhân, hộ gia đình hay tổ ức Quyền sử dụng đất của những chủ ể ch th
kể trên được xác lập dựa vào quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc sự cho phép, công nhận chuyển nhượng của Nhà Nước đối với diện tích đất đang sử dụng Như vậy, chủ thể của tranh chấp đất đai là các cá nhân, tổ ức, hộ gia đình tham gia với tư cách là chngười sử dụng hoặc người quản lý đất Vì thế, tranh chấp chỉ xảy ra khi những chủ ể thcủa tranh chấp đất đai có mâu thuẫn và bị xâm phạm đến quyền lợi về sử dụng và quản
lý đất đai Và các chủ ể có liên quan đến các quyền này mới được đề nghị cơ quan thchức năng giải quyết tranh chấp
- Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền sử dụng và quyền quản lý đất đai Đối tượng mà các chủ ể của tranh chấp hướng tới là quyền được sử dụng và quyềth n quản lý trên 1 diện tích đất cụ ể và chỉ khi đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng th
và quyền quản lý đất đai thì mới có thể gọi là tranh chấp đất đai Nội dung của tranh chấp đất đai rất phức tạp liên quan đến những vấn đề liên quan đến đất đai như diện tích đất, quyền sử dụng, mục đích sử dụng đất và các giao dịch dân sự n quan Trong liêtrường hợp không có tranh chấp giữa các chủ ể liên quan đến thửa đất thì đó là các thquan hệ tranh chấp khác Chẳng hạn, khi có tranh chấp giữa người sử dụng đất và cơ quan có thẩm quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, thì đó được xem là tranh chấp về khiếu kiện hành chính
Trang 9- Nội dung của tranh chấp đất đai rất đa dạng và phức tạp Đất đai được coi là loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế cao và giá trị của nó thường biến động theo nền kinh tế ị th trường Việc quản lý và sử dụng đất đai không chỉ đơn giản là việc khai thác giá trị sử dụng mà nó còn bao gồm cả giá trị sinh lời của đất Khi nội dung quản lý và
sử dụng đất trở nên đa dạng và phức tạp thì những mâu thuẫn và bất đồng xung quanh việc này cũng trở nên căng thẳng và trầm trọng hơn Tranh chấp đất đai phát sinh gây hậu quả xấu về nhiều mặt như: có thể gây mấ ổn định về chính trị, phá vỡ mối quan hệ t
xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phá vỡ ật tự quản lý đất đai, gây đình trtrệ sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích không những của bản thân các bên tranh chấp mà còn gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước và xã hội
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm giải quyết tranh chấp đất đai
a Khái niệm
Theo Giáo trình Luật đất đai của Trường Đại họ c Lu ật Hà Nộ i: Việc giải quyết
tranh chấp đất đai là tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân Trên cơ sở đó phục hồi các quyền lợi hợp pháp cho bên bị xâm phạm đồng thời bắt buộc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do hành vi của họ gây ra
Đất đang có tranh chấp là loại đất mà người sử dụng hợp pháp đang tranh chấp với cá nhân khác hoặc với nhà nước về ệc bồi thường đất, hoặc giữa các bên sử dụng vichung một mảnh đất khi mà có tranh chấp về mục đích và quyền sử dụng, tài sản gắn liền, ranh giới hoặc các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai hoặc nhiều cá nhân chưa xác định đúng được ai là người sử dụng đất hợp pháp Trong quan hệ pháp luật đất đai, việc xem xét và thực thi giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những biện pháp để pháp luật đất đai phát huy vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
Như vậy có thể hiểu rằng, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn của hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai trên cơ sở pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp
Trang 10của các bên, đảm bảo trật tự xã hội và thúc đẩy phát ển kinh tế - xã hội Qua việc giảtri i quyết tranh chấp đất đai, các quan hệ tranh chấp được điều chỉnh sao cho phù hợp với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của cộng đồng và của người sử dụng đất, từ đó tạo ra sự
ổn định trong cộng đồng và đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về đất đai trong cuộc sống hàng ngày Giải quyết tranh chấp đất đai đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, đảm bảo trật tự xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đồng thời, giáo dục ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật cho công dân và ngăn ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra Vì vậy, Nhà nước cần có giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả ải quyết tranh chấp, góp phần xây dựng môi trường pháp lý minh gibạch, công bằng cho các hoạt động sử dụng đất đai trong xã hội
b Đặc điểm
- ải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý nhà nước về đất đai HoạGi t động này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện căn cứ vào các quy định của pháp luật, quan điểm, đường lối của Đảng và thực tiễn sử dụng đất để tìm ra phương thức phù hợp nhằm giải quyết bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp Điều này
có nghĩa là giải quyết tranh chấp đất đai phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết tranh chấp Hơn nữa, giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước có nghĩa là không phải bất cứ cơ quan, công chức nào cũng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà chỉ cơ quan, cá nhân được pháp luật đất đai quy định mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật bắt buộc các bên đương sự phải chấp hành Trong trường hợp họ không chấp hành sẽ bị ỡng chế thi hành.cư
- Đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và có tầm quan trọng trên nhiều phương diện Hơn nữa, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động, xáo trộn qua các thời kỳ lịch sử nên tranh chấp đất đai xảy ra rất phức tạp, thường có đông người tham gia Hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ ống thchính trị, khuyến khích các tổ ức quần chúng ở cơ sở và người dân tham gia Trong chgiải quyết tranh chấp đất đai, Nhà nước coi trọng và đề cao phương thức thương lượng,
Trang 11hòa giải nhằm giải quyế ổn ỏa tranh chấp, duy trì ổn định chính trị – xã hội, đảm bảo t th
sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân
1.2 Vai trò của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai
- Tạo ra sự công bằng và công lý: Pháp luật về đất đai phát triển gắn liền với các
giai đoạn lịch sử phát triển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện tập trung nhất đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cách mạng ruộng đấ ở nướt c
ta Pháp luật về đất đai phát triển và ngày càng hoàn thiện trở thành một hệ ống tương thđối hoàn chỉnh, một bộ phận của hệ ống pháp luật Việt Nam Từ những văn bản đơn thhành hiệu lực chưa cao như: Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định, Thông tư, đã ra đời văn bản luật hình thức cao nhất có hiệu lực cao điều chỉnh các quan hệ đất đai ở nước ta, đó
là Luật Đất đai Từ đó, pháp luật giúp đảm bảo rằng các vụ tranh chấp đất đai được giải quyết một cách công bằng, không phụ thuộc vào quyền lực hay sức ảnh hưởng của riêng
cá nhân
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên: Sự hình thành và phát triển của
hệ ống các văn bản pháp luật về đất đai là một quá trình lâu dài, thể hiệ ở cả hai mặth n t
số ợng và chất lượng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hệ ống pháp lư thluật Việt Nam Hệ ống pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về ải quyết tranh th gichấp đất đai nói riêng đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện nhâm phúc đáp các yêu cầu về ản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ Pháp luật đặt ra các nguyên tắqu c
và quy định để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong các vụ tranh chấp đất đai, đảm bảo các bên tranh chấp được giải quyết tranh chấp một cách công bằng, khách quan, đúng pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp pháp của cá nhân, tổ chức và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ ật tự an ninh xã hộtr i
- Góp phầ ổn định thị n trư ờng bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộ i:
Pháp luật về đất đai giúp ngăn chặn các vấn đề tranh chấp và xung đột liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất đai Khi có môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định tạo niềm tin cho nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, điều này góp phần giữ cho thị trường bất động sản hoạt động một cách trơn tru và không bị ảnh hưởng bởi những tranh chấp pháp lý Một hệ ống pháp luật về đất đai hiệu quả có thể khuyếth n khích đầu tư vào phát triển hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất và
Trang 12dịch vụ công cộng, giải quyết vướng mắc về đất đai cho các dự án giao thông, năng lượng góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội Với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng và sự tham gia của người dân trên tinh thần tuân thủ pháp luật về đất đai, thị trường bất động sản sẽ được phát triển lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.3 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai
và giải quy ết tranh chấp đất đai của một số nư ớc trên thế giới và Việ t Nam
1.3.1 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của một số nư ớc trên thế giới
Về ế độ sở hữu đất đai, Mỹ ực hiện mô hình đa sở hữu đất đai, đồng thờch th i thừa nhận sở hữu đất đai của tư nhân và của Nhà nước Cụ ể, luật đất đai của Mỹ công thnhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai; các quyền này được pháp luật bảo hộ như một quyền cơ bản của công dân Cho đến nay, có thể ấy, việc công nhậth n
và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai có vai trò tích cực trong việc đẩy mạnh đầu tư tư nhân nhằm nâng cao giá trị của đất đai, tạo ra hiệu quả đáng kể trong việc sử dụng đất với phạm vi toàn xã hội Bên cạnh đó, luật đất đai của Mỹ cũng khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền
Trang 13ban hành các quy định về tài chính đất; quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục
vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi Về bản chất, quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với quyền sử dụng đấ ở ệt Nat Vi m
Về trách nhiệm quản lý quy hoạch đối với các cấp địa phương, Chính phủ Mỹ có
sự phân công rõ ràng và cụ thể từng nhóm nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý quy hoạch đối với các cấp chính quyền, từ chính quyền liên bang, chính quyền tiểu bang đến chính quyền địa phương Bên cạnh các cấp chính quyền, quá trình quản lý quy hoạch ở Mỹ còn có sự tham gia tích cực của công chúng, góp phần bảo đảm cho quá trình này diễn
ra một cách dân chủ, tiếp thu đầy đủ mọi ý kiến và đề xuất của các bên liên quan Trên
cơ sở đó, hệ ống pháp luật của Mỹ cũng được kiện toàn Trong thực thi pháp luật về thđất đai, các cấp chính quyền có thể tự thực hiện sửa đổi và điều chỉnh mô hình luật pháp, hành chính và tư pháp trong phạm vi quyền hạn, giúp hạn chế tình trạng phê duyệt chồng chéo và hiệu quả giám sát thấp Về thành phần tổ ức quy hoạch của chính quyền địch a phương, có sự tham gia của các thành viên là công dân ở mọi lĩnh vực trong xã hội, do
đó có thể đưa ra những ý kiến và đề xuất quan trọng, cần thiết về lĩnh vực chính sách và phê duyệt dự án quy hoạch Chính quyền địa phương khởi xướng các quy định về quy hoạch, trước khi có hiệu lực phải thông qua hội nghị cùng cấp xét duyệt, trong quá trình xét duyệt, trưng cầu dân ý Một số tiểu bang cho phép công chúng trực tiếp tham đề xuất trong quá trình lập quy định, có một số ểu bang thì chọn theo cách toàn dân biểu quyếti t quy hoạch Nhờ vậy mà tại quốc gia này, công tác quản lý, quy hoạch đô thị đã trở thành một công cụ góp phần kiểm soát và định hướng phát triển đô thị đạt được mục tiêu đề
ra
b Trung Quốc
Về ế độ sở hữu đất đai, Trung Quốc thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa ch
về đất đai, đó là chế độ sở hữu nhà nước và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động Trong đó, toàn bộ đất đai thành thị thuộc về sở hữu nhà nước; đất nông thôn và ngoại ô thành phố, ngoài đất do pháp luật quy định thuộc về sở hữu nhà nước, còn lại là
sở hữu tập thể Nhà nước giao đất cho tổ ức, cá nhân sử dụng dưới dạng giao quyềch n
sử dụng đất Quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế ấp, ch
Trang 14tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (quy định là từ
40 - 70 năm) Điều kiện để ủ sử dụng đất được phép chuyển nhượng sau khi đượch c giao đất là: nộp đủ ền sử dụng đất cho Nhà nước; đã được cấp giấy chứng nhận quyềti n
sử dụng đất; đã đầu tư vào sử dụng đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là
từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng công trình khi lập hồ sơ xin giao đất) Chủ sử dụng đất nếu không thực hiện đúng các quy định sẽ bị thu hồi đất
Về quy hoạch sử dụng đất, luật pháp Trung Quốc quy định, Nhà nước có quyền
và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính lãnh thổ Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quản lý bằng quy hoạch Quy hoạch tổng thể thành phố là kế hoạch có tính tổng thể, lâu dài, chiến lược và chỉ đạo về phát triển kinh tế và xã hội với các công trình xây dựng của thành phố Đặc biệt, quy hoạch sử dụng đất các cấp được xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc: Phải bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất canh tác; Sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất; Bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế, xã hội và các địa phương; Tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước; Tăng cường kiểm soát vĩ mô của Nhà nước đối với việc sử dụng đất
Theo quy định pháp luật Trung Quốc, tranh chấp về quyền chủ sở hữu hoặc quyền
sử dụng đất sẽ được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên, nếu đàm phán không thành công, sẽ do chính quyền địa phương giải quyết Tranh chấp giữa các đơn vị sẽ được giải quyết bởi chính quyền địa phương ở cấp trên cấp quận, tranh chấp giữa cá nhân hoặc giữa cá nhân và đơn vị sẽ được giải quyế ở cấp thị xã hoặc cấp quận hoặt c cấp cao hơn Nếu các bên liên quan không chấp nhận quyết định của chính quyền địa phương, tranh chấp sẽ được đưa ra tòa án trong vòng 30 ngày sau khi các bên nhận được thông báo về quyết định Tuy nhiên, hiện tại, nhiều người dân không lựa chọn tòa án để giải quyết khiếu kiện về thu hồi đất do mức phí cao và các hạn chế khác
c Hàn quốc
Trang 15Hàn Quốc ghi nhận sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước đối với đất đai Năm
2009, Hàn Quốc cho phép cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đất đai theo các điều ước quốc tế tương hỗ Nhà nước có quyền thu hồi đất cho mục đích quốc phòng -
an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự án xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở
để cho thuê hoặc chuyển nhượng Năm 2013, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc chính thức đưa vào hoạt động Hệ ống thông tin đất đai Hàn Quốc (The Korea thLand Information System - KLIS) với kỳ vọng sẽ minh bạch các thủ tục xử lý đất đai, loại bỏ tình trạng bất công và tham nhũng liên quan đến đất đai
Theo pháp luật Hàn Quốc, Nhà nước có quyền thu hồi đất cho mục đích quốc phòng - an ninh; dự án đường sắt, đường bộ, sân bay, đập thủy điện, thủy lợi; dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, nhà máy điện, viện nghiên cứu; dự án xây dựng trường học, thư viện, bảo tàng; dự án xây dựng nhà, cơ sở hạ tầng trong khu đô thị mới, khu nhà ở để cho thuê hoặc chuyển nhượng Bên cạnh đó, xảy ra tranh chấp có bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được thực hiện bằng tham vấn và Nhà nước cưỡng chế bồi thường nếu như tham vấn thất bại Việc bồi thường thực hiện dựa trên nguyên tắc công bằng Đối với thửa đất được sử dụng thông qua đàm phán hoặc xét xử của tòa án, khoản bồi thường được tính trên mức giá công bằng, có tính tới giá thuê, mục đích và thời gian
sử dụng, giá của những thửa đất tương tự gần đó Đối với những thửa đất đã được định giá, việc định giá phải do chuyên gia tư nhân tính toán Ngoài ra, bồi thường phần lớn được trả bằng tiền mặt Trong một số trường hợp, các chủ sở hữu tài sản bị thu hồi có thể lựa chọn các hình thức khác, như đất thay thế hoặc nhà ở xã hội Đặc biệt, với đất nông nghiệp, việc bồi thường sẽ tính đến quá trình thu hoạch trên phần đất bị thu hồi, bao gồm giá trị và số ợng của số hoa màu thực tế và hoa lợi của chúng Mặt khác, vớlư i đất ở và đất công trình, Hàn Quốc chỉ áp dụng phương thức bồi thường ngang giá Nếu như giá trị tổng thể của cả công trình bị ảm hoặc bị gây thiệt hại do một phần công gitrình bị thu hồi, những thiệt hại đó sẽ cũng được tính vào phần được bồi thường
Trang 161.3.2 Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai của Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở ệt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phản ánh sự Vi , biến đổi về chính trị, kinh tế và xã hội
a Thời kì phong kiến
Từ ế kỷ XV là Luật Hồng Đức (1483), đây là bộ ật phong kiến đầu tiên có th luquy định về quản lý đất đai, có đến 59 điều nói về ộng đất, trong đó tập trung vào việru c bảo vệ ế độ sở hữu tối cao của Nhà nước thông qua thu tô thuế và quản lý ruộng đấch t; bảo vệ nghiêm ngặt chế độ ộng đất công; bảo vệ ế độ sở hữu tư nhân về ộng đấru ch ru t
và tài sản, đặc biệt là sở hữu lớn của quý tộc, địa chủ Nhìn chung, thì những quy định
về đất đai trong Luật Hồng Đức vẫn đang chủ yếu ưu tiên quyền lợi cho vua chúa và quan lại, và đó là những quy định sơ khai về quyền sở hữu và sử dụng đất Đến thế kỷ XIX, triều Nguyễn ban hành Luật Gia Long (1813) để khôi phục và củng cố quyền sở hữu tối cao về ộng đất của Nhà nước, người dân có quyền sử dụng đất đai thông qua ruviệc cày cấy nhưng người dân không có quyền sở hữu đất hoàn toàn Bộ ật Gia Long lucũng đã có những quy định về ải quyết tranh chấp đất đai giữa các cá nhân hoặc cá ginhân với Nhà nước Các tranh chấp này thường được giải quyết thông qua các quan chức địa phương hoặc toà án Từ khi ra đời thì Bộ ật Gia Long đã giải quyết vấn đề sở hữu luruộng đất theo hướng quốc hữu hóa gắn chặt với hạn chế tư hữu đất đai
b Thời kì Pháp thuộc (1858 – 1945)
Sau sự kiện Pháp tấn công vào bán đảo Sơn Trà thuộc địa phận tỉnh Đà Nẵng năm 1858 thì đến năm 1884, với hiệp ước Patonot - mở đầu cho một thời kỳ Pháp thuộc, trong khoảng thời gian xâm chiếm Việt Nam Pháp đã ban hành hai pháp lệnh 1863 và
1891 Về quản lý đất đai, pháp lệnh ra đời nhằm kiểm soát và khai thác nguồn tài nguyên đất đai ở ệt Nam từ đó phục vụ lợi ích cho chính quyền thực dân Đối với Pháp lệnh Vi
1863 có nhiều quyền lợi cho công dân Pháp hoặc những người nước ngoài có liên quan với chính quyền thực dân hay những địa chủ người Việt có thể sở hữu, chiếm hữu và khai thác đất đai tại Việt Nam Những vấn đề liên quan tranh chấp đất đai về phương
Trang 17hướng giải quyết ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người Pháp, đồng thời hạn chế quyền lợi của người dân Việt Nam Đến Pháp lệnh năm 1891, thực dân Pháp tiếp tục mở rộng và chi tiết hóa các quy định về quản lý đất đai như đưa ra các quy định về ải quyết tranh gichấp đất đai, thiết lập các cơ quan và quy trình pháp lý để ải quyết các tranh chấp liên giquan đến quyền sở hữu và sử dụng đất Pháp lệnh 1863 và 1891 đã tác động đến xã hội Việt Nam khi họ bị hạn chế quyền sở hữu đất đai, đa số đất đai thuộc về người Pháp và các địa chủ, những vấn đề liên quan đến tranh chấp cũng ưu tiên bảo vệ người Pháp từ
đó dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến xã hội và kinh tế bao gồm cả sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong quyền sử dụng đất đai, làm dấy lên sự tranh chấp phản kháng của người dân đối với địa chủ, người Pháp và chính quyền thực dân
c Thời kì chống giặc ngoại xâm (1945 – 1975)
Thoát khỏi ngày tháng bị ực dân Pháp đô hộ cụ ể sau thắng lợi của Cách th thmạng Tháng 8, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh năm 1945 để ải quyếgi t những vấn đề cấp bách sau cách mạng trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan đến đất đai giai đoạn mới giành độc lập Sắc lệnh năm 1945 có mục tiêu chính là xoá bỏ các chế độ
và quy định đất đai bất công thời thực dân, đưa đất đai trở về tay người dân, thứ nhất xóa bỏ các đặc quyền đất đai của thực dân và địa chủ lớn và cải cách ruộng đất, quan trọng hơn là sắc lệnh đã thiết lập lại cơ chế ải quyết tranh chấp đất đai trong đó có quy giđịnh cụ ể về cơ chế ải quyết tranh chấp đất đai, đảm bảo rằng các tranh chấp này sẽ th giđược giải quyết một cách công bằng và nhanh chóng Các cơ quan chính quyền địa phương được giao nhiệm vụ ải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.gi
Năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, cũng lần đầu tiên khẳng định rằng đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh và quản lý đất đai, cũng như giải quyết tranh chấp đất đai một cách công bằng, bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và nông dân nói riêng Hiến pháp không quy định chi tiết về cơ chế ải quyếgi t tranh chấp đất đai nhưng nó đã đặt nền móng cho việc thiết lập các cơ quan và quy trình pháp lý cần thiết để ải quyết các tranh chấp đất đai cho Hiến pháp 1959 Mặc dù đấgi t nước vẫn chưa được thống nhất, Việt Nam trong giai đoạn vừa phải xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở ền Bắc và kháng chiến ở ền Nam, cũng trong giai đoạn này Nhà nướmi mi c
Trang 18và Đảng vẫn giữ vững lập trường bảo vệ quyền lợi của nhân dân về vấn đề đất đai, bằng chứng là đã ban hành Luật Cải cách Ruộng đất năm 1953 và Hiến pháp 1959 có những quy định liên quan đến vấn đề trên, Nhà nước tiếp tục cải cách ruộng đất, phân phối lại đất đai cho nông dân nghèo, quốc hữu hóa các tài sản của địa chủ và tư sản
d Thời kì sau thống nhất đất nước (1975 – 1986)
Hiến pháp 1980 được ban hành cũng là lúc nền kinh tế ệt Nam phải đối mặVi t với những thách thức cực kỳ lớn sau giai đoạn chiến tranh rất dài và đất nước phải tự chèo chống với các thách thức này Vào năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc khóa VI đã quyết định Đổi Mới Luật Đất đai đầu tiên ban hành năm 1987 đã đề cập đến những nội dung sau: Về nguyên tắc giải quyết tranh chấp hòa giải tại các cơ sở trước khi đưa ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền Về ẩm quyền giải quyết tranh chấp: Nếu thhòa giải tại cơ sở không thành, các bên tranh chấp có thể gửi đơn đến UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để ải quyết nếu tranh chấp liên quan đến đất đgi ai giữa các cá nhân, hộ gia đình Trong trường hợp phức tạp hơn hoặc không đồng ý với quyết định của UBND cấp huyện, các bên có thể ếp tục gửi đơn đến UBND cấp tỉnh tihoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền Về Trình tự ủ tục giải quyết, luậth t cũng quy định rõ trình tự, thủ tục để ải quyết tranh chấp đất đai, bao gồm việc nộgi p đơn, thẩm tra, xác minh và ra quyết định giải quyết tranh chấp Về quyền khởi kiện ra tòa án các bên tranh chấp có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của UBND cấp có thẩm quyền
e Thời kì đổi mới ( từ 1986 đến nay)
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, Luật đất đai 1987 đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp Trước tình hình đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật đất đai là rất cần thiết nhằm thể ế hóa đường lối, chính sách của Đảng về đất đai, cụ ể hóa các ch thquy định của Hiến pháp năm 1992, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các loại đất, tạo căn cứ pháp lý cho việc giải quyết những tranh chấp về đất đai trong nhân dân, góp phần bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định xã hội Căn cứ vào chương trình xây dựng pháp luật năm 1993, trong văn bản pháp luật đây là lần đầu tiên ghi nhận quyền sử dụng đất đai của cá nhân và tổ ức có giá trị kinh tế, mở ra quyền chuyển nhượng, thừa kế ặng ch , tcho quyền sử dụng đất Về cơ bản, Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục cải tiến và hoàn thiện
Trang 19các quy định về ải quyết tranh chấp đất đai so với Luật Đất đai năm 1987 như sau: Về ginguyên tắc giải quyết vẫn giữ nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải và thỏa thuận Về thẩm quyền giải quyết phân chia cụ thể từng cấp bậc để ải quyếgi t tranh chấp: UBND cấp huyện (quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): Giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố ực thuộc trung ương): Giải quyết tranh chấp đất đai giữa tổ tr chức với tổ ức, giữa tổ ức với hộ gia đình, cá nhân Các cơ quan này sẽ ải quyết tranh ch ch gi
chấp nếu không có sự đồng ý từ các bên tại cấp cơ sở hoặc các tranh chấp có tính ất chphức tạp Về quyền khởi kiện, thêm một điểm mới là tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật Cuối cùng là trình tự và thủ tục giải quyết: đơn thư, thẩm tra, xác minh, tổ ức hòa giải đến ra quyết định giải quyết tranh chchấp và những quyết định giải quyết tranh chấp của UBND cấp có thẩm quyền phải được gửi cho các bên tranh chấp và được công khai
Đến 2003, Nhà nước tiếp tục ban hành Luật Đất đai 2003 để nâng cao tính minh bạch, công khai trong quản lý đất đai, xác lập quyền của người sử dụng đất và quy định
cụ ể về ải quyết tranh chấp đất đai Về quyền khởi kiện ra tòa có thay đổi và bổ th gi sung quy định về ệc nếu có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác viliên quan đến đất đai, các bên có thể ởi kiện trực tiếp ra tòa án mà không cần qua khUBND Luật Đất đai 2003 đã xác định rõ hơn về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình giải quyết
Sau 10 năm thực hiện theo Luật đất đai 2003 thì có những bất cập, không phù hợp, thiếu đồng bộ về hệ ống pháp luật, công tác quản lý, các quy định về khiếu nại, th
tố cáo, tranh chấp chưa được đáp ứng, thị trường bất động sản trong đó có quyền sử dụng đất bộc lộ nhiều yếu điểm, không ổn định, ngoài ra thì thủ tục hành chính về đất đai quá rườm rà… ật Đất đai một lần nữa được ban hành năm 2013 là luật hiện hành Lucủa Việt Nam đến thời điểm bây giờ với mục tiêu tăng cường quản lý nhà nước về đất đai và sau khi ban hành thì so với Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều đã tăng cường bảo vệ quyền lợi của
Trang 20người sử dụng đất, quy định rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, tăng cường quyền tham gia của người dân trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai Luật đất đai 2013 kế ừa giá trị, những quy định còn phù hợp với thực tiễn và sửth a đổi bổ sung để từng bước hoàn thiện hệ ống pháp luật về quản lý đất đai Về phạm vi th
và điều kiện hòa giải vẫn giữ quy định hòa giải tại UBND cấp xã là bước bắt buộc, nhưng bổ sung quy định chi tiết hơn về quá trình hòa giải và lập biên bản hòa giải, làm cho quy trình trở nên minh bạch và có căn cứ pháp lý rõ ràng hơn Về ẩm quyền giảth i quyết tranh chấp giữ nguyên cơ chế ẩm quyền như Luật Đất đai 2003 nhưng bổ th sung
và làm rõ hơn về ệc phân loại tranh chấp đất đai làm rõ hơn khái niệm của 2 dạng vitranh chấp tranh chấp về quyền sử dụng đất: Tranh chấp liên quan đến việc xác định ai
là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất liên quan đến tài sản như nhà cửa, công trình xây dựng trên đất, tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất bao gồm các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế ấp, thuê quyền sử dụng đất Đối với thẩm quyền giải chquyết thì ở UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau Nếu các bên không đồng ý với quyết định của UBND cấp huyện, họ có thể khiếu nại lên UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa
án nhân dân Ở UBND cấp tỉnh sẽ ải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến tổ ức, gi ch
cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nếu không đồng ý với quyết định của UBND cấp tỉnh, các bên có thể ởi kiệkh n tại Tòa án nhân dân Riêng Tòa án nhân dân Luật Đất đai 2013 cho phép các bên lựa chọn việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân mà không cần phải qua bước giải quyết tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh trước Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi muốn đưa vụ ệc ra Tòa án ngay từ đầu Về quyền khởi kiện, đã quy viđịnh chi tiết hơn, rõ ràng hơn về điều kiện để có thể ởi kiện trực tiếp tại tòa án mà khkhông cần qua UBND nếu có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác Quy định này giúp giảm tải cho cơ quan hành chính và đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong giải quyết tranh chấp Tóm lại, Luật Đất đai 2013 đã có những cải tiến quan trọng so với Luật Đất đai 2003 trong việc giải quyết tranh chấp đất đai Các quy định được chi tiết hóa và minh bạch hơn, từ bước hòa giải tại cơ sở đến thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước và thủ tục khởi kiện tại tòa án Điều này nhằm đảm bảo
Trang 21tính công bằng, hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
Đến nay, đã ban hành Luật Đất Đai 2024 và có hiệu lực ngày 01/07/2024, về nguyên tắc hòa giải đã bỏ yêu cầu hòa giải bắt buộc tại UBND cấp xã trong một số trường hợp đối với các tranh chấp liên quan đến giao dịch, thừa kế, chia tài sản chung, việc hòa giải tại UBND cấp xã không còn là điều kiện bắt buộc để ởi kiện tại Tòa án khtại UBND cấp xã nhưng với thời hạn rõ ràng hơn là không quá 30 ngày kể từ khi nhận đơn yêu cầu Mặc dù không bắt buộc tuy nhiên vẫn khuyến khích các bên hòa giải tự nguyện Về ẩm quyền giải quyết tranh chấp giữ nguyên cơ chế nhưng mở rộng thẩth m quyền giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hoạt động thương mại cho Tòa án hoặc Trọng tài thương mại Việt Nam Điều này giúp giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn đối với các tranh chấp phức tạp liên quan đến thương mại Về quy định về ỡng chế cưnếu luật đất đai 2013 quy định các quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp có thẩm quyền phải được tôn trọng và thực hiện thì văn bản pháp luật 2024 quy định
rõ hơn “Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế và
tổ ức thực hiện quyết định cưỡng chế ực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đấch th t đai”
Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ở ệt Nam là một quá trình phức tạp, phản ánh sự thay đổi về Vi
tư tưởng quản lý đất đai qua các thời kỳ lịch sử Qua các giai đoạn, pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi của người
sử dụng đất
1.4 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai
1.4.1 Nguyên nhân khách quan
Đất nước ta trải qua thời gian chiến tranh kéo dài, sự thay đổi về đất đai, sự đổi mới về chính sách kinh tế đã gây xáo trộn lớn về nơi cư trú cùng với những chính sách đất đai khác nhau áp dụng của từng thời kỳ, dẫn đến những biến động lớn về ủ sử chdụng đất Hậu quả là đến hiện tại cơ quan nhà nước vẫn phải đang giải quyết nhiều vụ tranh chấp đất đai với tính chất phức tạp, mức độ gay gắt, và có những tranh chấp rất khó giải quyết Chiến tranh đã làm thay đổi chủ ể sử dụng đất ví dụ như người tham th
Trang 22gia chiến đấu ở chiến trường, người chạy nạn, hay di cư làm ăn lâu ngày trở về với người đang chiếm hữu đất bởi trước đây khi còn lo chiến đấu chống giặc ngoại xâm nội phản
để ữ ớc thì vấn đề đất đai chưa được quản lý bằng văn bản, chiến tranh đã làm xảgi nư y
ra tranh chấp về ranh giới đất đai từ đó gây ra những tranh chấp về ệc trưng thu, trưng vidụng, thu hồi đất xảy ra Về chính sách kinh tế được đổi mới, các chủ trương hợp tác hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các hợp tác xã đã gây ra không ít các tranh chấp về đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn Mặc dù Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Đất đai năm 93 và 03 đã quy định, Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất Nhà nước đã quản lý và giao cho người khác sử dụng nhưng nhiều trường hợp vẫn tranh chấp, khiếu nại đòi lại đất cũ
Diễn biến tranh chấp đất đai càng phức tạp hơn từ khi nước ta chuyển đổi loại hình kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế ị th trường với sự thay đổi cơ chế quản lý trên làm cho đất đai ngày càng trở nên có giá trị đã tác động lớn đến tâm lý của người dân dẫn đến tình trạng tranh chấp, đòi lại nhà, đất mà trước đó đã bán, cho thuê, cho mượn, đã bị tịch thu hoặc giao cho người khác sử dụng hoặc khi thực hiện một số chính sách về đất đai ở các giai đoạn trước đây mà không có các văn bản xác định việc sử dụng đấ ổn định của họ Những tổ ức đó bao chiếm quá nhiều diện t chtích đất nhưng sử dụng lại kém hiệu quả Bên cạnh đó, cùng với nền kinh tế ị th trường
đã trở thành bàn đạp cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành bất động sản trong nền kinh
tế của Việt Nam kéo theo sự tăng trưởng của các ngành nghề khác, thu hút vốn đầu tư của các “ông lớn trong thị trường bất động sản, tạo ra công ăn việc làm cho người dân, ” thúc đẩy nền kinh tế ị của nước ta, tuy nhiên đã để lại hệ quả giá đất leo thang, “sốth t đất” cục bộ - giá đất không đúng với giá trị ực tế, khi mà việc mua đi bán lại trở thành thmột vòng lặp không hồi kết
1.4.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do cơ chế quản lý đất đai chưa chặt chẽ Công tác quản lý đất đai hiện
nay, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đang đứng trước khá nhiều thách thức cần phải vượt qua Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách pháp luật cũng làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn trên thực tế Chưa có hệ ống quảth n
lý điện tử cũng khiến cho vấn đề ải quyết thủ tục còn phức tạp, bộ máy giải quyết cồng gi