1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về Đoàn kết quốc tế vận dụng quan Điểm của người Để giải quyết vấn Đề xung Đột biển Đông hiện nay”

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Tiểu luận môn học LỜI MỞ ĐẦULỜI MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát t

Trang 1

Tiểu luận môn học LỜI MỞ ĐẦU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT



Giáo viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Lợi Lớp: 13DHTQ03

Nhóm thực hiện: 06

Tiểu luận môn học: TƯ TƯỞNG HỒ CHÚ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 2

Tiểu luận môn học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT



Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế Vận dụng

quan điểm của Người để giải quyết vấn đề xung đột Biển Đông hiện nay

Nhóm: 6

hiện

Tỉ lệ hoàn thành

Nguyễn Bùi Hoài Anh Kiệt 2023221907 Làm Word 100%

Nhóm: 06

Trang 3

Tiểu luận môn học

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024

Trang 4

Tiểu luận môn học LỜI MỞ ĐẦU

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về nhữngvấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạocủa chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước ta, kế thừa và phát triểnnhững truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sảntinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, là kim chỉ nam mãi mãi soiđường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, từ thực tiễn đấutranh cách mạng của Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết một triết lý sâu sắc:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Tư

tưởng đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện cả về tư duy lý luận và hoạtđộng thực tiễn; không chỉ trong nội bộ Đảng, trong bộ máy chính quyền, trong phạm

vi dân tộc Việt Nam, mà còn được thể hiện trên bình diện rộng lớn hơn, đó là đoàn kết,hợp tác quốc tế Trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam

và nhân loại, đoàn kết, hợp tác quốc tế là một trong những tư tưởng cốt lõi của Người

Đó là kim chỉ nam, định hướng quan trọng trong quá trình hoạch định, thực hiệnđường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trước đây cũng như hiện nay

Hiện nay Việt Nam ta đã mở cửa, hợp tác, hội nhập và có mối quan hệ thân thiếtvới nhiều nước trên thế giới Đó là do Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng tốt tư tưởngcủa Bác trong công cuộc đối ngoại, đoàn kết và hợp tác quốc tế Tuy nhiên tình hìnhquốc tế thì hết sức phức tạp có ảnh hưởng xấu đến nước ta, phải kể đến là tình hìnhBiển Đông hiện nay, Trung Quốc luôn muốn chiếm Biển Đông cho riêng mình, đặcbiệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của nước ta Chúng ngang nhiên đặt giànkhoan, xây dựng sân bay trái phép trên các hòn đảo của ta, chúng đáh đuổi tàu cá củangư dân ta, chúng tuyên truyền những tư tưởng sai trái về chủ quyền biển đảo của dântộc ta, đặc biệt Trung Quốc đã vẽ nên “đường lưỡi bò” trên bản đồ thế giới hòng muốncho thế giới thấy Biển Đông là của chúng trong khi không hề có một luật pháp hay vănbản quốc tế nào chính thức công nhận Nhưng Trung Quốc vẫn cứ mãi tuyên truyền vềcái tư tưởng sai trái và thối nát ấy từ năm này qua năm khác Điều này ảnh hưởngnghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo của dân tộc ta

Nhận thấy được việc làm của Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm và hoàn toàn sai

trái, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.

Vận dụng quan điểm của Người để giải quyết vấn đề xung đột Biển Đông hiện nay” Nhóm chúng em muốn thông qua những tư tưởng quý báu mà Bác Hồ để lại về

vấn đề đoàn kết quốc tế để vận dụng vào tình hình thực tế hiện nay của nước ta – chủquyền Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đang bị đe doạ Từ

đó nêu ra quan điểm, nhận thức, hành động và trách nhiệm của sinh viên trong việcbảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc

Nhóm: 06

Trang 5

Tiểu luận môn học MỤC LỤC Nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học cùng với việc tìmhiểu thông tin trên Internet và những đánh giá thực tiễn, khách quan của nhóm em đểhoàn thành bài tiểu luận này Song do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và chưa cónhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những sai sót trong quá trình nghiêncứu hoặc những đánh giá chưa chính xác Nhóm em rất hy vọng sẽ nhận được nhữnglời nhận xét, góp ý từ cô để bài tiểu luận này trở nên hoàn chỉnh nhất.

NHÓM CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ!

Trang 6

Tiểu luận môn học MỤC LỤC

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 4

1.1 Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế 4

1.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng 4

1.1.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại 4

1.2 Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức 5

1.2.1 Các lực lượng cần đoàn kết quốc tế 5

1.2.2 Hình thức tổ chức 6

1.3 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 7

1.3.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình 7

1.3.2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường 7

Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY 9

2.1 Khái niệm, tình hình biển đông 9

2.1.1 Khái niệm 9

2.1.2 Tình hình Biển Đông 9

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền biển, đảo 13

2.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo hiện nay 15

Chương 3 LIÊN HỆ BẢN THÂN, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN 20

TỔNG KẾT 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Nhóm: 06

Trang 7

Chương 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ

ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1.1 Sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế

1.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinhthần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cườngdân tộc; sức mạnh của tinh thần đoàn kết; của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất chođộc lập, tự do

Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồngtình ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh củacác trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiếnthắng kẻ thù

Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cáchmạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thành công khi thực hiện đoàn kết chặtchẽ với phong trào cách mạng thế giới

Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn Đó là đoànkết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước tư bản chủ nghĩa nóichung; đoàn kết với nước Nga Xôviết, với Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả cácnước xã hội chủ nghĩa; đoàn kết với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới; đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào

và nhân dân Campuchia đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập tự

do cho mỗi dân tộc

1.1.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại

Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền vớichủ nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế; thựchiện đoàn kết quốc tế không chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sựnghiệp chung của nhân loại tiến bộ

Hồ Chí Minh đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, phá thế đơn

Trang 8

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ độc của cách mạng Việt Nam; củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng cáchmạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến

bộ xã hội

Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vìmục tiêu chung, các Đảng Cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầmcủa chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh, thống nhất các lựclượng cách mạng thế giới Các Đảng Cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáodục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấpcông nhân và nhân dân lao động

Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặtchẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dânthế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại

1.2 Lực lượng đoàn kết quốc tế và hình thức tổ chức 1.2.1 Các lực lượng cần đoàn kết quốc tế

Phong trào cộng sản và công nhân thế giới.

Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảmvững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sảncác nước, đoàn kết giữa các đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từtính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản Chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sựđồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “bốn phương vôsản đều là anh em” mới có thể chống lại được chủ nghĩa tư bản - kẻ thù chung củanhân dân lao động toàn thế giới

Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

Thấy rõ âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, Hồ Chí Minh đã lưu ýQuốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm “làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trướcđến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho mộtliên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánhcủa cách mạng vô sản” Để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cáchmạng vô sản chính quốc, Hồ Chí Minh còn đề nghị Quốc tế Cộng sản, bằng mọi cáchphải “làm cho đội quân tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giaicấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sựhợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng”

Các lực lượng tiến bộ

Hồ Chí Minh tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết với những người yêu chuộnghoà bình, dân chủ, tự do và công lý Người đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở ViệtNam với mục tiêu bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủNhóm: 06

Trang 9

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới

Hồ Chí Minh đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ tạo nên những tiếng nóiủng hộ mạnh mẽ của các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con ngườitrên thế giới đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Viêt Nam Hồ Chí Minh khẳngđịnh: Chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cáchmạng của giai cấp công nhân và của các dân tộc bị áp bức, mà Đảng đã vượt qua đượcmọi khó khăn, đưa giai cấp công nhân và nhân dân ta đến những thắng lợi vẻ vang nhưngày nay

1.2.2 Hình thức tổ chức

Đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc, mộtđòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã đưa raquan điểm về thành lập “Mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa”,chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời kiến nghị Quốc tế Cộng sản cần có giải pháp cụthể để quan điểm này trở thành thực tiễn

Đối với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, Hồ Chí Minh dành sự quan tâmđặc biệt Năm 1941, Đảng quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh, giúp Lào vàCampuchia lập Mặt trận yêu nước Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

và đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc hình thành Mặt trận nhân dân ba nướcĐông Dương

Hồ Chí Minh củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt vớiTrung Quốc; thực hiện đoàn kết với các dân tộc châu Á và châu Phi đấu tranh giànhđộc lập Từ những năm 20 của thế kỷ XX, cùng với việc sáng lập Hội Liên hiệp thuộcđịa tại Pháp, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tạiTrung Quốc Với việc tham gia sáng lập các tổ chức này, Hồ Chí Minh đã góp phầnđặt cơ sở cho sự ra đời của mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam

Những năm đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh tìm mọi cách xâydựng các quan hệ với mặt trận dân chủ và lực lượng đồng minh chống phátxít, nhằmtạo thế cho cách mạng Việt Nam Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bằnghoạt động ngoại giao không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế, tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước xã hội chủnghĩa, của bạn bè quốc tế và nhân loại tiến bộ, hình thành mặt trận nhân dân thế giớiđoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược

Như vậy, tư tưởng đoàn kết vì thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã định hướngcho việc hình thành bốn tầng mặt trận: Mặt trận đại đoàn kết dân tộc; Mặt trận đoànkết Việt - Miên - Lào; Mặt trận nhân dân Á - Phi đoàn kết với Việt Nam; Mặt trậnnhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược Đây là sự phát triểnrực rỡ nhất và thắng lợi to lớn nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Trang 10

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

1.3 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

1.3.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

Muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đếquốc và các lực lượng phản động quốc tế, phải tìm ra được những điểm tương đồng vềmục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến bộ và phong trào cách mạngthế giới Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự tương đồng này nhờ đặt cách mạng Việt Namtrong bối cảnh chung của thời đại, kết hợp lợi ích của cách mạng Việt Nam với tràolưu cách mạng thế giới và nhận thức về nghĩa vụ của Việt Nam đối với sự nghiệpchung của loài nguời tiến bộ

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh giương cao

ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhấttrên nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình

Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh thực hiện nhất quán quan điểm

có tính nguyên tắc: Dân tộc Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ

và quyền tự quyết của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới, đồng thời mong muốncác quốc gia, dân tộc trên thế giới quan hệ hợp tác, hữu nghị với Việt Nam trên cơ sởnhững nguyên tắc đó Chính sách đối ngoại của nước Việt Nam là “làm bạn với tất cảmọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”

Đối với các dân tộc tiến bộ trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ hoà

bình, chống chiến tranh xâm lược, một nền hoà bình thật sự cho tất cả các dân tộc

-“hoà bình trong độc lập tự do”, “một nền hoà bình chân chính xây trên công bình và lýtưởng dân chủ”, chống chiến tranh xâm lược vì các quyền dân tộc cơ bản của các quốcgia Quan điểm hoà bình, lòng thiết tha hoà bình của Hồ Chí Minh có tác dụng cảmhoá, lôi kéo các lực lượng tiến bộ thế giới, hình thành một mặt trận nhân dân thế giớiđoàn kết với Việt Nam chống đế quốc xâm lược, góp phần kết thúc thắng lợi hai cuộckháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

1.3.2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường

Đoàn kết quốc tế là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượngquốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cáchmạng đã đặt ra Để đoàn kết tốt phải có nội lực tốt Nguồn lực ngoại sinh chỉ có thểphát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh Chính vì vậy, trong đấu tranh cáchmạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao khẩu hiệu: “Tự lực cánh sinzh, dựa vào sức mình làchính”, “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” Trong đấutranh giành chính quyền, Người chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.Nhóm: 06

Trang 11

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người chỉ rõ: “Một dân tộc không tự lựccánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.Trong quan hệ quốc tế, Người nhấn mạnh: phải có thực lực, thực lực là cái chiêng,ngoại giao là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn…

Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ

và đúng đắn, “độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi,không có sự can thiệp ở ngoài vào” Trong quan hệ giữa các Đảng thuộc phong tràocộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các Đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập vàbình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”

Trang 12

Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ XUNG

ĐỘT BIỂN ĐÔNG HIỆN NAY

2.1 Khái niệm, tình hình biển đông

2.1 Khái niệm

iển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi

vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng

Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc) hay Mer de

Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa

và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ

Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện

tích khoảng 3.447.000 km² Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan thuộc Biển Đông Đây làbiển lớn thứ tư thế giới sau biển Philippines, biển San Hô và biển Ả Rập Vùng biểnnày và các quần đảo của nó là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc giatrong vùng

2.1.2 Tình hình Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông bao gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển.Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở BiểnĐông, trong đó:

Nhóm: 06

Trang 13

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

+ Quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, TrungQuốc và Đài Loan

+ Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ:Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia nàytuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa

Trung Quốc xây dựng những công trình lớn như khu tổ hợp, đường băng, hệthống ra đa, hải đăng Ngoài Trung Quốc, Đài Loan cũng tham gia xây dựng hải đăng.Hiện tại, ở Quần Đảo Trường Sa thì Việt Nam là nước đang cai quản nhiều thựcthể nhất(trên 30 thực thể địa lý bao gồm các đảo san hô và rạn san hô)

+ Bãi Macclesfield là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc và Đài Loan Trung Quốc mới đây ngang nhiên tuyên bố thành lập 2 quận Tây Sa và Nam Sa

“quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa(Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa)”, có thể hình dung được đường lưỡi bò phipháp đang cố liếm một vệt dài chạy dọc theo Biển Đông Nhưng nhìn vào sự kiệnTrung Quốc tuyên bố ôm trọn cả bãi ngầm Trung Sa (Macclesfield), cái “lưỡi bò”tham lam phi lý đã liếm một vệt xéo trên Biển Đông Đối diện bãi ngầm Macclesfield

là bãi ngầm Scarborough (bãi ngầm Scarborough cách tỉnh Zambalies của Philippines

124 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc lên đến 472 hải lý)

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w