Hồ Chí Minh đã đề ra đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, chính là
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CHỦ ĐỀ 2 “Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tính cần và:
tính kiệm (dựa vào văn bản cần kiệm liêm chính)
Giảng viên hướng dẫn:Th.s Nguyễn Thị Lan Anh MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trang 2Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
Lớp:TH28.22 Danh sách sinh viên
1 2823215694 Tào Tuấn thành Trưởng nhóm
Quan điềm cần kiệm, Tạ sao cần và kiệm đi đôi v nhau
2 2823230502 Vũ Mạnh Cường Thành viên Tại sao lười biếng là kẻ tcủa dân tộc
3 2823240089 Nguyễn Mạnh Tài Thành viên Cùng thảo luận chung, g
ý và ví dụ
4 2823230326 Hoàng Trọng thành Thành viên Cùng thảo luận chung, g
ý và ví dụ
5 2823226525 Vũ Ngọc Tiến Thành viên Cùng thảo luận chung, gý và ví dụ
6 2823211102 Bùi Quang Lâm Thành viên Cùng thảo luận chung, gý và ví dụ
7 2823216669 Nguyễn Đức Hiếu Thành viên Sắp xếp bố cục tổng hợpnội dung và góp ý nội du
8 2823154874 Nguyễn Hoàng Hiệp Thành viên Cùng thảo luận chung, g
ý và ví dụ
9 2823156648 Nguyễn Gia Long Thành viên Mở đầu , quan điểm cầnkiệm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
1.Quan điểm Hồ Chí Minh về Cần và Kiệm 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Phạm vi 4
1.3 Đối tượng 4
1.4 Vai trò 5
1.5 Phương pháp 8
2 Tại sao Cần và Kiệm phải đi liền với nhau 10
3 Hồ Chí Minh nhận định: “Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần, cũng là kẻ địch của dân tộc” 10
3.1 Lười biếng là gì? 10
3.2 Biểu hiện của lười biếng 11
3.4 Lười biếng là kẻ địch dân tộc 11
4 Tấm gương “người giàu” trong thời đại ngày nay nhưng có lối sống cần cù và tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả 12
5.Ý nghĩa của Cần , Kiệm đối với sinh viên 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
MỞ ĐẦU
Trang 4Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà cách mạng, nhà tư tưởng đặc biệt quan tâm đến đạo đức Bằng câu nói“Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, Người đã định nghĩa
về Đảng dưới góc độ đạo đức và văn hóa, coi đạo đức là đặc trưng bản chất hàng đầu của Đảng Mặt khác, thấu hiểu “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển” nên Người rất kiên trì giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên Điều đáng chú ý là trong các phẩm chất đạo đức cần có của người cách mạng thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là những phẩm chất được Người nói đến nhiều nhất Bằng lời nói cũng như hành động, Người không chỉ luận giải sâu sắc về “tứ đức” của người cách mạng mà còn là biểu hiện ngời sáng của những phẩm chất cao quý
đó Chủ trương xây dựng Đảng về phương diện đạo đức do Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra đòi hỏi chúng ta phải thấu hiểu và ra sức thực hành tư tưởng Cần, Kiệm, Liêm, Chính của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
Vì Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi đua ái quốc
Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người
Từ ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nền Dân chủ Cộng hòa, cho đến mấy năm kháng chiến, dân ta nhờ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, mà đánh thắng được giặc lụt, giặc dốt, giặc thực dân và giặc đói
Tuy vậy, đồng bào ta có người đã hiểu rõ, có người chưa hiểu rõ Có người thực hành nhiều, có người thực hành ít Cho nên cần phải giải thích rõ ràng, để mọi người hiểu rõ, mọi người đều thực hành
Trang 5Sau đây chúng em xin phép được trình bày về đề tài: “Tư Tưởng Hồ Chí Minh về tính cần và kiệm cùng với quan điểm về một số vấn đề liên quan
Trang 6NỘI DUNG 1.Quan điểm Hồ Chí Minh về Cần và Kiệm
1.1 Khái niệm
Cần : Tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai n Người Tàu có câu: không có việc gì khó Chỉ e ta không siêng Tục ngữ ta có câu: Nước chảy mãi, đá cũng mòn Kiến tha lâu, cũng đầy tổ Nghĩa là Cẩn thì việc gì,
dù khó khăn mấy, cũng làm được Dao siêng mài thì sắc bén Ruộng siêng làm cỏ thì lúa tốt Điều đó rất dễ hiểu
Kiệm : Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi
1.2 Phạm vi
Đất nước Việt Nam
1.3 Đối tượng
Theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, đối tượng cần có tính cần và kiệm là cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh đã đề ra đức tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng Đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, chính là bắt buộc cán bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm Kiệm tức là tiết kiệm trong mọi hoạt động của mình Nếu cần mà không kiệm thì như thùng không đáy; còn nếu kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm
Trang 71.4 Vai trò
Cần : Siêng học tập thì mau biết, Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến Siêng làm thì nhất định thành công Siêng hoạt động thì có sức khỏe Chữ Cần chẳng những có nghĩa hẹp, như: Tay siêng làm thì hàm siêng nhai Nó lại
có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần Vai cá nhân Người siêng năng thì mau tiến bộ Cả nhà siêng năng thì chắc ẩm no Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh D Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu
Đối với cá nhân
Về chữ Cần, như chúng ta đã biết, dưới bất kì một xã hội nào, một ngành nghề nào con người cũng phải lao động để sống Lao động đã sáng tác
ra chính bản thân con người, sáng tạo ra của cải vật chất, tinh thần và điều kiện tiên quyết cho xã hội phát triển Trong lao động, chữ “Cần” được hiểu là siêng năng, cần cù, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng; là năng suất trong bất kỳ công tác nào Cần còn
là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học Mỗi người lao động - trong đó có lực lượng Công an nhân dân phải nhận thức được lao động là vinh quang, là nghĩa vụ, là thước đo lòng yêu nước gắn bó với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là biểu hiện cụ thể của đạo Đức, phẩm giá con người kiệm để nhằm giúp cho chúng ta hoàn thành nhiệm vụ trong công tác, chiến đấu chống tội phạm Tiết kiệm đối lập với xa hoa, phô trương, lãng phí, làm bừa, làm ẩu, làm hại cơ chế chung Việc tiết kiệm cũng là thái độ ứng
xử của những người biết yêu và biết quý trọng những giá trị của cuộc sống Người liêm khiết phải nắm được pháp luật, tuân theo pháp luật, thi hành chức trách quy định theo đúng bốn chế độ trách nhiệm; phải để lợi ích cá nhân của mình hài hòa trong lợi ích của tập thể; không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn, trách nhiệm nghề nghiệp của mình để mưu đồ lợi ích cá nhân; phải tích cực đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, chống tham ô, hối lộ, trộm cắp,
Trang 8biển thủ tài sản của tập thể; không xâm phạm đến cái kim, sợi chỉ của dân; không làm những điều phi đạo lý, phi pháp; sống trong sạch, xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, với bản chất ưu Việt của chế độ xã hội ta; có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với đơn vị mình và rộng ra là toàn xã hội Con người chính nghĩa là con người không xu nịnh, thẳng thắn, trung thực, dũng cảm nhận rõ khuyết điểm của bản thân, chân thành học hỏi, thật thà đoàn kết, thẳng thắn tự phê bình và phê bình Trong mọi tình huống tác động bản thân mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn kiên định giữ vững lập trường
“Thắng không kiêu, bại không nản”
Muốn giàu có thì mỗi cá nhân, mỗi gia đình cho đến cả nước phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm, kết quả sẽ là những thứ gì cũng sẽ đầy đủ, dư dật Cần tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì Kiệm tức là không lãng phí thì giờ, của cải của mình và của dân Những điều này luôn phải đi liền với nhau và khái quát ở tầm cao là sự chí công vô tư Suy rộng ra, đã là người cán bộ thì làm việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã có khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau Những cán bộ nào không làm được như vậy, sa vào chủ nghĩa cá nhân, chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi ích của tập thể, thấy vật chất muốn hưởng thụ, có công việc không dám xung phong, cán bộ đó ắt đã biến chất Từ sự biến chất ấy sẽ đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, tham ô, lãng phí
Và như vậy, chủ nghĩa cá nhân chính là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù không chỉ của cần, kiệm mà còn là của liêm,chính
Trang 9Đối với dân tộc
Muốn đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh, đồng bào ngày càng sung sướng, hạnh phúc, thì tất cả mọi người đều phải làm việc, lao động chuyên cần có năng suất, hiệu quả cao, có chất lượng tốt Cán bộ, đảng viên, các cấp lãnh đạo, quản lý phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Ðảng, Nhà nước và nhân dân, nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý để bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý đúng đắn, ít sai sót, khuyết điểm Lãnh đạo, chỉ đạo
tổ chức đúng như Bác Hồ nói là phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn "Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta".Lãnh đạo đúng thì dân được nhờ, lãnh đạo sai thì dân phải chịu đựng hậu quả của cái sai đó Công nhân, nông dân, tất cả những người lao động phải làm việc hết sức mình, quan tâm đến mỗi sản phẩm làm ra, mỗi tấn dầu thô, mỗi kW/giờ điện, mỗi tấn than, mỗi tấn xi-măng, từng viên gạch, mỗi tấn lương thực, thực phẩm, mỗi tấm giấy,mỗi mét vải, viên thuốc Phải sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên đất, nước, rừng, biển Quan tâm đến kết quả và hiệu quả sử dụng, ứng dụng của từng dự án, của mỗi cây cầu, con đường, mỗi công trình văn hóa, đô thị, mỗi đề tài khoa học
Cần, kiệm, thời nào cũng vậy, đó là sự chăm chỉ, khoa học, có tính toán cẩn thận để sao cho tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian;năng suất lao động, hiệu quả cao Đi ngược lại là lãng phí vật tư, thời gian, tiền bạc của nhân dân, của đất nước mà công việc không hoàn thành, làm nghèo đất nước, kìm hãm sự phát triển của xã hội và gây bất bình trong nhân dân Bác dạy rằng, cán bộ đương nhiên là có quyền, nếu có quyền mà lợi dụng để tham ô, đục khoét thì làm sao mà lãnh đạo cơ quan, làm sao mà nói để dân tin được Cán bộ thời nào cũng thế, nếu không giữ được mình trong sạch, sa vào hưởng thụ, tham lam là có tội với nước, với dân Vì thế, với người cán bộ của Đảng, thực hiện cần, kiệm Không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ, trước hết là nghĩa vụ của mỗi công dân; không chỉ tạo nên giá trị chân chính
Trang 10cho mỗi người mà còn hun đúc nên giá trị cao quý cho cả một dân tộc, một quốc gia
Kiệm:sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực để tăng sức mạnh toàn diện của đất nước Người tiết kiệm là phải biết cân đối, tính toán các nguồn lực để chi phí bỏ ra nhỏ nhất, nhưng lại đạt được mục tiêu cao nhất, theo phương châm “1 giờ làm xong việc của 2, 3 giờ 1 người làm bằng 2, 3 người
1 đồng dùng bằng 2, 3 đồng”
1.5 Phương pháp
Để thực hiện “cần, kiệm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải thống nhất giữa lời nói và việc làm, thực hiện tốt vai trò nêu gương của người cán
bộ, đảng viên; “nói đi đôi với làm”; phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương Đây là vấn đề hết sức quan trọng, là thuộc tính cơ bản, đặc trưng của đạo đức cách mạng trong mỗi cán bộ, đảng viên Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì cán bộ, đảng viên mới tạo được lòng tin của quần chúng Nếu cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một trong những biện pháp thiết thực rèn luyện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn học tập để không ngừng nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn
và thấm nhuần đạo đức cách mạng Học tập, tu dưỡng phải theo phương châm:
Việc gì có lợi cho dân, phải hết sức làm; việc gì hại đến dân, phải hết sức tránh Người khẳng định: “Muốn giữ vững nhân cách, tránh khỏi hủ hóa, thì phải luôn thực hành 4 chữ đó là: Cần, kiệm, liêm, chính”
Trang 11Thứ hai, nâng cao dân trí, phát huy quyền làm chủ, tăng cường dân chủ
và mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng nhân dân Thứ ba, thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình gắn với sự gương mẫu của người đứng đầu Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “Kiệm mà không Cần thì không tăng thêm, không phát triển” Tiết kiệm về vật chất phải đi đôi với tiết kiệm
về thời giờ, bởi “của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ qua rồi, không bao giờ kéo nó trở lại được” Vì thế, thời giờ cần tiết kiệm và đó cũng
là Cần; “tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người”, cũng giống như “khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợi ích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng là kiệm” Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phải khéo tổ chức, vì “không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm” và phải “kiên quyết không xa xỉ” Từ đó, “một mặt, chúng ta thi đua Kiệm Một mặt, chúng ta thi đua Cần” thì cộng lại là “nhân dân sẽ ấm no,kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công” Một dân tộc biết cần, kiệm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần,
là một dân tộc văn minh, tiến bộ
Tu dưỡng , rèn luyện mỗi ngày Không cần bạn phải chăm chỉ ngay bây giờ mà tử từ mỗi ngày dậy sớm hơn 1 chút tập thể dục , đọc sách mỗi ngày 30 phút tìm hiểu bài học, học hỏi nhiều hơn 1 chút , chỉ cần 1 chút 1 chút dần dần sẽ tạo cho chúng ta 1 thói quen và đó là cách có thể học được tính cần cù chăm chỉ
Tập luyện thói quen ngủ sớm dậy, quản lý thời gian hợp lý tránh làm lãng phí thời gian, học cách tái chế để góp phần giảm tải rác thải và ô nhiễm môi trường Ra khỏi nhà phải tắt hết đèn quạt Để tạo cho ta 1 lối sống tiết kiệm
Trang 122 Tại sao Cần và Kiệm phải đi liền với nhau
Cần với kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người Cần
mà không kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy" Cũng như một cái thùng không có đáy; nước đổ vào chừng nào chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được Mà vật gì đã không tiến tức phải thoái Cũng như cải thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến khi khô kiệt
Cụ Khổng Tử nói: “Người sản xuất nhiều, người tiêu xài ít Làm ra mau, dùng
đi chậm thì của cải luôn luôn đầy đủ"
3 Hồ Chí Minh nhận định: “Lười biếng là kẻ địch của chữ Cần, cũng là
kẻ địch của dân tộc”.
Để có thể hiểu nhận định của bác đúng hay sai chúng ta hãy đi tìm hiểu Lười biếng là gì? Biểu hiện của lười biếng? Tác hại?
3.1 Lười biếng là gì?
Trái với chữ “Cần”, lười biếng chính là kẻ địch của chữ “Cần”, là kẻ địch của dân tộc
“ Lười biếng ” là sự không chịu hoạt động của con người về cả vật chất lẫn tinh thần, không chịu sáng tạo, sự mất tập trung, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng Lười biếng là hội tụ của sự chần chừ, mất định hướng với cuộc sống, sự thờ ơ với tương lai và chán nản với thực tại Sự lười biếng như một tên trộm vậy Nó len lỏi và đánh cắp từng giây từng phút quý giá trong cuộc sống chỉ vỏn vẹn 80 năm của mỗi chúng ta Nó lấy đi thanh xuân, lấy đi cơ hội của mỗi người Và đến khi chúng ta nhận ra được sự hiện diện của tên trộm đó thì đã quá muộn Chúng ta đánh mất đi tuổi trẻ, sức khỏe
và quá nhiều cơ hội để có thể trở thành những gì ta mong muốn