Trongquan hệ với đồng chí, anh em thì chân tình, ân cần, yêu quý và trân trọng conngười; đối với mình thì nghiêm khắc; đối với người thì khoan dung.Xây dựng đời sống mới, theo Hồ Chí Min
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TRIẾT HỌC & KHOA HỌC XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề 8:
Hồ Chí Minh viết trong văn bản “Đời sống mới” (viết năm 1947) : “Từ trước đến giờ, ta vẫn làm, vẫn có cơm ăn, áo, nhà, đường sá Nhưng vì làm chưa hợp lý nên số đông dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh” Liên hệ phân tích những thói quen xấu và truyền thống lạc hậu của Việt Nam hiện nay ảnh hưởng tới sự
phát triển đất nước ta
Sinh viên thực hiện :
Mã sinh viên :
Trang 2Tiểu luận TTHCM
Hà Nội, 2023
Trang 3Tiểu luận TTHCM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1 Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới 2
2 Liên hệ, phân tích những thói quen xấu và truyền thống lạc hậu của Việt Nam 4
3 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 6
4 Giá trị sống và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh 8
4.1 Rút ra giá trị sống 8
4.2 Vận dụng luận điểm về đời sống mới của Hồ Chí Minh 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 4Tiểu luận TTHCM
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã
hy sinh cả cuộc đời vì độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân Với tầm nhìn chiến lược, sau Cách mạng Tháng Tám (1945), Người đã phát động phong trào
cả nước xây dựng đời sống mới, nhằm xây dựng con người và xã hội mới toàn diện Quan điểm về “Đời sống mới” sau hơn bảy mươi năm vẫn vẹn nguyên giá trị, là cơ sở lý luận và phương pháp luận trong vấn đề xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay Ngày 20/3/1947, trong lúc cả nước tập trung cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh Tân Sinh đã viết tác phẩm “Đời sống mới” nhằm lãnh, chỉ đạo phong trào xây dựng đời sống mới, tạo nguồn lực về vật chất, tinh thần góp phần cho kháng chiến thắng lợi và xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Với đề tài: “Hồ Chí Minh viết trong văn bản “Đời sống mới” (viết năm 1947): “Từ trước đến giờ, ta vẫn làm, vẫn có cơm ăn, áo, nhà, đường sá Nhưng
vì làm chưa hợp lý nên số đông dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh” Liên hệ phân tích những thói quen xấu và truyền thống lạc hậu của Việt Nam hiện nay ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước ta” Em xin
giới thiệu nội dung chính của bài tiểu luận như sau:
1 Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới
2 Liên hệ, phân tích những thói quen xấu và truyền thống lạc hậu của Việt Nam 3 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
4 Giá trị sống và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
Với khả năng và kiến thức còn hạn hẹp, cùng với đề tài hết sức sâu rộng, do đó bài viết này của em chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô để bài viết hoàn thiện hơn
Trang 5Tiểu luận TTHCM
NỘI DUNG
1 Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới
Trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều để lại những dấu ấn riêng, đặc biệt, trong quá trình kiến tạo đời sống mới Người không chỉ vạch ra đường lối có tính chiến lược mà còn là tấm gương sáng trong việc thực hiện lối sống mới Hồ Chí Minh cho rằng, đời sống mới là đời sống có
lý tưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp tinh hoa của văn hóa dân tộc
và nhân loại Đời sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân và lối sống chung từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội Người mong muốn nhân dân
ta có đức tính khiêm tốn, giản dị, chừng mực, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý trọng thời gian, ít lòng tham muốn về vật chất, chức quyền, danh lợi Trong quan hệ với đồng chí, anh em thì chân tình, ân cần, yêu quý và trân trọng con người; đối với mình thì nghiêm khắc; đối với người thì khoan dung
Xây dựng đời sống mới, theo Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ những điều cơ bản nhất nhưng cũng đơn giản nhất mà mọi người đều phải thực hành đó là ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc Người viết: “Bất kỳ ai, muốn sống thì phải có bốn điều
ăn, mặc, ở, đi lại Muốn có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, đường đi, thì phải làm Từ trước đến giờ, ta vẫn có làm, vẫn có cơm, áo, nhà, đường sá Nhưng vì làm chưa hợp lý cho nên số đông dân ta ăn đói, mặc rách, nhà cửa chật hẹp, đường sá gập ghềnh Người nghèo khổ thì nhiều, người no ấm thì ít Đời sống mới không phải cao xa gì, cũng không phải khó khăn gì Nó không bảo ai phải hy sinh chút gì
Nó chỉ sửa đổi những việc rất cần thiết, rất phổ thông, trong đời sống của mọi người, tức là sửa đổi cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc Sửa đổi được những điều đó, thì mọi người đều được hưởng hạnh phúc” Người còn1
1 Hồ Chí Minh (tái bản 2021), Tập 2, In Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, pp: 260-265
2
Trang 6Tiểu luận TTHCM
chỉ ra sự cần thiết phải “mới hóa” những thói quen, tập tục trong sinh hoạt văn hóa; trong hội hè, cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết; trong ăn, mặc, ở; trong ứng xử ở môi trường gia đình và xã hội…Xây dựng đời sống mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm hai vấn đề chính: Xây dựng con người mới và xây dựng xã hội mới toàn diện: Thứ nhất, là xây dựng con người mới: Cần, kiệm, liêm, chính, có lối sống lành mạnh, văn minh Bác chỉ rõ, người là “gốc của làng nước”, nếu “mỗi người đều tốt” thì “làng tốt” và “nước sẽ mạnh” Vì vậy, để xây dựng con người mới, mỗi cá nhân cần: Sốt sắng yêu Tổ quốc, làm những việc có lợi cho nước, việc gì hại đến nước phải tránh; sẵn lòng làm công ích; không tham lam, kiêu căng, trung thực, có tinh thần phụ trách khi làm việc và không ngừng học tập để tiến bộ; Thứ hai, là xây dựng xã hội mới toàn diện trên tất cả các hoạt động của đời sống xã hội như: Trong một nhà, một làng, trong trường học, bộ đội, trong công sở và trong nhà máy Trong một nhà, cần chú trọng tinh thần và vật chất, phải trên thuận dưới hòa, đối với mọi việc phải có kế hoạch, ngăn nắp
và hăng hái làm gương Trong một làng thì cần tổ chức hợp tác xã cho hoạt động sản xuất, loại bỏ những phong tục không tốt, xóa mù chữ, giữ gìn vệ sinh thật tốt Trong trường học, cần chú trọng dạy đạo đức cho học sinh, biết kính trọng
sự cần lao, rèn luyện sức khỏe và tham gia việc tăng gia sản xuất Trong bộ đội, phải kỷ luật cực kỳ nghiêm, siêng tập luyện, biết tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh, ai cũng biết chữ, biết ít nhiều về chính trị, tăng gia sản xuất, giúp đỡ dân, làm cho dân phục, dân tin và dân yêu Trong các công sở, vì là làm việc cho dân nên sẽ
có ít hoặc nhiều quyền hành, vì vậy phải làm gương cho việc thực hành đời sống mới; để không trở thành con sâu mọt của dân cần phải giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính Trong nhà máy thì chủ và thợ cần hợp tác chặt chẽ để tăng năng suất và cùng nhau hưởng lợi ích, góp phần phát triển lợi ích nước nhà Người cũng nhấn
mạnh phương pháp xây dựng đời sống là vận động quần chúng nhân dân Để
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung
và xây dựng đời sống mới nói riêng trở thành phong trào hành động thiết thực, thì phải tập hợp được mọi tầng lớp tham gia và có phương pháp tuyên truyền,
vận động thích hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh Trước hết là “phải
Trang 7Tiểu luận TTHCM
tuyên truyền, giải thích, làm gương” bắt đầu từ mỗi cá nhân, đến trong từng gia
đình, trong mỗi làng và sau đó lan tỏa ra khắp cả nước
2 Liên hệ, phân tích những thói quen xấu và truyền thống lạc hậu của Việt Nam
Việt Nam là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hoá khác nhau, trong đó
có nền văn hoá truyền thống hàng ngàn năm của dân tộc, qua quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hoá các dân tộc Kinh, Hoa, và nhiều dân tộc anh em khác cùng cộng cư trên địa bàn, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây sau này Quá trình đó đã hình thành nhiều phong tục tập quán đặc thù, có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp cần gìn giữ, phát huy Tuy nhiên, cũng có những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời, đã và đang tồn tại đâu đó trong xã hội Việt 2
Trước hết, có thể kể đến quan niệm “trọng nam khinh nữ” Thực tế vẫn còn nhiều gia đình phân biệt đối xử giữa nam và nữ, con trai và con gái Trong quan hệ của gia đình, người nam vẫn được ưu tiên và được chiếu cố nhiều hơn
nữ Dân gian có câu: “Nữ sinh ngoại tộc”, hoặc “Con gái ăn cơm nguội ở nhà ngoài”, “Con gái là con của người ta”… Ðây chính là ảnh hưởng còn sót lại của
tư tưởng phong kiến tông tộc gia trưởng Khi người con gái đã được gia đình gả
đi lấy chồng thì không còn mối liên hệ gia sản gì với cha mẹ ruột nữa; con gái không được tham dự bàn bạc những chuyện quan trọng trong gia đình thân tộc, hoặc không được dự phân chia tài sản thừa kế… Quan niệm "trọng nam khinh nữ" còn biểu hiện ở tâm lý lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn còn có người quan niệm mong muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường”, gây nên hệ luỵ mất cân bằng giới tính, mà đến nay mức độ ảnh hưởng đã vượt ra khỏi phạm vi địa phương, trở thành mối quan tâm lớn của đất nước Bên cạnh đó, có rất nhiều thói hư tật xấu của người Việt đã được nên lên, bàn luận và mổ xẻ trong suốt hơn một thế kỷ qua, chẳng hạn như: ấu trĩ, dối trá, đố kỵ, lười biếng… Có thể có nhiểu cách để triệt tiêu cái xấu nhưng cách tốt nhất và bền vững nhất là hướng
về văn minh, hiểu về văn minh và biết cách hình thành nên một xã hội văn minh Bởi lẽ, nghĩ về cái tốt, hình thành cái tốt và luôn hướng về nó là cách hữu hiệu nhất để triệt tiêu cái xấu Ví dụ như một người có đạo đức khi vào làm cho một
2 Trần Huyền (2020), Bàn về những thói xấu của người Việt, 29/04/2020 <https://giaoduc.net.vn/ban-ve-nhung-thoi-xau-cua-nguoi-viet-post185708.gd>
4
Trang 8Tiểu luận TTHCM
công ty mà ai cũng chăm chỉ thì họ cũng chăm chỉ, nhưng nếu làm ở một nơi mà
ở đó ai cũng làm biếng thì họ vẫn cứ làm việc hết mình, vì con người của họ vốn
dĩ là như thế Họ làm vậy vì phẩm giá của họ và vì lương tâm chức nghiệp của
họ Ngược lại, nếu không được sống đúng với con người của mình, với sự tự trọng, họ sẽ xin nghỉ việc và tìm một nơi khác, chứ không chấp nhận sự thỏa hiệp đến mức phản bội chính mình để rồi mình không còn là mình nữa Trong khi đó, trong các cộng đồng người Việt, chúng ta vẫn còn tha thiết giữ lại hầu như tất cả những thói quen, ứng xử như khi còn sống khép trong từng làng xã Chẳng hạn, chấp nhận những hành động xô bồ, ồn ào nơi đám đông, thích giải quyết các vấn đề bằng những “linh hoạt, linh động”, bằng xin xỏ, chạy chọt, thích dựa vào thân quen, thần thế Tính tự cao tự đại đã làm mất khả năng lắng nghe, không còn thời gian để nghe cấp dưới, càng khó nghe hơn nếu đó là một sự góp ý chê trách Các công ty tư vấn trình bày được vài câu đã nhận được một thái độ có lúc rất nhã nhặn, nhưng cũng có lúc khó nghe như “những điều này tôi đã biết” Cũng từ đấy, các cuộc cải cách trong các doanh nghiệp Việt hiện nay được triển khai vội vã (có khi cũng triển khai vì phong trào) hàng loạt cải tiến TQM, ISO thật sự đang thiếu chiều sâu, sai lệch nền tảng, sai bản chất dẫn đến mất tiền không hiệu quả và sức cạnh tranh ngày càng suy giảm.Trong những thói xấu nổi bật của người Việt hiện nay, thấy rất đáng lo ngại là thói hời hợt Sự hời hợt thể hiện trước hết trong nhận thức, tư duy Đã thành thói quen, khi nhận thức một vấn đề nào đó, người Việt không đủ quyết liệt, nghiêm túc để nắm được bản chất toàn diện của đối tượng nhận thức Khi tư duy, chúng ta thường cũng không tìm cách đẩy vấn đề đi đến tận cùng mà chỉ mon men dừng lại ở dạng ý tưởng Vì nhận thức và tư duy hời hợt nên hành động cũng hời hợt theo Biểu hiện thường thấy là lối làm việc khơi khơi, nửa vời, không chu đáo, không tận tâm, không đến đầu đến đũa, không ra tấm ra món nên ít khi hoàn thành trách nhiệm Do đó, người đi sau bao giờ cũng phải mất công dọn dẹp hay sửa sai những sai sót do người trước để lại Dưới góc nhìn phát triển, thói hời hợt đã tạo ra một xã hội làng nhàng với những cá nhân làng nhàng, không dốt
Trang 9Tiểu luận TTHCM
hẳn cũng không giỏi hẳn, không có cái mới và thiếu tính đột phá đã đành, mà luôn ngưng trệ, bị động và luẩn quẩn trong giới hạn làng nhàng của nó
3 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Trước hết cần nói rằng, không chỉ nhân cách người Việt, mà nhân cách con người ở các cộng đồng, dân tộc khác trên thế giới cũng có những mặt mạnh-yếu, ưu điểm-nhược điểm không giống nhau Thật sự là chúng ta có những thói xấu và truyền thống lạc hậu như: Bệnh thành tích; thói dựa dẫm; bệnh nói xấu sau lưng; bệnh hình thức, bệnh sĩ diện, háo danh; bệnh bè phái, thiếu hợp tác; tật ham vui; bệnh vô cảm, chặt chém; thói tò mò; bệnh đối phó; bệnh hám lợi; bệnh
lề mề, chậm chạp; bệnh sùng ngoại; bệnh tự ti; bệnh sống bằng quan hệ; bệnh thiếu ý thức pháp luật; thói tùy tiện, cẩu thả; thói kiêu ngạo; thói khôn vặt, láu cá; bệnh giả dối, nói không đi đôi với làm; tật ăn cắp vặt… Tuy vậy, chúng ta đều biết trên đời này không có gì là toàn mỹ Ở tính cách con người của mọi dân tộc, bên cạnh những phẩm chất tốt còn có những điểm chưa tốt là chuyện bình thường Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là ở Việt Nam hiện nay các thói hư tật xấu đang có xu hướng lây lan Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự biến động của giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống khi bối cảnh tồn tại của nó bị thay đổi Trong lịch sử, sự biến động giá trị văn hóa thể hiện rõ nhất là từ khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây Bên cạnh các giá trị văn hóa văn minh mà ta tiếp nhận được, cứ sau mỗi lần biến động, lại nảy sinh ra các thói xấu Các thói xấu này bắt đầu được các nhà trí thức nói đến từ những năm đầu thế kỷ 20, rồi xuất hiện
đa dạng hơn sau khi nước ta chuyển sang chế độ chính quyền công nông từ ngày 2-9-1945 Trong cuốn “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra nhiều tật xấu của các cán bộ địa phương Từ khi đất nước đổi mới đến nay, khi mà sự xung đột giữa tính nông nghiệp-nông thôn-nông dân trong truyền thống và tính công nghiệp-đô thị-công dân mà Việt Nam đang hướng tới trở nên nghiêm trọng, thì hệ giá trị truyền thống càng biến động mạnh
mẽ và các thói xấu càng trở nên đa dạng và có phần nghiêm trọng hơn Vấn đề này không chỉ là sự quan ngại của các nhà khoa học, nhà văn hóa, mà đã trở thành nỗi lo thường trực của Đảng, Nhà nước thể hiện trong nhiều văn kiện và
6
Trang 10Tiểu luận TTHCM
các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo Dám nhìn thẳng vào cái “xấu xí” của dân tộc mình để khắc phục là một dân tộc đã trưởng thành
Trong số những giá trị của hệ giá trị định hướng cốt lõi toàn diện có thể chắt lọc ra một số giá trị cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay để đưa vào hệ giá trị định hướng cốt lõi trọng điểm Trong đó có hai giá trị phổ biến thuộc về phạm vi toàn xã hội là “dân chủ và pháp quyền” Dân chủ là chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra Dân chủ gắn liền với tự do và công bằng Pháp quyền chỉ sự thượng tôn pháp luật, trong đó mọi người, mọi hoạt động đều phải tuân theo pháp luật và lấy pháp luật làm nền tảng; không ai có quyền đứng ngoài pháp luật hay đứng trên pháp luật Để hình thành hệ giá trị Việt Nam mới, dân chủ và pháp quyền là hai giá trị phải đi liền với nhau Ngoài hai giá trị xã hội là dân chủ và pháp quyền, chúng ta cần xây dựng các giá trị thuộc về con người cá nhân: Yêu nước và nhân ái, trung thực và bản lĩnh, trách nhiệm và hợp tác, tính khoa học và sáng tạo Con đường duy nhất để hình thành trí tuệ và đạo đức đó chính là giáo dục, bao gồm cả giáo dục của gia đình, giáo dục của nhà trường, giáo dục của xã hội và nhất là giáo dục tự thân Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng không phải thứ giáo dục nào cũng có thể hình thành nên con người đạo đức
và trí tuệ Chỉ có thứ giáo dục khai phóng mới có thể hình thành nên con người khai minh với đầy đủ đạo đức và trí tuệ, từ đó mới có thể sống một cách tự do và đầy trách nhiệm Còn giáo dục u minh thì sẽ tạo ra con người u minh hay vô minh (ấu trĩ, ngộ nhận, dốt mà không biết mình dốt, sai mà không biết mình sai, xấu mà không nghĩ mình xấu) Việc khai phóng và cải tạo bản thân sẽ do mỗi người tự chịu trách nhiệm Giáo dục khai phóng trong gia đình sẽ do ông bà, cha
mẹ quyết định và giáo dục khai phóng trong nhà trường hay cơ quan sẽ do người thầy hay người sếp quyết định Còn để có giáo dục khai phóng cho toàn xã hội thì cần phải có một công cuộc canh tân văn hóa - giáo dục sâu rộng và dài lâu Điều này chủ yếu lại nằm trong tay của các nhà quản trị quốc gia, đồng thời cũng tùy thuộc nhiều vào cái công nghệ quản trị quốc gia mà mình lựa chọn Suy cho cùng, từ cách đây mấy chục năm, chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã nêu ra