Khi đã giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấpthiết là phải tiến hành công tác kiểm tra và xây dựng được tổ chức bộ máy cũngnhư đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ về số
Trang 1MÔN: CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ KỶ LUẬT CỦA ĐẢNG
Đề tài: Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin,Tư tưởng Hồ Chí Minh vềcông tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng Cộng sản
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, V.I.Lênin cho rằng công tác kiểm tra là mộtnội dung, phương thức lãnh đạo quan trọng đối với các tổ chức đảng, cơ quan nhànước Khi đã giành được chính quyền, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấpthiết là phải tiến hành công tác kiểm tra và xây dựng được tổ chức bộ máy cũngnhư đội ngũ cán bộ kiểm tra đủ về số lượng; có trình độ, có năng lực và phẩm chấtcách mạng, biết vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đượcgiao Những tư tưởng của V.I.Lênin về xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộlàm công tác kiểm tra là những bài học có giá trị đối với Đảng Cộng sản (b) Nga vàĐảng Cộng sản Việt Nam trong công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểmtra, giám sát, kỷ luật Đảng nói riêng
Chủ nghĩa Mác - Lênin xác định kiểm tra, giám sát của Đảng: là một tất yếu kháchquan, là một biểu hiện nghiêm túc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và conngười trong xã hội; là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phậnquan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác kiểm tra và xây dựngđội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng Trong điều kiện Đảng ta là Đảng duy nhất cầmquyền, việc tìm hiểu những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểmtra, kỷ luật và xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra để vận dụng vào thực tiễn hiệnnay khi chúng ta đang tích cực đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về phẩmchất đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là rất cần thiết
Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) thành công, việc xây dựng tổchức bộ máy nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới là rất cấp bách Để xứng đángvới vị thế là Đảng cầm quyền thì công tác kiểm tra, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểmtra của Đảng là rất quan trọng
Trang 3NỘI DUNG
1 Về công tác kiểm tra
1.1 Quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin
Theo V.I.Lênin, để chính quyền Xô - viết đứng vững trước sự chống phá của cácthế lực phản cách mạng cả trong và ngoài nước thì những người lãnh đạo phải tiếnhành kiểm tra, kiểm soát Người chỉ ra rằng: “Hiện nay, thực tiễn là tất cả; rằng đãđến một thời kỳ lịch sử mà lý luận biến thành thực tiễn, trở nên sinh động bằngthực tiễn, được sửa chữa bằng thực tiễn, được kiểm tra lại trong thực tiễn”
Ở đây, V.I.Lênin khẳng định kiểm tra như là nội dung, phương thức lãnh đạo quantrọng của Đảng vì có chủ trương đúng, có tổ chức thực hiện nhưng thiếu kiểm tracũng rất khó có kết quả tốt được
Người còn khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát vàcoi đây là công cụ chắc chắn nhất để bảo vệ những mầm mống của xã hội mới.Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải nắm chắc công tác kiểm tra, V.I.Lênin nhấnmạnh: "Theo ý tôi, điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh
và mệnh lệnh (đấy là chúng ta u mê đến ngu xuẩn) sang việc lựa chọn người vàkiểm tra sự thực hiện Đó là vấn đề then chốt nhất" "Nghiên cứu con người, tìmnhững cán bộ có bản lĩnh Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọimệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn"
Kiểm tra con người và kiểm tra việc chấp hành trong thực tế có mục đích và ýnghĩa hết sức quan trọng trong quá trình lãnh đạo V.I.Lênin cho rằng: Kiểm tranhư thế là cần thiết cả về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn Về mặt lý luận là
để căn cứ vào thực tế, vào kinh nghiệm mà biết chắc được rằng các nghị quyết đãđược thông qua có đúng hay không và đúng đến mức nào, cần phải sửa đổi những
gì Về mặt thực tiễn là để học tập cho biết cách tuân theo các nghị quyết ấy một
Trang 4cách thật sự, học tập để biết coi các nghị quyết ấy là những chỉ thị cần được ápdụng trực tiếp và ngay lập tức vào thực tế.
Người viết: “nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của giai đoạn không phải là ra nhữngsắc lệnh, tiến hành các cuộc cải tổ mà là lựa chọn người; thiết lập chế độ tráchnhiệm cá nhân đối với công việc đang làm; kiểm tra công việc thực tế”
Như vậy, mục đích của công tác kiểm tra theo V.I.Lênin nhằm hoàn thiện quy trìnhlãnh đạo của Đảng (bao gồm các khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định
và kiểm tra việc thực hiện); phát hiện người tốt, việc tốt; ngăn ngừa vi phạm, giữgìn kỷ luật của Đảng; thực hiện có kết quả cao nhất các quyết định đã được đưa ra
và xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, bộ máy nhà nước, các đoàn thể xã hội ngàycàng trong sạch, vững mạnh
Điều đó có nghĩa bất kỳ một chủ trương, quyết định, nghị quyết, chỉ thị, chính sáchnào dù lớn hay nhỏ đều phải được kiểm tra với kế hoạch, chương trình kiểm tra cụthể Bởi vì, khi đã có chủ trương, nghị quyết, chính sách dù là đúng thì vẫn phảitiến hành công tác kiểm tra Chỉ có kiểm tra và kiểm tra thường xuyên thì nhữngchủ trương, chính sách đó mới hoàn thiện và trở thành hiện thực
Điều chúng ta cần lưu ý là việc hiểu về quy trình lãnh đạo bao gồm các khâu cơbản là: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện chỉ
có tính tương đối về mặt nhận thức Nếu trên thực tế tuyệt đối hóa các khâu củaquy trình lãnh đạo thành từng bước riêng rẽ như thực hiện quy trình kiểm tra hiệnnay là: bước chuẩn bị, bước tiến hành và bước kết thúc sẽ dẫn đến sai lầm rấtnghiêm trọng
Trong quy trình lãnh đạo, khi tiến hành từng khâu thì luôn phải tiến hành công táckiểm tra Kiểm tra ngay từ khi chuẩn bị ra quyết định để xem quyết định đó cóđúng hay không, kiểm tra lúc tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra ngay cả
Trang 5những cán bộ được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Nếu máy móc thực hiện tuần
tự từng bước như để ra quyết định xong, tổ chức thực hiện quyết định rồi mới tiếnhành kiểm tra thì chúng ta đã biến công tác kiểm tra thành việc đi “bới móc”,
“vạch lá tìm sâu”, kiểm tra chỉ để thi hành kỷ luật bởi đã ra quyết định sai, tổ chứcthực hiện sai thì tất yếu khi kiểm tra chỉ còn việc đánh giá xem có sai phạm nhiềuhay ít, phải thi hành kỷ luật ở mức nào Kiểm tra phải được lồng vào tất cả cáckhâu sẽ có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm ngay từ khi mới manh nha từlúc ra quyết định hoặc khi tổ chức thực hiện Trong thực tế, do nhận thức sai dẫnđến khi thực hiện đã tách rời thành những khâu trong quy trình lãnh đạo thành độclập, thậm chí biệt lập nên hậu quả để lại rất nghiêm trọng Nhiều cán bộ cấp cao bị
kỷ luật khi đứng trước Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng từng nói, giá mà cácđồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề như vậy
V.I.Lênin cho rằng, làm tốt công tác kiểm tra sẽ đẩy mạnh cuộc đấu tranh “chốngchủ nghĩa quan liêu, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy óc sáng kiến, nhằm pháthiện, lột mặt nạ và đuổi ra khỏi Đảng những kẻ lén lút chui vào đảng” (5).V.I.Lênin khẳng định, kiểm tra tốt sẽ góp phần đấu tranh chống bệnh quan liêu,bệnh giấy tờ: “Trọng tâm công tác của các đồng chí chính là chấn chỉnh lại côngviệc đang quan liêu đến ghê tởm của chúng ta, là đấu tranh chống bệnh quan liêugiấy tờ, là kiểm tra việc thực hiện
Kiểm tra việc thực hiện, kiểm tra xem cái gì diễn ra trong thực tế - đó là nhiệm vụchủ yếu và nhiệm vụ chính của đồng chí”
Trước nhất, kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêmtúc của hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội
Hoạt động của tổ chức và con người trong xã hội là hoạt động có ý thức Trước khihành động, các tổ chức và con người đều phải suy nghĩ, xác định rõ ý định, chủ
Trang 6trương, kế hoạch tiến hành và tổ chức thực hiện thắng lợi ý định, chủ trương ấytrong thực tiễn Song thực tiễn lại luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng theoqui luật khách quan nên ý định, nhận thức, định hướng, chủ trương, kế hoạch hànhđộng ban đầu dù được nghiên cứu, tính toán, cân nhắc kỹ vẫn có thể có những sơ
hở, thiếu sót, thậm chí sai lầm nghiêm trọng Vì vậy, muốn đạt được kết quả trongthực tiễn phải xem xét, nhận xét, đánh giá, có nghĩa là phải kiểm tra, giám sát; phảikiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động từ ý định, chủ trương, kế hoạch đến tổ chứcthực hiện đến kết quả đạt được để giúp cho tổ chức và con người đánh giá đúng ưu,khuyết điểm của chủ trương, kế hoạch, hành động; kịp thời rút kinh nghiệm bổsung, sửa đổi những chỗ thiếu sót hoặc chưa phù hợp hoặc sai lầm, lệch lạc; bảođảm giành được thắng lợi trong thực tiễn
Do đó, kiểm tra, giám sát là một tất yếu khách quan, là một biểu hiện nghiêm túccủa hoạt động có ý thức của mọi tổ chức và con người trong xã hội Ý thức càngcao, càng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát Nhiệm vụ càngnặng nề, phức tạp, càng đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất
là trong bối cảnh mở cửa hội nhập, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiệnnay
Thứ hai, kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một
bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng
Muốn lãnh đạo cách mạng thắng lợi, đảng phải có đường lối, chính sách đúng đắnxuất phát từ thực tiễn và tôn trọng quy luật khách quan Đó là yếu tố có tính chấtquyết định, là điều kiện phải có trước hết để giành thắng lợi, nhưng chưa phảichính đó là thắng lợi Muốn biến đường lối, chính sách thành thắng lợi trong thựctiễn, đảng phải có tổ chức vững mạnh, có phương pháp cách mạng đúng đắn, cónăng lực tổ chức thực hiện cao và phải có kiểm tra, giám sát một cách thườngxuyên, kịp thời, có hiệu quả
Trang 7Lênin đã chỉ rõ: Khi đường lối, chính sách đã được xác định, phương hướng đãđược thông qua thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu, và trọng tâmcủa sự lãnh đạo phải chuyển “từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sangviệc lựa chọn người và kiểm tra sự thực hiện”[1] coi đó là vấn đề then chốt Lênincũng nhấn mạnh: “Kiểm tra nhân viên công tác và kiểm tra việc chấp hành thực tếcông tác - mấu chốt của toàn bộ công tác, của toàn bộ chính sách hiện nay là ở đấy,
và chỉ có ở đấy”[2]
Lênin đã phê phán nghiêm khắc những cơ quan và cán bộ chỉ “bù đầu, bù tai vàonhững vấn đề vụn vặt” chìm ngập trong “cái biển” giấy tờ và vũng lầy chủ nghĩaquan liêu mà không hề quan tâm đến chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công việc
và kiểm tra công việc thực tế Người chỉ rõ “Cục, vụ là những thứ bỏ đi; sắc lệnhcũng là thứ bỏ đi Tìm người, kiểm tra công việc - tất cả là ở đó”[3]
Công tác kiểm tra, giám sát gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, vìlãnh đạo không chỉ là xây dựng Cương lĩnh, chiến lược và các định hướng vềđường lối, chính sách cho hoạt động của hệ thống chính trị và toàn bộ xã hội màlãnh đạo còn có ý nghĩa là kiểm tra, giám sát; không những kiểm tra, giám sát việcthực hiện đường lối, chính sách mà kiểm tra ngay bản thân của đường lối, chínhsách đó Không những tiến hành kiểm tra, giám sát mà còn chịu sự kiểm tra và tựkiểm tra Đó là vấn đề có tính nguyên tắc Đó cũng là chức năng lãnh đạo, vừa làphương pháp lãnh đạo nhằm bảo đảm cho đường lối, chính sách được xác địnhđúng, được quán triệt và được tổ chức thực hiện có hiệu quả
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm và coi trọng công tác kiểm tra
và việc giữ gìn kỷ luật đảng, một công tác rất quan trọng nhằm đảm bảo cho mụctiêu, lý tưởng, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, kỷ cương của Đảng được thực hiệnnghiêm túc, có hiệu quả, vai trò của Đảng được tăng cường, tổ chức đảng ngàycàng trong sạch, vững mạnh Thấm nhuần nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trang 8và lời dạy của Bác Hồ: “không kiểm tra coi như không lãnh đạo”, Đảng ta luôn xácđịnh: “Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, là một khâu quantrọng của tổ chức thực hiện”.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến công tác kiểm tra, kỷ luậtĐảng Khẳng định về vai trò, tác dụng của công tác kiểm tra, Người chỉ rõ: “Côngviệc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thìtoàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sáchcủa Đảng Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểmtra Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọnnhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân Do đó
mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức”
Hồ Chí Minh đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, đặc biệt làkiểm tra việc và kiểm tra người Người thường xuyên nhắc nhở Đảng phải chú ýxem xét lại những nghị quyết và những chỉ thị mà mình ban ra đã được thi hànhthế nào Nếu không như vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đã ban hành sẽ hóa ranhững lời nói suông và còn làm hại đến lòng tin của Dân đối với Đảng Làm tốtcông tác kiểm tra chính là góp phần vào hoàn thiện quy trình lãnh đạo của Đảng, từ
ra nghị quyết đến tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết.Theo Hồ Chí Minh: “Kiểm tra phải có hệ thống nghĩa là khi đã có nghị quyết, thìphải lập tức đốc thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cáchlàm việc của cán bộ và nhân dân địa phương ấy Có như thế mới kịp thời thấy rõnhững khuyết điểm và những khó khăn, để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cáchgiúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn”
Trang 9Công tác kiểm tra giúp cho các cấp, các ngành thấy rõ được ưu điểm, khắc phụcđược những sai lầm, khuyết điểm ngay từ lúc mới ban hành chỉ thị, nghị quyết.
“Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn “pha” Baonhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đềuthấy rõ Có thể nói rằng: chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta
là vì thiếu sự kiểm tra”
Về cách kiểm tra cấp dưới, của những người lãnh đạo, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
“Không phải ngày nào cũng kiểm tra Nhưng thường thường kiểm tra để giúp họrút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm Giao công việc màkhông kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến Thế là không biết yêu dấu cán bộ”.Kiểm tra không chỉ giúp cho lãnh đạo nắm chắc chất lượng đội ngũ cán bộ, đảngviên, ngăn ngừa sai lầm, khuyết điểm, giúp họ sửa chữa mà qua kiểm tra còn khơidậy được tính tích cực, sự ủng hộ to lớn của nhân dân, củng cố tín nhiệm của Đảngtrước quần chúng
Hình thức, phương pháp kiểm tra đúng, rất quan trọng, nhưng yếu tố quyết địnhhiệu quả của mỗi cuộc kiểm tra là ở người kiểm tra Vì hình thức, phương phápkiểm tra mới chỉ là phương tiện, cái quyết định là ở người sử dụng các phương tiện
ấy Do đó, cần quan tâm đến việc lựa chọn người để đi kiểm tra: “Không thể gặp aicũng phái đi kiểm tra” Lựa chọn đúng người đi kiểm tra thì kết quả sẽ tốt đẹp, lựachọn sai người sẽ dẫn đến nhận định sai lầm, thậm chí lệch lạc về đối tượng kiểmtra
Hồ Chí Minh đề cao hình thức kiểm tra thường xuyên và phương pháp kiểm tratrực tiếp Người nhắc nhở: “Các đồng chí phụ trách ở các bộ, các ban, các ngành ởtrung ương cần phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết công việc tại chỗ, phảichống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều, đi kiểm tra giúp đỡ ít”
Trang 10Thông qua công tác kiểm tra, nếu thấy cán bộ, đảng viên có sai lầm, khuyết điểmcần phải kịp thời chấn chỉnh Cách nhắc nhở, chấn chỉnh những cán bộ, đảng viên
có khuyết điểm của Hồ Chí Minh rất độ lượng nhưng cũng rất cụ thể, thiết thực:
“Các đồng chí ở huyện phải đi xuống xã mà xem xét, kiểm tra, chớ làm theo lốiquan liêu, tỉnh gửi giấy về huyện, huyện gửi giấy về xã Giấy không thể che rét chotrâu bò được Làm như vậy trâu bò sẽ bị gầy đi vì đói, vì rét, ảnh hưởng rất lớn đếnsản xuất” Hồ Chí Minh phê phán rất nghiêm khắc những cơ quan, cán bộ, mắcbệnh quan liêu, bệnh bàn giấy: “Vì thế mà “đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉthị” mà công việc vẫn không chạy”
Tình trạng này dẫn đến hậu quả là trên thì quan liêu, dưới thì lạm quyền, tắc trách,
vô kỷ luật, nhiều tiêu cực: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnhquan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế
độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững Kết quả là những ngườixấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”
Để khắc phục bệnh quan liêu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên theo Hồ Chí Minhcần: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dânchúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi Vì vậy,cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửnggiữa trời, nhất định thất bại Chọn người và thay người cũng là một vấn đề quantrọng trong việc lãnh đạo Những người mắc phải bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy,không làm được việc, phải thải đi”
2 Về kỷ luật và thi hành kỷ luật
2.1 Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin
V.I.Lênin là người kế tục trung thành chủ nghĩa Mác Người đã kế thừa và pháttriển học thuyết khoa học và cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vàohoàn cảnh cụ thể nước Nga ở thời kỳ đế quốc chủ nghĩa V.I.Lênin là người sáng
Trang 11lập và lãnh đạo Đảng Bôn-sê-vích (chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân)thực hiện thành công Cách mạng Tháng Mười vĩ đại Cách mạng Tháng Mười Nga
đã mở ra kỷ nguyên mới, tạo nên bước ngoặt lịch sử của phong trào công nhânquốc tế Từ đây, CNXH khoa học từ lý luận đã trở thành hiện thực trên một phầnrộng lớn của trái đất
Vấn đề kỷ luật Đảng, sàng lọc đội ngũ đảng viên là vấn đề được V.I.Lênin quantâm và thường dùng từ “thanh đảng” V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Những người Bôn-sê-vích sẽ không giữ vững được chính quyền, tôi không nói tới hai năm rưỡi, mà ngay
cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu Đảng ta không có kỷ luật hết sứcnghiêm minh, kỷ luật sắt thực sự" Người còn nhấn mạnh: "Kẻ nào làm yếu - dùchỉ là chút ít - kỷ luật sắt của Đảng, của giai cấp vô sản (nhất là trong thời kỳchuyên chính của nó) là thực tế đã giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vôsản"
Yêu cầu đặt ra cho những người cộng sản chân chính là phải giữ nghiêm kỷ luậtcủa Đảng, kiên quyết làm trong sạch đội ngũ của mình bởi thực tiễn nước Nga lúc
đó nổi lên một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trong giai cấp công nhân Nga có một tầng lớp công nhân quý tộc gồmnhững lãnh tụ công đoàn và những nghị viên mà giai cấp tư sản nuôi dưỡng bằngsiêu lợi nhuận lấy ở các nước thuộc địa Chúng là tay sai của giai cấp tư sản nhằmphá hoại phong trào công nhân, làm cho công nhân đi chệch hướng Trong Đảng cónhóm Men-sê-vích, phái kinh tế, theo chủ nghĩa cơ hội, chống lại chủ nghĩa Máctrên mọi vấn đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức Ngay từ buổi đầu thành lập Đảngcông nhân dân chủ-xã hội Nga, tại Đại hội II (1903) những phần tử cơ hội này(đứng đầu là Mác-tốp) đã ra mặt chống lại các nguyên tắc tổ chức của Đảng.Những người này đã tách ra thành tổ chức riêng nhưng sau đó lại thống nhất vớiĐảng và đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất đoàn kết trong Đảng
Trang 12Năm 1912, V.I.Lênin và những người Bôn-sê-vích thành lập một Đảng Mác-xítđộc lập, cương quyết không dung nạp họ vào Đảng Tuy nhiên, sau cách mạngtháng Mười, những người này lại tìm mọi cách chui và Đảng để phá hoại nên vấn
đề thanh đảng được đặt ra hết sức cấp bách
Thứ hai, bản thân giai cấp công nhân, không phải là giai cấp khép kín mà luôn luôn
có sự biến động Có nhiều phần tử xuất thân từ nông dân, tiểu tư sản, trí thức cũchưa được cải tạo triệt để cũng gia nhập giai cấp công nhân Ngay sau khi Đảngcông nhân dân chủ - xã hội Nga vừa được thành lập, nhiều phần tử cơ hội chủnghĩa đã tìm cách chui vào Đảng với một hành trang tinh thần giao động, bạcnhược
Thứ ba, giai cấp tư sản luôn tìm mọi cách chống phá Đảng kiểu mới của giai cấpcông nhân Nga cả từ bên trong lẫn bên ngoài
Thứ tư, trong điều kiện Đảng cầm quyền, những phần tử cơ hội luôn tìm mọi cáchchui vào Đảng để mưu lợi cá nhân
Thứ năm, trong Đảng vẫn còn tình trạng coi thường bọn cơ hội chủ nghĩa và chorằng Đảng Cộng sản (b) Nga để quá nhiều thời gian vào cuộc đấu tranh chốngnhững phần tử cơ hội trong Đảng và đã đánh giá chúng quá cao! Họ cho rằng cóthể dễ dàng chiến thắng những phần tử cơ hội bằng cuộc đấu tranh tư tưởng trongnội bộ Đảng; rằng người ta có thể chế ngự được những phần tử ấy trong khuôn khổnội bộ Đảng… V.I.Lênin cũng như Đảng Cộng sản (b) Nga khẳng định: Khôngthanh trừ bọn cơ hội chủ nghĩa ra khỏi Đảng thì không đảm bảo cho cách mạngthắng lợi Việc thanh đảng không có mục đích nào khác là nhằm thực hiện cácnguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản, làm cho Đảng trở thành một khối thốngnhất, tăng cường sức chiến đấu của Đảng và đập tan chủ nghĩa cơ hội, bè pháitrong Đảng
Trang 13Căn cứ vào bản chất giai cấp của Đảng, các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới vànhiệm vụ chính trị của Đảng trong các thời kỳ cách mạng khác nhau, V.I.Lênin chỉ
cụ thể các đối tượng phải đưa ra khỏi Đảng: Bọn ra mặt chống Đảng như bọn sê-vích cũ, bọn Tờ-rốt-xkít, bọn theo tư tưởng của Bu-kha-rin
Men-Bọn Men-sê-vích cũ đã chống Đảng ngay từ khi Đảng Công nhân dân chủ-xã hộiNga vừa mới thành lập và chúng đã tách ra khỏi Đảng Đối với bọn này, thái độcủa V.I.Lênin rất dứt khoát: “Cần phải đuổi ra khỏi đảng những kẻ gian giảo,những đảng viên cộng sản đã quan liêu hoá, không trung thực, nhu nhược, vànhững người Men-sê-vích, tuy “bề ngoài” đã phủ một lớp sơn mới, nhưng tâm hồnvẫn là Men-sê-vích” (3) V.I.Lênin chủ trương tất cả những người Men-sê-vích gianhập Đảng từ sau đầu năm 1918 chỉ có thể lưu lại trong Đảng nhiều lắm là mộtphần trăm và phải thẩm tra từng người một trong số những người lưu lại đó ba haybốn lần Cũng như Men-sê-vích, nhóm Tờ-rốt-kít, nhóm theo tư tưởng của Bu-kha-rin liên tục chống phá Đảng Mặc dù đã bị V.I.Lênin đánh bại về tư tưởng, lý luậnsong chúng vẫn không từ một thủ đoạn nào để chống phá Đảng Đối với nhữngđảng viên theo đuôi chúng thì không còn cách nào khác là đấu tranh không khoannhượng, đánh bại chúng hoàn toàn cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức Nói cáchkhác là đuổi cổ chúng ra khỏi tổ chức Đảng
Đối tượng nữa là bọn cơ hội, trục lợi tìm mọi cách chui vào Đảng do sức hấp dẫncủa Đảng cầm quyền Theo V.I.Lênin phương sách tốt nhất đối với chúng là đuổi rakhỏi Đảng: “Tôi mong chúng ta có thể đuổi ra khỏi Đảng từ 10 đến 20 vạn người
đã len lỏi vào Đảng và đã không những không biết đấu tranh chống bệnh giấy tờcùng nạn hối lộ, mà còn cản trở cuộc đấu tranh này nữa”
Đối tượng thứ ba là những đảng viên đã bị quan liêu hoá, lên mặt là "quan cai trị"đối với quần chúng nhân dân V.I.Lênin nhấn mạnh: “Chúng ta cần kiểm tra nănglực của nhân viên công tác, kiểm tra việc chấp hành thực tế Cuộc thanh đảng tới