1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm của hồ chí minh về vai trò và sức mạnh của Đạo Đức liên hệ thực tiễn Để thấy Được vai trò và sức mạnh của Đạo Đức trong xã hội hiện nay

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Hồ Chí Minh Về Vai Trò Và Sức Mạnh Của Đạo Đức Liên Hệ Thực Tiễn Để Thấy Được Vai Trò Và Sức Mạnh Của Đạo Đức Trong Xã Hội Hiện Nay
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Tươi
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Chuyên ngành Khoa Chính Trị - Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngườicách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỂ THẤY ĐƯỢC VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S NGUYỄN THỊ TƯƠI NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại học Côngnghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh nói chung và các thầy, cô trong khoa Chính trị -Luật nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp họctập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp em hoàn thành bài tiểu luận này

Đặc biệt chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Tươi, giảngviên khoa Chính trị - Luật, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đãtận tâm chỉ bảo hướng dẫn chúng em trong quá trình học tập, tạo điều kiện thuận lợi chochúng em thực hiện và hoàn thành bài tiểu luận này

Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Chúng

em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong thời gian qua để hoàn thànhbài tiểu luận Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của chúng em vẫncòn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trìnhnghiên cứu và thực hiện Kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của chúng emđược hoàn thiện hơn

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô dànhcho chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này

Chúng em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài tiểu luận: Quan điểm của hồ chí minh về vai trò và sứcmạnh của đạo đức Liên hệ thực tiễn để thấy được vai trò và sức mạnh của đạo đức trong

xã hội hiện nay do nhóm 5 nghiên cứu và thực hiê ^n

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài Quan điểm của hồ chí minh về vai trò và sức mạnh của đạođức Liên hệ thực tiễn để thấy được vai trò và sức mạnh của đạo đức trong xã hội hiện nay

là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác

Các tài liê ^u được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ ra ràng

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1 PHẦN NỘI DUNG 3

I QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC 3 1.1 Đạo đức là gốc, là sức mạnh của người cách mạng 3 1.2 Đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa 4

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỂ THẤY ĐƯỢC VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY 6 2.1 Thực trạng đạo đức hiện nay 6 2.2 Vai trò và sức mạnh đạo đức trong xã hội hiện nay 10 III PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY 14 3.1 Tăng cường giáo dục và rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay 14 3.2 Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên trong tình hình mới 17 PHẦN KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 6

PHỤ LỤCBảng 1: Các biểu hiện suy thoái đạo đức và chiều hướng tăng giản 7 Hình 1: Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai giúp dân 15

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mỗi xã hội hình thành và phát triển đều dựa trên một nền tảng nhất định cả về vậtchất và tinh thần, kinh tế và chính trị, văn hóa và xã hô ^i Sự phát triển của xã hội ViệtNam cũng vậy, nó đòi hỏi phải có nền tảng vật chất và tinh thần cho sự phát triển lâu dài,bền vững, trong đó không thể thiếu lĩnh vực đạo đức Đạo đức là một hình thái ý thức xãhội, được hình thành thông qua vai trò chủ động, tự giác của con người Do đó, việc hìnhthành một nền đạo đức - nền tảng tinh thần cho sự phát triển bền vững của xã hội ViệtNam trong hiện tại và tương lai, phải có định hướng, phù hợp với thực tiễn phát triển củadân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của ngườicách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải

có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻvang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Người viết: “Cũng như sông thì cónguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì câyhéo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định

sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốthay kém” Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hóamặt đức, coi nhẹ mặt tài Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng

có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Vậy cho nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của dân tộc, vừa thâu góp những đạo đức củathời đại, đề xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng ViệtNam trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con người mới có đủ đức, đủ tài phục

vụ đất nước và làm rạng ngời con người Việt Nam

Trang 8

Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật làtất yếu của một xã hội hiện đại, văn minh Tuy nhiên, nền tảng đạo đức luôn luôn đượccoi trọng Việc xây dựng con người Việt Nam được đặt lên hàng đầu, mà nhiều ngườitrong xã hội trân trọng gọi là “đạo làm người” Theo đó, con người dù là ở cương vị nàotrong xã hội cũng đều phải tu dưỡng, rèn luyện để có phẩm chất tốt đẹp, có đạo đức, nếukhông sẽ không làm đúng “đạo làm người”.

Từ những lí do trên, chúng em xin chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ Chí Minh vềvai trò và sức mạnh của đạo đức Liên hệ thực tiễn để thấy được vai trò và sức mạnh củađạo đức trong xã hội hiện nay” làm đề tài tiểu luận

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG

I QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC

1.1 Đạo đức là gốc, là sức mạnh của người cách mạng

Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng của thế giới

có những quan điểm về vấn đề đạo đức và giáo dục, áp dụng vào thực tiễn Hồ Chí Minhnêu ra đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người Theo quan điểm của HồChí Minh, đạo đức được coi là gốc, là nền tảng, là sức mạnh và là tiêu chí hàng đầu củangười cách mạng Người ví đạo đức là gốc của cây, là ngọn nguồn của sông, suối Trongtác phẩm Sửa đối lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo”.Người cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc vì nếu không có đạo đức sẽ không hoàn thànhđược nhiệm vụ cách mạng, bởi lẽ sự nghiệp cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ nóđòi hỏi phải hy sinh rất lớn Đạo đức cách mạng tạo ra sức mạnh về ý chí, nghị lực chongười cách mạng từ đó mới hoàn thành được những nhiệm vụ cách mạng được đặt ra.Người cho rằng, làm Cách Mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp

vẻ vang, nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, “sức có mạnh mới gánh được nặng và đi đượcxa” Người cách mạng phải có đạo đức cách mạnh làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm

vụ vẻ vang Người luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi hànhđộng và hiệu quả trên thực tế Như vây, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí MInh, đức và tài,hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một Theo Người, đạo đức là nhân

tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trởthành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người

Trong Di chúc, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên vàcán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công

vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người

Trang 10

đầy tớ thật trung thành của nhân dân, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạngcho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa

xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rấtquan trọng và rất cần thiết” Hồ Chí Minh quan niệm, “Việc nước lấy Đoàn thể làm cốtcán Việc Đoàn thể lấy cán bộ làm cốt cán Cán bộ lấy đạo đức làm cốt cán” Đạo đức, vớinhững chuẩn giá trị có tác dụng chi phối đời sống tinh thần của xã hội Là bộ phận quantrọng của nền tảng tinh thần xã hội Đạo đức góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội,qua đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội Trong xã hội, sự suy thoái đạo đứctrong mỗi con người và xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảngchính trị, kinh tế, xã hội Hồ Chí Minh nhắc lại lời Mạnh Tử: “Ai cũng tham lợi, thì nước

sẽ nguy” Chính vì vậy, Người thường nhắc lại tinh thần của V.I.Lênin: Đảng Cộng sảnphải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại

Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, nângcao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Khi đã thấy sức khôngvươn lên được thì đối với ai có tài hơn mình, mình sẵn sàng học tập, ủng hộ và nhườngbước để họ vượt lên trước Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó

Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng của người cách mạng, bởi vì muốn làm cáchmạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấpcông nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiệntrong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, vớimọi người xung quanh mình Trong đời sống mỗi cá nhân, mỗi người có công việc khácnhau, nhưng ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng

1.2 Đạo đức là nhân tố làm tăng thêm sức mạnh của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa

Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội không phải ở lý tưởng cao xanào, mà trước hết, cụ thể và trực tiếp là ở những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương

Trang 11

sống và hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng đó thành hiện thực Củng cố hay làmsuy giảm niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủ nghĩa xã hội không phải ở nhữngsai lầm và thất bại tạm thời, mà chủ yếu là ở sự sa sút thoái hóa của những người đượcmệnh danh là “những chiến sĩ tiên phong” của cách mạng.

Trong bài xây dựng những con người của chủ nghĩa xã hội (1961), Người viết:

“Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động Vậy công nhân, nông dân, tríthức cách mạng cần nhận ra rằng: Hiện nay, nhân dân lao động ta là những người làm chủnước ta, chứ không phải là những người làm thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa.Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúccho mình Nhân dân lao động là những người chủ tập thể của tất cả những của cải vật chất

và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Bởi vậy mọi người đều phải thấmnhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình” Người nói ra: “Giai cấpcông nhân là giai cấp lãnh đạo Khác hẳn với trước kia, công nhân bây giờ là người chủđất nước, chủ xã hội, chủ cuộc sống Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc ýthức làm chủ tập thể và đạo đức cách mạng “mình vì mọi người”

Nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu gương, Hồ Chí Minh thườngxuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của V.I.Lênin: “Không phải chỉ thiên tài của Người,

mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sốnggiản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới cácdân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”

Hồ Chí Minh cho rằng, đã là cán bộ, đảng viên thì trước hết phải trở thành một công dânmẫu mực, làm nòng cốt cho giữ gìn phẩm chất đạo đức và kỷ cương xã hội Sự mựcthước, nêu gương của người cán bộ, đảng viên trước nhân dân là vô cùng cần thiết Cuộcđấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.Đặc trưng của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là tính nhân đạo chân chính, với phương châm

“tất cả vì con người, vì hạnh phúc của con người” Sự thỏa mãn toàn diện và triệt để nhu

Trang 12

cầu vật chất và tinh thần của con người khiến lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mang giá trịđạo đức, văn minh.

Đạo đức cách mạng là gốc của Đảng cách mạng Gốc có vững bền, nền mới chắc.Không có đạo đức cách mạng, Đảng không có sức mạnh, không hoàn thành được sứmệnh lịch sử trước giai cấp và dân tộc Muốn biết Đảng đó như thế nào hãy nhìn vào độingũ đảng viên Đảng viên tốt, thì Đảng mạnh Đảng là một tập thể bao gồm hầu hết nhữngđảng viên vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, tài đức vẹn toàn, kết thành một tổchức có năng lực trí tuệ cao, có trình độ văn hóa, có lý luận tiên phong đủ sức dẫn đườngcho quần chúng trong các giai đoạn phát triển của lịch sử

Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiêncường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử Tấm gương đạođức và nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dânViệt Nam và nhân dân thế giới Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ vũ độngviên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoàn kết đấutranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN ĐỂ THẤY ĐƯỢC VAI TRÒ VÀ SỨC MẠNH CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY

2.1 Thực trạng đạo đức hiện nay

Ngày nay, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và trong nước các nămqua đã mang đến việt Nam nhiều sự thay đổi, tác động vào lối sống và đạo đức của conngười, làm thay đổi nhiều loại giá trị, đặc biệt là đề cao giá trị kinh tế và chủ nghĩa cánhân Điều đóm phần nào làm băng hoại nền đạo đức xã hội, làm cho quan hệ giữa ngườivới người trở nên lạnh lùng, xa lạ, “không tình, không nghĩa” và đây thực sự là một nguy

cơ của sự suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay

Thực trạng đó biểu hiện trước hết trong quan hệ xã hội Ngày càng nhiều người coilợi ích cá nhân là trên hết nên có thái độ bàng quan, thờ ơ với công việc của cộng đồng và

Trang 13

với những người xung quanh, làm cho mối dây liên kết giữa người với người, giữa cánhân với cộng đồng trửo nên lỏng lẻo, dẫn đến sự lệch chuẩn, đi ngược với truyền thống

“tương thân, tương ái” của dân tộc

Đối với đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, tình trạng suy thoái vềđạo đức, lối sống hiện nay đang là vấn đề bức xúc trong xã hội Ở Việt Nam hiện nay, cóđến năm kiểu “chạy”: “chạy chức, quyền”, “chạy tuổi”, “chạy chỗ”, “chạy lợi”, “chạytội”, tất cả đều do bệnh cơ hội bà chủ nghĩa cá nhân mà ra Thứ đến là bệnh thành tích và

tệ quan liệu, xa dần dẫn đến tình trạng không nắm được hoạt động, lối sống của cán bộdưới quyền Thêm vào đó là bệnh tham nhũng gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, làmthất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân Đó là chưa kể đến bệnh nói nhiềulàm ít, thậm chí nói nhưng không làm

Bảng 1: Các biểu hiện suy thoái đạo đức và chiều hướng tăng giản

STT Các biểu hiện Tăng lên

(%)

Như cũ (%)

Giảm đi (%)

Khó trả lời (%)

Trang 14

10 Quan liêu, xa rời nhân

Nguồn: PGS,TS Vũ Văn Phúc, PGS, TS.Ngô Văn Thạo

Vẫn còn những cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ chưa nhận thức sâusắc về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng.Một số tỏ ra sự hoài nghi, hoang mang, dao động, lo lắng và băn khoăn vào thành côngcủa công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; chưa nhận thức đúng đắn, đầy

đủ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Một số cán bộ, đảng viên giác ngộ chính trị chưa cao, còn mơ hồ mất cảnh giác,chưa thấy được âm mưu, thủ đoạn chống phá tinh vi, thâm độc của kẻ thù Sự tác độngcủa mặt trái cơ chế thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến đạo đức, lối sống, phong cách,tác phong công tác của cán bộ, đảng viên Còn không ít cán bộ, đảng viên chưa nhận thức

ra yêu cầu, nhiệm vụ, chưa xác định đúng động cơ phấn đấu, thiếu tự giác trong học tập,rèn luyện; chấp hành kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cơquan, đơn vị chưa nghiêm

Điều đáng lo ngại hiện nay, tình trạng lệch chuẩn đạo đức lại đang xảy ra chủ yếutrong tầng lớp thanh thiếu niên Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật

tự xã hội (Bộ Công An) thì tội phạm do người chưa thành niên thực hiện có nhiều diễnbiến phức tạp, trong 6 tháng đầu năm 2022 xảy ra 29 vụ bắt khởi tố 80 đối tượng là người

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w