TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Chủ đề SỐ 4: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vận dụng trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chủ đề (SỐ 4): Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò
của văn hóa và vận dụng trong xây dựng nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hải Yến
Lớp : CNTT 14-05
Nhóm : 4
Hà nội, năm 2021
Báo cáo
Trang 2Thành viên nhóm 4:
Hoàng Đức Văn 1451020269 Thiết kế slide
Nguyễn Tấn Nguyên 1451020166 Chuẩn bị câu hỏi
Đỗ Quốc Khánh 1451020122 Thiết kế slide
Đồng Quang Nghĩa 1451020284 Công việc A
Những việc cần làm:
Chuẩn bị tài liệu: (6 người)
Chuẩn bị slide :(2 người)
Chuẩn bị câu hỏi và đáp án trả lời (1 người)
Viết báo cáo (1 người: nhận tài liều từ 6 bạn)
Thuyết trình (1 người)
Trang 3MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam Người không chỉ cốnghiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng đấtnước xã hội chủ nghĩa mà còn để lại những di sản vô cùng quý giá cho nước ta Tưtưởng Hồ Chí Minh không chỉ là hệ tư tưởng của Đảng, của dân tộc mà còn là kimchỉ nam cho mọi đường lối, chính sách của Đảng để tiếp tục sự nghiệp cách mạnggiải phóng dân tộc và xây dựng đất nước
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị tríquan trọng Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc.Theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cả vật chất lẫn tinh thần, song conngười là nhân tố quyết định Để đưa đất nước đi lên, không thể không đặt trọngtâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của hoạt động kinh tế lại chính là con người vàthước đo trình độ con người chính là văn hóa Người nhấn mạnh:” Trong côngcuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau:chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội” Vì thế văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải
ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong vănhóa” Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết nhữngvấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng nhữngmôi trường văn hóa – xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được.Hơn nữa, văn hóa là linh hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộccủa văn hóa Để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bàn sắc dân tộc, Đảng
và nhà nước ta phải có những chính sách, biện pháp đúng đắn trên cơ sở vận dung
tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Từ đó, nhóm em xin chọn đề tài:” Quan điểm
Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và vận dụng trong xây dựng nền văn hóa ởViệt Nam hiện nay”
Trang 4Chương I: QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA
I Khái niệm văn hóa:
Khái niệm “văn hóa” có nghĩa rộng, bao gồm nội hàm phong phú Chính vìvậy có rất nhiều định nghĩa về văn hóa Trong Mục đọc sách ở phần cuối tác phẩmNhật ký trong tù được viết trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giamcầm từ 29-8-1942 đến 10-9-1943 tại Quảng Tây (Trung Quốc), lãnh tụ Hồ Chí
Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng
tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của
sự sinh tồn" Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh có rất nhiều điểm gần với
quan niệm hiện đại về văn hóa, đồng thời, khắc phục được quan niệm phiến diện
về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trongvăn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ họcvấn Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trịtinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mụcđích cuộc sống của loài người
II Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa
1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
- Văn hóa là mục tiêu
Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Như vậy, cùng với chính trị, kinh tế, xãhội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng Nói một
Trang 5cách tổng quát là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầuhạnh phúc; là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ
- Văn hóa là động lực
Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển Bao gồm động lực vật chất và tinhthần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực Tất cả quy tụ ở conngười và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa Tuy nhiên, nếu tiếp cậncác lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực có thể nhậnthức ở các phương chủ yếu diện sau:
Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường choquốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ
Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảmcách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuốicùng của cách mạng
Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quyluật phát triển của xã hội Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dụcđào tạo con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sựnghiệp cách mạng
Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh chocon người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ
Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước
2 Văn hóa là một mặt trận
Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động phản ánh tính chấtcam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cáchmạng trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấutranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của các hoạt động văn nghệ,báo chí, công tác lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóanghệ thuật
Trang 6 Mặt trận -> là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa
Văn nghệ sĩ -> chiến sĩ trên mặt trận Văn hóa tư tưởng
Vũ khí -> ngòi bút sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”.Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bìnhnghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu, và ca tụngchân thật những người tốt việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay vàgiáo dục con cháu đời sau
3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân Tưtưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Theo Người, mọihoạt động văn hóa phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánhđược tư tưởng và khát vọng của quần chúng
III Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác.
* Quan hệ giữa văn hóa với chính trị
Hồ Chí Minh cho rằng, trong đời sống có bốn vấn đề phải được coi là quantrọng ngang nhau và có sự tác động qua lại lẫn nhau, đó là chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội Nhưng ở nước Việt Nam thuộc địa, trước hết phải tiến hành cách mạnggiải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, xóa ách nô lệ, thiết lập nhà nước củadân, do dân, vì dân Đó chính là sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóaphát triển Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, tức
là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức
và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa
* Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế
Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng, văn hóa thuộckiến trúc thượng tầng Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, vănhóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được Tuy nhiên, văn hóa
Trang 7cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa khônghoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động tích cực trở lại kinh tế Sựphát triển của chính trị, kinh tế, xã hội, sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển; ngược lại,mỗi bước phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.
* Quan hệ giữa văn hóa với xã hội
Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới cóđiều kiện phát triển Xã hội thế nào văn hóa thế ấy Văn học, nghệ thuật của dântộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ của kẻ áp bức, thì văn nghệcũng bị nô lệ, không thể phát triển được Vì vậy phải làm cách mạng giải phóngdân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xãhội, đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng đượcvăn hóa
* Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồngcác dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu vàgiao lưu của con người Việt Nam
Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ Về nội dung,
đó là lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc Vềhình thức, cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễhội, truyền thống, cách cảm và nghĩ
Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọngđối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh những nét độc đáo,đặc tính dân tộc Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minhnói rằng, âm nhạc dân tộc ta rất độc đáo, phải khai thác và phát triển lên; rằng,những người cộng sản chúng ta rất quý trọng cổ điển, có nhiều dòng suối tiến bộchảy từ những ngọn nguồn cổ điển đó; vì vậy, trách nhiệm của con người ViệtNam là phải trân trọng, khai thác, giữ gìn, phát huy, phát triển những giá trị của
Trang 8văn hóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch
sử Theo Người, “dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”;
“càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin càng phải coi trọng những truyền thốngtốt đẹp của cha ông” “Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trongnghệ thuật” Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hạithuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tậpquán, văn hóa của các dân tộc ít người
Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóanhân loại Tiếp biến văn hóa (tiếp nhận và biến đổi) là một quy luật của văn hóa.Theo Hồ Chí Minh, “văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đôngphương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt
ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt củavăn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuầntúy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ”
Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Trao đổi với mộtnhà văn Liên Xô, Người nhấn mạnh rằng “các bạn chớ hiểu là tôi cho rằng chúngtôi cần dứt bỏ văn hóa nào đó, dù là văn hóa Pháp đi nữa Ngược lại, tôi muốn nóiđiều khác Nói đến việc mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế giới, mà đặcbiệt hiện nay là văn hóa Xôviết - chúng tôi thiếu - nhưng đồng thời tránh nguy cơtrở thành kẻ bắt chước Văn hóa của các dân tộc khác cần phải được nghiên cứutoàn diện, chỉ có trong trường hợp đó mới có thể được nhiều hơn cho văn hóa củachính mình” Nhận diện về hiện tượng văn hóa Hồ Chí Minh, một nhà báo Mỹviết: “Cụ Hồ không phải là một người dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, mà cụ là mộtngười yêu mến văn hóa Pháp trong khi chống thực dân Pháp, một con người biếtcoi trọng những truyền thống cách mạng Mỹ trong khi Mỹ phá hoại đất nước cụ”
Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu chovăn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội
Trang 9dung tiếp thu là toàn diện bao gồm Đông, Tây, kim, cổ, tất cả các mặt, các khíacạnh Tiêu chí tiếp thu là có cái gì hay, cái gì tốt là ta học lấy Mối quan hệ giữa giữgìn cốt cách văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa nhân loại là phải lấy văn hóa dântộc làm gốc, đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại.
IV Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa
Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm điểm lớn địnhhướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc, bao gồm: xây dựng tâm lý, luận lý,
xã hội, chính trị và kinh tế Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâmđến văn hóa, đã thấy rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội Vì thế,ngay khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng, kiến tạomột nền văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả mọi lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xãhội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triểnđất nước Vị trí và vai trò của văn hóa cũng được Hồ Chí Minh xác định rõ trongquan điểm của mình Thứ nhất, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiếntrúc thượng tầng Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội Chínhtrị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng, chính trị giảiphóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển Theo Người: “Xã hội thế nào, văn nghệthế ấy Dưới chế độ thực dân và phong kiến, nhân dân ta bị nô lệ, thì văn nghệ cũng
bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được” Chúng ta phải tiến hành cách mạnggiải phóng dân tộc để giải phóng chính quyền, giải phóng chính trị, giải phóng xãhội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển Kinh tế phải đitrước một bước Xây dựng kinh tế để làm nền tảng cho việc xây dựng văn hóa Hai
là, văn hóa không thể đựng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụnhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Người cho rằng, văn hóa
có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự pháttriển của kinh tế và chính trị Văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ
Trang 10chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, kinh tế và chính trịcũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đang đòi hỏi.Nền văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tínhkhoa học và tính đại chúng Điều đó có nghĩa là: văn hóa mỗi dân tộc đều có bảnsắc đặc trưng riêng, giúp phân biệt, không nhầm lẫn với văn hóa của các dân tộckhác Đồng thời, phải có tính hiện đại, tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa củathời đại Và nên văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên.Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ba chức năng Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởngđúng đắn, tình cảm cao đẹp Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí Ba là, bồidưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng conngười tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân Hồ Chí Minh chia văn hóalàm ba lĩnh vực: văn hóa giáo dục, văn hóa văn nghệ và văn hóa đời sống.
Trang 11Chương II: VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I Thực trạng xây nền văn hóa ở Việt Nam hiện nay
1 Tích cực
Trong điều kiện đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa, trải qua hơn mười nămđổi mới, cùng với những thay đổi tích cực của nền kinh tế xã hội, văn hóa ViệtNam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể Trong lĩnh vực tư tưởng, lối sống
và đạo đức, chúng ta luôn đi theo con đường chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh Đây chính là con đường đúng đắn mà nước ta đã kiên định từ đầu,vận dụng sáng tạo để phát triển nền văn hóa dân tộc, đảm bảo cho đời sống tinhthần xã hội phát triển đúng hướng Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động Cáccán bộ, đảng viên luôn có ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,tinh thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn Nhiều nét mới trong giá trị vănhóa và chuẩn mực đạo đức từng bước hình thành Mỗi công dân được khuyếnkhích và có cơ hội phát huy tính năng động, tích cực, sở trường và năng lực cánhân
Do đó, không khí dân chủ trong xã hội ngày càng tăng lên Thế hệ trẻ tiếp thunhanh những kiến thức mới và có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, xây dựng vàbảo vệ tổ quốc Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng vàkháng chiến, nhớ ơn các anh hùng dân tộc, quý trọng danh nhân văn hóa, đền ơnđáp nghĩa những người có công với đất nước, lá lành đùm lá rách trở thành phongtrào quần chúng Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặckhông theo một tôn giáo nào Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy Sự nghiệp giáo dục thu
Trang 12được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học vấn củanhân dân, làm tăng thêm sức mạnh nội sinh
Ứng dụng khoa học - kĩ thuật ngày càng phổ biến trong hoạt động sản xuất vàđời sống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hiệu quả sản xuất Trênlĩnh vực văn học, nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có bước phát triển mới Các
bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn, phát huy và nhiều bộ môn nghệthuật mới được sáng tạo thêm hoặc học hỏi từ các nước bạn bè trên thế giới Hoạtđộng lý luận, phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khẳng định mạnh mẽvăn nghệ cách mạng và kháng chiến, đẩy lùi một bước những quan điểm sai trái
Số đông văn nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng, có vốnsống, giàu lòng yêu nước trước những biến động của thời cuộc và những khó khăncủa đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm sáng tác phục vụnhân dân, làm sứ mệnh người nghệ sĩ - chiến sĩ Nhiều văn nghệ sĩ tuổi cao, vẫntiếp tục sự nghiệp sáng tạo, lớp trẻ có nhiều cố gắng tìm tòi cái mới Văn học, nghệthuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể Đội ngũ những nhà văn hoá ngườidân tộc thiểu số phát triển cả về số lượng, chất lượng, đã có những đóng góp quantrọng vào hầu hết các lĩnh vực văn học, nghệ thuật Thông tin đại chúng phát triểnnhanh cả về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành,truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thầncủa xã hội Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết lập, tạo khảnăng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông đảo công chúng.Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị, tưtưởng và nghiệp vụ Hoạt động giao lưu văn hoá với nước ngoài được mở rộng.Chúng ta có dịp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hoá nhân loại, đồng thờigiới thiệu với nhân dân các nước khác những giá trị tốt đẹp, độc đáo của văn hoáViệt Nam Đảng và Nhà nước đã quan tâm tăng cường bộ máy tổ chức, ban hànhnhững văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành văn hoá Cơ sở vật