HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAMKHOA CƠ BẢN ---o0o---TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓ
Trang 1HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA CƠ BẢN
-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Mã lớp học phần: 010100001607 Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Thu Hà - 2051010129
2 Bùi Anh Thiện - 2051010122
3 Lềm Quốc Thái - 2051010144
4 Đặng Thị Thu Huyền - 2051010145
5 Võ Thị Như Hậu - 2051010146
Trang 2
HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA CƠ BẢN
-o0o -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Quốc Thịnh
Mã lớp học phần: 010100001607 Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Thu Hà - 2051010129
2 Bùi Anh Thiện - 2051010122
3 Lềm Quốc Thái - 2051010144
4 Đặng Thị Thu Huyền - 2051010145
5 Võ Thị Như Hậu - 2051010146
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022
Trang 3PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1 Nhận xét bài tiểu luận
- Cán bộ chấm thi 1 (nếu có):
2 Đánh giá bài tiểu luận
- Cán bộ coi thi 2 (nếu có):
2 Đánh giá bài tiểu luận
Tiêu chí đánh giá
(trọng số) Thang điểm Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2
Hình thức và kết cấu
Nội
dung
(80%)
Nội dung các thành phần
Lập luận
Kết luận/kết quả
Xác nhận
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4KÝ HIỆU VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
1 CNXH
2
1 Chủ nghĩa xã hội
2
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
Chương 1: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI 2
1.1 Khái niệm về văn hóa 2
1.2Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội 2
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong đời sống xã hội .5
1.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới 6
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HIỆN NAY 7
2.1 Nền văn hóa hiện nay “ Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” 7
2.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay 8
PHẦN 3: KẾT LUẬN 14
Tài liệu tham khảo 15
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam chúng ta là một đất nước có nền văn hóa đặc sắc và phong phú Từ trang phục truyền thống như áo dài, áo tứ thân, áo bà ba đến cách phát âm ngôn ngữ đặc trưng theo vùng miền Bắc-Trung-Nam Ẩm thực thì đa dạng, nổi tiếng trên thế giới là món phở Ngoài ra còn có các lễ hội nổi tiếng như thả đèn hoa đăng, lễ tết… Và với sự thành công trong bóng đá của nước ta những năm gần đây thì có một văn hóa xuất hiện trên cả nước đó là ăn mừng chiến thắng bằng cách “đi bão” như giới trẻ vẫn gọi Hoặc là các chương trình, sự kiện, tình nguyện để giúp đỡ người còn khó khăn trong cuộc sống ngày càng nhiều lên và đây cũng bắt nguồn từ nền văn hóa gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc ta Các nét đẹp văn hóa này được hình thành từ 54 anh em dân tộc cùng với sự pha trộn giữa người Chăm, người Hoa, người Khmer từ đó tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà Tuy riêng biệt về vùng miền nhưng lại thống nhất trên một lãnh thổ quốc gia
Đất nước chúng ta đã phải trải qua 1000 năm Bắc thuộc Bị các đế quốc xâm chiếm nhưng dân tộc ta không bị thuần hóa, không chịu khuất phục Và Bác Hồ cũng cho rằng, văn hoá có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới” Văn hoá tạo nên sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm theo tinh thần “văn minh thắng bạo tàn” Kinh tế được nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, nâng cao tinh thần của nhân dân Vì hiểu được tầm quan trọng của văn hóa dân
tộc nên nhóm em đã chọn đề tài “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay” để nêu cao
tinh thần trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong công cuộc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa vững mạnh ở nước ta
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm em sẽ tìm hiểu về quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa ở nước ta và vai trò của văn hóa trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta hiện nay Đồng thời vận dụng các quan điểm này vào việc giữ gìn và xây dựng văn hóa lành mạnh, tích cực Làm nổi bật tinh thần trách nhiệm, vai trò của học sinh, sinh viên, thế hệ sau trong việc góp phần vào mục đích này
Trang 7PHẦN 2: NỘI DUNG Chương 1: VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA MỚI
1.1 Khái niệm về văn hóa
Tháng 8/1943, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.”
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống
xã hội
1.2.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội
Quan hệ giữa văn hóa với chính trị
Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong chính trị, nghĩa là văn hóa phải phục vụ cho nhiệm vụ chính trị; cũng như mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị bắt buộc phải có hàm lượng văn hóa
Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế
Tương tự, văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, tức là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế mà nó có vai trò tác động tích cực trở lại đối với nền kinh tế
Quan hệ giữa văn hóa với xã hội
Muốn văn hóa có điều kiện phát triển thì phải giải phóng về chính trị Có thể nói, văn hóa chính là phản ánh rõ nhất của xã hội Do đó phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã
Trang 8hội, đồng thời đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa
Về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
Khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc
“Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam.”
Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được thể hiện qua hai lớp quan hệ
Về nội dung: bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện ở lòng yêu nước, thương nòi; tinh thần độc lập, đoàn kết, tự cường, tự tôn dân tộc,
Về hình thức: cốt cách văn hóa dân tộc thể hiện ở ngôn ngữ, phong tục – tập quán, các lễ hội truyền thống, cũng như cách cảm và nghĩ của mọi người…
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại
Bản sắc văn hóa dân tộc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nó phản ánh rõ nét độc đáo và đặc tính dân tộc và là ngọn nguồn tiến tới chủ nghĩa Mác – Lênin Do đó phải chăm lo giữ gìn bản sắc dân tộc, cũng như triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, đồng thời tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của các dân tộc ít người
Bên cạnh đó, song song với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, ta cũng phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Tiếp nhận và biến đổi gọi chung là tiếp biến văn hóa chính là một quy luật của văn hóa Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại… Tây phương hay Đông phương có gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam để kết hợp với tinh thần dân chủ” Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại chính là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ Nội dung tiếp thu là toàn diện bao gồm cả Đông, Tây, kim, cổ và tất cả các mặt, các khía cạnh còn tiêu chí tiếp thu chính là có cái gì hay, cái gì tốt thì ta học lấy Đặc biệt, phải lấy
Trang 9văn hóa dân tộc làm gốc, làm điều kiện – cơ sở để tiếp thu văn hóa nhân loại, đây chính là mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
1.2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội
Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng
Văn hóa là mục tiêu Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của toàn bộ tiến trình cách mạng
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu, nhìn một cách tổng quát là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ
Văn hóa là động lực Di sản Hồ Chí Minh cho thấy động lực phát triển đất nước bao gômg động lực vật chất và tinh thần, động lực cộng đồng và cá nhân, nội lực và ngoại lực Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể được xem xét dưới góc độ văn hóa
Tuy nhiên, nếu tiếp cận các lĩnh vực văn hóa cụ thể trong tư tưởng Hồ Chí Minh, động
lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu diện sau:
- Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực độc lập, tự cường, tự chủ
- Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin thắng lợi cuối cùng của cách mạng
- Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội
- Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ
- Văn hóa pháp luật bảo đảm dân chủ, trật tự, kỷ cương, phép nước
Văn hóa là một mặt trận
Nói mặt trận văn hóa là nói đến một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa
Trang 10Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa vì vậy anh chị em nghệ sĩ
là chiến sĩ trên mặt trận ấy Để làm tròn nhiệm vụ, chiến sĩ nghệ thuật phải có lập trường tư tưởng vững vàng, ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà” Phải bám sát cuộc sống thực tiễn, đi sâu vào quần chúng, để phê bình nghiêm khắc những thói xấu như tham ô, lười biếng, lãng phí, quan liêu và ca tụng chân thật những người tốt việc tốt để làm gương mẫu cho chúng ta ngày nay và giáo dục con cháu đời sau
Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại vẻ vang Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại
vẻ vang
Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng văn hóa của Người cũng vì nhân dân, phục vụ nhân dân Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân là phải miêu tả cho hay, cho thật, cho hùng hồn, phải trả lời được các câu hỏi: Viết cho ai? Mục đích viết? Lấy tài liệu ở đâu mà viết? Cách viết như thế nào? Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu quý Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa
1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hóa trong đời sống xã hội
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp Tư tưởng và tình cảm
là vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thần của xã hội và con người Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, văn hóa phải thấm sâu vào tâm lý quốc dân để thực hiện chức năng hàng đầu là bồi dưỡng nâng cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người, đồng thời loại bỏ những tư tưởng sai lầm
Hai là, nâng cao dân trí Văn hóa nâng cao dân trí theo từng nấc thang, phục vụ mục tiêu cách mạng trước mắt và lâu dài Nâng cao dân trí bắt đầu từ việc làm cho người dân biết đọc, biết viết Tiếp đến là sự hiểu biết các lĩnh vực khác nhau về chính trị, kinh tế, xã hội Từng bước nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ,
Trang 11khoa học - kỹ thuật, thực tiễn Việt Nam và thế giới Đó là quá trình bổ sung kiến thức mới, làm cho mọi người không chỉ là chuyển biến dân trí mà còn nâng cao dân trí
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người vươn tới chân - thiện - mỹ, không ngừng hoàn thiện bản thân mình Văn hóa giúp cho con người phân biệt cái tốt với cái xấu, cái lạc hậu và cái tiến bộ
1.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới
1.4.1 Giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Hồ Chí Minh quan tâm đến việc xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm nội dung: xây dựng tâm lý, xây dựng luân lý, xây dựng xã hội, xây dựng chính trị, xây dựng kinh tế
1.4.2 Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp
Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khẳng định lại quan điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam về phương châm xây dựng nền văn hóa mới Đó là một nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa học, đại chúng
1.4.3 Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc
Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam đó
là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ, nhân văn
Chương 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH
VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA HIỆN NAY
Trang 122.1 Nền văn hóa hiện nay “ Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”
Theo hiến pháp sửa đổi năm 1993 thì nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc tức là nền văn hóa mang đầy đủ các nội dung về dân tộc, dân chủ, nhân văn và hiện đại Tính dân tộc được thể hiện qua 3 khía cạnh đó là nền văn hóa có cội nguồn, gốc rễ dân tộc, phát triển dựa trên sức mạnh của dân tộc và luôn luôn vì lợi ích dân tộc, vì hạnh phúc, phồn vinh của dân tộc
Tính dân chủ được biểu hiện thông qua sự mở rộng và phát triển dân chủ để khẳng định chủ thể của nền văn hoá thuộc về nhân dân, để khai thác triệt để tiềm năng văn hóa dân tộc, phát hiện và phát triển những tài năng văn hóa Tính nhân văn của nền văn hóa biểu hiện sự trân trọng những giá trị con người, nền văn hóa thấm nhuần những giá trị nhân đạo sâu sắc và phát triển nhấn mạnh quy luật quan hệ nhân tính, khẳng định vai trò văn hóa ở con người, khoan dung và mang nặng tình người Tính hiện đại của nền văn hóa được thể hiện qua việc phát triển nền văn hóa dựa trên cơ sở vật chất ngày càng hiện đại dựa trên khoa học công nghệ hiện đại và phục vụ cho việc đào tạo giáo dục con người theo hướng hiện đại phát triển dựa trên tư tưởng tiến bộ xã hội
Như vậy nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được hiểu qua hai đặc trưng: Tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mang tinh thần dân chủ, nền văn hóa
mà trong đó dân chủ là yếu tố làm thay đổi nhiều mặt của đời sống văn hóa dân tộc, là tiền đề quan trọng cho sự phát triển văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển tài năng, nhu cầu sáng tạo của quần chúng nhân dân Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh mối quan hệ hài hòa giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, phát triển toàn diện về hạnh phúc của con người, tính hiện đại
về trình độ dân trí, khoa học, công nghệ, Nền văn hóa tiên tiến không chỉ trong nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung Nền văn hóa tiên tiến cũng là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Tính chất dân tộc luôn được gắn bó với tính chất tiên tiến của nền văn hóa về hai mặt này liên quan biện chứng với nhau Bản sắc văn hóa của một dân tộc là những đặc trưng về văn hóa,