Hiện nay có các tổ chức khác nhau xuấthiện và hoạt động với nhiều mục đích khác nhau, họ cùng hướng đến một mục tiêuchung cụ thể nào đó khi đi vào hoạt động Trang 5 Văn hóa: là tổng thể
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Đề bài số 8 : Phân tích vai trò văn hóa doanh nghiệp với tổ chức và
liên hệ thực tiễn
NHÓM 4 LỚP 4618 – N01.TL2
HÀ NỘI, 08/2022
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 08/09/2022 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 04 Lớp: 4618 (N01.TL2)
Khoa Luật Kinh tế Khóa 46
Tổng số sinh viên của nhóm: 7
+ Có mặt: 7
+ Vắng mặt: 0 Có lý do: 0 Không có lý do: 0
Tên bài tập: Bài tập nhóm Môn học: Quản trị doanh nghiệp
Nội dung: Phân tích vai trò văn hóa doanh nghiệp với tổ chức và liên hệ thực tiễn.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong quá trình làm bài tập nhóm:
STT MÃ SV HỌ VÀ TÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA SV
SV KÝ TÊN
ĐÁNH GIÁ CỦA GV ĐIỂM GV
1 461832 Lê Nguyễn Diễm My A My
2 461834 Đinh Thị Kim Ngân A Ngân
3 461835 Vi Thị Kim Ngân A Ngân
4 461836 Nguyễn Thị Ngọc A Ngọc
5 461837 Phan Thị Yến Nhi A Nhi
6 461838 Phạm Thị Hồng Nhung A Nhung
MỤC LỤC
Kết quả điểm bài tập:
- Giáo viên chấm thứ nhất:
- Giáo viên chấm thứ hai:
Hà Nội, ngày 08 tháng 09 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG (đã ký) Đinh Thị Kim Ngân
Trang 3MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Khái quát về văn hóa doanh nghiệp 1
1.1 Các khái niệm 1
1.2 Biểu trưng và đặc điểm của VHDN 2
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp 4
1.4 Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp: 5
2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức 6
2.1 Văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược kinh doanh của những nhà quản trị 6
2.2 Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực thúc đẩy cho cả tổ chức 7
2.3 Nâng tầm giá trị doanh nghiệp trên thương trường 8
3 Liên hệ thực tiễn về vai trò văn hóa doanh nghiệp với tổ chức 9
3.1 Văn hóa Vingroup được nhìn nhận dưới 3 cấp độ: 10
3.2 Vai trò văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức Vingroup: 11
KẾT LUẬN 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4MỞ ĐẦU
Kinh tế học là môn khoa học xã hội nghiên cứu cách thức con người sử dụng như thế nào các nguồn lực khan hiếm để sản xuất ra các hàng hóa dịch vụ và phân phối chúng cho các thành viên trong xã hội Trong đó, quản trị doanh nghiệp được xem là một quá trình của sự tác động liên tục và mang tính chất tổ chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp
đó Hơn hết, đặc trưng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp của từng doanh nghiệp không thể không nhắc tới văn hóa doanh nghiệp Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa doanh nghiệp đang được xem là giá trị cốt lõi, là nền tảng của sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp chính là linh hồn của thương hiệu, là yếu tố khác biệt tạo nên bền vững của doanh nghiệp như những tập đoàn: Toyota, Sony, Samsung, Apple, Ford,… đã tồn tại và phát triển nhiều thập niên, thậm chí cả trăm năm và khi gặp khủng hoảng, họ vẫn đứng dậy, vượt lên,… Một trong những lý giải rất quan trọng đó là họ có một nền tảng văn hóa doanh nghiệp rất mạnh, thậm chí có những thương hiệu đã trở thành biểu tượng của một quốc gia Và bài luận sau đây sẽ “Phân tích và liên hệ thực tiễn để làm rõ hơn “vai trò của doanh nghiệp đối với tổ chức” với mong muốn hiểu rõ hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với các tổ chức doanh nghiệp trong nước cũng như một
số doanh nghiệp lớn trên thế giới
NỘI DUNG
1 Khái quát về văn hóa doanh nghiệp
1.1 Các khái niệm
Doanh nghiệp: Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 “doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Tổ chức: là tập hợp nhiều cá nhân cùng làm việc vì một mục đích chung vào đó trong hình thái cơ cấu ổn định của xã hội Hiện nay có các tổ chức khác nhau xuất hiện và hoạt động với nhiều mục đích khác nhau, họ cùng hướng đến một mục tiêu chung cụ thể nào đó khi đi vào hoạt động
1
Trang 5Văn hóa: là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Văn hóa doanh nghiệp: là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó
1.2 Biểu trưng và đặc điểm của VHDN
1.2.1 Biểu trưng của VHDN
Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp tồn tại dưới 2 hình thức là: trực quan và phi trực quan
a) Biểu trưng trực quan
Đặc điểm kiến trúc: bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở Công trình kiến trúc có thể được coi là một “linh vật” biểu thị một ý nghĩa, giá trị nào đó của một tổ chức(chẳng hạn: giá trị lịch sử gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của tổ chức, các thế hệ nhân viên ), xã hội, còn các kiểu dáng kết cấu có thể được coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức
Nghi lễ: Doanh nghiệp có thể sử dụng nghi lễ để giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp coi trọng, để nhấn mạnh những giá trị riêng, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, nêu gương và khen tặng những tấm gương điển hình đại biểu cho những niềm tin và cách thức hành động cần tôn trọng của tổ chức
Giai thoại: Thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực được mọi thành viên trong tổ chức cùng chia sẻ và nhắc lại với những thành viên mới Các mẩu chuyện có tác dụng duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên
Biểu tượng: Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại, khẩu hiệu đều chứa những giá trị vật chất cụ thể, hữu hình, các biểu trưng này đều muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo cách thức khác nhau Một biểu tượng khác là logo hay một tác phẩm sáng tạo được thiết kế để thể hiện hình tượng về một tổ chức, một DN bằng ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông, chúng hướng sự chú ý của người thấy nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ
2
Trang 6thể có thể diễn đạt được giá trị chủ đạo mà tổ chức, DN muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền đạt cho người thấy nó
Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty Vì vậy, chúng cần được liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chúng
Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp những người hữu quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hoá của một tổ chức như: tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức, công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty,
b) Biểu trưng phi trực quan
Lý tưởng: Thể hiện định hướng căn bản, thống nhất hoá các phản ứng của mọi thành viên trong DN trước các sự vật, hiện tượng Cụ thể hơn, lý tưởng của một
DN được ẩn chứa trong triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phương châm hành động của DN đó
Giá trị niềm tin và thái độ: Niềm tin của người lãnh đạo dần dần được chuyển hoá thành niềm tin của tập thể thông qua những giá trị Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu, chúng sẽ chuyển hoá dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trở thành một phần lý tưởng của các thành viên trong doanh nghiệp
1.2.2 Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp:
Văn hoá doanh nghiệp tồn tại khách quan Các thành viên trong doanh nghiệp khi làm việc với nhau sẽ hình thành nên những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó
Do đó, VHDN có thể hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác” Những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành một nét văn hóa riêng của đơn vị Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trong thời gian khá dài Trong thời gian các thành viên làm việc với nhau, văn hóa doanh nghiệp phải thay đổi rất nhiều lần thì doanh nghiệp mới có thể tìm và tạo ra văn hóa phù hợp trong doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp mang tính bền vững Văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi” Qua thời gian, các hoạt động khác nhau của các thành
3
Trang 7viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá.
Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính bền vững của văn hoá
Văn hóa doanh nghiệp mang tính hệ thống Văn hóa doanh nghiệp gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp, giúp cho thành viên trong doanh nghiệp thống nhất
về cách hiểu các vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp
a) Văn hóa dân tộc
Văn hóa doanh nghiệp là một nền tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc Mọi
cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp đều chịu tác động của các giá trị văn hóa dân tộc Văn hóa ở mỗi nước, mỗi vùng miền sẽ có những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển, trình độ và lịch sử của khu vực đó Doanh nghiệp sẽ dựa trên mức độ đa dạng văn hóa trong công ty cũng như những giá trị đang có để xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho phù hợp
b) Yếu tố hội nhập
Xu thế toàn cầu hóa khiến các doanh nghiệp cần có sự tích cực, chủ động xây dựng cho mình một nền văn hóa mở, nhằm đưa doanh nghiệp lên một tầm cao mới phù hợp Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp chịu tác động không nhỏ trong môi trường hội nhập Bản thân doanh nghiệp đó cần thay đổi, cập nhật thường xuyên về tư tưởng, phương châm hoạt động, kinh doanh mới phù hợp hơn, tiến bộ hơn
c) Lịch sử hình thành và truyền thống của doanh nghiệp
Việc xây dựng, phát huy các yếu tố văn hoá phải dựa trên tinh thần kế thừa những tinh hoa của nền văn hoá truyền thống của doanh nghiệp Phong cách, những hành động, ý chí, tinh thần, thái độ làm việc của ban lãnh đạo tạo nên giá trị cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp Nó do ban lãnh đạo đầu tư, xây dựng và phát triển d) Mô hình, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có những quy định riêng biệt trong sự phát triển văn hoá doanh nghiệp tương ứng với mô hình tổ chức Việc xây dựng và phát triển các giá trị văn hoá doanh nghiệp luôn bị phụ thuộc vào các mô hình, cơ cấu tổ chức, nhân viên, đặc thủ ngành nghề kinh doanh,
e) Mục tiêu chiến lược và sứ mệnh của doanh nghiệp
4
Trang 8Đây là hai yếu tố quyết định phương hướng phát triển của văn hóa doanh nghiệp đến việc hình thành một kiểu văn hoá mới hoặc làm thay đổi cơ bản các yếu
tố văn hoá đã lỗi thời Bên cạnh đó tính minh bạch trong doanh nghiệp cũng là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới sự phát triển văn hoá doanh nghiệp, tính mạnh yếu của doanh nghiệp
1.4 Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp:
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với hoạch định: mỗi loại hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến công tác hoạch định, đặc biệt là khi xác định chiến lược và quá trình ra quyết định của doanh nghiệp Ngược lại, khi tiến hành hoạch định một kế hoạch kinh doanh, nhà quản trị cần phải nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, trong đó có yếu tố văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng Không chỉ vậy, chiến lược kinh doanh, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp sẽ tác động ngược lại làm thay đổi, xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp Khi văn hóa doanh nghiệp đã hình thành, sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với hoạch định và mục tiêu đã định
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với tổ chức: cách thức tổ chức các phòng ban và các bộ phận trong một tổ chức phụ thuộc nhiều vào văn hóa doanh nghiệp Với loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, do có tính cộng đồng cao, tôn trọng
sự hài hòa và tính thống nhất, nên việc tổ chức công việc mang tính tập thể sẽ rất thuận lợi và ít phát sinh những mâu thuẫn ngoài chức năng Ngược lại, ở một số doanh nghiệp thì bộ máy quản lý doanh nghiệp có vai trò quyết định tới sự tồn tại, phát triển hoặc diệt vong của doanh nghiệp, nó được coi là một cơ quan đầu não điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp Cách thức tổ chức trong doanh nghiệp
có thể thực hiện theo nhiều mô hình và với mỗi một mô hình khác nhau sẽ hình thành nên một văn hóa doanh nghiệp khác nhau Khi doanh nghiệp có những thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức sẽ dẫn đến sự thay đổi của đội ngũ nhân sự, đường hướng chiến lược phát triển, những thay đổi này tất yếu sẽ dẫn đến thay đổi cơ bản của văn hóa doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với điều khiển: trong các chức năng quản trị, chức năng điều khiển là chức năng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa nhiều nhất Phương thức điều khiển tại mỗi doanh nghiệp có văn hóa khác nhau sẽ theo
5
Trang 9những xu hướng khác nhau trong vấn đề tuyển dụng, lương bổng, vấn đề đào tạo và phát triển nghề nghiệp, Bên cạnh đó, lãnh đạo hay tiến trình điều khiển là sự tác động vào người khác để góp phần làm tốt các công việc, hoàn thành các mục tiêu
đã được hoạch định của tổ chức Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa doanh nghiệp chịu tác động của rất nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, công nghệ, hay văn hóa dân tộc… Nhưng tác động mạnh mẽ nhất tới quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp là lãnh đạo và điều khiển doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với kiểm soát: văn hóa doanh nghiệp
sẽ giúp điều phối và kiểm soát toàn bộ hành vi cá nhân bằng những chuẩn mực, thủ tục, quy trình và quy tắc trong doanh nghiệp Điều này sẽ giúp doanh nghiệp khi phải đưa ra quyết định sẽ thu hẹp được phạm vi lựa chọn phải xem xét Từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường
2 Vai trò của văn hóa doanh nghiệp đối với tổ chức
2.1 Văn hóa doanh nghiệp là công cụ triển khai chiến lược kinh doanh của những nhà quản trị.
Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu tương lai của mình bằng một bản kế hoạch phát triển chiến lược, trong đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp
sẽ theo đuổi được cụ thể hoá bằng định hướng về thị trường mục tiêu (khách hàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chính sách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh) Thành công trong việc xây dựng chiến lược, nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc triển khai chiến lược Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã xây dựng
Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả mọi thành viên của tổ chức, doanh nghiệp Đáng lưu ý là, mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng/năng lực hành động không giống nhau Những chiến lược kinh doanh của tổ chức chỉ có thể được hiện thực hóa nhờ sự phối hợp, hợp tác ăn ý của các thành viên trong doanh nghiệp Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chi phối việc ra quyết định
6
Trang 10và hành động của mọi thành viên Đối với doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, điều đó còn có ý nghĩa lớn hơn nữa trong việc định hình phong cách Những quy tắc hành động đó chính là văn hóa doanh nghiệp, nền tảng giá trị chung mà toàn thể doanh nghiệp hướng đến và thực hiện theo
Văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần định hướng phong cách và tác phong của các thành viên trong tổ chức Góp phần xây dựng hệ tư tưởng và giá trị cốt lõi chung mà cả doanh nghiệp theo đuổi Từ đó mọi thành viên sẽ đưa ra quyết định và hành động phù hợp với doanh nghiệp, thống nhất và ăn ý với các thành viên còn lại Nhờ đó tạo nên tính thống nhất cao trong doanh nghiệp, thực hiện hóa chiến lược kinh doanh mà nhà quản trị đề ra
Mấu chốt của VHDN là về con người, vì con người; doanh nghiệp không làm cho VHDN có hiệu lực mà chính là con người: người lãnh đạo đóng vai trò khởi xướng, thành viên tổ chức đóng vai trò hoàn thành Chính con người làm cho những giá trị được tuyên bố chính thức trở thành hiện thực Ngược lại, giá trị làm cho hành động và sự phấn đấu mỗi cá nhân trở nên có ý nghĩa Con người thể hiện giá trị; Giá trị nâng con người lên Giá trị là thứ duy nhất có thể thu hút mọi người đến với nhau Giá trị liên kết con người lại với nhau Giá trị tạo nên động cơ hành động cho con người Giá trị làm cho mỗi người tự nguyện cam kết hành động vì mục tiêu chung Như vậy, nhờ có văn hóa doanh nghiệp mà các chiến lược kinh doanh được triển khai một cách rõ ràng, cụ thể và đạt hiệu quả cao, nâng tầm giá trị doanh nghiệp
2.2 Văn hóa doanh nghiệp là phương pháp tạo động lực thúc đẩy cho cả tổ chức
Môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng góp phần tác động quyết định đến tinh thần và chất lượng làm việc của các thành viên và từ đấy tạo động lực thúc đẩy
tổ chức phát triển hơn nữa Một chia sẻ của Đại học Warwick chia sẻ những nhân viên làm việc trong môi trường hạnh phúc sẽ làm việc năng suất đến 12%, còn nhân viên không hài lòng với công việc hay tổ chức sẽ có năng suất thấp hơn 10% Một văn hóa doanh nghiệp tốt là văn hóa làm việc dựa trên sự tôn trọng, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, chủ động trong công việc, có cùng mục tiêu chung, cùng nhau đi lên Thúc đẩy sự kết nối của các thành viên là chìa khóa để thúc đẩy năng suất, tăng doanh thu và tăng tính cạnh tranh.Vì thế một doanh nghiệp khi xây dựng được văn hóa doanh nghiệp tốt thì thành viên sẽ có sự tin tưởng và tín nhiệm vào
7