1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận phân tích đặc điểm văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

28 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích đặc điểm văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp du lịch
Tác giả Phan Khánh Phương, Sùng Thị Phi, Lê Hoàng Phúc, Đàm Thu Phương, Vũ Thị Thu Phương, Mai Đức Quân, Phan Thúy Quỳnh, Trần Thị Như Quỳnh, Nguyễn Việt Thành, Hoàng Phương Thảo
Người hướng dẫn Dương Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại, Khoa Khách Sạn – Du Lịch
Chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Một doanh nghiệp cũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại, công bằng là điều

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

-

-BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: VĂN HÓA DU LỊCH

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Mã LHP: 231_HCMI0121_08Giảng viên: Dương Hồng Hạnh

Hà Nội - 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

1 Phan Khánh Phương (Nhóm trưởng) 22D252144

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN

Kính gửi cô: Dương Hồng Hạnh – Giảng viên môn Văn hóa du lịch,

Chúng em là nhóm 7 gồm 10 thành viên, chúng em đã thống nhất về quá trình thảo luận nhóm và phân công việc cho từng thành viên Chúng em đã tổ chức cuộc họp nhóm, cụ thể là:

- Thời gian: Ngày 26/09/2023

- Địa điểm: Group chat Zalo nhóm 7

- Số lượng thành viên tham gia: 10/10

Nhóm trưởng tiến hành phân công công việc cho từng thành viên

- Cả nhóm tiến hành công việc như được giao và hạn nộp bài là: 06/10/2023

Hà Nội, ngày … tháng… năm 2023

Nhóm trưởng(ký ghi rõ họ tên)

Trang 4

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

ST

1 Phan Khánh Phương Làm word

2 Sùng Thị Phi Thuyết trình

3 Lê Hoàng Phúc Thuyết trình

4 Đàm Thu Phương Tìm tài liệu

5 Vũ Thị Thu Phương Làm

powerpoint

6 Mai Đức Quân Tìm tài liệu

powerpoint

8 Trần Thị Như Quỳnh Tìm tài liệu

9 Nguyễn Việt Thành Tìm tài liệu

10 Hoàng Phương Thảo Tìm tài liệu

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

1.1 Khái niệm và đặc trưng của văn hóa du lịch 6

1.2 Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp du lịch 7

1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh du lịch 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TIẾP THỊ GTVT VIỆT NAM - VIETRAVEL 11

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp du lịch Vietravel 11

2.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Vietravel 17

2.3 Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh của Vietravel 22

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIETRAVEL 24

KẾT LUẬN 25

Tài liệu tham khảo 26

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Một quốc gia sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi sự bảo tồn, giữ gìn được nét vănhóa truyền thống của mình Một gia đình không thể đầm ấm sum vầy, đónggóp tích cực cho xã hội nếu thiếu đi sự gia phong, gia giáo Một doanh nghiệpcũng vậy, sẽ không thể có được sự phát triển bền vững và lâu dài nếu không

có một nền văn hóa chuyên biệt, đặc thù, một nền văn hóa văn minh, hiện đại,công bằng là điều kiện lý tưởng cho nhân viên làm việc hiệu quả, thúc đẩy sựsáng tạo

Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Namcùng với những khó khăn thử thách đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanhchóng thay đổi, định hình phong cách, bản sắc của mình Các triết lý, quy tắc

và phương pháp phù hợp với xu hướng có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúpgiải quyết những vấn đề về quản lý mà còn để hạn chế việc phải khắc phụcnhững hậu quả của các quyết định sai lầm có thể mắc phải Đó chính là quátrình xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp luôn được coi là “cái hồn” của cả một tập thể, là nétđẹp được xây dựng và gìn giữ trong suốt quá trình phát triển Hay đúng hơn nóchính là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là cái đích mà mọi nhà lãnh đạo đềumong muốn hướng đến, không ngừng củng cố và hoàn thiện mỗi ngày Mộtnhà lãnh đạo sáng suốt, tài ba không chỉ đưa ra những chiến lược kinh doanh,phát triển thành công mà còn phải xây dựng nên một nền tảng văn hóa vớinhiều giá trị tốt đẹp cho doanh nghiệp của mình

Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa kinhdoanh vững chắc Vậy với một doanh nghiệp thành công, văn hóa kinh doanhcủa họ được tạo dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanhnghiệp, văn hóa doanh nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai tròcủa văn hóa kinh doanh và những câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy Công ty

du lịch Vietravel là doanh nghiệp vô cùng thành công trong lĩnh vực văn hóakinh doanh và các lĩnh vực kinh tế khác, nhóm chúng em đã quyết định lựachọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Công ty Du lịch & Tiếp thịGTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải”

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm và đặc trưng của văn hóa du lịch

1.1.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp du lịch

Văn hoá doanh nghiệp du lịch là hệ thống những nhân tố văn hoá đượcdoanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng, và biểu hiện trong hoạt động kinhdoanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó

1.1.2 Đặc trưng văn hóa của doanh nghiệp du lịch

- Tính tập quán: Hệ thống các giá trị của các văn hoá doanh nghiệp sẽ quyđịnh những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong mộthành động hay trong môi trường kinh doanh cụ thể

- Tính cộng đồng: Văn hoá doanh nghiệp du lịch bao gồm các giá trị, lễ hội,những tập tục, … mà các thành viên trong cộng đồng cùng tuân theo một cáchrất tự nhiên, không phải ép buộc

- Tính dân tộc: Đặc trưng tất yếu của văn hóa doanh nghiệp du lịch vì bản thânvăn hóa doanh nghiệp du lịch là một tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộcmỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc một dân tộc cụ thể với một phần nhân cáchtuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc

- Tính chủ quan: Thông qua việc các chủ thể khác nhau sẽ suy nghĩ khác nhau,đánh giá khác nhau về cùng một sự việc hiện tượng kinh doanh

- Tính khách quan: Được hình thành trong cả một quá trình với sự tác độngcủa rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập, … nên văn hóadoanh nghiệp tồn tại khách quan ngay cả chính chủ thể kinh doanh Có nhữnggiá trị văn hóa doanh nghiệp du lịch buộc chủ thể kinh doanh phải chấp nhậnchứ không thể biến đổi theo ý muốn chủ quan

- Tính kế thừa: Văn hóa doanh nghiệp du lịch là sự tích tụ của tất cả các hoàncảnh Trong quá trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêngbiệt của mình vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi chuyển lại cho thế hệsau Thời gian qua đi những cái cũ có thể bị loại trừ nhưng sự sàng lọc và tích

tụ qua thời gian sẽ làm cho giá trị văn hóa doanh nghiệp du lịch trở nên giàu

có, phong phú và tinh khiết hơn

- Tính học hỏi: Được hình thành từ kinh nghiệm xử lý vấn đề, giải quyếtnhững thắc mắc thông qua quá trình nghiên cứu hiện trường, nhưng cứu đốithủ cạnh tranh

- Tính tiến hoá: môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp rất sôi động vàluôn thay đổi, vì vậy văn hoá doanh nghiệp du lịch phải điều chỉnh cho phùhợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới Trong thời gian hội nhập, việc

Trang 8

7giao thoa với các sắc thái xung quanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếpthu các giá trị tiến bộ là điều tất yếu.

1.2 Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp du lịch

1.2.1 Văn hóa xã hội

- Văn hóa của doanh nghiệp du lịch là một bộ phận của văn hóa dân tộc, vănhóa xã hội

- Những thành tố của văn hóa xã hội tác động mạnh mẽ đến văn hóa của doanhnghiệp du lịch:

Mức đọi coi trọng tính cá nhân hay tính tập thể

Khoảng cách phân cấp của xã hội

Tính linh hoạt chuyển đổi giữa các tầng lớp xã hội

Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền

- Hệ thống chính sách hợp lý, đồng bộ, nhất quán dựa trên một nền chính trị

ổn định sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp du lịch.1.2.3 Quá trình toàn cầu hóa

- Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranhquốc tế ngày càng gay gắt

- Các chủ thể phải xây dựng được nền văn hóa có tính thích nghi, có sự tin cậycao để cạnh tranh thành công

1.2.5 Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp du lịch

- Mối quan hệ giữa các thành viên của doanh nghiệp: Người đứng đầu/ Ngườichủ doanh nghiệp

- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Lịch sử và truyền thống củadoanh nghiệp

Trang 9

- Hình thức sở hữu của doanh nghiệp: Các giá trị văn hóa của học hỏi được vàvăn hóa vùng miền

1.3 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh du lịch

1.3.1 Triết lý kinh doanh

1.3.1.1 Khái niệm triết lý kinh doanh

- Theo vai trò: Triết lý kinh doanh là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫndắt các hoạt động kinh doanh

- Theo các yếu tố cấu thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là lý tưởng,

là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp

du lịch chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

- Theo cách thức hình thành: Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp du lịch lànhững tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trảinghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn chohoạt động kinh doanh

1.3.1.2 Nội dung của triết lý kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

- Sứ mệnh của doanh nghiệp du lịch: Là một bản tuyên bố “lí do tồn tại” củadoanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đíchkinh doanh của doanh nghiệp Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tảdoanh nghiệp là ai vậy, làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào

- Các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp du lịch: Các mục tiêu là những điểmcuối cùng của nhiệm vụ doanh nghiệp; mang tính cụ thể và khả thi cần thựchiện thông qua các hoạt động của doanh nghiệp Những mục tiêu này thườngtập trung vào các vấn đề như:

Vị thế của doanh nghiệp du lịch trên thị trường

Những sự đổi mới

Năng suất

Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính

Khả năng sinh lời thành tích

Trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Thành tích và thái độ của nhân viên và trách nhiệm xã hội

- Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: Là những niềm tin cản bản thườngkhông được nói ra của những người làm trong doanh nghiệp Hệ thống các giátrị của doanh nghiệp du lịch xác định thái độ của doanh nghiệp với nhữngngười sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng

và các đối tượng hữu quan

Trang 10

91.3.1.3 Vai trò của triết lý của doanh nghiệp trong quản lý và phát triểndoanh nghiệp du lịch

- Triết lý doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo ra phươngthức phát triển bền vững

- Triết lý doanh nghiệp là công cụ định hướng và cơ sở để quản lý chiến lượccủa doanh nghiệp du lịch

- Triết lý doanh nghiệp du lịch là một phương tiện để giáo dục, phát triểnnguồn nhân lực và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp.1.3.2 Đạo đức kinh doanh

1.3.2.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tácdụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thểkinh doanh

1.3.2.2 Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp dulịch

- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh du lịch : Đạo đức kinh doanhđiều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinhdoanh như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viênchức Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trongmỗi tổ chức đó Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp của họ

- Khách hàng của doanh nghiệp du lịch: Khi là người mua hàng thì hành độngcủa họ đều suất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua

rẻ và được phục vụ chu đáo Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị tríthượng đế để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nghiệp, làm xói mòncác chuẩn mực đạo đức

1.3.2.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh trong doanhnghiệp du lịch

Tính trung thực

- Trong kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp không dùng các thủ đoạn giandối, xảo trá để kiếm lời

- Cần giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh

- Cần nhất quán trong lời nói và việc làm

- Trung thực trong chấp hành pháp luật Nhà nước

- Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) vàngười tiêu dùng

- Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, “chiếm công vi tư”.1.3.2.3 Vai trò của đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp du lịch

Trang 11

10Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

Chất lượng của doanh nghiệp du lịch

Sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia

Góp phần làm hài lòng khách hàng

Sự cam kết và tận tâm của nhân viên

1.3.2.4 Các khía cạnh thể hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp du lịch

- Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp du lịch trong quản trị nguồn nhân lực

- Đạo đức kinh doanh trong hoạt động marketing

- Đạo đức kinh doanh trong hoạt động tài chính kế toán: các kế toán viên trongcác doanh nghiệp du lịch cung liên quan đến những vấn đề đạo đức trong kinhdoanh và phải đối mặt với các vấn đề như sự cạnh tranh, số liệu vượt trội, cáckhoản phí không chính thức và tiền hoa hồng Các chủ doanh nghiệp du lịch

có các trách nhiệm sau để đảm bảo đạo đức trong hoạt động kế toán, tài chính:cung cấp nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tính chínhxác của các tài liệu tài chính được báo cáo, các số liệu kế toán tài chính phảnánh thực chất, tiềm lực cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch

- Đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp du lịch trong quản trị nguồn nhân lựcĐạo đức kinh doanh trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động.Đạo đức kinh doanh trong đánh giá người lao động: hành vi hợp đạođức của người quản lý doanh nghiệp du lịch trong đánh giá người laođộng là không được đánh giá người lao động trên cơ sở định kiến Cầnđánh giá người lao động trên cơ sở hội thuộc một nhóm người nào đóhơn là đặc điểm của cá nhân đó Người dùng ấn tượng của mình về đặcđiểm của nhóm người đó để xử sự và đánh giá người lao động thuộc vềnhóm đó Để đánh giá người lao động có hiệu quả không, có lạm dụngcủa công không, người quản lý phải sử dụng các phương tiện kĩ thuật

để giám sát và đánh giá

Đạo đức kinh doanh trong bảo vệ người lao động: việc đảm bảo điềukiện lao động an toàn là hành động có đạo đức nhất trong vấn đề bảo vệngười lao động Người lao động có quyền làm việc trong một môitrường an toàn

Trang 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN DU LỊCH VÀ TIẾP THỊ GTVT VIỆT NAM

-VIETRAVEL 2.1 Tổng quan về doanh nghiệp du lịch Vietravel

2.1.1 Lịch sử hình thành của Vietravel

Về quá trình hình thành, Vietravel là một trong những công ty du lịch tạiViệt Nam, Vietravel được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1995 bởi ÔngNguyễn Quốc Kỳ với tên gọi ban đầu là Công ty Du lịch và Tiếp thị Giaothôngvận tải trực thuộc Bộ Giao thông vận tải Ngày 31/08/2010 chuyển đổiloại hình công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với tênmới Công ty TNHH một thành viên Du lịch & Tiếp thị GTVT Việt Nam, têntiếng Anh Vietravel (Vietnam Traveland Marketing Transports Company).Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch

và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel) Ngày 27/09/2019Vietravel lên sàn chứng khoán Ngày 5/12/2020 Vietravel nhận máy bayAirbus A321 CEO đầu tiên

Hiện tại, trụ sở chính của công ty nằm tại Thành phố Hồ Chí Minh, vớicác chi nhánh trong nước tại thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ngoài ra, Vietravel có các văn phòng đại diện tại Mỹ, Pháp, Úc, Campuchia,Thái Lan và Singapore Ngoài du lịch Vietravel bắt đầu gia nhập thị trườngOTA với việc đầu tư vào dự án khởi nghiệp TripU và thành lập hãng hàngkhông lữ hành Vietravel Airlines

Vậy sau gần 30 năm, Vietravel với sự chuyên nghiệp trong mỗi hành trình,mang đến cảm xúc thăng hoa và gia tăng giá trị cho khách hàng Vietravel làmột đơn vị sự kiện cấp quốc gia, được vinh danh và tiên phong trong việc thựchiện các sản phẩm du lịch là công ty luôn hướng đến mục tiêu phát triển vìcộng đồng

2.1.2 Các lĩnh vực kinh doanh của Vietravel

Vietravel là một công ty du lịch có trụ sở tại Việt Nam cung cấp nhiềuloại dịch vụ du lịch cho khách hàng của mình Đó cũng có thể được nói nhưchức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp này:

- Cung cấp các gói du lịch: Vietravel cung cấp các gói du lịch nghỉ dưỡngchọn lọc đến các địa điểm trong và ngoài nước Các gói này có thể bao gồm

du lịch, chỗ ở, thực phẩm, du ngoạn tham quan và các hoạt động khác

- Lập kế hoạch và tổ chức các chuyến tham quan: Công ty chịu trách nhiệmlựa chọn địa điểm, tạo hành trình và điều phối hoạt động hậu cần như chỗ ởcho chuyến tham quan và phương tiện đi lại

Trang 13

- Cung cấp dịch vụ vận chuyển: Vietravel cung cấp cho khách hàng bảohiểm du lịch để bảo vệ khách hàng trước những sự cố không lường trướcđược như hủy chuyến, thất lạc hành lý hoặc cấp cứu y tế

- Cung cấp lựa chọn chỗ ở: Vietravel có quan hệ đối tác với các khách sạn

và khu nghỉ dưỡng, cho phép Vietravel cung cấp nhiều lựa chọn chỗ ở chokhách hàng

- Cung cấp bảo hiểm du lịch: Vietravel cung cấp cho khách hàng bảo hiểm

du lịch để bảo vệ họ trước những sự cố không lường trước được như hủychuyến, thất lạc hành lý, bệnh tật

- Cung cấp dịch vụ thị thực và nhập cư: Công ty có thể hỗ trợ khách hàngxin thị thực và các giấy tờ cần thiết khác để đi đến các quốc gia khác

- Cung cấp dịch vụ khách hàng: Vietravel có đội ngũ nhân viên chăm sóckhách hàng sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải đáp mọi thắc mắc, vấn đề phátsinh trước, trong và sau chuyến đi

2.1.3 Sản phẩm dịch vụ của Vietravel

Vietravel đạt được những thành tựu như ngày hôm nay không chỉ làmột trong những doanh nghiệp tiên phong mà còn nhờ vào sự đa dạng củacác sản phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp Vietravel mang đến cho du kháchmột “kho tàng” sản phẩm đa dạng, từ những dịch vụ theo các lĩnh vực như

du lịch trong nước, nước ngoài, phục vụ khách quốc tế cho đến nhữngchương trình tour đặc biệt, mang lại những trải nghiệm mới cho du khách.Không khó để có thể tìm kiếm một sản phẩm – dịch vụ của Vietravel tại cáctrang web của công ty như https://www.vietravelairlines.com/vn/vi hay

https://travel.com.vn/ Hiện nay, ở Vietravel đang có 3 nhóm sản phẩmchính: chương trình du lịch trọn gói, dịch vụ trung gian và hoạt động kinhdoanh lữ hành tổng hợp

Về “Các chương trình tour du lịch trọn gói”, Vietravel là thươnghiệu lữ hành hàng đầu hiện nay được các tập đoàn, công ty, tổ chức tintưởng lựa chọn Không chỉ cung cấp tour dịch vụ trong nước, Vietravel đã

mở rộng ra các tour quốc tế và thậm chí họ đã rất thành công khi đượckhách hàng tín nhiệm để sử dụng dịch vụ Hơn nữa, trong gói sản phẩmtour trong nước lại chia ra làm ba sản phẩm như tour trọn gói, tour gia đìnhhay tour xuyên Việt Sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu đi du lịch của dukhách bởi trong một tour du lịch trọn gói, Vietravel đã cung cấp đầy đủ cácdịch vụ combo ưu đãi đặt vé máy bay khách sạn, xe khách – khách sạn

Trang 14

13Vietravel cho ra đời nhiều tour du lịch trọn gói cũng những khuyến mại hấpdẫn nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách Không chỉ những tour trong nước

mà Vietravel còn đa dạng các sản phẩm du lịch nước ngoài như: Đông Âu,Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Mỹ, Hoa Kỳ Ngoài ra, Vietravel còn hợp tác vớicác bên để xây dựng và triển khai nhiều tour du lịch trọn gói cho khách quốc

tế đến Việt Nam

Về “Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp”, Vietravel còn cócác dịch vụ liên quan đến vận chuyển như hàng không, cho thuê xe du lịch Vietravel Airlines là hãng hàng không du lịch đầu tiên trên bầu trời Việt Nam.Vietravel chính thức có chuyến bay thương mại đầu tiên vào 25/01/2021 vớiđội tàu bay gồm 3 chiếc Airbus A321, 6 đường bay với cam kết mang đếnnhiều hơn 1 sự lựa chọn cho trải nghiệm bay du lịch của khách hàng với chiphí cạnh tranh và sự chuyên nghiệp hiếm có Hiện nay, mạng lưới đường baycủa Vietravel Airlines trải dài từ Bắc tới Nam với điểm đến 6 thành phố lớncủa Việt Nam là: Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.Hãng cũng đặt mục tiêu mở rộng thị trường quốc tế trong năm nay Bên cạnhhàng không, Vietravel còn cung cấp dịch vụ cho thuê xe riêng với hướng dẫnviên kiêm tài xế, giúp du khách chủ động thời gian và tiết kiệm chi phí, trảinghiệm rõ nét về văn hóa bản địa khi đặt chân khám phá các cùng đất mới

Về “Các dịch vụ trung gian”, Vietravel cung cấp rất nhiều các dịch vụtrung gian khác nhằm hỗ trợ khách hàng một cách toàn vẹn và chu đáo nhất.Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và làm hồ sơ visa của nhiềuquốc gia trên thế giới, Vietravel luôn có các chính sách hỗ trợ tốt về xử lí hồ

sơ và về giá cả cho khách hàng nên các thị trường như Mỹ, Châu Âu, NhậtBản, Hàn Quốc đã được rất nhiều du khách Việt yêu thích và lựa chọn dulịch, thăm thân, đặc biệt là mùa cao điểm Tết và hè

2.1.4 Thị trường của doanh nghiệp Vietravel

2.1.4.1 Thị trường mục tiêu theo khu vực địa lý

Trong thị trường này, doanh nghiệp nhận thấy được sự khác nhaugiữa những vùng địa lý của nhiều khách hàng, vì vậy Vietravel đã chiathành 3 nhóm khách hàng khác nhau:

• Khách xuất cảnh: Hành khách trong nước đi thăm quan, du lịch,nghỉ dưỡng tại nước ngoài

• Khách nội địa: Hành khách trong nước đi thăm quan, du lịch, nghỉdưỡng tại Việt Nam

• Khách quốc tế: Hành khách từ các nước khác đến thăm quan, dulịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w