Văn hóa việt nam và hội nhập quốc tế chủ đề sự gia tăng vai trò vủa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

18 0 0
Văn hóa việt nam và hội nhập quốc tế chủ đề sự gia tăng vai trò vủa văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Không chỉ có tác động đến một quốc gia hay một cộng đồng, văn hóa còn đem đến những tác động sâu rộng với từng cá thể khác nhau trong xã hội.. Vì vậy việc nhận thức được sự gia tăng vai

Trang 1

Học viện Ngoại Giao

Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại ————————————

BÀI LUẬN CUỐI KỲ

Môn học: Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tếChủ đề

SỰ GIA TĂNG VAI TRÒ VỦA VĂN HÓA TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đào Ngọc Tuấn

Cô: Trần Thị Hồng Thúy

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vũ Hải Anh Mã sinh viên: TTQT49-B1-1534

1

Trang 2

1.1 Khái niệm văn hóa 4

1.2 Đặc trưng của văn hóa 6

2 Toàn cầu hóa 7

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa 7

2.2 Các loại hình toàn cầu hóa 8

II Những vấn đề của nội dung nghiên cứu 9

1 Tác động của toàn cầu hóa với văn hóa 9

a Vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị 10

b Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị 11

2.2 Trong lĩnh vực kinh tế 12

a Vai trò của văn hóa trong lĩnh vực kinh tế 12

b Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong lĩnh vực kinh tế 13

2.3 Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong những mối quan hệ hợp tác 14

a Vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác 14

b Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong các mối quan hệ hợp tác 15

III Quan điểm về nội dung nghiên cứu 16

1 Đánh giá về nội dung nghiên cứu 16

2 Một số ý kiến hoặc biện pháp liên quan đến chủ đề nghiên cứu 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trải qua quá trình vận động và phát triển không ngừng của xã hội, văn hóa cũng đã có sự hình thành và phát triển đậm nét Văn hóa là cơ sở để phân biệt cộng đồng, dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác Văn hóa còn là nền móng giúp xây dựng và phát triển ổn dịnh nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, xã hội, Không chỉ có tác động đến một quốc gia hay một cộng đồng, văn hóa còn đem đến những tác động sâu rộng với từng cá thể khác nhau trong xã hội Các cá thể tiếp thu văn hóa để góp phần tạo nên một xã hội phong phú Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa thì vai trò của văn hóa càng trở nên rõ nét.

Trong kỷ nguyên toàn cầu - nơi có sự bùng nổ về khoa học và kỹ thuật đã tạo nên điều kiện cho công cuộc giao lưu và trao đổi văn hóa Điều này vừa tạo ra các cơ hội mới đồng thời cũng làm sản sinh nhiều thách thức đối với toàn cầu Những cơ hội và thách thức đó xuất hiện trong cả lĩnh vực phát triển văn hóa

Vì vậy việc nhận thức được sự gia tăng vai trò của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa giúp ta có những góc nhìn khác về mối quan hệ tương quan giữa vai trò của văn hóa và xu hướng toàn cầu hóa Từ đó có sự đánh giá toàn diện về vai trò của văn hóa ảnh hưởng lên các lĩnh vực khác Bài tiểu luận nhằm mục đích tìm hiểu những kiến thức tổng quan về văn hóa và xu thế toàn cầu hóa; chỉ ra ảnh hưỡng của xu thế toàn cầu hóa lên văn hóa; phân tích ảnh hưởng của văn hóa lên các lĩnh vực khác từ đó đề xuất ra những biện pháp phù hợp với bối cảnh hiện nay.

Sinh viên thực hiện hy vọng bài tiểu luận sẽ là một kênh thông tin giúp cung cấp và mở rộng kiến thức về chủ đề “Sự gia tăng vai trò của văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa” Từ đó giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về vấn đề toàn cầu hóa văn hóa đang ảnh hưởng đến toàn thế giới và đặc biệt là Việt Nam; đồng thời góp phần đề xuất ra các biện pháp phù hợp với thực tế.

Sinh viên thực hiện Nguyễn Vũ Hải Anh 3

Trang 4

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu1 Văn hóa

1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một tập hợp nhiều thuộc tính có tính áp dụng ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến các giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong sự tương tác xã hội Bản thân văn hóa là một với nhiều cách tiếp cận khác nhau và với mỗi cách tiếp nhận đều sẽ đưa ra một dịnh nghĩa khác nhau Đó là lý do tại sao hiện nay tồn tại rất nhiều định nghĩa về văn hóa Tuy nhiên tất cả những khái niệm hoặc định nghĩa được đưa ra vẫn khá trừu tượng và chưa bao quát được toàn bộ những nội dung liên quan đến văn hóa Với mỗi góc nhìn khác nhau về văn hóa; đặc biệt là góc nhìn về vai trò của văn hóa đối với các lĩnh vực trong đời sống; mỗi cá nhân, mỗi tập thể lại có cách nhìn nhận và lý giải khác nhau Vào những năm 50 của thế kỷ trước, một nghiên cứu của hai nhà văn hóa học người Mỹ đã thống kê được hơn 150 định nghĩa khác nhau về văn hóa Và thông qua quá trình phát triển của xã hội số lượng định nghĩa đã vượt qua con số 300

Trong cuốn sách “Đại cương về văn hóa Việt Nam” đã từng đề cập đến việc phân loại các định nghĩa về văn hóa Chúng ta có thể phân loại như sau:1

- Các định nghĩa miêu tả: Trong đó trọng tâm được đặt vào việc liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn hóa bao hàm Người tiêu biểu cho định nghĩa như vậy về văn hóa là E B Tylor

- Các định nghĩa lịch sử: Trong đó nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống (chẳng hạn E Sapir) Các định nghĩa kiểu này dựa trên việc giả định về tính ổn định và bất biến của văn hóa, bỏ qua tính tích cực của con người trong phát triển và cải biến văn hóa

1 Phạm Khiêm Ích, Văn hóa học với sự nhận diện văn hóa thế kỷ XX, trong cuốn “Văn hóa học và văn hóa thế kỷ

4

Trang 5

- Các định nghĩa chuẩn mực: Hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị Chẳng hạn W Thomas coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, tâm thế, phản ứng cư xử)

- Các định nghĩa tâm lý học: Trong đó nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người Chẳng hạn W Sumner và A Keller định nghĩa: “Tổng thể những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh,… Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa”.

- Các định nghĩa cấu trúc: Chú trọng tới tổ chức cấu trúc của văn hóa R Linton chú trọng đến hai khía cạnh của văn hóa: “a/ Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b/ Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà người ta học được và các kết quả ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa”

- Các định nghĩa nguồn gốc: Trong đó văn hóa được xác định từ góc độ nguồn gốc của nó Nhà xã hội học P Sorokin định nghĩa: “Với nghĩa rộng nhất của từ, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau”

Gần đây, vào năm 2001 Tổ chứ Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã đưa ra một định nghĩa chính thức về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” 2 Tuy nhiên khái niệm này cũng chỉ được coi là một chuẩn mực tạm thời bởi lẽ “Văn hóa là hiện tượng bao trùm lên mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần con người, mỗi định nghĩa chỉ có thể thâu tóm một phương diện của khái niệm này.”

2 Ủy ban Quốc gia về thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa: Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa

5

Trang 6

Vì lý do đó mà mỗi nhà nghiên cứu lại có những cách tiếp cận và cách định nghĩa văn hóa khác nhau Vì vậy cần sử dụng tất cả các định nghĩa trừu tượng đó bổ sung cho nhau để tái hiện văn hóa thành một chỉnh thể.

Sau khi tổng kết các định nghĩa đã có ta có thể hiểu rằng văn hóa là thành quả của loài người, được xây dựng và phát triển thông qua sự tương tác qua lại giữa các cá nhân và xã hội Trải qua sự phát triển của xã hội mà văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời được phát triển sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thời đại Văn hóa là một cơ sở phản ánh sự phát triển của thời đại, xã hội và con người Tuy rằng khó có thể biến văn hóa thành một dịnh nghĩa cụ thể bao trùm toàn bộ nội hàm mà văn hóa sở hữu nhưng chúng ta có khẳng định được quy mô cũng như sức ảnh hưởng của văn hóa đến với từng thời đại, từng nền văn minh khác nhau Và đặc biệt trong bối cảnh toàn thế giới đi theo xu thế toàn cầu hóa – nơi có nhiều điều kiện giao lưu và trao đổi văn hóa, vai trò của văn hóa ngày càng được nhân rộng.

1.2 Đặc trưng của văn hóa

Theo Tiến sĩ Phạm Thái Việt đã đề cập trong cuốn sách “ Đại cương về văn hóa Việt Nam”, với tư cách là một chỉnh thể thì văn hóa mang những đặc trưng cố hữu như sau:

- Văn hóa là cái phân biệt con người với động vật, văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người.

- Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải học tập, giao tiếp

- Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.

Các đặc trưng này là yếu tố nền tảng giúp văn hóa có sức ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều vấn đề trong xã hội cũng như trong sự tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với xã hội.

6

Trang 7

2 Toàn cầu hóa

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa

Thuật ngữ “Toàn cầu hóa” xuất hiện lần đầu vào những năm 1960 và dần dần theo sự phát triển của xã hội, thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi và dần biến thành một xu thế chung của thế giới hiện nay

Thuật ngữ này được đề cập trong sách giáo khoa Lịch Sử lớp 12 thuộc Chương trình giáo dục Phổ thông Việt Nam như sau: “Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.”

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thái Việt, toàn cầu hóa có thể hiểu theo một số định nghĩa như sau:

- Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp, thể hiện và dưới dạng những dòng tư tưởng, tư bản, kỹ thuật, và hàng hóa ở quy mô lớn, đang tăng tốc và khuếch trương trên toàn thế giới và gây ra những biến đổi căn bản trong xã hội của chúng ta - Toàn cầu hóa là một quá trình không thể đảo ngược và là sự hợp nhất giữa các khuynh hướng như: quá trình quốc tế hóa toàn bộ đời sống xã hội, sự phụ thuộc lẫn nhau xuyên quốc gia của các công ty, sự phối hợp hành động của các tổ chức quốc tế khác nhau, và kèm theo đó là quá trình tự do hóa các hình thức giao dịch kinh tế và xã hội hết sức đa dạng Toàn cầu hóa không chỉ mở ra các kênh mới của quá trình lưu chuyển các nguồn tài chính, trí tuệ, con người và vật chất một cách tự do xuyên biên giới; mà đồng thời còn tạo ra những biến đổi sâu sắc mang tính bản chất đối với đời sống cũng như hoạt động của mỗi quốc gia (nói riêng) và các dân tộc (nói chung)

- Toàn cầu hóa là sự hình thành nên một trật tự thế giới tùy thuộc lẫn nhau của các quan hệ siêu quốc tế và xuyên quốc gia Những mối liên hệ này đang chuyển hóa mạnh mẽ các cơ chế giải quyết vấn đề nội bộ sang một cơ chế thống nhất chung cho toàn nhân loại

Nói cách khác, toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc

7

Trang 8

đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu

Khái niệm toàn cầu hóa giống với khái niệm văn hóa ở điểm cả hai đều không có một định nghĩa cụ thể và cố định Bởi vì xu thế toàn cầu hóa được diễn ra với nhiều hình thức cũng như có nhiều cách thể hiện khác nhau miễn sao khoảng cách về kinh tế, chính trị, văn hóa, giữa các quốc gia được thu hẹp và tạo nên một thế giới hội nhập.

2.2 Các loại hình toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các quốc gia về nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên để dễ dàng phân loại chúng ta có thể chia toàn cầu hóa thành 3 thể thức chính dựa theo lĩnh vực tác động như sau:

- Toàn cầu hóa kinh tế: Đề cập đến sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới Đó là sự hội nhập thế giới ngày càng gia tăng và sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia, khu vực và địa phương trên toàn thế giới

- Toàn cầu hóa chính trị: Đề cập đến các cuộc thương thuyết, đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm hướng tới hòa bình, ổn định, phát triển

- Toàn cầu hóa văn hóa: Đề cập đến việc truyền tải các giá trị văn hóa trên toàn thế giới theo cách mở rộng và tăng cường quan hệ xã hội

8

Trang 9

II Những vấn đề của nội dung nghiên cứu1 Tác động của toàn cầu hóa với văn hóa

1.1 Tác động tích cực

Toàn cầu hóa là quá trình kết nối nhiều quốc gia dân tộc trên toàn thế giới lại với nhau, tạo ra một môi trường mở về mọi phương diện trong đời sống Thông qua sự phát triển về khoa học – kỹ thuật đã giúp toàn cầu hóa tác động tương đối đầy đủ các mặt của đời sống tinh thần Và điều này tạo nên các cơ hội trao đổi phong tục tập quán, nghệ thuật, ngôn ngữ, từ đó xóa bỏ các rào cản ngăn cách các dân tộc đã tồn tại từ rất lâu về trước Việc phá bỏ rào cản đã làm giảm sự khác biệt, tạo điều kiện cho các nền văn minh hoặc các dân tộc được hiểu biết lẫn nhau Từ đó tạo nên sự phong phú, cởi mở trong lối sống của con người thời đại mới và dần dần giúp người dân trở thành những “công dân toàn cầu” của kỷ nguyên hội nhập Xu thế toàn cầu hóa còn có ảnh hưởng tích cực đến với sự phát triển của thế giới Khi các quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội giao thương, giao lưu ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ đó có những cơ hội để mở rộng văn hóa sáng tạo Khi thế giới hội nhập, khoa học – công nghệ phát triển sẽ là động lực để con người thúc đẩy khả năng sáng tạo để phù hợp với thời đại.

Đã có nhiều những tổ chức, nghiên cứu khẳng định những tác động tích cực của toàn cầu hóa đến văn hóa Những tác động trên là cơ sở để phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới và thúc đẩy quá trình hội nhập văn hóa.

1.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, xu thế toàn cầu hóa cũng có những tác động tiêu cực lên văn hóa.

Thách thức lớn nhất đó có thể là khả năng bị “hòa tan văn hóa” Thế giới hội nhập khiến các ranh giới giữa những nền văn hóa mờ dần điều đó đem đến sự đe dọa cho những nền văn hóa nhỏ yếu Nhiều nền văn hóa lớn mạnh có xu thế chèn ép, “đồng hóa” những nền văn hóa nhỏ hơn và khi ranh giới văn hóa trở nên mơ hồ thì việc các nền văn hóa nhỏ đánh mất những bản sắc của riêng minh là điều khó tránh khỏi.

9

Trang 10

Chúng ta còn phải đối diện với một thách thức nữa đó chính là khả năng văn hóa bị phát triển lệch lạc Mỗi nền văn hóa thì đều có những đặc điểm riêng biệt và có những đặc điểm của nền văn hóa này không phù hợp với nền văn hóa khác Khi các thế hệ tương lai có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn văn hóa khác nhau nếu không có sự kiểm soát thì có khả năng các thế hệ này sẽ ứng dụng những điều không phù hợp của các nền văn hóa khác vào đời sống xã hội của dân tộc mình Đây là vấn đề đáng quan ngại trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1.3 Kết luận

Toàn cầu hóa là một xu thế chung của thế giới và có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với văn hóa Điều này vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho toàn bộ những nền văn hóa trên thế giới, yêu cầu có những biện pháp phù hợp để quản lý và định hướng.

2 Sự gia tăng vai trò của văn hóa

2.1 Trong lĩnh vực chính trị

a Vai trò của văn hóa trong lĩnh vực chính trị

Văn hóa với chính trị không ngừng giao thoa với nhau tạo nên một mối quan hệ tác động qua lại

Văn hóa là tập hợp những tính chất chung được hình thành thông qua quá trình tương tác xã hội vì vậy văn hóa sẽ là cơ sở để hình thành nên một nền chính trị tích cực và đúng đắn Những đặc điểm của văn hóa là yếu tố quyết định sự khác biệt trong thể chế chính trị của từng quốc gia khác nhau.

Văn hóa còn là yếu tố dùng để hình thành các nguyên tắc chính trị Các nguyên tắc chính trị của mỗi quốc gia phải có sự phù hợp với những nét văn hóa riêng của quốc gia đó Như vậy thì mới đảm bảo được sự thống nhất trong tư duy cộng đồng cũng như là tính hiệu quả của việc triển khai những quy tắc chính trị.

Nói chung, văn hóa sẽ là yếu tố quan trọng trong việc định hướng và phát triển chính trị.

10

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan