1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa việt nam và hội nhập quốc tế

19 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Làng Xã Việt Nam Và Hội Nhập Quốc Tế
Tác giả Tác Giả Không Được Ghi Rõ
Chuyên ngành Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

♦ MỞ ĐẦU ♦ Trong nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, làng xã cổ truyền đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc và mang những giá trị tinh thần bất

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

♦ MỞ ĐẦ

1

Vai trò của nội dung nghiên cứu trong môn học: 1

♦ NỘI DUNG 1

A Cơ sở lí luận 1

I Khái quát về thể chế làng xã Việt Nam 1

II Đặc trưng cơ bản của làng xã Việt Nam truyền thống 4

B Cơ sở thực tiễn 10

I Nông thôn mới và yêu cầu về mô hình xây dựng NTM 10

II Sự thay đổi trong những đặc trưng của làng xã trước yêu cầu xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay 10

II Một số giải pháp tăng cường xây dựng nông thôn mới 13

♦ KẾT LUẬN 15

♦ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

♦ MỞ ĐẦU ♦

Trong nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, làng xã cổ truyền đã đóng góp một phần vô cùng quan trọng tạo nên nét văn hóa đặc sắc và mang những giá trị tinh thần bất biến, trường tồn với thời gian Làng xã khiến cho nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc mà không nơi nào có được, khiến cho những người con xa làng, xa quê hương luôn mong mỏi nhớ về

Ngày nay, làng xã cổ truyền đã dần thay đổi, trở thành đơn vị dân cư mở, mỗi

xã là một đơn vị hành chính cấp nhỏ nhất thuộc hệ thống hành chính bốn cấp hiện nay Những chính sách, hoạch định, chương trình xây dựng Nông thôn mới của chính quyền trung ương chính đã tạo nên cơ hội phát triển làng xã truyền thống, nhất là phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng làng nghề hay nông nghiệp sạch để nâng cao chất lượng đời sống và thu nhập bình quân của nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, làng xã cũng có một số thay đổi tiêu cực trước yêu cầu xây dựng Nông thôn mới, tác động to lớn đến cuộc sống của nông dân, đến nông thôn và có thể phá vỡ đi nét văn hóa làng độc đáo của chúng ta Để giải quyết vấn đề cấp bách này, chúng ta cần những chính sách, đường lối đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của chính quyền trung ương và sự đồng lòng, góp sức của cộng đồng, của địa phương và của mỗi cá nhân Qua đề tài này, em muốn góp một phần nhỏ công sức trong việc nghiên cứu, tìm tòi những nét độc đáo của văn hóa làng, từ đó khơi lại những giá trị truyền thống trong trẻo và góp phần gìn giữ nét đẹp đặc sắc mà không đâu trên thế giới

có này Em cũng xin đặt ra những giải pháp theo từng cấp độ, từ Trung ương đến địa phương để có thể giải quyết những vấn đề cấp bách trong xây dựng Nông thôn mới mà không làm mất gốc, mất đi bản sắc văn hóa Việt được đúc kết qua chiều dài lịch sử đáng tự hào của chúng ta Em mong tiểu luận ủa em sẽ góp phần hoàn thiện hơn kiến thức cho môn học “Văn hóa Việt Nam và hội nhập quốc tế”

Trang 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN

I KHÁI QUÁT VỀ THỂ CHẾ LÀNG XÃ VIỆT NAM

Làng là một tập hợp nhiều gia đình thành một hay nhiều nhóm dân cư, kể cả dân cư trú hay những người có cội nguồn ở làng Làng quê là niềm tự hào to lớn của người Việt Nam

1 Nguồn gốc của làng:

Các làng Việt Nam có nguồn gốc từ các công xã nông thôn ra đời khoảng một nghìn năm trước Công nguyên Sau thế kỷ X, với sự ra đời của chế độ phong kiến, các công xã nông thôn dần bị phong kiến hóa và trở thành đơn vị hành chính được gọi là xã hoặc thôn, làng Một số làng được thành lập bởi một gia đình, phát triển từ những đất hoang và dần dần mở rộng Nếu dân số tăng lên không đủ cho dân cư sinh sống, làng có thể xin chính quyền xây dựng một làng khác ở đất mới bằng cách nộp thuế Hầu hết làng quê Việt Nam đều có từ lâu đời, không thể biết được thành lập từ bao giờ và như thế nào

2 Vai trò của làng:

Ông Vũ Đình Hòe đã viết trong cuốn Hồi ký Thanh Nghị: “Muốn tìm hiểu lịch sử hình thành dân tộc Việt Nam thì phải tìm hiểu cộng đồng làng xã, và muốn xây dựng lại đất nước Việt Nam thì cũng phải bắt đầu bằng việc xây dựng lại cộng đồng làng xã Vì không có làng xã Việt Nam thì không có quốc gia Việt Nam”.1

Làng xã đóng vai trò trung gian nối các cá nhân với nhà nước Mọi chỉ đạo từ chính quyền đến người dân đều phải qua làng xã Nó là một cộng đồng kết hợp giữa quan hệ láng giềng với huyết thống, là môi trường sinh hoạt văn hóa xã hội của nhiều thế hệ Không chỉ vậy, làng xã là đơn vị xã hội tập hợp đông đảo người

1 Vũ Đình Hòe, Hồi ký Thanh Nghị, NXB Hà Nội, Hà Nội, 1997 Tr 318.

Trang 5

dân để tạo nên sức mạnh cộng đồng trong khai phá đất hoang, đắp đê, thủy lợi -những công trình lao động bức thiết bởi ta thường xuyên bị nạn lụt đe dọa

3 Tổ chức làng :

Đất làng về phương diện điền thổ chia thành: Tư điền (ruộng tư), tư thổ (đất tư), công điền (ruộng công) và công thổ (đất công) Làng có tài sản riêng do các

kỳ mục quản lý, thường sử dụng những tài sản của làng cho các dịp tế lễ khác nhau hoặc cho các công việc khác nhau Công điền và công thổ phải được chia cho dân và những người tham gia nộp thuế thân

Việc xây dựng những tài sản của làng buộc dân làng phải thực hiện nhiệm vụ

và đóng góp nhất định Ít nhất một phần được lần lượt giao cho từng dân làng để giúp họ đóng thuế thân Việc này còn giúp đỡ được người già, người tật nguyền, đàn bà góa và trẻ em nghèo

● Ngôi thứ trong làng:

Ở các làng theo tục Vương tước, quyền lực của làng xã cho những ai được Vua phong Lớp người cao nhất gồm những người có phẩm hàm, lớp thứ hai gồm người già trên 60 tuổi, lớp thứ ba là kỳ mục gồm tất cả các nhân viên hành chính của làng, lớp thứ tư là tư văn, lớp thứ năm là hoàng đinh, gồm tất cả các dân còn lại trong làng

Trong các làng theo tục Thiên tước, việc phân chia quyền lực lại được quyết định theo tuổi người dân, cao tuổi nhất thì có quyền hạn lớn nhất Người ta phân biệt một lớp người già bậc trên, một lớp người già bậc trung, và một lớp người già bậc dưới Lớp cuối cùng là tất cả những người dân dưới 55 tuổi.2

● Quản trị làng xã:

Làng phân biệt rất rõ giữa dân chính cư - dân gốc ở làng và dân ngụ cư - dân

từ nơi khác đến trú ngụ Dân chính cư trong xã được chia làm 5 hạng:

► “Chức sắc” - những người đỗ đạt, có phẩm hàm

2Trần Thị Hồng Thúy và cộng sự (2011) Đại cương văn hóa Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr 114.

Trang 6

► “Chức dịch” - những người làm việc trong xã.

► “Lão” - những người thuộc hãng lão trong giáp

► “Đinh” - trai đinh trong các giáp

► “Ti ấu” - trẻ con

Hai hạng trên cùng tạo thành quan viên hàng xã: gồm 3 nhóm: kì mục, kì dịch, kì lão Kì mục gồm những người lớn tuổi nhất xã tư vấn cho hội đồng kì mục Nhóm kì mục có trách nhiệm bàn bạc tập thể, quyết định công việc của xã Còn kì dịch chủ yếu làm việc với lão, đinh, ti ấu Trong nhiều công việc, nhất

là trong quan hệ với Nhà nước, Hội đồng kỳ mục cần có người thay mặt - một

Lý trưởng (Xã trưởng) Các Phó lý chịu trách nhiệm về an ninh của làng, còn Lý trưởng là người đại diện thực sự của làng, nhận thông tri của chính quyền và chịu trách nhiệm về những lệnh không được thi hành cũng như chuyển cho Nhà nước các thỉnh nguyện của dân làng mình

Còn có có cả hương trưởng (lo việc công ích), và trương tuần (lo việc an ninh tuần phòng) với vài người giúp việc gọi là tuần đinh

Phương tiện quản lí chủ yếu của lí dịch là số đinh và sổ điền: một tay nắm nhân lực (trai đinh) và một tay nắm kinh tế (ruộng đất).3

II ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG

1 TÍNH CHỦ NGHĨA TẬP THỂ

Tính cộng đồng là sự liên kết các thành viên trong làng lại với nhau, mọi người đều hướng về tập thể, đó là đặc trưng dương tính hướng ngoại

Cơ cấu tổ chức đặc biệt của làng xã được hình thành trên nền tảng huyết thống và láng giềng (làng khởi đầu từ một dòng họ huyết thống sau mở rộng

3 Trần Ngọc Thêm (1999) Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr 95-101.

Trang 7

gồm nhiều dòng họ chung sống) Không chỉ vậy, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt

và nền kinh tế lúa nước khiến cho nhân dân phải cùng nhau đoàn kết chống chọi thiên tai Việc chống giặc ngoại bang trong lịch sử cũng khiến nhân dân ta đồng lòng, cùng nhau bảo vệ làng mạc

1.2 Biểu hiện:

a, Nông nghiệp

Trong sản xuất nông nghiệp, các gia đình cùng canh tác trên một cánh đồng, môi trường canh tác gần gũi, mang tính tập thể đó khiến người dân trong làng không thể sinh sống và làm việc đơn lẻ, mà liên kết gần gũi, thân tình

b, Lịch sử

Trong công cuộc dựng nước và giữ nước, dân tộc ta có lịch sử chống giặc ngoại xâm, giúp gắn kết Tổ quốc thành một khối thống nhất, một bức thành đồng kiên cố vượt qua mọi dã tâm xâm lược, đưa đất nước đi lên cường thịnh và trường tồn

c, Huyền thoại, truyền thuyết

Tính cộng đồng cũng được hình tượng hóa qua truyền thuyết, huyền thoại với các yếu tố biểu tượng sinh động, đặc trưng như: “Con Rồng, cháu Tiên”, “Thánh Gióng” Qua đó, ta thấy một dân tộc đã gắn bó với nhau ngay từ thuở sơ khai và

kề vai sát cánh, đồng lòng chiến đấu với bao thiên tai, địch họa để trường tồn

d, Phong tục, tín ngưỡng

Người Việt trong cộng đồng làng xã có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng, cùng tham gia các hội hè, đình đám Đám cưới, đám tang của các gia đình trong làng không chỉ là việc riêng mà các thành viên trong làng cũng có sự chia sẻ, đóng góp tùy theo khả năng mỗi người

e, Về tình cảm

Luôn giúp đỡ nhau khi có khó khăn, hoạn nạn, khi vui, khi buồn

Trang 8

f, Về ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một biểu hiện rõ rệt cho tính cộng đồng của người Việt Nam Ngôn ngữ của ta không có đại từ ngôi thứ nhất hay ngôi thứ hai chung cho mọi người (như I (tôi) - you (bạn) trong Tiếng Anh ) mà dùng những tiếng xưng hô rất cụ thể, thân mật, gần gũi như: anh, chị, em, dì, chú, bác

1.3 Biểu tượng:

a, Sân đình

Đình là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện (hành chính, văn hóa, tôn giáo và cả tình cảm) Đây là nơi diễn ra công việc quan trọng, nơi hội họp, thu sưu thu thuế, nơi giam giữ và xử tội phạm nhân hoặc để tổ chức các hội hè đình đám Đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng – người bảo trợ cho dân làng Đình cũng là biểu tượng to lớn về mặt tình cảm, người ta thường hay

nhớ về đình làng khi đi xa: “Qua đình ngả nón trông đình, đình bao nhiêu nón

thương mình bấy nhiêu”

b, Giếng nước (Bến nước)

Là chỗ hằng ngày mà phụ nữ cùng nhau quần tụ lại để làm những công việc hằng ngày như rửa rau, vo gạo, tâm sự

c, Cây đa

Theo quan niệm của phương Đông, cây đa là nơi hội tụ của thánh thần và lúc nào cũng có hương khói nghi ngút Gốc cây đa thường có quán nước, là nơi ta nghỉ chân và gặp gỡ những người bạn cùng làng hay những vị khác qua đường của chúng ta, là nơi ta chuyện trò, giao tiếp với mọi người

1.4 Vai trò với xã hội:

Do có tính cộng đồng, người Việt luôn có tinh thần tập thể, ý thức trách

nhiệm cao, luôn nghĩ đến cộng đồng, tránh làm ảnh hưởng đến tập thể và có thể

hi sinh cả lợi ích cá nhân cho cái chung

Trang 9

Vì có tinh thần tập thể nên người Việt giàu lòng nhân ái, đoàn kết, sẻ chia Mọi vấn đề nảy sinh đều được giải quyết một cách thấu tình đạt lý, tạo nên văn hóa trọng tình trọng nghĩa, không tư lợi, ích kỉ

Xã hội Việt Nam truyền thống có một sự đồng nhất (tương đồng, bình đẳng)

nhờ vào việc đề cao tính cộng đồng - cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống

dân chủ, bình đẳng bộc lộ trong nguyên tắc tổ chức nông thôn.

1.5 Hạn chế:

Sự đồng nhất (giống nhau) dẫn đến chỗ người Việt Nam hay có thói dựa

dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý xuề xòa, hành xử theo tư duy mặc kệ, mình

không làm thì sẽ có người khác làm

Người Việt cũng có tư tưởng an phận thủ thường, ưa cuộc sống thanh

bình, làm gì cũng sợ “rút dây động rừng” nên ngại sự thay đổi Ở đây, yếu tố cá

nhân bị lu mờ, hòa tan, khó phát triển hết khả năng của bản thân

Người Việt có thể không hoàn toàn tuân thủ luật pháp vì quen với lối sống

“Chín bỏ làm mười” Ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu, nín nhịn cả với

điều “Trái tai gai mắt” để “Một điều nhịn chín điều lành” Rất nhiều vụ việc người dân không cần đến sự can thiệp của pháp luật mà giải quyết xung đột theo hướng hòa cả làng Việc giải quyết công việc theo “cái tình”, nhất là trong công tác bổ nhiệm cán bộ hoặc công việc quan trọng của địa phương rất không hay cho sự phát triển, đi lên của cộng đồng, xã hội

Lại thêm tư tưởng bình quân, cào bằng, đồng nhất tập thể nên đố kỵ, sĩ

diện, không chấp nhận sự vượt trội của người khác Điều này khiến khả năng

làm việc nhóm kém hiệu quả, không tạo điều kiện cho sáng tạo cá nhân bứt phá

2 TÍNH TỰ QUẢN

2.1 Khái niệm:

Tự quản có nghĩa là cho phép các cộng đồng tự tổ chức, điều hành các công việc của mình Làng xã là một thể chế, bộ máy điều hành công việc chung của cộng đồng và có tính độc lập tương đối cao Nó mang tính tự quản, làng nào biết làng đấy, tồn tại khá biệt lập với nhau và có phần biệt lập với triều đình phong

Trang 10

kiến Mỗi làng như một “vương quốc” khép kín với bộ luật riêng (hương ước) và tiểu triều đình riêng (trong đó hội đồng kì mục là cơ quan lập pháp, lí lịch là cơ quan hành pháp)

Song cũng phải thừa nhận rằng, tính tự quản dễ biến thành tính tự trị Lịch

sử đã cho thấy, làng xã tự quản theo "lệ" mà không dựa vào "luật" nên dẫn đến

sự xa cách giữa trung ương với địa phương, tạo cơ hội cho các hoạt động tùy tiện của đội ngũ "quản trị viên" biến chất đồng thời đẻ ra tầng lớp cường hào đàn ép nhân dân

2.2 Cơ sở hình thành:

Sản xuất nông nghiệp trồng trọt, định cư, nền kinh tế tiểu nông tự túc tự cấp

và kết cấu chặt của làng là nguyên nhân tạo nên lối sống khép kín, tự trị, hướng nội của văn hóa làng

2.3 Biểu hiện:

Việc giám sát lẫn nhau là một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ luật làng Kết cấu quản trị của làng xã thể hiện rất rõ tính tự quản này

Cách vận hành của tính tự quản trong làng xã

► Nguyên tắc 1: Dân chủ cộng đồng, các thành viên đến độ tuổi nhất định đều

phải có nghĩa vụ tham gia vào những công việc của cộng đồng

► Nguyên tắc 2: Tồn tại những vị trí đứng đầu để điều hành mọi hoạt động

chung có lợi cho cộng đồng, thông thường là những người đuợc cộng đồng

“chọn mặt gửi vàng” Trong làng, cơ quan quyết định là hội đồng kỳ mục - tập thể các thân hào danh tiếng đã từng đỗ đạt và phải hội đủ các điều kiện đã được quy định trong hương ước mới được tham gia

► Nguyên tắc 3: Cộng đồng có “bộ luật” riêng - Hương nước, để điều tiết và

đảm bảo tính ổn định của làng Mỗi bản hương ước thể hiện trình độ phát triển

và bản sắc riêng của làng, chi phối và ảnh hưởng tới cả hoạt động, hành vi của từng cá nhân trong đó Hương ước có thể được điều chỉnh và không báo lên

Trang 11

chính quyền Nhà nước có muốn can thiệp thì vẫn phải công nhận cho làng xã những quyền tự quản nhất định Ngược lại, để được chính quyền chấp nhận phong tục tập quán riêng thì làng xã cũng phải áp dụng những quy định nhà

nước, “hương ước là hiện thân của sự dung hòa quyền lợi giữa nhà nước và

làng xã”.

Tính tự quản của làng xã còn thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa làng xã với chính quyền trung ương Vua hay triều đình không giao dịch trực tiếp với dân trong làng xã nên nhà nước quản lý làng xã thông qua đại diện của làng xã

2.4 Vai trò:

► Tạo nên tinh thần tự lập gánh vác, truyền thống cần cù, chịu thương chịu

khó của người Việt Vì phải tự lo liệu mọi việc nên người Việt Nam có truyền

thống cần cù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

► Tạo nên nếp sống tự cấp tự túc: Mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của làng mình

2.5 Hạn chế:

► Do sự nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị nên người Việt Nam

có thói xấu là óc tư hữu, ích kỉ và còn bị chính người Việt phê phán.

► Thói xấu thứ hai có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục

bộ: Làng nào chỉ biết làng ấy, chỉ lo cho địa phương mình Đây là điều tối kỵ

trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cần tư duy mở, cần tinh thần đối thoại, hợp tác vì phát triển vì thịnh vượng chung

► Một biểu hiện thứ ba của tính khác biệt – cơ sở của tính tự trị - là óc gia

trưởng, tôn ti - sản phẩm của nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống.

Nó tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng thứ bậc vô lí

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w