Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, bên cạnh đó lại v
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài: Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay
Họ và tên: Trương Yến Nhi Lớp: Truyền thông đại chúng K40 A2
Lớp tín chỉ: Cơ sở văn hóa Việt Nam K40.4
Giảng viên: ThS Nguyễn Thị Mỹ Linh
Mã sinh viên: 2051050091
Hà Nội, tháng 6 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 1
II NỘI DUNG 3
1 Khái niệm chung 3
1.1 Khái niệm “văn hóa” 3
1.2 Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa” 3
1.3 Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế” 5
2 Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung 6
3 Đặc trưng văn hóa Việt Nam 8
a) Tính cộng đồng làng xã 8
b) Tính trọng âm 8
c) Tính ưa hài hòa 9
d) Tính kết hợp 9
e) Tính linh hoạt 9
4 Bản sắc văn hóa VN trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay 9 4.1 Khái quát tình hình phát triển văn hóa Việt Nam hiện nay 9
4.2 Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay trong công cuộc toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế 11
4.3 Giải pháp 15
III KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3I MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia, một dân tộc sẽ có văn hóa, bản sắc của riêng đất nước đó,
từ đó sẽ tạo nên thương hiệu của dân tộc đó Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng
là một đất nước có bản sắc văn hóa vô cùng đậm nét, trải dài ngàn năm lịch sử.Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho ViệtNam trong công cuộc xây dựng, phát triển và gìn giữ những giá trị văn hóa truyềnthống, bên cạnh đó lại vừa tiếp thu những giá trị tiến bộ, tinh hoa của nhân loại,hay chúng ta thường nói là “hòa nhập nhưng không hòa tan”
Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại Nhờ giao lưu văn hóa đúnghướng mà chúng ta có thể làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc cũngnhư nhân rộng nó ra để nước bạn biết đến mình nhiều hơn Toàn cầu hóa hiện naykhông chỉ là xu thế của thời đại mà còn chính là dòng chảy mạnh mẽ lôi cuốn cácquốc gia Đó vừa là cầu nối để mọi quốc gia tiếp thu những tri thức mới, nhữngthành quả văn minh của toàn nhân loại, cũng vừa gây ra nguy cơ đối với một sốdân tộc sẽ mất đi bản sắc riêng
Hiện nay, thế giới đang biến đổi vô cùng nhanh và mạnh mẽ, những nhậnthức mới về giá trị phát triển bền vững ngày càng được định hình rõ nét hơn Nềnkinh tế càng phát triển, chúng ta lại càng phải cố gắng gìn giữ được bản sắc vănhóa – hay được ví như cốt lõi để giúp cho một đất nước tồn tại và phát triển Mộttrong những giá trị được đề cao, coi trọng, được đánh giá là nền tảng vững bền cho
sự phát triển của tất cả các quốc gia chính là giá trị văn hóa dân tộc - một nguồnlực to lớn, là một phần quan trọng trong tổng thể sức mạnh nội sinh của mỗi dântộc, quốc gia Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quá trìnhđổi mới thể chế, phát triển kinh tế thị trường, đã tạo những tiền đề, điều kiện, môitrường, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với văn hóa Việt Nam chúng ta đãtrải qua rất nhiều những cuộc giao lưu văn hóa, dù là ở hình thức cưỡng ép hay tự
Trang 4nguyện thì đều đã đem lại cho chúng ta những nét độc đáo về văn hóa riêng, gópphần làm phong phú bản sắc dân tộc
Việt Nam chúng ta là một nước có lịch sử anh hùng với 4000 năm văn hiến.Trải qua quá trình lịch sự dưới hơn 1000 năm đô hộ của phương Bắc, ở mức độnào đó, chúng ta vẫn giữ được những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồngthời cũng tiếp thu những tinh hoa văn hóa Trung Hoa Tuy vậy, trong bối cảnhngày nay, qua quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, khi làn sóng văn hóa nướcngoài du nhập vào nước ta, việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau đã làm lu
mờ dần những giá trị truyền thống, nhiều bản sắc văn hóa đã và đang dần bị mất đi.Nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đạingày nay, trong phần bài tiểu luận của bản thân, em xin phép trình bày về đề tài:
“Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.”
Trang 5II NỘI DUNG
1 Khái niệm chung
1.1 Khái niệm “văn hóa”
Đầu tiên, về khái niệm “văn hóa”, từ này có rất nhiều nghĩa Nghĩa thôngdụng thường chỉ trình độ văn hóa, nếp sống văn hóa hay trình độ phát triển của mộtgiai đoạn,… Theo nghĩa rộng, “văn hóa” bao gồm tất cả mọi thứ, từ các sản phẩmtinh vi, hiện đại đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động… Qua cách hiểurộng này, văn hóa mới đích thực là đối tượng của văn hóa học Trên thế giới cóhàng trăm cách định nghĩa khác nhau về văn hóa, tuy nhiên qua cách phân tích cáccách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóanhư sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực hiễn, trong sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” Chúng ta có thể thấy rằng vănhóa chính là biểu hiện cho trình độ phát triển của xã hội trong những thời kì lịch sửkhác nhau
1.2 Khái niệm “bản sắc”, “bản sắc văn hóa”
Định nghĩa về “bản sắc” theo tâm lý học xã hội, là cách thức nhận của một
cá nhân: bản thân, một cá nhân khác hoặc một nhóm xã hội Bản sắc chính là
“những đặc điểm khác biệt của một cá nhân hoặc một nhóm gồm nhiều cá nhânthuộc một nhóm hoặc một xã hội cụ thể.”
“Bản sắc văn hóa” về cơ bản là bản chất, màu sắc, sắc thái, nét đặc trưngnhất của sự vật, hiện tượng nhất định Bản sắc văn hóa chính là biểu hiện cho đặctrưng của một nền văn hóa nào đó, thể hiện những nét riêng, từ đó so sánh, phânbiệt với những bản sắc văn hóa khác nhau trên toàn thế giới Bản sắc văn hóa chính
là nói đến những nét đẹp, những tinh hoa mà chỉ có vùng, miền, dân tộc đó mới có,
Trang 6cũng là những nét văn hóa đặc sắc nhất trong nền văn hóa chung, giúp chúng ta gợinhớ về đất nước, địa điểm đó hoặc một nhóm dân tộc đó Bản sắc văn hóa, dân tộc
là sức sống bên trong của dân tộc, là quá trình dân tộc tự ý thức, tự khám phá, tựvượt qua chính bản thân mình để cạnh tranh và hợp tác, cùng tồn tại và phát triển,được thể hiện trong các lĩnh vực của mọi mặt trong đời sống xã hội như cách sống,cách dựng nước, giữ nước, tư duy, sáng tạo, Do trải qua hàng trăm năm, nghìnnăm sống trong những điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị và xã hội không giốngnhau, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có một cách lựa chọn để tạo nên một lốisống riêng Lối sống đó không nảy nở từ ý thức của cá nhân riêng lẻ, mà được tạonên như là kinh nghiệm tập thể – cái kinh nghiệm được truyền từ thế hệ trước chonhững thế hệ sau và kết quả là nó không giống với lối sống của bất kỳ một dân tộc,một cộng đồng nào khác Nhìn một cách tổng thể, bản sắc văn hóa được thể hiệntập trung trong hệ giá trị của quốc gia-dân tộc
“Bản sắc văn hóa Việt Nam” dùng để chỉ những sắc thái, vẻ đẹp và nhữngnét đặc biệt, phân biệt với các quốc gia khác trên thế giới Bản sắc văn hóa dân tộc
là gốc của văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam có những nét đặc sắc riêng, khôngthể nhầm lẫn với bất kì bản sắc văn hóa của dân tộc, đất nước nào khác Tất cảnhững giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Namđược vun đắp qua lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước, giữ nước đã gópphần giúp cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam càng trở nên phong phú, đặc sắc,
có nét riêng hơn bao giờ hết Bản sắc văn hóa Việt Nam đã có những dấu ấn đậmnét trong các hình thức biểu hiện mang tính chất dân tộc cao Có thể nói rằng, bảnsắc văn hóa của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tích cách, khuynh hướng
cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữ đượctính duy nhất, thống nhất, nhất quán trong quá trình phát triển Sức mạnh và sựsáng tạo ấy có mối quan hệ vô cùng mật thiết, có mối liên hệ gốc rễ, lâu dài và bền
Trang 7vững với môi trường tự nhiên – xã hội, với quá trình lịch sử mà không chỉ dân tộcViệt Nam ta mà còn tất cả những dân tộc trên thế giới đã tồn tại.
1.3 Khái niệm “toàn cầu hóa”, “hội nhập quốc tế”
“Toàn cầu hóa” dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia các
tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, trên quy mô toàn cầu Toàncầu hóa gắn liền với những thành tựu về mặt kinh tế khoa học và công nghiệp nhưkinh tế số, internet, Toàn cầu hóa tạo ra các luồng hàng hóa tư bản xuyên quốcgia và làm cho không gian của các nền kinh tế văn hóa đơn lồng vào nhau Với tácđộng của toàn cầu hóa ra các dân tộc và các cá nhân buộc phải xích lại gần nhauliên kết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và pháttriển Những lợi ích của toàn cầu hóa là là không thể phủ nhận ăn nhưng nó cũngđem lại không ít khách thức và tiêu cực như sự đảo lộn cấu trúc chúc nhân lựctrong xã hội Đặc biệt là toàn cầu hóa đang đặt ra những thách thức về mặt văn hóa
và hầu như nước nào cũng phải đối mặt đó là giải quyết như thế nào mối quan hệgiữa tính dân tộc với tính quốc tế giữa truyền thống với hiện đại giữa mở cửa hộinhập với thế giới mà vẫn duy trì được bản sắc dân tộc
Hội nhập quốc tế là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùnglãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổchức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích chonước mình và các nước, tổ chức quốc tế khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, anninh trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung Trong bối cảnh hiện nay,hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng và diễn ra trên nhiều mặt của đời sốngchính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng
Trang 8Bản sắc dân tộc phát triển theo sự phát triển của thể chế kinh tế, thể chế xãhội và thể chế chính trị của các quốc gia Nó cũng phát triển theo quá trình hộinhập kinh tế thế giới, quá trình giao lưu văn hóa với các quốc gia khác và sự tiếpnhận tích cực văn hóa, văn minh nhân loại Vì vậy, chúng ta chủ trương xây dựng
và hoàn thiện các giá nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệphóa, hiện đại hóa; xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế Trong nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và hội nhập quốc tế, xã hội Việt Nam đang có những biến đổi mạnh mẽ Biếnđổi xã hội rõ nhất là biến đổi cấu trúc xã hội, phân hóa xã hội và biến đổi về giá trị,chuẩn mực, lối sống xã hội Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển hơn baogiờ hét, chính vì vậy, việc giữ gìn những nét đẹp, truyền thống, bản sắc văn hóacủa Việt Nam là vô cùng cần thiết
2 Đặc trưng và chức năng của văn hóa, bản sắc văn hóa nói chung
Nền văn hoá không những quyết định sự phát triển, mà còn rất quan trọngtrong tất cả các mặt của cuộc sống hiện đại Đứng về mặt học thuật, văn hoá thếgiới chia làm hai loại hình văn hoá du mục và nông nghiệp dựa trên cơ sở phân loạiduy lý hay duy tình trong cách tư duy và hành động của cộng đồng dân Việt Nam
ta có 54 dân tộc anh em, sống hòa thuận trên dải đất hình chữ S, có những phongtục tập quán, tín ngưỡng, tư tưởng và tôn giáo khác nhau nhưng vẫn cùng nhauchung sống và có sự giao thoa văn hóa Theo PGS Trần Ngọc Thêm, văn hóatrước hết có 4 đặc trưng sau: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch
Trang 9trường xung quanh Chính vì vậy, văn hóa được coi là nền tảng của xã hội, là cốtlõi giúp cho xã hội, đất nước phát triển một cách bền vững
Đặc trưng tiếp theo là tính giá trị Văn hóa được ví như “thước đo mức độnhân bản của xã hội và con người” Các giá trị văn hóa được chia nhỏ ra thànhnhiều nhóm nhỏ: mục đích, thời gian, ý nghĩa,… để giúp chúng ta nhận ra được sựphân biệt, có cái nhìn biện chứng, khách quan hơn trong việc đánh giá trính giá trịcủa sự vật, hiện tượng Chính vì thường xuyên xem xét, đong đếm các giá trị màvăn hóa đã thực hiện được chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trìđược trạng thái cân bằng động, luôn luôn tự hoàn thiện, thích ứng được với những
sự biến đổi của môi trường xung quanh, từ đó giúp chúng ta định hướng các chuẩnmực, tạo thành động lực cho sự phát triển hơn nữa của xã hội
Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh Văn hóa là do con ngườisáng tạo dựa trên những giá trị tự nhiên, được biến đổi bởi con người Do mangtính nhân sinh, văn hóa trở thành một sợi dây kết nối con người với con người,giúp cho con người thực hiện chức năng giao tiếp, giúp họ liên kết lại với nhau.Cuối cùng, văn hóa có tính lịch sử bởi nó cho phép chúng ta nhìn ra đượcsản phẩm của một quá trình, được tích lũy qua nhiều thế hệ văn minh, qua mộtkhoảng thời gian dài từ đời này qua đời khác cũng như ta có thể thấy được trình độphát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử giúp cho văn hóa có một bề dày, cóchiều sâu, bên cạnh đó cũng khiến cho văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tựhoàn thiện, có khả năng phân loại và phân bổ lại những giá trị cho phù hợp vớitừng thời đại Đây là giá trị có sự ổn định bởi nó được tích lũy và tái tạo trong cộngđồng người qua rất nhiều thời gian, được đúc kết thành khuôn mẫu xã hội và đượchình thành dưới những dạng thức khác nhau: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, luậtpháp,…
Trang 10Văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách, bên cạnh
đó còn đảm bảo tính kế tục của lịch sử, giúp cho mỗi người chúng ta luôn nhớ vềcội nguồn của mình, biết trân trọng và biết ơn những người đi trước, những người
đã có công dựng nước, giữ nước
3 Đặc trưng văn hóa Việt Nam
Đặc trưng của văn hóa là phạm trù luôn vận động, phát triển cùng với sự biến đổicủa điều kiện tự nhiên và sự phát triển của xã hội loài người Nó cũng là điểm làmnên sự khác biệt về nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới
a) Tính cộng đồng làng xã
Đặc trưng này được thể hiện ở các phẩm chất: tính dân chủ, tính tập thể,đoàn kết, trọng thể diện, yêu quê hương, làng xóm, lòng biết ơn,… Chính vì cùngchung sống với nhau trong một làng xã, thậm chí ngày xưa có những người cả đờikhông bao giờ bước ra khỏi lũy tre làng, vì vậy người Việt Nam có tính cộng đồnglàng xã rất cao Họ thường xuyên “tối lửa tắt đèn có nhau”, và hàng xóm nhiều lúccòn thân thiết hơn cả người thân: “bán anh em xa mua láng giềng gần” Tính cộngđồng là một trong số đặc trưng gốc rễ trong làng xã Việt Nam, được hình thành từrất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, gắn liền với tiền trìnhđấu tranh chống quân xâm lược của dân tộc, cũng là nét đẹp văn hóa đặc trưng củangười Việt, được con cháu gìn giữ và bảo tồn từ đời này sang đời khác Tính cộngđồng là một nét đặc trưng vô cùng tiêu biểu, là nguồn gốc sinh ra rất nhiều những
ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt từ trước đến nay
Các nhà nghiên cứu Việt Nam nhấn mạnh tinh thần đoàn kết tương trợ lẫnnhau “lá lành đùm lá rách”, tính tập thể cao của người Việt, đây cũng chính là ngọnnguồn của nếp sống dân chủ, bình đẳng Tuy vậy, nó cũng dẫn đến thói dựa dẫm, ỷlại vào tập thể, đố kỵ, thói cào bằng…
Trang 11b) Tính trọng âm
Tính trọng âm được thể hiện rõ nét nhất ở các phẩm chất: ưa ổn định, tínhhiền hòa, bao dung, trọng tình trọng nghĩa, đa cảm; thiên hướng thơ ca, sức chịuđựng, nhẫn nhịn, có lòng hiếu khách Người Việt chúng ta sống theo tình cảm, conngười luôn biết cách tôn trọng, cư xử, bình đẳng và dân chủ với nhau Lối sốngtrọng tình nghĩa và cư xử dân chủ lại dẫn đến tâm lý coi trọng cộng đồng, tập thể,làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau hỗ trợ Tuy nhiên nócũng dẫn đến thói tùy tiện như hay cao su giờ, thiếu tôn trọng pháp luật, tình trạng
đi cửa sau
c) Tính ưa hài hòa
Bởi người Việt chúng ta ngày xưa sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, phụthuộc vào thiên nhiên rất nhiều vì vậy luôn có thái độ tôn trọng, ước mong đượcsống hòa hợp với thiên nhiên, mong mưa thuận gió hòa… Tính ưa hài hòa được thểhiện ở các phẩm chất: tính mực thước, tính ung dung, vui vẻ lạc quan và thực tế
d) Tính kết hợp
Tính kết hợp được thể hiện ở khả năng bao quát tốt và khả năng quan hệ tốt.Người Việt với tư duy tổng hợp, phong cách linh hoạt đã tạo ra thái độ dung hợptrong tiếp nhận, luôn mềm dẻo, hiếu hòa với mọi người xung quanh
e) Tính linh hoạt
Lối tư duy tổng hợp và biên chứng, luôn đắn đo và cân nhắc khiến chongười Việt chúng ta cùng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luônbiến báo thích hợp từng hoàn cảnh khác nhau, có thể kể đến những đức tính nhưkhả năng thích nghi cao, tính sáng tạo,… hay dẫn đến nhiều triết lí sống: “Ở bầuthì tròn”, “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”…