Một mặt, toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác và kết nối mạnh mẽ, khăng khít giữa các quốc gia dựa trên những định hướng chung về lợi ích và quá trình
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
Trang 2Mục lục
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu khái quát đề tài nghiên cứu: 1
2 Lý do chọn đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu: 3
4 Cấu trúc tiểu luận: 3
PHẦN II NỘI DUNG 4
Chương 1: Thao tác hóa các khái niệm liên quan: 4
1.1 Chủ nghĩa dân tộc: 4
1.2 Toàn cầu hóa: 6
1.3 Hội nhập quốc tế: 6
Chương 2: Bàn luận về chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 7
1.1 Mối quan hệ phát triển song song, tương hỗ của xu hướng toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc tích cực 8
1.2 Toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự xuất hiện và trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan: 11
Chương 3: Phân tích và đánh giá các lập luận về chủ nghĩa dân tộc: 16
3.1 Các quan điểm ủng hộ 16
a Lập luận của Jean-Jacques Rousseau (1712-1778): 16
b Lập luận của Johann Gottfried von Herder (1744-1803) 17
c Lập luận của Giuseppe Mazzini (1805-1872) 17
d Lập luận của Marcus Garvey (1887-1940) 18
3.2 Các quan điểm phê phán 19
a Lập luận của Benedict Anderson (1936-2015) 19
Phần III Đánh giá và kết luận 21
Tài liệu tham khảo: 23
Trang 3PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Giới thíệu khái quát đề tài nghiên cứu:
Toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc được coi là hai đặc điểm nổi bật trong quan hệ quốc tế của thế giới hiện đại Đây là hai yếu tố quan trọng tác động lớn đến các chính sách chính trị nội bộ và đối ngoại của các quốc gia Một mặt, toàn cầu hóa vàquá trình hội nhập quốc tế thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác và kết nối mạnh mẽ, khăngkhít giữa các quốc gia dựa trên những định hướng chung về lợi ích và quá trình phát triển; mặt khác, chủ nghĩa dân tộc và những sắc thái biểu hiện của nó đại diện cho tính riêng rẽ, cục bộ và thậm chí là cô lập giữa các quốc gia dân tộc Có thể thấy, ngay từ bản chất của xu hướng toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc đã có sự khác biệt, đặc biệt là trong thực tiễn bối cảnh thế giới hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng toàn cầu hóa đang làm suy yếu chủ nghĩa dân tộc và sự tồn tại song song của hai yếu tố này là sự đối chọi lẫn nhau
Tuy nhiên, khi bàn về mối quan hệ của hai yếu tố này, theo Natalie Sabanadze lập luận trong cuốn sách “Globalization and Nationalism” rằng: “Sự chung sống của hai xu hướng này không phải là một trận chiến mà trong đó chỉ có một người được định sẵn là người chiến thắng và người kia là kẻ thua cuộc, nó đúng hơn là sự tồn tại cùng có lợi của hai xu hướng tương thích” Có thể thấy, ngoài chiều hướng đối 1
nghịch rõ ràng mà hầu hết chúng ta nhìn nhận về xu hướng toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc, Natalie đã đưa ra một quan điểm rất khác, khi cho rằng hai đặc tính này có sự tương thích trong quá trình phát triển hiện nay Sự mở rộng và thúc đẩy mạnh mẽ của toàn cầu hóa không bài trừ sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc mà ngược
1 Sabanadze, N (2010) Globalization and Georgian Nationalism In Globalization and Nationalism (1st ed., pp 67–114) Central European University Press
http://www.jstor.org/stable/10.7829/j.ctv10tq51v.6
1
Trang 4lại, nó còn tăng cường sức sống của chủ nghĩa dân tộc và mối quan hệ giữa hai đặc tính này còn có thể là tương thích, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển
2 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, các quốc gia đều đang gắng sức trong cuộc chạy đua tầm ảnh hưởng và khẳng định vị thế nhằm thu về các lợi ích quốc gia Quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ thúc đẩy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế Kết quả của quá trình này, về một mặt, giúp các quốc gia có nhiều cơ hội để phát triển tiềm lực kinh tế, thu hẹp sự khác biệt về văn hóa hay đời sống kinh tế, chính trị xã hội giữa các quốcgia nhằm cùng chia sẻ mục tiêu và các thách thức chung trong khu vực, tuy nhiên mặt khác cũng có thể dẫn đến thách thức về việc đánh mất bản sắc, lu mờ các đường biên giới quốc gia Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism), ngược lại, là hệ tư tưởng chính trị đề cao tính độc lập dân tộc cùng những bản sắc văn hóa và quyền lợi riêng rẽ của một quốc gia Đây là một nhân tố quan trọng trong việc định hướngđường lối phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới, tuy nhiên, trong bối cảnh toàncầu hóa hiện nay, chủ nghĩa dân tộc lại là một con dao hai lưỡi Chủ nghĩa dân tộc
có vai trò to lớn trong sự thúc đẩy phát triển của các quốc gia, tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu nhưng cũng có thể là nguyên nhân kìm hãm làn sóng hội nhập với những tư tưởng cực đoan như bài ngoại, tự phụ, đề cao dân tộc mình mà coi thường những dân tộc khác
Trong dòng chảy chính trị toàn cầu, chủ nghĩa dân tộc nên được phát huy dựa trên những giá trị tích cực, từ đó giúp các quốc gia có thể vận dụng tối đa những cơ hội
mà toàn cầu hóa mang đến Tuy nhiên, những sắc thái của chủ nghĩa dân tộc hiện nay lại nghiêng nhiều hơn về chiều hướng cực đoan với đỉnh điểm là cuộc xung đột giữa Israel- Palestine được nhiều chuyên gia nhận định là có liên quan chặt chẽvới chủ nghĩa dân tộc tôn giáo (PGS, 2021)
2
Trang 5Nhận thấy tính cấp thiết của vấn đề trên, tiểu luận đã chọn đề tài “Chủ nghĩa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” để nghiên cứu, phân tích và đánh giá các lập luận về chủ nghĩa dân tộc của các nhà nghiên cứu khác nhằm cungcấp về mặt kiến thức cho độc giả cũng như đem lại các góc nhìn mới mẻ về chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh thế giới ngày nay
(3) Cung cấp những góc nhìn mới mang tính cá nhân về bối cảnh toàn cầu hóa
và những ảnh hưởng của nó đối với chủ nhĩa dân tộc
4 Cấu trúc tiểu luận:
Phần nội dung chính của tiểu luận gồm có ba chương lớn:
Chương 1: thao tác hóa khái niệm về chủ nghĩa dân tộc, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
Chương 2: Bàn luận về chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Chương 3: Phân tích và đánh giá các lập luận về chủ nghĩa dân tộc
PHẦN II NỘI DUNG
3
Trang 6Chương 1: Thao tác hóa các khái niệm liên quan:
1.1 Chủ nghĩa dân tộc:
Chủ nghĩa dân tộc (nationalism) được hiểu là quốc gia dân tộc (nation-state hay country) chứ không phải là những sắc tộc cụ thể (ethnicity) Vì vậy chủ nghĩa dân tộc cũng được gọi là chủ nghĩa quốc gia Thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu trong lý luận chính trị quốc tế, là một sản phẩm của lịch sử, mang tính lịch sử, đồng thời là một hiện tượng chính trị- xã hội, mang tính thời đại Theo Michael Hechter, chủ nghĩa dân tộc là hành động tập thể hướng đến làm cho biến giới quốc gia trùng khớp với sự quản trị của quốc gia đó Còn Smith nhận xét chủ nghĩa dân 2
tộc là loại hình của văn hóa, gồm tư tưởng, ngôn ngữ, huyền thoại, biểu tượng, ý thức trong sự tương liên với toàn cầu Theo Từ điển bách khoa của Viện Từ điển 3
học và Bách khoa thư Việt Nam, chủ nghĩa dân tộc là “hệ tư tưởng chính trị và biểu hiện tâm lý đòi hỏi quyền độc lập, tự chủ và phát triển của cộng đồng dân tộc” Nhìn chung, chủ nghĩa dân tộc trong các định nghĩa trên mang hàm ý tích cực, phản ánh sự gắn kết của cộng đồng dân cư trong một quốc gia dân tộc dựa trên lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và lợi ích dân tộc chung, đồng thời cũng phản ánh
ý thức chính trị, tâm lý của một dân tộc đối với các quyền dân tộc cơ bản, chính đáng của quốc gia dân tộc mình Đây được gọi là chủ nghĩa dân tộc tự do, là động lực quan trọng thúc đẩy các phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc của các dân tộc bị áp bức ở Á, Phi, Mỹ latinh chống thực dân đế quốc (Rân & Nguyện, 2019)Tuy nhiên, theo cách định nghĩa trong Sổ tay Thuật Ngữ Quan hệ Quốc tế, chủ nghĩa dân tộc “là xu hướng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở
vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, chủ trương bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác” (Rân & Nguyện, 2019) Hình thái này của chủ nghĩa dân tộc được gọi là chủ nghĩa Sô vanh, hay chủ nghĩa
2 xem: Michael Hechter: Containing Nationalism, Oxford University Press, 2000, p.7
3 Xem: Anthony D.Smith: National Identity, Penguin, London, 1991, pp.91, 70-79
4
Trang 7dân tộc cực đoan Theo một số quan điểm, chủ nghĩa dân tộc cực đoan chính là yếu
tổ ảnh hưởng chính đến sự bùng nổ của hai thế chiến giai đoạn 1914-1918 và 1939-1945 4
Tổng quan, chủ nghĩa dân tộc theo các cách định nghĩa trên được chia làm hai hìnhthái chính: Chủ nghĩa dân tộc tự do gắn với hệ tư tưởng phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu nước và tự hào dân tộc cùng tinh thần cống hiến cho lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc mình Hình thái còn lại là chủ nghĩa dân tộc cực đoan với tư tưởng đề cao quá mức giá trị, tự tôn dân tộc mà coi nhẹ các dân tộckhác, chủ nghĩa dân tộc cực đoan được cho là đã gây ra những hệ lụy lịch sử tàn khốc, là mồi lửa dẫn đến mâu thuẫn nội bộ dân tộc, thúc đẩy phong trào ly khai và chiến tranh xung đột
1.2 Toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là một thuật ngữ xuất hiện từ những năm 1960 và dần trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại đồng thời là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất Toàn cầu hóa cóthể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa cũng làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị,
xã hội và văn hóa của thế giới (Hồng & Hiệp, 2013)
Trang 8tác về kinh tế sau đó mở rộng ra chính trị, quốc phòng- an ninh, văn hóa- xã hội, Bản chất của hội nhập quốc tế là quá trình xây dựng và áp dụng các luật lệ
và chuẩn mực chung, hay nói cách khác, hội nhập quốc tế là một hình thức hợp tác quốc tế ở trình độ cao, gắn với luật lệ và chuẩn mực chung giữa các nước
Hội nhập quốc tế là quá trình tất yếu phải xảy ra trong bối cảnh toàn cầu hóa và chiếm một vị trí quan trọng trong các đường lối chính trị, tác động đến các chính sách đối ngoại, phát triển của các quốc gia Hội nhập quốc tế với biểu hiện đầu tiêncủa nó là sự ra đời của Liên hợp quốc với số lượng thành viên bao quát hầu hết cácquốc gia trên thế giới Cùng tiến trình hội nhập kinh tế,thương mại, không chỉ các
tổ chức ở cấp độ toàn cầu như WTO (Tổ chức thương mại thế giới) mà còn có sự xuất hiện của nhiều “sân chơi riêng” cấp độ khu vực như EU (liên minh Châu Âu) hay ASEAN (Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á) cũng đang tiến hành quá trình
mở rộng và làm sâu sắc tiến trình hội nhập khu vực một cách toàn diện hơn nhằm tạo sự liên kết giữa các quốc gia dựa trên sự chia sẻ chung về định hướng phát triểnkinh tế, chính trị- an ninh, văn hóa và xã hội (Quý, 2012)
Chương 2: Bàn luận về chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, không thể đảo ngược trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại Làn sóng toàn cầu hóa và những tác động của nó đã hình thành nên một diện mạo mới cho quan hệ quốc tế, nơi mà các quốc gia phải nhanh chóng chớp lấy thời cơ và tận dụng mọi nguồn lực một cách tối đa nếu không sẽ bị tụt hậu so với các quốc gia khác Vai trò của nền kinh tế thị trường cũng như sự xuất hiện và mở rộng ảnh hưởng của hàng loạt các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia và đồng tiền chung châu Âu đã và đang tạo nên sự khác biệt lớn trong nền kinh tế- chính trị toàn cầu khi diễn ra với tốc độ cũng như quy
mô vượt trội so với trước đây Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng vô tình làm lu mờ các
6
Trang 9đường biên giới quốc gia, thu hẹp sự cách biệt về văn hóa và bản sắc của mỗi quốc gia dân tộc khi các chính sách hội nhập và tích cực tham gia vào các tổ chức quốc
tế của các quốc gia cũng thúc đẩy du lịch, sự giao thoa văn hóa Chính vì vậy, nhiều lập luận cho rằng làn sóng toàn cầu hóa và quá trình hội nhập quốc tế đã và đang gây suy yếu cho chủ nghĩa dân tộc
Tuy nhiên khi nhìn nhận trong bối cảnh thực tiễn của thế giới hiện đại, xu hướng toàn cầu hóa có thật sự làm suy yếu sức ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc hay không? Ngoài các quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và chủ nghĩadân tộc là bài trừ lẫn nhau còn có các luồng quan điểm khác: Thứ nhất, toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc có mối quan hệ tương hỗ, phát triển hài hòa; thứ hai, toàncầu hóa là một động lực giúp chủ nghĩa dân tộc phát triển mạnh mẽ hơn Sự phân 5
tích hai luồng quan điểm trên dựa theo các sắc thái của hai hình thức chủ nghĩa dântộc là chủ nghĩa dân tộc tích cực và chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong bối cảnh thế giới hiện nay sẽ làm rõ các góc nhìn trên
1.1 Mối quan hệ phát triển song song, tương hỗ của xu hướng toàn cầu hóa
Trong lĩnh vực kinh tế, toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển lớn mạnh của hàng loạt các tổ chức quốc tế quy mô toàn cầu và khu vực Sự xuất hiện
5 Xem: Phạm Thu Trang: Chủ nghĩa dân tộc: Quan điểm và một số yếu tố tác động trong điều kiện hiện nay, 2017, Thông tin khoa học xã hội, số 10
7
Trang 10của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợptác và Phát triển Kinh tế (OECD) hay Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), đã làm thay đổi diện mạo nền kinh tế thế giới với chiều hướng đẩy mạnh hợp tác, giao lưu và chia sẻ những lợi ích, định hướng phát triển kinh tế chung giữa các quốc gia Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực trọng yếu như Royal Dutch Shell (lĩnh vực xăng dầu) hay Apple, ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, cũng đẩy mạnh sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia với nhau Không thể phủ nhận, toàn cầu hóa đã và đang tạo ra hàng loạt
cơ hội cho sự phát triển kinh tế thông qua các hiệp định giao thương và tự do thương mại
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển hiện nay Các chính phủ cần ý thức được thực tại không thể thay đổi của xu thế toàn cầu hóa và thích ứng nhanh nhạy trước thời cuộc nhằm phát triển tối đa tiềm năng kinh tế của đất nước Sự gia nhập vào WTO được coi là một bước tiến quan trọng trong tham vọng phát triển kinh tế của Việt Nam Bước ngoặt này đem lại một loạt các lợi ích kinh tế như mở rộng mối quan hệ giao thương ra toàn cầu, bãi bỏ hàng rào thuế quan, tạo thị trường tiêu thụ rộng rãi, thúc đẩy xuất khẩu và làm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm Vận dụng và đoán định được các xu hướng toàn cầu sẽ mang lại lợi ích lớn về kinh tế, làm nền tảng cho sự phát triển vững chắc của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển hiện nay
Tóm lại, các lợi ích về kinh tế mà xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế manglại tựu chung đều hướng về sự phát triển của quốc gia dân tộc, nâng cao chất lượngsống của người dân và vị thế của quốc gia dân tộc đó trên quy mô quốc tế Sự phát triển về kinh tế chính là khung xương vững chắc cho việc đẩy mạnh an ninh quân
sự, giao thoa văn hóa và phát triển xã hội trong nội bộ đất nước Vì thế, xu hướng toàn cầu hóa và chủ nghĩa dân tộc theo cách nhìn nhận này không hề mang tính đối
8
Trang 11địch, bài trừ lẫn nhau mà có xu hướng tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia dân tộc, từ đó tiếp tục tạo điều kiện cho các quốc gia dân tộc tham gia sâu rộng hơn vào quá trình toàn cầu hóa
b Toàn cầu hóa là cơ hội để truyền bá và làm sâu sắc hơn bản sắc văn hóa của quốc gia dân tộc:
Tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các nước có cơ hội mở rộng sự giao lưu, hợp tác trên nhiều bình diện, đặc biệt là về văn hóa Nhiều người cho rằng, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ khiến các dân tộc thiểu số, các nền văn hóa nhỏ lẻ hơn mất đi những bản sắc văn hóa vốn có của họ Tuy nhiên, đẩy mạnh sự tham gia vào toàn cầu hóa không có nghĩa quốc gia, dân tộc đó buộc phải từ bỏ những nét đẹp văn hóa cổ truyền, những tư tưởng đạo đức lâu đời của họ để thay đổi theo một xu hướng chung của các nền văn hóa lớn khác trên thế giới Ngược lại, vận dụng được xu thế toàn cầu và quá trình hội nhập quốc tế còn là cơ hội để các quốc gia quảng bá các nét đẹp văn hóa cổ truyền và làm sâu sắc hơn những giá trị truyền thống
Toàn cầu hóa đang dần xóa bỏ mọi lằn ranh biên giới giữa các quốc gia, từ đó thúc đẩy du lịch phát triển với quy mô mở rộng trên toàn cầu Du lịch là một phương thức quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế dựa trên sự yêu thích của du khách đối với sức hấp dẫn của văn hóa bản địa Đặc biệt sau đại dịch Covid19, các quốc gia cũng phát triển hàng loạt các mô hình quảng bá văn hóa mới nhằm kích cầu du lịch, tạo thế mở cửa và phát triển kinh tế Bên cạnh đó, các hình thức quảng bá khác thông qua các ấn phẩm báo chí, tạp chí, truyện ngắn hay phim ảnh cũng đẩy mạnh sức lan rộng của các vẻ đẹp văn hóa quốc gia đến với bạn bè quốc tế
Toàn cầu hóa văn hóa là một sắc thái nổi bật của toàn cầu hóa Bản chất của toàn cầu hóa văn hóa không phải “cá lớn nuốt cá bé”, là quy luật “một mất một còn”
9
Trang 12như nhiều người lo sợ Nỗi lo lắng này khá dễ hiểu vì sự tác động của các nền văn minh lớn như văn minh phương Tây hay văn minh Trung Hoa tạo ra làn sóng “Âu hóa” hay “Tây hóa”, hình thành nên tư tưởng “xính ngoại” của giới trẻ hiện nay chính là một ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa Tuy nhiên, sự giao thoa văn hóa giữa các quốc gia ở quy mô khu vực cũng như phạm vi quốc tế tạo nên sự đa dạng văn hóa chứ không phải đồng nhất văn hóa Bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay là cơ hội cho các quốc gia dân tộc quảng bá với thế giới về bản sắc văn hóa chính quốc, tạo đà cho sự giao lưu văn hóa giữa các nước và cùng tạo nên đặc sắc văn hóa toàn cầu Những nền văn minh lớn đã đặt ra các tiêu chuẩn văn hóa chung của nhân loại, việc mà các quốc gia dân tộc cần làm đó là chủ động hội nhập, chủ động tiếp thu những giá trị tư tưởng chung đó để làm giàu đẹp thêm cho vẻ đẹp văn hóa chính quốc, từ đó có những chính sách quảng bá văn hóa phù hợp Sự hợp tác và giao thoa khéo léo sẽ không tạo ra xung đột về văn hóa, sắc tộc hay tôn giáo.
1.2 Toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự xuất hiện và trỗi dậy của các tư
tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan:
a Chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, tư tưởng bành trướng, bá quyền:
Trong nền chính trị toàn cầu, cùng với làn sóng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh
mẽ, các nước cũng tích cực đẩy mạnh sự tham gia vào quá trình hội nhập hóa nhằmgia tăng sức ảnh hưởng trong khu vực, thậm chí là toàn cầu Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan với xu hướng bành trướng của nó lại dẫn đến quá trình quốc tế hóa một cách ép buộc Sự lan rộng tầm ảnh hưởng của các nước lớn khiến các nước khác trong khu vực buộc phải mở rộng mối quan hệ toàn cầu hơn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế cũng như củng cố an ninh trong khu vực Biểu hiện của chủnghĩa dân tộc cực đoan có thể kể đến chủ nghĩa sô-vanh nước lớn, các tư tưởng bành trướng, bá quyền Hiện nay, biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh nước lớn (chủ nghĩa dân tộc cực đoan) hay tư tưởng bá quyền và chính trị cường quyền không
10