1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỪ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ, HÃY PHÂN TÍCH SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY

48 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ ***

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: TỪ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN

KẾT QUỐC TẾ, HÃY PHÂN TÍCH SỰ VẬN DỤNG CỦAĐẢNG TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP

QUỐC TẾ HIỆN NAY?

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Hà Thị Hồng Yến

Trang 2

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỀ TÀI : TỪ QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀNKẾT QUỐC TẾ, HÃY PHÂN TÍCH SỰ VẬN DỤNG CỦA

ĐẢNG TRONG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬPQUỐC TẾ HIỆN NAY?

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1Tư tưởng Hồ Chí Minh 6

1.1.1 Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” 6

1.1.2 Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh 8

1.2Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết của quốc tế của Hồ Chí Minh 12

1.2.1 Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 12

1.2.2 Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế 13

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐCTẾ 15

2.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế 15

2.1.1 Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức và các phong trào giải phóng dân tộc 15

2.1.2 Đoàn kết giữa các nước XHCN và các nước láng giềng anh em 18

2.1.3 Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới .22

2.2 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế 23

2.2.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình 23

2.2.2 Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ 24

2.3 Vai trò của đoàn kết quốc tế 25

2.3.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam.252.3.2 Thực hiện đoàn kết quốc tế góp phần thắng lợi các mục tiêu cách mạng 26

CHƯƠNG III: ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MÌNH TRONGĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 28

3.1 Nội dung, nguyên tắc của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới 28

3.1.1 Vận dụng, phát triển và sáng tạo Tư tưởng Hồ Chi Minh vào đường lối ngoại hiệnnay 29

3.1.2 Quán triệt sâu sắc và thực hiện đúng đắn đường lối đối ngoại 30

3.1.3 Mở rộng và nâng cao hiệu quả đối ngoại trong các lĩnh vực 31

3.2 Thành tựu của Đảng và Nhà nước về ngoại giao trong thời kỳ đổi mới 32

3.2.1 Thành tựu ngoại giao trong thời kỳ đổi mới 32

3.2.2 Dấu ấn đậm nét về ngoại giao quốc tế nửa cuối 2022 và đầu năm 2023 34

KẾT LUẬN 43

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (12-19/01/2011) 8Hình 1.2 Đại đoàn kết toàn dân tộc – cội nguồn sức mạnh, động lực của Cách mạng Việt Nam 12Hình 1.3 Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp 14Hình 2.1 Báo “Người cùng khổ” – cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị củaNguyễn Ái Quốc 16Hình 2.2 Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểuChính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô, ngày 12/7/1955 19Hình 2.3 Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Hồ Chủ tịch thăm hữu nghị Trung Quốc,ngày 25/5/1955 20Hình 3.1 Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Ban chấp hành TW ĐCS Việt Nam khóa XIII 31Hình 3.2 Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào và tiếp xúc song phương với các nhàlãnh đạo ASEAN 33Hình 3.3 Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Tổng Thư ký Liên hợpquốc António Guterres thăm chính thức Việt Nam 34Hình 3.4 Lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Namtại Đại lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh 35Hình 3.5 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý KhắcCường 36Hình 3.6 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Cựu Chủ tịch Nhân Đại Trung Quốc LậtChiến Thư, tại Nhà khách Điếu Ngư Đài 37Hình 3.7 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Cựu Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc TrungQuốc Uông Dương 37Hình 3.8 Chuyến thăm Lào của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa đặc biệt 39Hình 3.9 Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vàĐoàn đại biểu cấp cao Quốc hội, 18-23/4/2023 40Hình 3.10 Chuyến thăm Singapore của Thủ Tướng Phạm Minh Chính đặc biệt trông đợi 41

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, đồng thời là chiến sĩ xuất sắc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Người không chỉ là biểu tượng sáng ngời của đại đoàn kết dân tộc, mà còn là hiện thân rực rỡ của tinh thần đoàn kết quốc tế cao đẹp trong thời đại ngày nay Trên thế giới, hiếm có một lãnh tụ cách mạng nào lại bàn nhiều, tiến hành hoạt động nhiều và đạt được nhiều kết quả tốt đẹp về đoàn kết quốc tế như lãnh tụ Hồ Chí Minh Thuở sinh thời, Người đã từng bôn ba khắp năm châu bốn biển, đến đâu, ở đâu, với tất cả đồng chí và bạn bè gần xa, Người luôn thể hiện sâu sắc tình đoàn kết quốc tế cao đẹp Từ sự chứa chan của lòng yêu nước thương nòi và sự cảm thông vô hạn với những người cùng khổ, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã sớm nhận thức được muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, thì giai cấp công nhân toàn thế giới phải đoàn kết đấu tranh, đánh đổ giai cấp bóc lột tàn ác Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung rộng lớn, sâu sắc, cao đẹp, trong đó trước hết là đoàn kết trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và đoàn kết trong đại gia đình các nước xã hội chủ nghĩa anh em Hồ Chí Minh luôn xác định, đoàn kết thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đoàn kết gắn bó trong các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cơ sở nền tảng, là nhân tố quan trọng bậc nhất, nhân tố có ý nghĩa quyết định thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới Người đã từng nhấn mạnh: “Thắng lợi cuối cùng nhất định sẽ thuộc về chúng ta, sẽ thuộc về chủ nghĩa xã hội Nếu như tất cả các nước anh em và các đảng anh em đoàn kết chặt chẽ với nhau” Với tinh thần ấy, Người tiếp tục khẳng định: ''Cuộc đấu tranh kiên quyết của các dân tộc bị áp bức nhất định sẽ đánh bại bọn đế quốc thực dân Chủ nghĩa xã hội cuối cùng sẽ toàn thắng trên khắp thế giới Trong sự nghiệp đấu tranh vĩ đại ấy, sự đoàn kết giữa lực lượng các nước xã hội chủ nghĩa và sự đoàn kết nhất trí giữa các đảng cộng sản và công nhân tất cả các nước có ý nghĩa quan trọng bậc nhất”.

Chính vì vậy tôi xin lựa chọn đề tài: “Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về

đoàn kết quốc tế, hãy phân tích sự vận dụng của Đảng trong đường lối đốingoại, hội nhập quốc tế hiện nay.”

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và cách mạng Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta ngày càng đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì các thế lực chống đối Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam cũng luôn xác định khâu đột phá của chiến lược này là mặt trận tư tưởng chính trị, với mục tiêu số một là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Đấu tranh phòng, chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là một chủ trương kiên quyết và nhất quán của Đảng ta Như tinh thần Đại

hội Đại biểu lần thứ XIII đã xác định: “Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn

Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định và vận dụng, phát triển sángtạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên địnhcác nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trêncơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng cólợi, để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Đâylà vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nềntảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.

Vậy để bảo vệ một cách đúng đắn những tư tưởng - di sản quý báu mà lãnh tụ Hồ Chí Minh để lại cho Đảng, cho dân tộc, trước tiên cần hiểu một cách chính xác Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1 Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành cùng với quá trình lãnh tụ Hồ Chí Minh sống và hoạt động cách mạng Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được hình thành cùng với quá trình phát triển nhận thức của Đảng ta về ý nghĩa, giá trị của tư tưởng này.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951), Đảng ta bắt đầu kêu gọi:

“toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong, đạo đức cách

Trang 8

mạng của Hồ Chủ tịch” và khẳng định: “sự học tập ấy là điều kiện tiên quyếtlàm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng mau đi đến thắng lợi hoàn toàn”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991), lần đầu tiên Đảng nêu lên

khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự

vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, vàtrong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báucủa Đảng và của dân tộc” Cương lĩnh 1991 khẳng định Đảng lấy chủ nghĩa Mác

– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động.

Sau 10 năm, với những thành tựu to lớn nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở trong và ngoài nước, trong Báo cáo chính trị của BCH TW Đảng khoá VIII thông qua tại Đại hội đại biểu lần thứ IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận khi khẳng định:

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kếthừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoavăn hoá nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợpsức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khốiđoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sựcủa dân, do dân, vì dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm,liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đờisau; về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là ngườilãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân…

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân tagiành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

Đến năm 2011, khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta khái quát trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển):

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu

sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng

Trang 9

và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nướcta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá củaĐảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhândân ta giành thắng lợi”.

Hình 1.1 Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (12-19/01/2011)

1.1.2 Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh

Từ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh qua các văn kiện Đảng chúng ta cần hiểu đúng và nắm vững một số ý cơ bản sau:

1.1.2.1 Về cấu trúc

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam.

“Hệ thống” là tập hợp những bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống có nghĩa là bao gồm nhiều bộ phận, nhiều quan điểm, quan niệm có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ với nhau Hệ thống quan điểm đó vừa đề cập “toàn diện” đến nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của cách mạng Việt Nam; đồng thời ở mỗi lĩnh vực, mỗi vấn đề của cách mạng lại được bàn một cách “sâu sắc”, vừa có tính liên tục, vừa có sự nhất quán Như Đại hội

Trang 10

IX đã chỉ rõ, đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân Từ di sản Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu còn làm rõ nhiều nội dung có giá trị to lớn khác không chỉ về cách mạng Việt Nam mà cả về cách mạng thế giới như tư tưởng dân chủ; tư tưởng ngoại giao; tư tưởng hội nhập, hòa bình, hợp tác và phát triển; phương pháp cách mạng và phong cách,…

Tuy tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc nhưng là về “những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” chứ không phải về “tất cả các vấn đề của xã hội Việt Nam”, bởi ở thời kỳ Hồ Chí Minh sống và hoạt động cách mạng có những vấn đề chưa đặt ra cấp thiết hoặc chưa nảy sinh như hiện nay (ví dụ như vấn đề bùng nổ dân số, chênh lệch giới tính khi sinh, vấn đề phòng chống đại dịch COVID – 19…).

Nhận thức như trên sẽ tránh được các khuynh hướng sai lầm và xuyên tạc cho rằng không có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh mà chỉ một vài phát biểu ngắn gọn của Người; hoặc cái gì cũng quy về tư tưởng Hồ Chí Minh, lạm dụng thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh” mà không hiểu tư tưởng của Người chỉ gắn với những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Đồng thời cũng cần cảnh giác và phản bác lại những ý kiến cho rằng hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, không có trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Hiện nay chúng ta khẳng định quyết tâm của Đảng và nhân dân ta là xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Nếu phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thì đồng nghĩa với việc phủ nhận công cuộc đổi mới.

1.1.2.2 Về nguồn gốc

Trang 11

Trong khái niệm nêu lên Tư tưởng Hồ Chí Minh “là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại” Điều đó cho thấy tư tưởng Hồ Chí Minh không phải chỉ được hình thành từ những suy nghĩ chủ quan của Hồ Chí Minh mà dựa trên những cơ sở khoa học, những tiền đề tốt đẹp cả trong nước và trên thế giới Điểm đặc biệt nằm ở chỗ Hồ Chí Minh đã kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo “vào điều kiện cụ thể của nước ta” chứ không áp dụng “rập khuôn, máy móc”.

Sự phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với các giá trị truyền thống của dân tộc thể hiện ở chỗ không chỉ tiếp thu một cách có chọn lọc các giá trị tốt đẹp, tiến bộ mà còn nâng những giá trị ấy lên một tầm cao hơn, phù hợp với thời đại cách mạng mới Điển hình như chủ nghĩa yêu nước - giá trị xuyên suốt trong bảng giá trị tinh thần của người Việt, đến thời đại Hồ Chí Minh không chỉ dừng ở việc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng chế độ

mới tốt đẹp hơn, Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền

với yêu CNXH, vì có tiến lên CNXH thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm nothêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm" Hay như truyền thống đoàn kết,

tương thân tương ái của nhân dân ta cũng được Hồ Chí Minh phát triển thành chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc;…

Sự kế thừa có chọn lọc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện rõ qua việc tôn trọng và tìm ra mặt tích cực, điểm chung của tất cả các học thuyết, các tôn giáo mà Người có dịp tìm hiểu chứ không hề có sự thành kiến Người tiếp thu, kế thừa một cách có chọn lọc, có phân tích, đánh giá sàng lọc, phát huy điểm tích cực và loại bỏ những điểm không phù hợp để áp dụng vào cách mạng Việt Nam, đồng thời hoàn thiện tư tưởng riêng của mình Hồ Chí Minh từng phân tích:

“Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng cá nhân.

Tôn giáo của Chúa Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng.Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợpvới điều kiện nước ta.

Trang 12

Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đósao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội Nếuhôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họnhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết”

Tính sáng tạo của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào cách mạng Việt Nam được thể hiện rõ trên nhiều vấn đề như: sáng tạo trong nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở một đất nước thuộc địa; sáng tạo trong vận dụng và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa; những sáng tạo về nhận thức và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa; những luận điểm mới về xây dựng Đảng, đặc biệt là trong điều kiện Đảng cầm quyền; chiến lược “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” trong tập hợp lực lượng; sáng tạo trong lựa chọn mô hình nhà nước phù hợp với thực tiễn của dân tộc;…

1.1.2.3 Về nội dung

Trong khái niệm được nêu ra tại Đại hội IX của Đảng đã liệt kê ra những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó, cần nhận thức được nội dung xuyên suốt nhất tư tưởng Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; đây cũng chính là lý tưởng cách mạng cả đời của Người.

Các nội dung “giải phóng dân tộc”, “giải phóng giai cấp”, “giải phóng con người” được đưa ra theo trình tự phù hợp với tiến trình cách mạng Việt Nam, từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến bị thực dân Pháp đô hộ thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa và cao hơn nữa là xây dựng xã hội cộng sản Nắm vững điều này giúp chúng ta xác định được mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn cách mạng, kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không để các thế lực thù địch tuyên truyền xuyên tạc, đánh lạc hướng.

1.1.2.4 Về ý nghĩa, giá trị

Đảng ta khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh “là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.

Trang 13

Lịch sử đã chứng minh, cùng với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận và định hướng để Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, sáng lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và những thành tựu quan trọng về mọi mặt trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế.

Nhận thức rõ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có cơ sở để phản bác lại những kẻ tự xưng là “người yêu nước”, người “bất đồng chính kiến” ở trong và ngoài nước đã lợi dụng internet, mạng xã hội để xuyên tạc, bóp méo và bôi nhọ thân thế, sự nghiệp, xuyên tạc và phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận những giá trị cơ bản, đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời cũng chống lại những quan điểm “cực đoan”, “tuyệt đối hóa” tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng ở Việt Nam chỉ cần tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ Phải thấy được, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng “mở”, những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, vận dụng một cách linh hoạt trong điều kiện mới cho phù hợp.

1.2 Cơ sở hình thành tư tưởng đoàn kết của quốc tế của Hồ Chí Minh1.2.1 Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Ý thức quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa Cuộc chiến đấu với thiên nhiên, với giặc ngoại xâm trong lịch sử ngàn năm đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: Yêu nước nồng nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan dung.

Trang 14

Hình 1.2 Đại đoàn kết toàn dân tộc – cội nguồn sức mạnh, động lực của Cách mạng Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, đó cũng là nguồn sức mạnh thúc giục người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo quốc tế thứ III Truyền thống yêu nước của dân tộc được Nguyễn Tất Thành tiếp thu từ những ngày ở quê hương và trên con đường bôn ba khắp năm châu bốn bể Người đã đến với những người lao động trên thế giới, đến với tình hữu ái vô sản và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Tinh thần đoàn kết, tương ái, sống gắn bó trong tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam tạo thành sức mạnh đoàn kết của dân tộc, và đó cũng cái nôi để hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, phấn đấu vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển trong con người Hồ Chí Minh

Ngoại giao truyền thống Việt Nam cũng là một nhân tố quan trọng hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh Lịch sử dựng nước và giữ nước cha ông ta luôn phấn đấu cho sự thái hòa, yêu chuộng hòa bình, đúng như nhà sử học Phan Huy Chú đã đúc kết lịch sử ngoại bang của đất nước: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giếng là việc lớn”.

Trang 15

1.2.2 Xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về đoàn kết quốc tế.

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến đoàn kết quốc tế của giai cấp vô sản như là một điều kiện quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa Người khẳng định “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”, gắn chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với chủ nghĩa Mác -Lênin.

Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua (tháng 12/1920) Nguyễn Ái Quốc bỏ qua phiếu tán thành Đảng ra nhập Quốc tế III, trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Bằng việc làm đó, Nguyễn Ái Quốc đã nêu cao ngọn cờ đoàn kết quốc tế Từ đoàn kết các dân tộc thuộc địa, mở thành đoàn kết với giai cấp vô sản chính quốc và giai cấp vô sản thế giới Nguyễn Ái Quốc viết những bài tham luận, phát biểu trong các kỳ sinh hoạt đảng và các cuộc họp của các tổ chức xã hội khác, tham gia lãnh đạo Ban Nghiên cứu về thuộc địa, ra báo Người cùng khổ

Hình 1.3 Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp

Trang 16

Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận tiến bộ Pháp và thế giới, hình thành mặt trận đoàn kết quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức với sự tiếp thu sâu sắc và sáng tạo những khẩu hiệu chiến lược của chủ nghĩa Mác - Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại” và người khẳng định, chính Lênin và Quốc tế Cộng sản đã chỉ ra cho dân tộc và giai cấp vô sản thế giới sự cần thiết và con đường tập hợp đoàn kết các lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và thế giới vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc.

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMÌNH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

2.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế

2.1.1 Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức và các phong trào giải phóng dântộc

2.1.1.1 Đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức

Hồ Chí Minh có nhiều cống hiến cả trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc Một trong những cống hiến đó của Người là tạo dựng được tình đoàn kết giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước xuất phát từ mong muốn giải phóng dân tộc mình khỏi ách thống trị của thực dân Pháp Trong hành trình qua các châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến và xúc động trước bao nỗi khổ cực của người dân mất nước và người lao động Người rất cảm thông với nỗi thống khổ và sự cùng cực của họ Người nhận thức sâu sắc rằng, các nước này tuy có nhiều điểm khác Việt Nam về vị trí địa lý, văn hóa, trình độ kinh tế song cùng có điểm chung là bị thực dân, đế quốc bóc lột nặng nề và nguyện vọng của người dân được thoát khỏi ách áp bức Vì vậy, theo Người, các dân tộc này phải đoàn

Trang 17

kết thành một mặt trận, tạo nên sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, chống kẻ thù chung là thực dân, đế quốc, giành lại quyền độc lập, tự do cho mỗi dân tộc.

Năm 1921, Người chủ trì và sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa và xuất bản tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) Trong lời kêu gọi thành lập Hội, Người viết: Đồng bào thân mến, nếu câu phương ngôn “Đoàn kết làm ra sức mạnh” không phải là một câu nói suông, nếu đồng bào muốn giúp đỡ lẫn nhau, nếu đồng bào muốn bênh vực cho quyền lợi của bản thân mình, cũng như quyền lợi của tất cả đồng bào ở các xứ thuộc địa, hãy gia nhập Hội liên hiệp thuộc địa”.

Hình 2.4 Báo “Người cùng khổ” – cột mốc đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của NguyễnÁi Quốc

Trong thời kỳ hoạt động tại Trung Quốc, Người đã cùng các đồng chí Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên, Inđônêxia, Miến Điện thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) nhằm đoàn kết các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức trong một tổ chức cách mạng vì mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.

Tuyên ngôn của Hội khẳng định: “Hỡi các bạn thân yêu, chúng ta nên

sớm kết đoàn lại! Hãy hợp lực để đòi quyền lợi và tự do của chúng ta! Hãy hợplực để cứu lấy nòi giống chúng ta! nếu các bạn muốn thoát khỏi nanh vuốt củanhững kẻ đang hành hạ các bạn thì các bạn hãy kết đoàn với chúng tôi! Chúngtôi cần sự giúp đỡ của các bạn Chúng ta cùng có chung lợi ích, nên khi đấu

Trang 18

tranh cho chúng tôi là các bạn cũng chiến đấu cho các bạn Khi giúp đỡ chúngtôi các bạn cũng tự cứu mình”.

Trong những năm 1938 - 1940, Hồ Chí Minh hoạt động và chiến đấu bên cạnh nhân dân Trung Quốc do Đảng Trung Quốc lãnh đạo Hoạt động này của Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc, tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ đoàn kết Việt -Trung.

2.1.1.2 Đoàn kết giữa phong trào cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vớiphong trào cách mạng vô sản ở chính quốc

Hồ Chí Minh nhận thức được rằng cần thiết phải có sự liên minh chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địa, giữa nhân dân thuộc địa với giai cấp vô sản ở chính

quốc: “Thời đại của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn cũng là thời đại một nhóm nước

lớn do bọn tư bản tài chính cầm đầu thống trị các nước phụ thuộc và nửa phụthuộc, bởi vậy công cuộc giải phóng các nước và các dân tộc bị áp bức là mộtbộ phận khăng khít của cách mạng vô sản Do đó mà trước hết nảy ra khả năngvà sự cần thiết phải có liên minh chiến đấu chặt chẽ giữa các dân tộc thuộc địavới giai cấp vô sản của các nước đế quốc để thắng kẻ thù chung”.

Ngay từ những năm đầu hoạt động ở Pháp, đặc biệt là khi tham gia Đảng Xã hội rồi Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh dành nhiều công sức giúp các đồng chí mình ở chính quốc nhìn rõ hơn bản chất chính sách thuộc địa của đế quốc Pháp, hiểu biết và ủng hộ công cuộc giải phóng của nhân dân thuộc địa nói chung, trong đó có Việt Nam; đồng thời, Người cũng giúp cho nhân dân thuộc địa của Pháp hiểu rõ và đoàn kết với nhân dân Pháp Người còn đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện của chủ nghĩa Sôvanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, xóa bỏ sự nghi kỵ lẫn nhau giữa nhân dân thuộc địa với những người lao động ở Pháp Những hoạt động này ngày càng mở rộng trên phạm vi quốc tế cùng với cuộc hành trình của Người.

Năm 1924, tại phiên họp lần thứ 8 Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã nêu rõ ý nghĩa của cách mạng giải phóng dân tộc đối với phong trào cách mạng vô sản thế giới: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa” Đây là nơi cung cấp lương thực, binh lính cho các nước lớn đế quốc chủ nghĩa, nếu chúng ta muốn đánh bại các nước đế quốc này, chúng ta phải bắt đầu tước đi thuộc địa của chúng.

Trang 19

Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là “một bộ phận khăng khít”, “một trong hai cái cánh” của cách mạng vô sản thế giới Người nêu ra một thí dụ rất hình ảnh: Chủ nghĩa tư bản là con đỉa hai vòi -một vòi hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở chính quốc, một vòi hút máu giai cấp vô sản và nhân dân lao động ở thuộc địa Muốn giết con quái vật ấy, phải cắt đồng thời cả hai vòi của nó Nếu cắt một vòi thôi, thì con quái vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt lại mọc ra Như vậy, Hồ Chí Minh đã nêu ra hình tượng cụ thể cho thấy cần thiết phải có sự liên minh, phối hợp giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa.

Theo Hồ Chí Minh không xem cách mạng thuộc địa phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà đặt hai cuộc cách mạng này ngang nhau, tác động và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau Thậm chí, theo Người, cách mạng ở các nước thuộc địa có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc, đồng thời tác động trở lại thúc đẩy cách mạng chính quốc giành thắng lợi Người nêu lên chiến lược đấu tranh là: “Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bản trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa và cho giai cấp vô sản ở các nước tư bản”.

2.1.2 Đoàn kết giữa các nước XHCN và các nước láng giềng anh em

2.1.2.1 Đoàn kết giữa các đảng cộng sản, các nước trong hệ thống XHCN

Với trách nhiệm của người chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mối đoàn kết giữa các nước trong hệ thống XHCN Trong Diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

(2-9-1957), Người khẳng định: “Chúng tôi đều nhất trí cần tăng cường đoàn kết trên

tinh thần quốc tế chủ nghĩa, trên nguyên tắc tương trợ hợp tác, tôn trọng chủquyền của nhau giữa các nước anh em trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa”.

Trong đoàn kết với các nước phe XHCN, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mối quan hệ đoàn kết giữa các đảng cộng sản cầm quyền Người quan niệm mối quan hệ này là gắn bó, tương trợ lẫn nhau trên tinh thần quốc tế vô sản chân chính.

Người cho rằng: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời

đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.

Trang 20

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết với các Đảng Cộng sản và các nước trong hệ thống XHCN có ý nghĩa rất lớn đối với thành công của cách mạng thế giới nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng Vận dụng tư tưởng của Người, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân ta đã nhận được sự viện trợ, giúp đỡ to lớn của các nước trong phe XHCN, đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, ngay cả khi hai nước này nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn.

Hình 2.5 Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểuChính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô, ngày 12/7/1955

2.1.2.2 Đoàn kết với các nước láng giềng, các nước trong khu vực Trên tinhthần bốn biển đều là anh em

Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ đoàn kết với các nước láng giềng Người đã luận chứng sâu sắc và dày công vun đắp cho quan hệ này vì vấn đề độc lập, tự do của mỗi nước, vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

Khái niệm “các nước láng giềng” được Hồ Chí Minh sử dụng từ rất sớm, khá phổ biến và ở nhiều cấp độ, phạm vi khác nhau Những năm sau đó, cụm từ này Người dùng khi thì với những nước ở châu Á, trong đó chú trọng đến nước láng giềng Ấn Độ, lúc khác lại là các nước Đông Nam Á Song, mối quan tâm

Trang 21

nhiều nhất của Người vẫn là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam như: Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Hình 2.6 Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đón Hồ Chủ tịch thăm hữu nghị Trung Quốc,ngày 25/5/1955

Ngay từ những năm cuối thập niên 20 thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò của đoàn kết giữa các nước trong khu vực Theo Người, châu Á là châu lục đất rộng, người đông với nhiều nước có nền văn minh lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ , Việt Nam là một thành viên không tách rời, có số phận liên quan chặt chẽ trong đó Người nói: “Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á Tranh đấu cho tự do độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do, độc lập của đại gia đình châu Á” Người luôn chăm lo vun đắp cho sự đoàn kết giữa các nước trong khu vực trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng quyền độc lập tự chủ của nhau Vì vậy, Người tham gia sáng lập và trở thành linh hồn của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức- tổ chức bao gồm những người cách mạng nhiều nước trong khu vực cùng tiến hành cuộc cách mạng đánh đuổi đế quốc, giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc.

Trang 22

Trong quan hệ ở phạm vi hẹp hơn, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải chú trọng đoàn kết với các nước Đông Nam Á Dưới sự chỉ đạo soạn thảo của Người, Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội khoá I họp ngày 2-3-1946 đã nêu rõ vai trò của mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Miến Điện Theo đó, mong muốn của Người là các nước Đông Nam Á đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn nền hòa bình chung trong khu vực và trên thế giới Với Việt Nam, Người cho rằng: “Là một nước ở Đông - Nam Á, chúng ta hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc trong khu vực này chống lại sự xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới”.

Đối với các nước có chung đường biên giới với ta như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hồ Chí Minh lại càng coi trọng việc gây dựng khối đoàn kết Đây là ba nước “láng giềng gần”, có quan hệ về mọi mặt với nước ta từ lâu đời, coi nhau như “anh em ruột thịt”, “gắn bó với nhau như môi với răng” Tuy vậy, theo Hồ Chí Minh, đoàn kết ở đây phải trên cơ sở “thật thà”, phải được thể hiện bằng những hành động cách mạng cụ thể “giúp bạn là tự giúp mình” Người giáo dục nhân dân ta là: càng đoàn kết chặt chẽ và giúp đỡ nhau hết lòng thì càng phải tôn trọng độc lập chủ quyền cũng như phong tục tập quán của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Hồ Chí Minh đặc biệt dành nhiều sự quan tâm đến mối quan hệ đoàn kết giữa Việt Nam với Lào và Campuchia Ba nước này đều có điểm chung là cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.

Trong suốt thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hồ Chí Minh không ngừng vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị giữa ba nước Đông Dương Ngày 11-3-1951, Hội nghị liên minh nhân dân ba nước được triệu tập, quyết định thành lập khối liên minh nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia Phát biểu tại Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, Người không giấu nổi xúc động: “Tôi sung sướng hơn nữa vì từ nay chẳng những là toàn dân Việt Nam đại đoàn kết, mà toàn dân hai nước anh em là Cao Miên và Ai Lao cùng đi đến đại đoàn kết Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em, chúng ta nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự” Nhờ biết đoàn kết, nương tựa vào

Trang 23

nhau, lần lượt ba nước Đông Dương đã đánh bại thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và giành thắng lợi trọn vẹn trong năm 1975.

Như vậy, đoàn kết bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh trong quan hệ với các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam Quan điểm này vẫn đang tiếp tục soi sáng, là kim chỉ nam cho việc hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

2.1.3 Đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộtrên thế giới

Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ hòa bình, phản đối chiến tranh xâm lược, chiến tranh phi nghĩa Người bày tỏ cho nhân dân thế giới hiểu rằng: “Dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình” Người khẳng định rõ: nhân dân Việt Nam chiến đấu hy sinh chẳng những vì tự do, độc lập của riêng mình, mà còn vì tự do, độc lập chung của các dân tộc và hòa bình thế giới, nhằm đạt đến “một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ” Tính chất chính nghĩa và lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam đã chinh phục trái tim của nhân loại tiến bộ Vì vậy, trong quá trình kháng chiến chống quân xâm lược của Việt Nam, các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ, giúp đỡ chân tình cả về tinh thần và vật chất Không thể phủ nhận ảnh hưởng sức tuyên truyền của các lực lượng này có sự lan tỏa và đem lại hiệu quả lớn như thế nào đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đã khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” Trong lời tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới, Người nhấn mạnh: “Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới” Hồ Chí Minh từ rất sớm đã coi trọng đoàn kết đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình ở Pháp, Mỹ - hai quốc gia đi xâm lược Việt Nam Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh nghèo khổ, cùng cực của nhân dân lao động ở ngay

Trang 24

chính những nước này, Người đã phân biệt rõ bạn - thù, vạch ra chiến lược đoàn kết có định hướng, mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng.

Ngay từ năm 1946, Người đã khẳng định: “Đối với Pháp, chỉ đánh bọn thực dân, còn đối với những kiều dân không làm hại gì cho nền độc lập của ta, ta sẽ phải bảo vệ tính mệnh và tài sản của họ” Lòng yêu chuộng hòa bình chân chính của Hồ Chí Minh đã chinh phục cảm tình của đông đảo nhân dân lao động Pháp, làm dấy lên một làn sóng mạnh mẽ đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Khi đế quốc Mỹ gây chiến ở Việt Nam, Hồ Chí Minh vẫn rất thân thiện với nhân dân Mỹ Người trực tiếp gửi thư tới các chính giới Mỹ, kêu gọi nhân dân tiến bộ Mỹ hãy cùng với nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh đòi chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam.

Người từng bày tỏ: “Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp và nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn ” Tiếng nói chính nghĩa của Hồ Chí Minh đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân Mỹ đồng tình và chính họ đã tạo nên những làn sóng đấu tranh liên tục chống chính quyền Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

Cho đến những ngày cuối cuộc đời, dù đang bệnh nặng nhưng trong Thư gửi Tổng thống Mỹ Níchxơn ngày 25-8-1969, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòa bình, một nền hòa bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự” Như vậy, đoàn kết với các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ vì độc lập, tự do của dân tộc mình, mà còn thể hiện sự tôn trọng truyền thống của các nước thực dân, đế quốc đi xâm lược Đó cũng chính là biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn cao cả Hồ Chí Minh không gây hận thù dân tộc -một bài học cho nhiều nước trên con đường tranh đấu cho độc lập tự do.

2.2 Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

2.2.1 Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình.

Đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Marx – Lenin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình.

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w