Qua thực tiễn hơn 35 năm, Đảng đã vận dụng TTHCM về các đặc trưng bản chất của CNXH thông qua quan điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, con người… Song song với đó, sự h
Trang 1B Ộ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 2BIÊN B ẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP
NHÓM
Ngày: 16 / 2 / 2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Tổng số sinh viên của nhóm: 9
• Có mặt:
• Vắng mặt… Có lý do:… Không có lý do…
Tên bài tập: Bài tập nhóm
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với
kết quả như sau:
ĐÁNH GIÁ CỦA GV
(s ố)
ĐIỂM (Ch ữ)
GV (Ký tên)
Trang 3Hà N ội, Ngày 16 tháng 2 năm 2023
K ết quả điểm bài viết:……… NHÓM TRƯỞNG
K ết quả điểm thuyết trình:…………
Điểm kết luận cuối cùng:………
Trang 4M ỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 1
I TTHCM về các đặc trưng bản chất và động lực của CNXH 1
1 TTHCM về CNXH 1
2 TTHCM về các đặc trưng bản chất của CNXH 1
3 TTHCM về động lực của CNXH 2
II Quan điểm vận dụng TTHCM về các đặc trưng bản chất và động lực của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới 3
1 Vận dụng TTHCM về các đặc trưng bản chất của CNXH 3
1.1 Vận dụng quan điểm về chính trị 3
1.2 Vận dụng quan điểm về kinh tế 5
1.3 Vận dụng quan điểm về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội 6
1.4 Vận dụng quan điểm về chủ thể xây dựng CNXH 6
2 V ận dụng TTHCM về động lực của CNXH 7
2.1 Vận dụng quan điểm về lợi ích của dân 7
2.2 Vận dụng quan điểm về dân chủ 8
2.3 Vận dụng quan điểm về sức mạnh đoàn kết toàn dân 9
2.4 Vận dụng quan điểm về hoạt động của những tổ chức 10
2.5 Vận dụng quan điểm về con người Việt Nam 10
III Ý nghĩa sự vận dụng TTHCM về các đặc trưng bản chất và động lực của CNXH của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới 11
1 Ý nghĩa sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về các đặc trưng bản chất của CNXH 11 2 Ý nghĩa sự vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của CNXH 12
C KẾT LUẬN 13
PHỤ LỤC 14
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 15
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 61
Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) về chủ nghĩa xã hội (CNXH), bản chất và động lực của CNXH là nội dung cốt lõi trong hệ thống tư tưởng của Người V.E.Gônlan - Ủy viên Trung ương
Đảng cộng sản Ôxtrâylia nhận định: “Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng vĩ đại và là một người
hành động CNXH của Người không bè phái cũng không giáo điều mà mang tính chất nhân đạo
và nhân loại"
Với bản chất là xã hội khác hẳn với các xã hội khác đã từng tồn tại trong lịch sử, đặc trưng
về bản chất và động lực của CNXH có nhiều điểm đặc biệt và mang ý nghĩa to lớn Nhóm 4 sẽ
vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết đề số 07: “Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về
các đặc trưng bản chất và động lực của CNXH Quan điểm vận dụng của Đảng ta trong thời
kỳ đổi mới”
TTHCM tiếp cân khái niệm “CNXH” ở nhiều góc độ khác nhau như kinh tế, chính trị, văn
hóa, khoa học – kỹ thuật, động lực… Theo Hồ Chí Minh, CNXH trước hết nhằm làm cho nhân
dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc 1
So sánh với các chế độ xã hội đã tồn tại trong lịch sử, Hồ Chí Minh chỉ ra điểm khác biệt của
xã hội XHCN là chế độ nhân dân lao động làm chủ, mỗi người giữ một vị trí nhất định trong tập thể và đóng góp một phần công lao trong xã hội Do đó lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích tập thể,
là một bộ phận của lợi ích tập thể2
Tiến lên CNXH là một tất yếu khách quan Đối với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Người khẳng định mục đích của cách mạng là tiến đến CNXH rồi đến chủ nghĩa cộng sản3 Chỉ có CNXH mới là nguồn gốc của tự do, bình đẳng, bác ái, xóa bỏ bức tường dài ngăn cách con người đoàn kết, yêu thương nhau4
XHCN có nhiều đặc trưng, song, dựa trên các quan điểm của TTHCM và tiếp cận từ các lĩnh vực lớn của xã hội, xã hội XHCN có một số đặc trưng bản chất sau:
Về chính trị, xã hội XHCN do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản trên nền
tảng liên minh công - nông Nhà nước là của dân, do dân và vì dân Mọi quyền lợi, quyền lực,
1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.415
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.289
4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.496
Trang 72
quyền hạn thuộc về nhân dân; mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân Sức mạnh, địa vị, vai trò của nhân dân và sự thắng lợi của CNXH khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân được Người nhận thức sâu sắc
Về kinh tế, xã hội XHCN là xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu Lực lượng sản xuất hiện đại trong CNXH biểu hiện ở công cụ lao động, tư liệu lao động, phương tiện lao động và quan hệ sản xuất tiến bộ Điểm nổi bật trong TTHCM về khía cạnh kinh tế của XHCN là chế độ công hữu tư liệu sản xuất5
Về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội, xã hội XHCN có trình độ phát triển cao về văn
hóa và đạo đức, đảm bảo sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực trong đời sống Trong xã hội XHCN không còn hiện tượng người bóc lột người, con người được tôn trọng, được đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng Chỉ ở trong chế độ XHCN thì mỗi người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình6 CNXH là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết,
ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi người7
Về chủ thể xây dựng, CNXH là công trình tập thể của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Trong chế độ XHCN, chính nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của CNXH Bên cạnh đó, chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN đến thành công8
Để đạt được những mục tiêu của CNXH, Hồ Chí Minh cho rằng phải nhận thức, vận dụng và phát huy tối ưu các động lực Trong TTHCM, hệ thống động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng XHCN bao hàm động lực trong quá khứ, hiện tại và tương lai; động lực về vật chất và tinh thần; động lực nội sinh và ngoại sinh biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… Trong đó, động lực quan trọng và quyết định nhất là nội lực dân tộc, là con người
mà nòng cốt là liên minh công - nông - tri thức Để thúc đẩy tiến trình cách mạng, XHCN phải
bảo đảm những động lực hàng đầu, đó là lợi ích của dân, dân chủ của dân, sức mạnh đoàn kết
toàn dân
Về lợi ích của dân, Hồ Chí Minh quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng người và lợi ích của
những con người cụ thể vì đây là một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa CNXH và những
5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.97-98
6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.377
8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.391
Trang 83
chế độ xã hội trước nó Ngay từ những ngày đầu xây dựng chế độ xã hội mới, Người đã dạy rằng:
“Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”
Về dân chủ, với tư cách là động lực thúc đẩy tiến trình cách mạng của CNXH, lợi ích của dân
và dân chủ của dân là không thể tách rời Hồ Chí Minh quan niệm “Địa vị cao quý nhất là dân,
vì dân là chủ”
Về sức mạnh đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh cho rằng đây là lực lượng mạnh nhất trong tất
cả các lực lượng CNXH chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ của nhân dân về quyền lợi và quyền hạn, trách nhiệm và địa vị dân chủ của mình; với sự lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân
Tuy nhiên để các động lực trên phát huy được sức mạnh của mình thì phải thông qua hoạt động của các tổ chức và con người Việt Nam
Về hoạt động của các tổ chức, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò quyết định Dưới
sự lãnh đạo đó, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội nhất hoạt động vì lợi ích chung của dân tộc9
Về con người Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định muốn xây dựng CNXH cần có những con
người XHCN Đó là những con người có ý thức làm chủ đất nước và có tinh thần tâp thể XHCN10
trong thời kỳ đổi mới
Với lý luận đúng đắn, sáng tạo và đầy tiến bộ, quan điểm Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất và động lực của XHCN đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trên con đường xây dựng
và đổi mới đất nước kể từ năm 1986 đến nay Qua thực tiễn hơn 35 năm, Đảng đã vận dụng TTHCM về các đặc trưng bản chất của CNXH thông qua quan điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đạo đức, con người… Song song với đó, sự hiện thực hóa TTHCM về động lực của CNXH được thể hiện trong các vấn đề liên quan đến nhân dân Cụ thể, quan điểm vận dụng của Đảng được làm rõ dưới đây
1.1 Vận dụng quan điểm về chính trị
Trong quá trình lãnh đạo đất nước, vận dụng TTHCM về xã hội dân chủ, quan điểm xuyên
suốt của Đảng ta là: “Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của sự phát triển đất nước” Bên cạnh đó, quan điểm này cũng được Đảng ta đúc kết thành
9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.370
10 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, tr.104-107
Trang 94
cơ chế, chính sách quản lý, điều hành đất nước: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân
làm chủ”11.
Trước hết, để đáp ứng yêu cầu mở rộng dân chủ, qua nhiều kỳ Đại hội, Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhăm phát huy quyền làm chủ của nhân dân Tại các
kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX, X, chủ trương, chính sách của Đảng được xác định rõ với một số
nhiệm vụ nổi bật như: đúc kết bài học kinh nghiệm "lấy dân làm gốc", “xây dựng và phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân lao động”; xây dựng và thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; tổ chức vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia xây dựng
pháp luật, tham gia phổ biến và thực hiện pháp luật trong nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ và cơ chế làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội; khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức; xây dựng Luật trưng cầu ý dân… Đến Đại hội XII và XIII, chủ trương dân chủ XHCN tiếp tục được gìn giữ và phát huy; mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Ngoài ra, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và
phát triển năm 2011), một lần nữa Đảng ta khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền
XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân…” Mười năm thực hiện Cương lĩnh đã tạo nên
những tiến bộ quan trọng về cả nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện, khẳng định giá trị to lớn của Cương lĩnh và đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng12
Quan điểm Hồ Chí Minh về quyền làm chủ đất nước và xã hội của nhân dân cũng được thể
chế hóa trong các bản Hiến pháp Có thể thấy trong bản Hiến pháp 2013, quyền làm chủ của
nhân dân được quy định tại các Điều 2, 3, 6, thực hiện mục tiêu đảm bảo quyền lợi của người dân, đồng thời thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta
11 Đặng Công Thành (2021), Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
nghia/17188.html
http://tapchiqptd.vn/vi/theo-guong-bac/van-dung-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-xay-dung-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-12 Trần Thị Mai (2022), Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Dân là chủ và dân làm chủ” trong phát huy
quy ền làm chủ của nhân dân”,
Trang 105
1.2 Vận dụng quan điểm về kinh tế
TTHCM về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới mang giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng và kiến thiết nước nhà Nhìn lại chặng đường vận dụng TTHCM về kinh tế trong hơn 35 năm đổi mới, có thể thấy như sau:
Thứ nhất, vận dụng TTHCM để hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế Giai đoạn đầu sau cuộc
kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam tiến hành quản lý kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, vận dụng TTHCM, Đảng đã xác định vấn đề hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nước ta đã từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý
kế hoạch hóa, chuyển sang cơ chế thị trường thông qua: xác định các hình thức sở hữu chủ yếu (toàn dân, tập thể, tư nhân); thừa nhận sự tồn tại tất yếu của nhiều thành phần kinh tế; xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh
Thứ hai, vận dụng TTHCM trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế Từ công nghiệp hóa theo kiểu cũ, khép kín, hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp
nặng, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và nguồn viện trợ của các nước XHCN đi trước, nước ta đã chuyển dần sang CNH gắn liền với HĐH trong nền kinh tế mở; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, gắn CNH - HĐH với từng bước phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực kinh tế đòi hỏi hàm lượng trí tuệ, chất xám cao Về cơ chế phân bổ nguồn lực CNH, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước và giao cho doanh nghiệp nhà nước làm, hiện nay nhiệm vụ CNH đất nước đã dần chuyển sang phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, lấy tiêu chuẩn trước hết là hiệu quả kinh tế để đầu tư Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho một số ngành, lĩnh vực, địa bàn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo Theo Tổng cục Thống kê, năm 1986, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 38,1% Tỷ trọng ngành dịch vụ là 33%, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,9% Đến năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 13,96% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,49%; khu vực dịch vụ chiếm 41,64% Từ chỗ xác định lực lượng chủ yếu thực hiện CNH - HĐH là Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội
Thứ ba, vận dụng TTHCM về kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại Với phương
châm “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”, Việt Nam đã thực hiện đa phương hóa,
đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; gắn kết kinh tế nước ta với khu vực và thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã tham gia
Trang 116
hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên nhiều cấp độ trong các lĩnh vực kinh tế then chốt; không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu13
1.3 Vận dụng quan điểm về văn hóa, đạo đức và các quan hệ xã hội
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển và kiến thiết đất nước Việc vận dụng TTHCM về xây dựng nền văn hóa mới được thể hiện trên một số hoạt động cụ thể sau của Đảng:
V ề giáo dục, sau Đại hội VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã chỉ đạo đổi mới toàn diện nền giáo
dục nước nhà, cụ thể: đề ra khẩu hiệu hành động “khôi phục, giữ vững, củng cố, phát triển”; đổi
mới tư duy giáo dục; quán triệt đường lối đổi mới, vận dụng vào giáo dục, chủ yếu nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng thành quả của ngành trong thực tiễn TTHCM về giáo dục là định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục mới phát triển đúng đắn, góp phần tạo lập và phát triển nền văn hóa XHCN
V ề văn hóa - văn nghệ, Đảng xác định phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc với đặc trưng dân tộc hiện đại, nhân văn Đó là nền văn hoá với vai trò là nền tảng tinh
thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, gắn với sự nghiệp CNH
- HĐH đất nước, gắn với những vấn đề nảy sinh trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường14
V ề đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, các phong trào xây dựng đời sống mới đã phát
triển và lan rộng Có thể kể đến phong trào nổi bật như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” (sau đổi tên là “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”) do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Thông tri 04
hướng dẫn triển khai theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Sau hơn 20 năm thực hiện, phong trào đã góp phần tạo nên những thành quả tích cực trong đời sống cộng đồng15
1.4 Vận dụng quan điểm về chủ thể xây dựng CNXH
Chủ thể xây dựng CNXH theo quan điểm Hồ Chí Minh chính là con người mới XHCN Phải luôn chủ trương xây dựng hệ giá trị con người mới XHCN Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, CNH - HĐH và hội nhập quốc tế
13 (2020), V ận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam, dung-tu-tuong-ho-chi-minh-trong-xay-dung-va-phat-trien-kinh-te-viet-nam.html
https://tapchitaichinh.vn/van-14 Đặng Thị Minh Nguyệt (2022), Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam,
15 Văn Thị Thanh Mai (2017), Xây dựng “đời sống mới” theo tư tưởng Hồ Chí Minh, doi-song-moi-theo-tu-tuong-ho-chi-minh-99817