1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình Bày Quan Điểm Hồ Chí Minh Về Tính Tất Yếu Và Các Đặc Trưng Bản Chất Của Chủ Nghĩa Xã Hội. Quan Điểm Vận Dụng Của Đảng Ta Trong Thời Kỳ Đổi Mới.pdf

15 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Quan Điểm Hồ Chí Minh Về Tính Tất Yếu Và Các Đặc Trưng Bản Chất Của Chủ Nghĩa Xã Hội. Quan Điểm Vận Dụng Của Đảng Ta Trong Thời Kỳ Đổi Mới
Tác giả Lê Thị Vân Anh, Phan Hà Trang, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Đỗ Hà Thu, Đinh Phương Nhi, Nguyễn Phương Thảo, Lý Quế Lương, Phạm Vũ Lan Anh, Dương Đức Nguyên
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 364,81 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa M

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ 7

Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tính tất yếu và các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội Quan điểm vận dụng của Đảng ta

trong thời kỳ đổi mới

Hà Nội, 2022

Trang 2

STT MSSV Thành viên nhóm

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 4

M ỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội 1

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các đặc trưng bản chất của CNXH 3

3 Quan điểm vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới 7

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân

xã hội là làm sao cho dân giầu, nước mạnh”, “mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân”, “chủ nghĩa xã hội là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no, mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ” Nguời khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa là “một thế giới không có người bóc lột người, mọi người sung sướng, vẻ vang, tự do, bình đẳng, xứng đáng là thế giới của loài người” Kế thừa và phát huy tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội, Đảng và nhà nước ta đã và đang ngày một đưa đất nước trở nên lớn mạnh Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em xin chọn đề tài

“Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu và các đặc trưng bản chất

của CNXH Quan điểm vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới.”

NỘI DUNG

1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa xã hội xuất phát đầu tiên dựa trên cơ sở chủ nghĩa Lênin Mác-Lênin chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội tiến bộ, với học thuyết hình thái kinh tế xã hội, Mác Lênin nhận định CNXH là quá trình lịch sử tự nhiên và có những đặc trưng tạo ra một xã hội phát triển với bản chất tốt đẹp Bởi lịch sử loài người đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao, hình thái kinh tế - xã hội sau tiến bộ hơn và phủ định hình thái kinh tế - xã hội trước lỗi thời lạc hậu Xã hội nô lệ phủ định xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến phủ định xã hội nô lệ; xã hội tư bản phủ định xã hội phong kiến và đến lượt chính chủ nghĩa tư bản bị chủ nghĩa xã hội thay thế Đó là quy luật tất yếu không thể tránh khỏi Điều đó cho thấy

1 “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng | Ban Chấp hành Trung ương Đảng.” Tư liệu - Văn kiện, 16 April

2018, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-ix-cua-dang-11 Accessed 5 September 2022.

Trang 6

2

rằng CNXH đứng trên vị thế tốt nhất về mọi mặt, vẫn là tương lai của xã hội loài người2 kể cả trong thời đại ngày nay

Ngoài ra, khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lênin ở góc độ này, Hồ Chí Minh đã tìm kiếm những cơ sở lý luận để xây dựng CNXH ở Việt Nam Hồ Chí Minh chỉ ra rằng mặc dù CNXH ra đời ở các nước Phương Tây, không giống ở Phương Đông nhưng các nước Phương Đông như Việt Nam lại có mâu thuẫn dân tộc sâu sắc hơn Chính vì thế, xây dựng XHCN ở Việt Nam thậm chí là dễ dàng hơn các nước Phương Tây3 Đồng thời, khi nghiên cứu chính sách cai trị của Pháp tại Việt Nam,

Hồ Chí Minh đi đến kết luận CNXH mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân, thoát khỏi tình trạng “một cổ hai tròng" của nhân dân Việt Nam

Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội theo quan điểm Mác Lênin từ lập trường của một người yêu nước đi tìm con đường giải phóng dân tộc để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của những nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học, đồng thời có sự bổ sung cách tiếp cận mới về chủ nghĩa

xã hội

Tiếp cận từ lập trường yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh nhận thấy CNXH có thể đem lại độc lập toàn vẹn nhất Chỉ có CNCS, CNXH mới

có khả năng giải phóng hoàn toàn các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam Tiếp cận theo phương diện đạo đức, Hồ Chí Minh nhận thấy CNXH không có cảnh người bóc lột người, áp bức bất công CNXH hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn mácxít giải quyết tốt quan hệ giữa cá nhân với xã hội theo quan điểm của Mác

2 Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, GS TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bàn về

CNXH vẫn là tương lai của xã hội loài người: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé” vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm Chúng

ta cần sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại

và tương lai, chứ không phải để khai thác, chiếm đoạt tài nguyên, tiêu dùng vật chất vô hạn độ và hủy hoại môi trường Và chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”

3

Trong Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.47, Người nhận thấy: “xét những lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn là ở châu Âu” “Người châu Á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại Và đây

là lý do tại sao” (2)

Trang 7

3

và Ph.Ăngghen trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản mà hai ông công bố tháng 2-1848: Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người Cho nên CNXH có sức hấp dẫn ở các nước thuộc địa trong đó

có Việt Nam

Tiếp cận theo phương diện truyền thống lịch sử, văn hoá con người Việt Nam,

Hồ Chí Minh nhận thấy quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng là quá trình xây dựng một nền văn hóa mà trong đó kết tinh, kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, kết hợp truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế Cho nên từ những cách tiếp cận này mà Hồ Chí Minh thấy được chủ nghĩa xã hội là một chế độ tiến bộ, hoàn thiện, tốt đẹp về mọi phương diện và hướng tới một cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân Nhân dân ở các nước bao giờ cũng muốn hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho nên Hồ Chí Minh chỉ ra rằng đi lên chủ nghĩa xã hội là một quy luật tất yếu không gì ngăn cản được

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về các đặc trưng bản chất của CNXH

Nhất quán với các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm rằng, chủ nghĩa xã hội là một học thuyết khoa học và cách

mạng của giai cấp vô sản nhằm xóa bỏ ách thống trị tư bản chủ nghĩa, thực hiện lý tưởng giải phóng giai cấp và giải phóng toàn thể xã hội loài người Chủ nghĩa xã

hội còn được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế - xã hội

cộng sản chủ nghĩa mà việc xây dựng và hoàn thiện nó như là một quá trình lịch sử lâu dài để từng bước đạt tới mục tiêu

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã làm sáng tỏ bản chất chủ nghĩa xã hội từ những kiến giải về kinh tế, chính trị và xã hội Ngoài những kiến giải ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhìn nhận bản chất chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức, văn hóa Theo Người, chủ nghĩa xã hội đối lập, xa lạ với chủ nghĩa cá nhân, nhưng không hề phủ nhận cá nhân; trái lại, tôn trọng cá nhân, phát triển mọi năng lực cá nhân vì sự phát triển xã hội và hạnh phúc của con người nói chung Đây

là chiều sâu trong tư duy biện chứng, trong nhãn quan văn hóa, đạo đức của Người

Trang 8

4

Quan điểm, cách nhìn nhận của người trên từng phương diện cụ thể như sau:

 Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để phát huy được tính tích cực và sáng tạo

của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội:

Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vị cao nhất là nhân dân Nhà nước là của dân, do dân và vì dân Mọi quyền lợi, quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân và mọi hoạt động xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội cũng thuộc về nhân dân4 Những tư tưởng cơ bản về đặc trưng chính trị trong xã hội xã hội chủ nghĩa nêu trên không chỉ cho thấy tính nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh mà còn cho thấy

Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về sức mạnh, địa vị và vai trò của nhân dân; về

sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội khi Đảng lãnh đạo dựa vào nhân dân, huy động được nhân lực, tài lực, trí lực của nhân dân để đem lại lợi ích cho nhân dân

 Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất

hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động:

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế phát triển cao hơn nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản, đấy là nền kinh tế dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại

và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất tiến bộ Lực lượng sản xuất hiện đại trong chủ nghĩa xã hội biểu hiện: Công cụ lao động, phương tiện lao động trong quá trình sản xuất “đã phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử5” Quan hệ sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh diễn đạt là: Lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung; là tư liệu sản xuất thuộc về nhân dân 6 Hơn nữa theo tư tưởng của bác thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn

4 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.10; t.7, tr434; t.6, tr232; t.8, tr293; t.12, tr375, v.v

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.600

6 Xem: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.390

Trang 9

5

diện các ngành mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó “công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà” Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sự kết hợp lợi ích kinh tế của các chủ thể trên các quy mô khác nhau

 Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em; con người được giải phóng

khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình:

Xã hội xã hội chủ nghĩa có trình độ phát triển cao về văn hoá và đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lý trong các quan hệ xã hội Văn hóa, đạo đức thể hiện ở tất

cả các lĩnh vực của đời sống song trước hết là ở các quan hệ xã hội Sự phát triển cao về văn hóa và đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa thể hiện: xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người; con người được tôn trọng, được bảo đảm đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau Hồ Chí Minh cho rằng: Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới “chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn

và bảo đảm cho nó được thỏa mãn” 7; “chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi

người mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở trường riêng của mình”8 Vấn đề về đạo đức là một trong những vấn đề

Hồ Chính Minh hết sức coi trọng Tư tưởng của người còn được thể hiện qua câu nói nổi tiếng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Chủ nghĩa xã hội là cơ sở, là tiền đề để tiến tới chế độ xã hội hòa bình, đoàn kết, ấm no, tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái, việc làm cho mọi người và vì mọi người; không còn phân biệt chủng tộc, không còn gì có thể ngăn cản những người lao động hiểu nhau và thương yêu nhau 9

 Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều,

7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.610

9 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.496

Trang 10

6

làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều được bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để theo kịp miền xuôi:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong các quan hệ xã hội Đó là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân; mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng

về quyền lợi và nghĩa vụ; ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động 10, ai cũng được hưởng thành quả lao động của mình trên nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít thì hưởng ít, không làm thì không hưởng, tất nhiên là trừ những người chưa có khả năng lao động hoặc không còn khả năng lao động 11

 Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.:

Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội tư bản chủ nghĩa, cuộc đấu tranh của người lao động luôn diễn ra ngày càng quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người Trong chế độ xã hội chủ nghĩa – chế độ của nhân dân, do nhân dân làm chủ, lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể, là lực lượng quyết định tốc độ xây dựng và sự vững mạnh của chủ nghĩa xã hội12 Trong sự nghiệp xây dựng này, Hồ Chí Minh khẳng định “Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân, toàn tâm toàn ý phục

vụ nhân dân Chỉ có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành công” 13

Các đặc trưng nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế thừa các di sản của quá khứ vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp

10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.12, tr377, 371; t.11, tr.241

11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.10, tr.390

12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.6, tr.232, t11, tr.609-610; t.13, tr.54

13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdd, t.15, tr.391

Trang 11

7

quyện chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị

3 Quan điểm vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới

Trong quá trình đổi mới, trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã có những bước tiến mạnh mẽ trong nhận thức tư duy lý luận

và chỉ đạo thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thực tế công cuộc đổi mới ở Việt Nam đã chứng minh rằng, chính nhờ đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng, Việt Nam đã không ngừng phát triển và ngày càng trở nên lớn mạnh

Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới CNXH hiện thực đã bị

đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước XHCN không còn, phong trào XHCN lâm vào giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt

Nam vẫn tiếp tục khẳng định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước

Việt Nam theo con đường XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh" Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong Cương lĩnh xây

dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011),

Đảng ta một lần nữa khẳng định: "Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự

lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử"

Đại hội VII của Đảng nêu rõ: Trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại sở hữu cơ bản, sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng: Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển trong những ngành và lĩnh vực then chốt; kinh tế tập thể, với hình thức phổ biến là hợp tác xã, phát triển rộng rãi và đa dạng trong

các ngành, nghề với quy mô và mức độ tập thể hóa khác nhau, trên cơ sở tự nguyện góp vốn, góp sức của những người lao động Kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở cả thành thị và nông thôn Kinh tế tư bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành, nghề

mà luật pháp không cấm Kinh tế gia đình không phải là một thành phần kinh tế độc

Ngày đăng: 04/03/2024, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w