1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày quan điểm hồ chí minh về tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc giá trị lý luận và thực tiễn của quan điểm

15 13 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Quan Điểm Hồ Chí Minh Về Tính Chủ Động, Sáng Tạo Của Cách Mạng Giải Phóng Dân Tộc. Giá Trị Lý Luận Và Thực Tiễn Của Quan Điểm
Tác giả Nguyễn Hải Nam, Phan Thị Khánh Ly, Nguyễn Thành Trung, Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết, Ngô Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tiến, Trần Hà Minh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 873,6 KB

Nội dung

Tính chủ động, sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc trongquan điểm Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Mác – Lê nin....9 Trang 5 MỞ ĐẦU“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Đây là câu nói t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI 06: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc Giá trị lý luận và

thực tiễn của quan điểm.

Hà Nội, 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN!

Dạ Thưa Cô, trước hết chúng em xin cảm ơn Cô trong suốt thời gian qua

đã giảng dạy rất tận tình và tâm huyết ạ Bài làm dưới đây là sự kết hợp giữa những bài giảng quý báu và đầy ý nghĩa của Cô với những tài liệu mà các thành viên nhóm tự nghiên cứu và những quan điểm từ góc nhìn thực tiễn quan sát Cho nên sẽ không tránh khỏi những góc nhìn chưa đúng, chưa đầy

đủ và thậm chí là hiểu sai, mong rằng sẽ nhận được những lời nhận xét, góp ý chỉnh sửa từ phía Cô ạ

Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ!

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát chung 1

1.1 Khái niệm về sự chủ động, sáng tạo 1

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc 1

2 Nguyên nhân hình thành lên tính chủ động, sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 2

2.1 Nguyên nhân khách quan 2

2.2 Nguyên nhân chủ quan 2

3 Biểu hiện của tính chủ động, sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc .3

3.1 Về đường lối cách mạng 3

3.2 Về lực lượng cách mạng 4

3.3 Về vị trí của cách mạng 5

3.4 Về phương pháp cách mạng 5

4 Giá trị của tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phsong dân tộc trong quan điểm Hồ Chí Minh .5

4.1 Giá trị lý luận 5

4.2 Giá trị thực tiễn 7

5 Tính chủ động, sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc trong quan điểm Hồ Chí Minh so với chủ nghĩa Mác – Lê nin .9

6 Liên hệ với quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội 9

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

Trang 4

STT MSSV HỌ VÀ TÊN

Đánh giá của nhóm trưởng

Đánh giá của giáo viên

số

Điểm chữ 1

1

2

2

450512 Phan Thị Khánh Ly X

3 450513 Nguyễn Thành Trung X

4

3

5

4

450515 Nguyễn Thị Tuyết X

6

5

7

6

8

7

9

8

Hà Nội, Ngày 05 tháng 09 năm 2022

NHÓM TRƯỞNG

Trang 5

MỞ ĐẦU

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

Đây là câu nói thể hiện quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Chủ tịch

Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng Việt Nam Thật vậy, chỉ khi có độc lập, tự

do thì quyền con người mới có thể được thực hiện và bảo đảm Nếu không có độc lập thì các quyền lợi khác của dân tộc cũng bị chèn ép và kéo theo đó là

sự xâm phạm nghiêm trong trên mọi lĩnh vực Từ quan điểm đó, trong tiến trình cách mạng của mình Hồ Chí Minh luôn đề cao việc giải quyết mâu thuẫn dân tộc, gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, và chính từ phương hướng đó, Người đã kết hợp, sáng tạo, chủ động tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Điều này xuất phát từ những yếu tố khác nhau, và để làm rõ hơn tính sáng tạo, chủ động trong quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, sau đây là phần trình bày của chúng

em về chủ đề này

NỘI DUNG

1 Khái quát chung

1.1 Khái niệm về sự chủ động, sáng tạo

Theo Từ điển tiếng Việt, chủ động có nghĩa là “tự mình quyết định hành

động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài” (1) Sáng

tạo là “tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, hay là có cách

giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có” (2)

Trên cơ sở hai định nghĩa trên, sẽ là định hướng cho việc triển khai các luận điểm để thấy được tính chủ động, sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, và điều này sẽ được nhóm chúng em triển khai cụ thể ở nội dung sau đây

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc

“Cách mạng giải phóng dân tộc được hiểu là một cuộc cách mạng nhằm thủ tiêu đi sự thống trị của thế lực ngoại xâm, thực hiện quyền dân tộc tự quyết và thành lập nhà nước dân tộc” (3) Theo đó, đây được coi là nhiệm vụ, mục đích chiến lược, quan trọng trong xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta nói chung và trong quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh Và từ đó

1() Từ điển Tiếng Việt.

2() Từ điển Tiếng Việt.

3() Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2019.

Trang 6

hình thành lên tính sáng tạo, chủ động của Người trong quá trình tiến hành cách mạng

2 Nguyên nhân hình thành lên tính chủ động, sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

2.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, là cách mạng tháng Mười ở Nga thành công năm 1917 và

sự xuất hiện của Chủ nghĩa Mác Lê nin

Trong quá trình bôn ba ra đi tìm đường cứu nước của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) lúc bấy giờ đã tiếp xúc và biết đến nhiều quốc gia, con đường cách mạng khác nhau, tuy nhiên Người nhận thấy các con đường đó đều không khả quan, và không áp dụng được vào bối cảnh tình hình của Việt Nam, và lý do chính là các con đường đó không bảo vệ cho các giai cấp tầng lớp yếu thế trong xã hội, cho đến khi cách mạng tháng Mười ở Nga thành công năm 1917, Người đã nhận thấy được cuộc cách mạng này có mục đích là giải phóng giai cấp, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền và bảo vệ quyền và lợi ích cho các giai cấp yếu thế trong xã hội Cho nên từ cơ sở đó

Hồ Chí Minh đã có những định hướng, tìm hiểu về con đường cách mạng này

Và cho đến khi Hồ Chí Minh biết đến Sơ thảo luận cương lần thứ nhất về vấn

đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin năm 1920 thì Người đã xác định và lựa chọn theo con đường cách mạng vô sản Và đây là tiền đề, cơ sở cho việc hình thành lên tính sáng tạo, chủ động trong quan điểm Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Thứ hai, là do tình hình, hoàn cảnh trong nước lúc bấy giờ

Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực tiễn cách mạng Việt Nam đã xuất hiện nhiều con đường, phương hướng cách mạng khác nhau, trong đó có thể kể đến là con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản Tuy nhiên các con đường này vẫn chưa giải quyết được vấn đề của cách mạng là giải phóng dân tộc, từ đó dẫn tới sự khủng hoảng về đường lối cứu nước trong giai đoạn này, đòi hỏi phải tìm ra con đường cứu nước mới, đồng thời kết hợp với tình hình, hoàn cảnh lúc bấy giờ của nước ta là bị đế quốc xâm lược, bóc lột, chèn ép… từ đó đã thúc đẩy người thanh niên Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911

và đây là cơ sở cho sự phát triển, thành công của cách mạng sau này

2.2 Nguyên nhân chủ quan

Trang 7

Thứ nhất, tinh thần yêu nước và hoàn cảnh sống của Hồ Chí Minh

Trước hết cần phải kể đến đó chính là tinh thần yêu nước của Hồ Chí Minh, vì nếu không có tinh thần yêu nước, không có sự căm thù đế quốc xâm lược thì có lẽ sẽ không có sự kiện Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, và cũng sẽ không có sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản và hiển nhiên sẽ không có sự sáng tạo, chủ động trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin trong việc áp dụng, truyền bá vào Việt Nam

Bên cạnh đó, ngay từ nhỏ chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc, gặp mặt với các bậc trí, các nhà cách mạng yêu nước như cụ Phan Bội Châu… cho nên ngay từ nhỏ Người đã có cho mình những hiểu biết nhất định về tình hình trong nước lúc bấy giờ và từ đó xây dựng hình thành lên những tư tưởng cứu nước ban đầu của Hồ Chí Minh

Thứ hai, do trí tuệ tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tình hình, bối cảnh trong nước và tinh thần yêu nước có thể được coi là vai trò thứ yếu, yếu tố quan trọng, cốt lõi hình thành lên tính chủ động, sáng tạo về cách mạng giải phóng dân tộc là do trí tuệ tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh và đây là điểm khác biệt giữa chủ tịch Hồ Chí Minh so với các nhà yêu nước trước đó

3 Biểu hiện của tính chủ động, sáng tạo trong quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

3.1 Về đường lối cách mạng

Về xác định đường lối cách mạng, xuất phát từ hai cơ sở là: (i) thực tiễn cách mạng thế giới; (ii) thực tiễn tình hình, hoàn cảnh Việt Nam.

Thứ nhất về thực tiễn cách mạng thế giới

Sau bao năm bôn ba, làm việc ở xứ người để tìm ra con đường cứu nước,

Hồ Chí Minh, Người quyết định không chọn con đường cách mạng tư sản vì

cho rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư

bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức” (4) Như vậy có thể thấy rằng cách mạng ở Mỹ năm

4() Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.296

Trang 8

1776 và cách mạng ở Pháp năm 1977 đều là những cuộc cách mạng chưa tới nơi bởi vì đã không giải phóng cho nhân dân lao động khỏi sự áp bức bóc lột Khi cách mạng tháng Mười Nga (1917) nổ ra và giành thắng lợi, dù chưa

biết nhiều về cuộc cách mạng ấy, nhưng Nguyễn Ái Quốc thấy mình “có mối

tình đoàn kết với cach mạng Nga và Người lãnh đạo của cuộc mạng ấy” Sau

khi trực tiếp đến Liên Xô để nghiên cứu, được tận mắt chứng kiến những thành tựu vĩ đại do Cách mạng Tháng Mười Nga mang lại trên quê hương Xô

viết, Người đã cảm thán rằng: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng

Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn vô sâu xa như thế” Dần dần về sau

trong hoạt động thực tiễn và nhận thức lý luận, Người hiểu rõ hơn về Cách mạng Tháng Mười, về Chủ nghĩa Lê-nin, về con đường Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra cho các dân tộc bị áp bức đấu tranh để tự giải phóng Đây là

một tiền đề quan trọng để Nguyễn Ái Quốc tiếp thu, nắm bắt được “ánh sáng

lý luận” từ bản sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc

địa của V.I.Lênin

Thứ hai, từ thực tiễn tình hình, hoàn cảnh Việt Nam lúc bấy giờ

Từ khi thực dân Pháp chính thưc tiến hành xâm lược nước ta năm 1858, cùng với sự yếu hèn, bạc nhược của triêu đình nhà Nguyễn đã đẩy dân tộc vào cảnh khốn cùng Sự gia tăng về mâu thuẫn dân tộc cùng với mâu thuẫn giai cấp đã thúc đẩy các phong trào yêu nước nổ ra mạnh mẽ, trong đó có thể kể đến là khuynh hướng cứu nước phong kiến và dân chủ tư sản nhưng hai khuynh hướng này tuy có sự cố gắng nhưng đều thất bại qua đó tạo ra sự khủng hoảng, bế tắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng, đòi hỏi phải tìm ra con đường cứu nước mới

Trên hai cơ sở nêu trên, Hồ Chí Minh đã xác định con đường cách mạng của đất nước đó chính là cách mạng vô sản và điều này được thể hiện ở hai

phương diện: (i) lấy Chủ nghĩa Mác – Lê nin là học thuyết dẫn đường; (ii) đặt

dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam

3.2 Về lực lượng cách mạng

Về lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã chủ động tập hợp khối đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công – nông Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của dân chúng, vì vậy phải đoàn

Trang 9

kết toàn dân, sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền,

nhưng trong sự tập hợp đó, luôn phải nhớ: “Công nông là người chủ cách

mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”.

Việc Hồ Chí Minh xác định và lựa chọn lực lượng của cách mạng là toàn

thể dân tộc là vì: (i) mâu thuẫn dân tộc là vấn đề cơ bản nhất của đất nước lúc bấy giờ; (ii) theo tư tưởng đại đoàn kết, càng nhiều lực lượng thì tiến hành

cách mạng càng hiệu quả, càng đạt được mục tiêu…

3.3 Về vị trí của cách mạng

Theo quan điểm của Lê nin và Quốc tế Cộng sản thì cho rằng sự thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phụ thuộc vào sự thành công của cách mạng vô sản của chính quốc, điều này làm giảm đi sự chủ động, tích cực, làm cho cách mạng ở thuộc địa trở nên thụ động trong việc

tiến hành cách mạng, theo hướng “ỉ lại”, không chuẩn bị và nắm bắt các thời

cơ chín muồi để tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Còn theo quan điểm Hồ Chí Minh thì cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn

3.4 Về phương pháp cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng bạo lực là sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân để chống lại bạo lực phản cách mạng của bọn xâm lược cấu kết với những kẻ phản động Thực tiễn cho thấy chỉ khi sử dụng cách mạng bằng phương pháp bạo lực thì mới có thể giành được thắng lợi, có thể kể đến như cách mạng Pháp, và hơn cả là cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, và thực tế cho thấy các biện pháp hòa bình, ôn hòa sẽ không đem lại kết quả thành công của một cuộc cách mạng vì bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân là không bao giờ từ bỏ dã tâm xâm

Trang 10

lược cho nên chỉ có sử dụng bạo lực thì mới có thể đạt được mục đích của cách mạng

4 Giá trị của tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phsong dân tộc trong quan điểm Hồ Chí Minh.

4.1 Giá trị lý luận

Quan điểm Hồ Chí Minh về tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc để lại những giá trị lý luận vô cùng sâu sắc Thể hiện ở:

Thứ nhất, làm phong phú thêm học thuyết Mác – Lênin

Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin với con đường cứu nước theo khuynh hướng chính trị vô sản nhưng con đường cách mạng giải phóng dân tộc là do

Hồ Chí Minh hoạch định, vận dụng sáng tạo, độc đáo Hồ Chí Minh không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sự ở thuộc địa mà có sự kết hợp hài hoà về vấn đề dân tộc với với đề giai cấp, giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp và giải quyết vấn đề giai cấp trong vấn

đề dân tộc gắn độc lập dân tộc với phương hướng xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, để lại giá trị trong phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc

Phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh hết sức độc đáo và thấm nhuần tính nhân văn: sử dụng bạo lực cách mạng nhưng tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình

Sử dụng và phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng, kết hợp quy luật của cuộc khởi nghĩa và chiến tranh

Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và công bằng, bình đẳng của của không chỉ dân tộc Việt Nam mà còn là ý chí, nguyện vọng của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới, như Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Có thể nói, giải phóng dân

tộc là điều kiện tiên quyết cho mọi quyền tự do, dân chủ của con người

Thứ ba, góp phần chuyển hoá phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho

sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 11

Quan điểm Hồ Chí Minh về tính chủ động, sáng tạo của cách mạng giải phóng dân tộc là ánh sáng soi đường cho lớp thanh niên yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, là ngọn cờ hướng đạo phong trào cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Quan điểm đó thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường cứu nước mới, làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản, đưa sự nghiệp giải phóng và phát triển dân tộc tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Mặt khác còn tạo điều kiện đủ cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào giai cấp công nhân, soi đường chỉ lối cho giai cấp công nhân đấu tranh, làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân Việt Nam phát triển mạnh theo phương hướng từ tự phát đến tự giác và trở thành một điều kiện dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Những tư tưởng của Hồ Chí Minh hình thành trong những năm 20 của thế kỷ

XX là sự chuẩn bị tích cực về mặt tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

4.2 Giá trị thực tiễn

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, bắt đầu đặt chế độ đô hộ hà khắc lên nhân dân ta, bóc lột, cướp bóc trắng trợn của cải vật chất của nhân dân Từ đó, đất nước lầm than, nhân đói khổ Đã có nhiều phong trào cách mạng nổ ra nhằm đánh đuổi thực dân pháp, đánh đổ triều đình phong kiến nhà Nguyễn bất tài nhưng tất cả đi vào bế tắc Trước tình cảnh đó, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước Trong suốt 30 năm bôn ba nước ngoài, người đã xây dựng được con đường cứu nước cho dân tộc

ta, đưa dân tộc thoát khỏi tối tăm, khổ cực, sự áp bức bóc lột của thực dân Vào khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, khi đó, Nguyễn Ái Quốc được trực tiếp tiếp xúc và nghiên cứu về Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc

và thuộc địa Đây là thời điểm đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng của Người

Sự chủ động và sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin cùng sự tích lũy kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới điển hình nhất là cuộc cách mạng tháng Mười Nga được Nguyễn Ái Quốc thể hiện

bằng tác phẩm "Đường cách mệnh" mà qua đó Người đã tìm ra đường lối dẫn

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w