- Tông màu chủ đạo: Trang phục người H’Mông mang 4 màu sắc chủ đạo: Xanh, đỏ, trắng, và vàng, đi kèm đó là những hoạ tiết đa dạng được thêu dệt bằng bàn tay khéo léo của những người đồng
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI
-BÀI THI GIỮA KÌ
MÔN : VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ GIẢNG VIÊN : LƯƠNG THỊ THU HƯỜNG
ĐỀ TÀI: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNGLỚP: VHVN&HNQT-TTQT50.2
HỌ VÀ TÊN: PHẠM NGỌC LINH - TTQT50A11806
Họ và tên: NGUYỄN TRẦN QUANG HUY – TTQT50C11765Họ và tên: LÊ NGỌC OANH – TTQT50A51896
Họ và tên: PHẠM PHƯƠNG MAI - TTQT50A11827Họ và tên: CHU THỊ BÍCH THẢO
ĐINH HƯƠNG TRÀ - TTQT50A11967 ĐỖ ANH THƯ - TTQT50A11957 NGUYỄN DIỆU HƯƠNG
TRẦN NGỌC VÂN - TTQT50A41997 NGUYỄN HÀ VY - TTQT50C32007
- Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2023 –
Trang 3I.DÂN TỘC H’MÔNG1 Khái quát chung.
- H’Mông hay còn gọi là dân tộc Miêu, cư trú hầu hết ở phía Bắc Việt Nam: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và số ít ở Phú Thọ
- Người H’Mông có nhiều chi: H’Mông Đơ (trắng), H’Mông Lềnh (vàng), H’Mông Sy (Đỏ), H’Mông Súa (Hoa), H’Mông Đu (Đen).
2 Những nét đặc trưng cơ bản về trang phục của người H’Mông
- Chất liệu: Trang phục của người H’Mông chủ yếu may bằng vải tự dệt bằng cây lanh hoặc tơ lụa
- Tông màu chủ đạo: Trang phục người H’Mông mang 4 màu sắc chủ đạo: Xanh, đỏ, trắng, và vàng, đi kèm đó là những hoạ tiết đa dạng được thêu dệt bằng bàn tay khéo léo của những người đồng bào dân tộc H’Mông, tạo ra những bộ trang phục đầy màu sắc, rực rỡ, mang đậm nét đặc trưng riêng, đậm đà bản sắc của dân tộc.
- Ngoài đặc trưng riêng về trang phục, người H’Mông còn mang trên mình những món trang sức, phụ kiện truyền thống: Khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn đồng, nhẫn bạc, nhẫn vàng Và nếu trên tay một người có 2 nhẫn, đó là dấu hiệu cho thấy người đó là người đã có vợ hoặc có chồng Bên cạnh trang sức, mũ cũng là một phụ kiện mang nét độc đáo riêng biệt Mũ của người Mông là mũ rộng vàng, sẽ có các tua rua được đính cườm, đồng xu, trùm vải hoa văn, khi đội lên sẽ ôm trùm cả phần trán Mũ cũng là phần được làm cầu kỳ nhất, mũ càng có tính thẩm mỹ cao càng thể hiện được đức hạnh của người phụ nữ - Chất liệu: Hầu hết người H’Mông đều thích mặc vải lanh, vừa mát lại
mềm mại Nhờ chất liệu vải lanh nên so với các dân tộc khác, trang phục của người Mông có những nét khác về màu sắc, hoa văn, đường nét.
- Người H’Mông rất gắn bó với trang phục truyền thống Hàng ngày, dù lạnh, dù nóng, làm gì, ở đâu, dù ở ngoài đồng ruộng, hay khi tham gia các trò chơi dân gian trong những ngày hội mọi người vẫn mặc trang phục truyền thống Khi làm đồng hay việc nhà, họ có thể mặc áo quần mộc mạc, nhạt màu, ít hoa văn và không đeo nhiều trang sức, nhưng đi hội thì phải thật lộng lẫy, có bao nhiêu áo váy, vòng bạc đều diện hết Họ cũng quan niệm ngày Tết hay lễ hội mà mặc đồ mới sẽ gặp nhiều điều may mắn hơn, nên mọi nhà đều cố gắng để có được những bộ trang phục thật đẹp diện trong dịp lễ hội Trên những bộ trang phục dự hội của đồng bào Mông còn được đính thêm những đồng xu, đồng bạc trắng nhằm làm tăng thêm sức lôi cuốn, hấp dẫn, tạo sự chú ý từ âm thanh độc đáo được phát ra do các đồng xu cọ vào nhau khi di chuyển; Việc trang trí thêm những đồng xu lên các bộ trang phục còn mang ý
Trang 4nghĩa sâu sắc, thể hiện những mong muốn, khát khao của đồng bào về một cuộc sống ấm no, sung túc, đủ đầy
=> Với đồng bào Mông trang phục còn là tín hiệu giúp nhận biếttộc người và là niềm tự hào của dân tộc.
2.1 Trang phục nữ giới.
- Trang phụ nữ giới chia thành vô số loại nhưng chủ yếu phụ nữ H’Mông mặc áo bốn thân, xỏ ngực và không cài nút.
- Một bộ trang phục cổ truyền của phụ nữ H’Mông gồm váy hình nón cụt, xếp nếp, phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa 1 vòng bụng và có 2 dây để buộc, phần thân váy khi xòe rộng mềm mại như cánh hoa Áo trong có cổ lật ra phía sau gáy, áo khoác ngoài không có tay Gấu áo không khâu hoặc được lồng vào trong váy Váy là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình tròn Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa - Khi mặc váy thường mang theo tạp dề Tạp dề mang trước bụng phủ
xuống chân là “giao thoa” giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật; Phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người - Có nhiều chi tiết, họa tiết hoa văn tinh xảo, cực kỳ rực rỡ và đa sắc
- Trang phục thường đi kèm với các phụ kiện như vòng tay, vòng cổ, vòng chân, nhẫn,… Phụ nữ H’Mông thường để tóc dài quấn quanh đầu và đội khăn Các trang sức này kết hợp với trang phục làm cho phụ nữ H’Mông trở nên nổi bật, tạo nét duyên dáng của người phụ nữ - Phụ kiện: Phụ nữ H’Mông thích dùng chiếc ô màu sắc đẹp, vừa có tác
dụng che mưa, che nắng và làm vật trang sức cho mình, tạo nên nét duyên dáng
- Dù rất đa dạng trong tạo hình và trang trí tuy nhiên trang phục của phụ nữ vẫn bắt buộc phải có những thứ như: Khăn đội đầu, áo, váy, thắt lưng, tạp dề đằng trước, xà cạp, và đồ trang sức.
2.2 Trang phục nam giới.
- Đàn ông H’Mông thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng.
- Phân loại: Áo nam có 2 loại: Năm thân và bốn thân.
- Đặc trưng: Quần nam là loại chân què ống rất rộng so với các dân tộc trong khu vực Đặc biệt, với những người đàn ông dân tộc H’Mông, đầu họ thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn Có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang
Trang 5- Hoạ tiết: Trang phục của đàn ông dân tộc H’Mông đơn giản hơn trưng phục của phụ nữ, chủ yếu là màu tối tím than và xen kẽ một số hoạ tiết đơn giản.
- Quần sẽ làm bằng vải bông, kiểu quần què có đũng rộng, ống dài đến mắt cá chân Họ sẽ đi cùng giày đen và đội mũ nồi cũng có màu đen - Trong đó, mũ là một trong những thứ làm nên sắc thái độc đáo nhất của
đàn ông dân tộc H’Mông Chiếc mũ nhìn rất gọn nhẹ, linh hoạt khi đi chơi, di chuyển hay lao động Họ thường xuyên đội mũ bất kỳ dịp nào, vậy nên họ tạo được sự khác biệt và có khả năng nhận diện cực kỳ cao
3 Ý nghĩa trang phục của người H’Mông.
- Người H’Mông rất quan trọng về họa tiết ở trên váy, nó thể hiện cả tài năng và phẩm hạnh của một người con gái Trước khi con gái đi lấy chồng các bà mẹ sẽ tặng cho họ bộ váy đẹp nhất Còn con gái về nhà chồng cũng phải chuẩn bị một bộ đồ để tặng cho mẹ chồng Vậy nên việc thêu thùa hoa văn trở thành một thứ để đánh giá và thể hiện giá trị của người con gái H’Mông trong mắt người khác.
- Với những phụ nữ dân tộc H’Mông khéo léo, chịu khó và không ngừng sáng tạo với những tác phẩm váy hoa Hoa văn trang phục H’Mông cũng trở thành nguồn cảm hứng thiết kế sáng tạo cho những người thiết kế trang phục biểu diễn hiện đại mang hơi hướng dân tộc và miền núi - Phụ nữ Mông hay mặc váy xếp nếp với nhiều màu sắc trang trí trên váy
rất khoẻ khoắn, làm bừng lên sức sống của con người nơi núi rừng hoang vắng Đồng thời, những bộ trang phục đậm sắc màu thổ cẩm được hình thành theo năm tháng từ sự kiên trì, nhẫn nại của người phụ nữ dân tộc H’Mông.
- Hoa văn trên trang phục của đồng bào H’Mông đều hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên hay phản ánh chính những biểu tượng trong cuộc sống lao động đời thường Các họa tiết thường được thêu dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, kết hợp với hình quả trám, tam giác, đường cong, đường lượn sóng… Bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa cà, hoa mận, hoa đào,… Mỗi họa tiết đều mang những ý nghĩa khác nhau, nhưng chung nhất vẫn là thể hiện sự đoàn kết dân tộc
- Những họa tiết được trang trí bởi nhiều màu sắc khác nhau, mỗi dòng Mông lại sử dụng những gam màu riêng làm chủ đạo Song đa số là gam màu rực rỡ, tạo cho người mặc cảm giác ấm áp trong điều kiện khí hậu lạnh lẽo của vùng núi cao vừa khiến người H’Mông nổi bật trước đám đông trong các dịp lễ hội.
II.DÂN TỘC THÁI
Trang 61 Khái quát chung.
- Dân tộc Thái có mặt ở nước ta từ rất sớm, có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á lục địa Người Thái ở Việt Nam là một cộng đồng tộc người với nhiều nhóm địa phương, mỗi nơi sẽ là một tập tính, văn hóa khác nhau Theo nghiên cứu tại, người Thái có 3 nhóm chính là Thái Đen, Thái Đỏ, Thái Trắng Nhưng phổ biến nhất ở Việt Nam vẫn là nhóm người Thái Trắng và Thái Đen
- Trang phục của người Thái, đặc biệt là phụ nữ luôn là niềm tự hào không chỉ của riêng người Thái mà còn là một nét văn hóa rất đặc sắc trong kho tàng văn hoá vật thể của dân tộc.
- Màu sắc được đồng bào Thái ưa thích dùng phổ biến là màu chàm Màu chàm xen với màu xanh của cây rừng tạo nên sự hài hoà trong màu sắc, thể hiện sự hoà nhập thích nghi của con người với thiên nhiên Màu chàm mặc khi lao động không bị nhựa cây dây bẩn, nếu bị lấm bẩn cũng dễ giặt sạch.
1.1 Trang phục nam giới.
- Phân loại: Áo của đàn ông có 2 loại: Áo ngắn và áo dài Trong đó, áo ngắn may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn Khuy áo làm bằng đồng hay tết thành nút vải Áo không có trang trí hoa văn, chỉ trong dịp trang trọng người ta mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới có đôi quả chì (mak may) ở đầu đường xẻ tà hai bên hông áo…
- Trong các ngày lễ, Tết, họ mặc loại áo dài xẻ nách phải màu chàm, đầu quấn khăn, chân đi guốc.
- Đặc điểm của áo cánh nam giới dân tộc Thái không phải là lối cắt may mà là ở màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: Không chỉ có màu chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dật các vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh, cà phê
- Quần là kiểu quần dài suông, cũng được làm bằng vải chàm Tuỳ vào hoàn cảnh, người mặc có thể thay đổi kiểu quần sao cho phù hợp
1.2 Trang phục nữ giới.
- Trang phục nữ Thái chia làm 2 loại phân biệt khá rõ theo hai hệ Thái Tây Bắc là Thái Trắng (Táy Khao) và Thái Đen (Táy Đăm).
1.2.1 Thái Trắng.
- Thường nhật, phụ nữ dân tộc Thái Trắng mặc áo cánh ngắn (xửa cóm), cổ áo hình chữ V (điều tạo nên sự khác biệt với xửa cóm Thái Đen) Áo thường là màu sáng, trắng, cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong Thân áo ngắn hơn áo cánh người Kinh, tạo dáng ôm chặt lấy thân, khi mặc cho vào trong cạp váy
Trang 7- Váy thì thường chỉ là váy quấn, đen trơn và không có nhiều họa tiết, váy dài tới chấm gót chân Khi mặc xửa cóm và váy, chị em còn tấm choàng ra ngoài được trang trí nhiều màu.
- Khăn đội đầu không có hoa văn mà chỉ là băng vải chàm dài trên dưới 2 mét Trong các dịp lễ tết họ mặc áo dài màu đen Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải "khít" ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác
- Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu Họ có loại nón rộng vành.
1.2.2 Thái Đen
- Phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm hoặc đen), cổ áo là loại cổ tròn, đứng (Sự khác biệt so với người Thái Trắng) - Váy được nhuộm chàm, làm bằng vải nhung hoặc sa-tanh Chiều dài
của váy thường tùy thuộc vào chiều cao nhưng đa phần sẽ mặc đến mắt cá chân Phần cạp váy thường sẽ có màu nhạt hơn thân váy hoặc các màu sáng, có thể là vải kẻ thổ cẩm hay được thêu thùa, phần mép dưới váy cũng được làm bằng viền thổ cẩm hết sức tinh tế Mỗi chiếc váy đều có lớp lót bên trong để tạo nên sự kín đáo và giúp đứng dáng hơn (Phức tạp hơn so với váy của người Thái Trắng).
- Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái Trắng.
2 Ý nghĩa trang phục của người Thái.
- Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình con bướm Cúc áo đó thể hiện ý nghĩa sinh linh khá độc đáo Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên là hàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực Những người con gái dân tộc Thái nếu chưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ, thường là 11, 13; còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng áo có cúc chẵn.
- Nét đẹp văn hóa trong trang phục của người Thái còn được thể hiện qua chiếc khăn piêu Khăn piêu hoa văn thêu chủ yếu có 3 mô-típ (Mỗi một hoa văn là một biểu tượng của sự sống và tình yêu):
“kút piêu”: là phẩm vật cao quý biếu bề trên “xai peng”: là “dây tình” của đôi lứa
“ta leo”: là vật trừ đuổi tà ma bảo vệ “thần hồn” cho người đội khăn.
=> Đó là ba hiện vật thờ phụng của người Thái được phụ nữ cất giữ trên đầu.
Trang 8- Người Thái luôn khuyến khích những người phụ nữ chăm chỉ làm việc, thêu giỏi, dệt đẹp Họ coi đó là một chuẩn mực đạo đức, là phẩm chất tư cách con người nhất là đối với các cô gái chưa chồng Với bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ tinh tế người Thái đã tạo nên những loại vải không những đáp ứng nhu cầu mặc mà còn đáp ứng nhu cầu làm đẹp của con người.
- Độc đáo hơn nữa là trang phục của người phụ nữ Thái Thanh Hoá có giá trị thẩm mỹ rất cao Thể hiện ở nhiều góc độ như nghệ thuật tạo hình và trang trí hoa văn trên trang phục, màu sắc trang phục, nét đẹp trong cốt cách tâm hồn của người làm ra trang phục Nghệ thuật tạo hình trang phục của họ khá đa dạng và phong phú (Quan sát trang phục phụ nữ Thái, ta có thể nhìn rõ hoa văn được trang trí lên váy thường thêu hai loại mô-típ là hoa văn tả thực và hoa văn cách điệu Hoa văn trang trí trên trang phục thể hiện quan niệm về cái đẹp hài hoà, đó là sự phối hợp màu cơ bản một cách nhuần nhị, tinh thế trong quá trình thêu dệt trang phục ở người Thái)
=> Có thể nói, trang phục của người Thái là những siêu phẩm Để tạo ra một bộ trang phục là cả một quá trình rèn luyện đức tính kiên trì, nhẫn nại, sự thông minh, khéo léo của những cô gái Thái Đặc biệt, mỗi một mô típ hoa văn được đưa vào trang phục thể hiện tín ngưỡng và mang ý nghĩa tâm linh của dân tộc.III.DÂN TỘC TÀY
1 Khái quát chung.
- Dân tộc Tày - một trong những dân tộc lớn nhất ở Việt Nam, chiếm 1,9 triệu dân, họ sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai… Từ thời xa xưa, đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình bản sắc riêng thông qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ…Họ lưu truyền bản sắc với kho tàng văn hóa truyền thống đồ sộ Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị, độc đáo của người dân nơi đây.
2 Những đặc trưng cơ bản về trang phục của người Tày.
- Màu sắc Sử dụng sắc trầm ấm, tinh giản, chủ yếu là màu đen, xanh lá :
cây hay nâu chàm để thể hiện trang phục truyền thống của họ Thông qua trang phục, ta cũng có thể thấy chúng phản ánh trực tiếp những nét tính cách con người vùng cao - sự giản dị, khiêm nhường, gần gũi với thiên nhiên và con người
- Hoạ tiết: Đa phần xuất hiện ở cổ áo, ống tay, lai áo, lai váy, túi áo hoặc khăn quàng Có dạng hình học vuông, tròn, chữ nhật hay các hình ảnh trừu tượng hoa, lá, chim, lồng đèn, sao, mặt trăng, mây.
Trang 9- Chất liệu: Được làm từ các loại vải tự nhiên như lụa, bông hoặc len Người Tày có truyền thống tự dệt và nhuộm vải bằng các nguyên liệu thực vật như lá cây, hoa quả hay rễ củ Vì vậy, trang phục dân tộc có chất lượng cao, bền đẹp và thân thiện với môi trường.
- Đặc điểm chung giữa trang phục nam giới và nữ giới người Tày: Điểm
chung trong trang phục cả nam và nữ người dân Tày đó chính là đều có mũ nón để bảo vệ đầu và tóc khỏi nắng hay gió Ngoài ra, trang phục của dân tộc Tày còn có một phụ kiện không thể thiếu đó chính là khăn Khăn là một miếng vải vuông hoặc chữ nhật, có thêu hoặc in các họa tiết ở mép khăn Khăn không chỉ có tác dụng che nắng, che gió mà còn là điểm nhấn cho trang phục Chiếc khăn mà người phụ nữ đội lên mang sứ mệnh cao cả của trời đất giao phó và là người giữ ấm, giữ lửa cho tổ ấm, gia đình.
2.1 Trang phục nữ giới.
- Sử dụng những kiểu dáng đơn giản.
- Bao gồm áo cánh, áo dài năm thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu và hài vải Trước đây phụ nữ Tày mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần.
- Khăn phụ nữ Tày: Loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu mỏ quạ.
- Trang sức phụ nữ Tày: Đơn giản, có đủ các phụ kiện cơ bản Quan trọng nhất là vòng cổ bạc của người phụ nữ Trang sức như kiềng, lắc tay có tác dụng đánh cảm khi đi rừng núi, là vật bất ly thân Dây ngũ sắc cũng là một phần không thể thiếu đối với người phụ nữ Tày, gồm 5 màu may mắn kim - mộc - thủy - hỏa - thổ.
2.2 Trang phục nam giới
- Người đàn ông Tày thường mặc quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng Ngoài ra, họ còn có thêm áo 4 thân Vào những ngày hội hè người ta mặc áo cánh trắng ở trong - Đặc biệt, đàn ông Tày còn mặc thêm loại áo dài ngũ thân xẻ nách phải,
đơm cúc vải hay cúc đồng.
- Quần (khóa) cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm như áo, cắt theo kiểu quần đũng chéo.
- Khăn đội đầu của người con trai Tày có màu chàm quấn trên đầu theo lối chữ nhân.
3 Áo dài Tày.
- Xuất xứ: Trong số những trang phục truyền thống của người Tày, loại trang phục đặc biệt nhất chính là “Áo dài Tày” Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định được thời gian ra đời của chiếc áo dài Tày, tuy nhiên tất cả các giả thiết đều cho thấy chiếc áo dài Tày hiện tại có mối liên quan đến chiếc áo của "Pú Luông - Slao Cải" trong truyền thuyết Pú Luông - Slao Cải.
Trang 10Truyền thuyết kể rằng Từ thủa sơ khai, Pu Luông - Slao Cải đã ghép hai mảnh vỏ cây sui thành thân trước, hai mảnh thành thân sau, hai đường sống đối xứng nhau giữa thân trước và thân sau để giữ ấm cho lồng ngực Qua quá trình cải tiến cuộc sống, chiếc áo dài cũng được người Tày cải tiến cho phù hợp với điều kiện qua các thời kỳ và hoàn hảo như ngày nay.
- Ý nghĩa: Áo dài Tày là chiếc áo chứa đựng đạo lý từ bao đời nay Bốn thân áo được biểu tượng hóa tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu, thân áo thứ năm là thân áo nhỏ nằm ở bên trong hai thân trước, tượng trưng cho con cái với ý nghĩa con cái luôn nằm trong lòng cha mẹ, cha mẹ luôn che chở cho con cái Một phần không thể tách rời là hai ống tay tượng trương cho họ hàng nội ngoại Năm chiếc khuy cài bên ngực của áo đại diện cho Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, Năm chiếc khuy bên hông tượng trưng cho "ngũ đại tổ tiên sinh thành" (cha mẹ, ông bà, cụ, kỵ, đại kỵ…).
- Giá trị: Với cách cắt may tỉ mỉ, tinh tế, khi mặc chiếc áo dài ngũ thân lên người, đối với áo dài nam sẽ thể hiện rõ các đặc tính khỏe khoắn, khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc; đối với áo dài nữ thì lại thể hiện nét nữ tính, duyên dáng, kín đáo, thanh lịch và tinh tế hơn - Về góc độ mỹ thuật: Các đặc điểm tạo hình thân áo, tà áo, dựng cổ áo,
chắp nối cánh tay áo, khuy được tính toán kỹ lưỡng và phù hợp Trong các công đoạn cắt may áo dài ngũ thân, công đoạn định hình của tà áo là công đoạn phức tạp nhất, bởi khi chiếc áo hoàn thiện, những vấn đề đẹp, xấu, cơ bản đều do công đoạn này mà ra.
Chính nhờ sự công phu, tỉ mỉ và không kém phần sáng tạo, khéo léo, trang phục truyền thống Tày không những đa dạng về hình dáng, kiểu cách hay họa tiết mà còn bao hàm những ý nghĩa lịch sửlâu bền, tượng trưng cho những nét văn hóa bền chặt và mối quan hệ tình cảm giữa người dân Tày với nhau.
IV.DÂN TỘC MƯỜNG.1 Khái quát chung.
- Trong cộng đồng 54 dân tộc của Việt Nam, người Mường có dân số hơn một triệu người.
- Tập trung đông nhất là ở tỉnh Hòa Bình và một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa Bản sắc văn hóa của dân tộc Mường gắn liền với nền văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hơn một vạn năm Và một trong những nét đặc trưng riêng của dân tộc này đó chính là những bộ trang phục độc đáo.
2 Những đặc trưng cơ bản về trang phục của người Mường.