1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài vai trò của hệ thống chính trị Đối với sự phát triển của Đất nước việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của hệ thống chính trị đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam
Tác giả Đỗ Nhật Quang
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,84 MB

Nội dung

Hệ thống chính trị là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái,đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa cáclực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

-TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: Vai trò của Hệ thống chính trị đối với sự phát triển của đất

nước Việt Nam

Họ và tên: ĐỖ NHẬT QUANG

Mã sinh viên: 2055360043

Lớp: CHÍNH SÁCH CÔNG K40

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 3

Chương 1: Khái quát cơ sở lý luận về Hệ thống chính trị 4

1.1 Khái niệm 4

1.2 Nội dung 5

1.3 Vai trò 8

Chương 2: Vai trò của Hệ thống chính trị đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam 10

2.1.Phân tích 10

2.2.Đánh giá 12

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hệ thống chính trị đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam 18

Kết luận 23

Tài liệu tham khảo 24

Trang 3

Lời mở đầu

Hệ thống chính trị được đặc trưng trong tính chất tổ chức nhà nước củamỗi quốc gia Tại Việt nam, Đảng được xem là hạt nhân, và Nhà nước làtrung tâm của hệ thống chính trị Nhờ vậy mà đất nước ta đang có nhiều đổimới và thành tựu trên con đường xây dựng Xã hội chủ nghĩa Hệ thống chínhtrị thể hiện sự sắp xếp, tính hệ thống của các cơ quan, tổ chức quyền lực nhànước Qua đó phân công, triển khai các nhiệm vụ riêng và phối hợp trongquản lý, lãnh đạo chung Cùng tìm hiểu các đặc điểm, cấu trúc của hệ thốngchính trị Ở nước ta hiện nay, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang

là chủ thể chân chính của quyền lực Vì vậy, hệ thống chính trị dưới sự lãnhđạo của Đảng là công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động Hệthống chính trị của nước ta gồm nhiều tổ chức, mỗi tổ chức có vị trí, vai tròkhác nhau do chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, nhưng cùng tác độngvào các quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo quyền lực của nhândân Để hiểu hơn về vai trò của Hệ thống chính trị đối với sự phát triển củađất nước Việt Nam, em đã chọn nghiên cứu về đề tài này cho bài tiểu luận củamình

Trang 4

Chương 1: Khái quát cơ sở lý luận về Hệ thống chính trị 1.1 Khái niệm

Chính trị là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, thực hiện trongnhiệm vụ quản lý đất nước Gồm các hoạt động và mối quan hệ giữa các chủthể trong đời sống xã hội có liên quan đến việc nhận diện và giải quyết cácvấn đề chung trong xã hội Để giải quyết các vấn đề này, cần thiết lập một lựclượng chung có sức mạnh cưỡng chế để duy trì trật tự, hòa bình và công lýtrong xã hội Tổ chức này có tính chất đại diện, có quyền lực và khả năngcưỡng chế bằng sức mạnh quản lý

Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này và quyền lực nhà nước

có nguồn gốc từ nhân dân Trong đó, hệ thống chính trị là sự tổ chức của cáclĩnh vực quản lý khác nhau Nhằm thống nhất lãnh đạo nhân dân, mang đếnquyền lợi và tiếng nói chung cho người dân

Hệ thống chính trị là tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái,đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa cáclực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốcgia, thể hiện bản chất của chế độ chính trị của quốc gia, con đường phát triểncủa xã hội

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp sẽ tùy vào khả năng và tương quanlực lượng của mình để giành quyền lực nhà nước Từ đó thực hiện hóa lợi íchcho giai cấp mình trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xãhội Mang sự đại diện, lãnh đạo và mục đích tìm kiếm lợi ích một cách côngbằng, bình đẳng cho người dân

Với cách hiểu này, chính trị là quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớptrong ngành trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước Được xâydựng có tính hệ thống để đảm bảo hiệu quả quản lý trong nước, cũng nhưmang sức mạnh lãnh đạo ra bên ngoài

Trang 5

Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chất chỉnh thể các thể chế chínhtrị Được tổ chức có tính chuyên nghiệp, phân chia cũng như phối hợp thựchiện các quyền lực nhà nước Phân ra thành cơ quan quyền lực nhà nước,đảng chính trị, tổ chức và phong trào xã hội,…

Hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở quyền và chuẩn mực xã hội,phân bố theo kết cấu chức năng nhất định Thể hiện các chức năng của chủthể quản lý nhà nước, đại diện nhân dân Vận hành theo nguyên tắc, cơ chế vàquan hệ cụ thể nhằm thực thi quyền lực chính trị

1.2 Nội dung

Ở Việt nam, hệ thống chính trị do Đảng cộng sản lãnh đạo, không tồn tạicác đảng chính trị khác

Đây cũng là đặc trưng ở các nước xã hội chủ nghĩa, bên cạnh tính đặc thù

từ điều kiện thực tế của Việt Nam Đảng ra đời mang đến sức mạnh, là tất yếudại diện và lãnh đạo nhân dân Ngay từ khi ra đời, Đảng đã được nhân dân tínnhiệm, ủng hộ và tôn vinh ở vị trí lãnh đạo Sức mạnh của Đảng là sức mạnhtập thể, sự đoàn kết Trước tiên là dành lại độc lập dân tộc, sau là đưa đấtnước tiến đến Xã hội chủ nghĩa

Hệ thống chính trị Việt Nam được xây dựng trên nền tảng cơ sở lý luậncủa chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đây là hai hệ tư tưởngtiến bộ, là bản chất trong chiến lược phát triển và định hướng xây dựng đấtnước Bên cạnh sự tham khảo thêm kinh nghiệm của các nước xã hội chủnghĩa trên thế giới

Các tổ chức thành viên đều do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập:Đảng lập ra và Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức chính trị- xã hội Dựatrên các nhu cầu tất yếu về quyền lợi của nhân dân, các tổ chức được lập ra cóvai trò, ý nghĩa hoạt động cụ thể Trong đó, đều hướng đến nhiệm vụ là tổchức tập hợp, đoàn kết nhân dân Đại diện cho ý chí và nguyện vọng của quầnchúng nhân dân Giúp quản lý, lãnh đạo nhân dân hoàn thành các mục tiêu

Trang 6

Hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống thống nhất và tập trung quyềnlực.

Tính thống nhất bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân ủy quyền cho Đảng,Nhà nước để thực hiện các mục đích chung Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủtrong tất cả các công việc của đất nước Trong đó, các Đảng viên lại thay mặtđại diện cho nhân dân để đóng góp, xây dựng tổ chức lớn mạnh

Phải có sự tập chung quyền lực thì mới có hiệu quả trong quyết định, trongcông tác lãnh đạo Nhân dân được quyền giám sát các công việc được tiếnhành trong tổ chức Đảng

Mục đích chính trị của toàn Đảng, toàn dân là xây dựng thành công chủnghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Mang đến chế độ xã hội mới, phù hợp vàđảm bảo cho người dân Thực hiện mục tiêu cụ thể là dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng và văn minh Tất cả hướng đến quyền lợi, hiệu quả tiếpcận cho cuộc sống nhân dân

Các thành viên trong hệ thống chính trị có địa vị pháp lý vững chắc

Vị trí và chức năng của các thành viên được quy định rõ ràng trong Hiếnpháp và các đạo luật Đảm bảo thực thi các quyền hạn, trách nhiệm trong chức

- Đảng cầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền lãnh đạo nhà nước;

- Nhà nước quản lí xã hội theo chủ trương, đường lối, chính sách của đảngcầm quyền hoặc liên minh các đảng cầm quyền và trên cơ sở pháp luật domình ban hành;

- Các tổ chức hợp pháp khác tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hộitheo pháp luật

Trang 7

Cấu trúc này được tổ chức khác nhau, nhưng có những điểm chung trênthế giới Đều thể hiện sự phân chia và phối hợp quyền lực giữa các cơ quan,

tổ chức Từ đó hình thành các liên kết, gọi là hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị bao gồm những yếu tố sau:

- Đảng chính trị (hay còn gọi là Đảng cầm quyền):

Là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực của Nhà nước, quyết định cácchính sách quốc gia Đảng này thực hiện chức năng lãnh đạo, đại diện lớnnhất cho quyền lực nhà nước cũng như quyết định các công việc chung củađất nước

Các đảng khác (nếu có) chỉ đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giámsát cũng như tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền đểđảm bảo lợi ích cho đảng của mình Thể hiện sự tiết chế, tính phù hợp trongquyền hạn, ý nghĩa quản lý đất nước của Đảng cầm quyền

Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng này sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mụctiêu và đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình hay dự án,

… Tuy nhiên vẫn phải cân đối, đảm bảo trong vai trò và trách nhiệm với dântộc, với đất nước

Ở nước ta, chỉ có một Đảng duy nhất trong hệ thống chính trị, đó là ĐảngCộng sản Việt Nam

- Nhà nước:

Gồm 3 cơ quan chính là lập pháp, hành pháp và tư pháp Trong đó, phápluật được ban hành, được thực thi cũng như có tính cưỡng chế tất cả xã hội.Hoạt động của nhà nước cũng được xây dựng trên cơ sở pháp luật

Ba cơ quan này có nhiệm vụ thực thi quyền lực nhà nước với tính chất

“độc quyền cưỡng chế hợp pháp” Thực hiện tính chất lãnh đạo, đại diện nhândân quản lý nhà nước trong khuôn khổ, trong trật tự chung

- Các tổ chức chính trị - xã hội:

Trang 8

Là các tổ chức của công dân, nhằm bảo vệ lợi ích của tổ chức và lợi íchcủa các thành viên Các tổ chức này đại diện cho tiếng nói của người dân,cũng như kiểm soát tính độc đoán của giai cấp thống trị.

Có nhiệm vụ thực hiện một mục tiêu nhất định tác động đến việc thực hiệnquyền lực của Đảng cầm quyền và nhà nước Điều tiết, giám sát giai cấpthống trị, thực hiện các mục tiêu lợi ích cho tổ chức mình Mức độ tác độngnhiều hay ít phụ thuộc vào vị trí, khả năng và nguồn lực của tổ chức

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

- Hội Cựu chiến binh Việt Nam,

1.3 Vai trò

Hệ thống chính trị ở nước ta được tổ chức theo một hệ thống từ Trungương đến cơ sở Cơ sở phân cấp theo quản lý hành chính gồm có xã, phường,

Trang 9

thị trấn Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm: Tổ chức cơ sở Đảng, Hội đồngNhân dân xã, phường; Uỷ ban Nhân dân xã, phường; Mặt trận Tổ quốc xã,phường và các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh xã, phường, thịtrấn… Tất cả các tổ chức trên đều có vị trí, vai trò và nhiệm vụ được quy địnhtrong Luật Tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta Từ góc độ nghiên cứu cơcấu - chức năng của hệ thống chính trị thì hệ thống chính trị được quan niệm

là tổng thể các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trực tiếp nắm giữhoặc tham gia thực thi quyền lực chính trị dưới sự lãnh đạo của một đảng cầmquyền hay liên minh các đảng cầm quyền Quan hệ chính trị là quan hệ giữacác giai cấp, các tầng lớp xã hội liên quan tới việc giành, giữ và thực hiệnquyền lực nhà nước…

Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức vàvận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ củanhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sốngcủa cộng đồng dân cư

Trang 10

Chương 2: Vai trò của Hệ thống chính trị đối với sự phát triển của đất

nước Việt Nam 2.1.Phân tích

“Hệ thống chính trị” bắt đầu được sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6 khóa

VI (tháng 3-1989), để thay cho khái niệm “Hệ thống chuyên chính vô sản”.Đây là một bước nhận thức mới của Đảng ta về vai trò, vị trí, tính chất của hệthống quyền lực trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

Hệ thống chính trị của chúng ta gồm ba “tiểu hệ thống” là Đảng Cộng sản,Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc tập hợp các đoàn thể, tổ chức nhân dân Ba

“tiểu hệ thống” chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng chung mục đích xâydựng, phát triển đất nước, tiến lên CNXH, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Ba

“tiểu hệ thống” ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ thống chính trịthống nhất, vận hành theo quan hệ chức năng có tính nguyên tắc: Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ

Hệ thống chính trị nước ta nắm giữ toàn bộ hệ thống các quyền lực xã hộitrên thực tế, từ quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước đến các quyền lựckhác trong xã hội, trong đó có các quyền lực về xây dựng, hoàn thiện, tổ chứcthực thi, kiểm sát việc thực thi hệ thống thể chế phát triển Chính vì thế, việchoàn thiện và thực thi có hiệu quả thể chế phát triển chỉ có thể xảy ra khi cómột tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tốt, hợp lý, hoạt động hiệu lực, hiệuquả

Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị không thể tách rời công táccán bộ Đây là hai lĩnh vực gắn bó hữu cơ, phụ thuộc lẫn nhau, làm tiền đề

Trang 11

cho nhau Trong tác phẩm “Làm gì”, V.I.Lênin đã sớm nhận thấy sức mạnhcủa tổ chức đảng đối với cách mạng vô sản khi cho rằng: “Hãy cho chúng tôimột tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga lên”.Nên nhớ rằng, V.I.Lênin nói đến “tổ chức” là tổ chức của “những người cáchmạng”, một “lực lượng” những người có đủ năng lực thực sự để tham gia vàocuộc cách mạng vĩ đại Người nhấn mạnh: “Muốn trở thành một lực lượngchính trị như thế trước con mắt công chúng thì phải cố gắng rất nhiều và bền

bỉ để nâng cao tính tự giác, óc sáng kiến và nghị lực của chúng ta lên, chứ chỉđem dán cái nhãn hiệu “đội tiên phong” vào lý luận và thực tiễn của đội hậu

vệ thì không đủ” Nói cách khác, V.I.Lênin yêu cầu phải có lực lượng nhữngngười cán bộ ngang tầm nhiệm vụ cách mạng, những người cán bộ có đủ trithức, năng lực và phẩm chất để có thể thực thi những trách nhiệm công tácnặng nề trong tổ chức Khi những con người có lý tưởng cách mạng, có nănglực công tác như thế tập hợp thành một tổ chức hợp lý, chặt chẽ sẽ tạo nênmột sức mạnh có thể cải tạo cách mạng, “đảo lộn” xã hội nước Nga đươngthời

Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Muônviệc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém Đó là một chân lýnhất định” Vì vai trò có ý nghĩa quyết định của công tác cán bộ như vậy nênNgười yêu cầu “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Đảng phảinuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu”.Theo người, việc “dạy cán bộ và dùng cán bộ” thể hiện ở 6 việc là: 1 Phảibiết rõ cán bộ; 2 Phải cất nhắc cán bộ một cách cho đúng; 3 Phải khéo dùngcán bộ; 4 Phải phân phối cán bộ cho đúng; 5 Phải giúp cán bộ cho đúng; 6.Phải giữ gìn cán bộ Tất cả những công việc đó đều là công việc của tổ chức,của bộ máy công tác của Đảng và cả hệ thống chính trị Chỉ có một tổ chức bộmáy hệ thống chính trị tốt mới có thể hoàn thành được những công việc vềđào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng, kiểm tra và phát huy đầy đủ năng

Trang 12

cán bộ đó hoặc là không thể phát huy được năng lực của mình, hoặc là khótránh khỏi bị rơi vào những sai lầm, bị lôi kéo vào những khuyết điểm Ngượclại, cán bộ kém mà đặt vào một tổ chức bộ máy tốt sẽ có điều kiện để đượchọc tập, rèn luyện, giúp đỡ nâng cao trình độ văn hóa, năng lực công tác, cóthể trở thành những cán bộ tốt, hoặc ít ra cũng không bị sa vào những sai lầm,khuyết điểm, nhất là những sai lầm, khuyết điểm về chính trị, đạo đức Hơnthế nữa, đội ngũ cán bộ tốt sẽ đảm bảo cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện

về tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành của nó theo hướng ngày càng tích cựchơn, hiệu quả hơn, cập nhật với tình hình và những yêu cầu mới đặt ra từ thực

tế Từ góc nhìn ấy có thể thấy vai trò quyết định của tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực thi thể chế phát triển chungcủa xã hội

2.2.Đánh giá

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, công tác tổ chức bộ máy hệ thốngchính trị của chúng ta đã có nhiều chuyển biến quan trọng, đạt được nhiều kếtquả cơ bản và to lớn trong hơn 30 năm thực hiện đường lối Đổi mới củaĐảng Tổ chức bộ máy đã có những chuyển biến theo hướng đáp ứng vớinhững đòi hỏi đặt ra của thực tiễn công cuộc xây dựng, phát triển đất nước vàbảo vệ Tổ quốc Một số cơ quan, tổ chức mới được thiết lập, một số cơ quan,

tổ chức không còn phù hợp đã được giải thể hoặc sáp nhập vào các cơ quan,

tổ chức thích hợp Trong nội bộ nhiều cơ quan, tổ chức cũng có những thayđổi về bộ máy, nhân sự theo hướng ngày càng hợp lý hóa với những điều kiệnkinh tế - xã hội đã thay đổi Một số cơ quan nhà nước, nhất là Quốc hội, đãđược tăng cường các điều kiện, nguồn lực, ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò

và trách nhiệm trong quản lý đất nước Các quy định, chế độ, hành lang pháp

lý cho hoạt động của hệ thống chính trị được bổ sung, phát triển, v.v Nhữngkết quả quan trọng trong công tác tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, và gắn

bó hữu cơ với nó, những đổi mới về thể chế là những điều kiện cơ bản, quyếtđịnh cho những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN