Lý thuyết của Follet cung cấp một bộ công cụ hữu ích cho các nhà quản trị trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đây tỉnh thần hợp tác và khai thác tối đa tiềm năng của n
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH
DETAI: LY THUYET CAC QUAN HE CON NGUOT
TRONG TO CHUC CUA MARY PARKER FOLLET
VA THUC TIEN AP DUNG TAI VIET NAM HIEN NAY
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Bình Nhóm thực hiện: Nhóm I
Lớp: DHMK19B
Thành phố H ôChí Minh, ngày tháng năm 2024
Trang 2
LOI CAM ON
Lời đầu tiên, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Văn Bình Trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Quản trị học, nhóm
em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tâm huyết và tận
tình của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về môn học
này để có thế hoàn thành được bài tiêu luận về chủ đề: Lý thuyết các quan hệ con
ngwoi trong tổ chức của Mary Parker Follet và thực tiền áp dụng tại Việt Nam
hiện nay Chúng em đã cô gang vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi
thêm nhiều thông tin để hoàn thành bài tiêu luận này Tuy nhiên, do kiến thức
còn hạn chế và không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi
những thiếu sót trong bài làm Rất kính mong thầy cho chúng em thêm những
gop y dé bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chung em xin chan thành cảm ơn!
Trang 3MUC LUC
In TC on 1
1.5 Tĩm tắt kết quả nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đ`êtài nghiên cứu - 2 S2222221222221271212122 22 r2 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT -2555222222222222tTtttt 1111111.10222222 re 4
2.1 Quản trị học và một số khái niệm liên quan - 2: +22 2223232335312 123 2151121 E2 krree 4
2.1.1 Định nghĩa ĐỀ HÁN ẨfỆ ào nhu nhang 4
2.2 Cơ sở lý thuyết của tư tưởng quản trị của Mary Parker Follet -:-cscscscsrsrves 6 2.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học trong trường phái quản trị cễ điễn 6
2.3 Tom tat kết quả một số nghiên cứu cĩ liên quan đến đ tài trong thời gian g3h đây 7 2.3.1 Túc động của mỗi quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên đến kết quả cơng việc
3.1 Tĩm tắt tiểu sử nhà khoa học quản tri Mary Parker Follet 00.000ccccccccssccssestesseessesseeseeee 8
3.1.2 Túc phẲHH co: cà tt HH nh nhu Ha HH gu g 9 3.1.3 Những cơng hiển và hạn chế icon HH nhe a 9
3.3 Tư tưởng và lý thuyết khoa học quản trị của tác giả Mary Parker Follet 11
3.3.1 Vẫn đề giải quyẾt tmÂu thHẪH on cọ HH HH HH ru grue 1
177/72 160 nnẺn ố.ố.ố.ố.ốốố.ố.ốốố 13
3.3.5 Quyền lãnh đạo và điều khiển
3.3.6 Đánh giá chung tư tưởng của FỌÏ€F ăn Hàn Han Hàn kê 17
L1 ng 7 Tan hố ố nh 6 h6 6 ẽ4dAUHgHBHbHẬHẬẶH)H, 18
Trang 4nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiỆn nay chư TH Hà HH re 19
3.4.2 Những cơ hội và thách thức khi áp dụng vào thực tiỄn ààcằccececeieeree 22 3.4.3 Đề xuất các giải pháp cụ thể để tôi đa hóa việc áp dụng lÈ thuyết 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 255 2cx 22x 221222212227 2222 rerrrreeserare 24
Trang 5CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con người đóng vai trò ngày cảng quan trọng trone sự thành công của tổ chức Hiểu biết và áp dụng hiệu quả lý thuyết về các quan hệ con người trong tổ chức của Mary Parker Follet sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam Lý thuyết của Follet cung cấp một bộ công cụ hữu ích cho các nhà quản trị trong việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, thúc đây tỉnh thần hợp tác và khai thác tối đa tiềm năng của nhân vién.Ly thuyét được xây dựng dựa trên các nghiên cứu khoa học về tâm ly hoc xa hội và được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn quản trị ở nhiều quốc gia trên thé giới Việc nghiên cứu và áp dụng lý thuyết của Follet tại Việt Nam còn hạn chế,
do đó, đề tài này có ý nphĩa khoa học và thực tiễn quan trọng
1.2 Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
“Lý thuyết các quan hệ con người trong tô chức của Mary Parker Follet và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam hiện nay” là một chủ đề nghiên cứu tha vi về việc
áp dụng các lý thuyết quản trị vào hoàn cảnh hiện đại Để có thể áp dụng lý thuyết nảy vào thực tiễn một cách hiệu quả, ta cần hiểu rõ về cuộc đời và những đóng gop cua Mary Parker Follet, bao gồm những ý tưởng chính của bà về quản trị và quan hệ con người trong tô chức Nghiên cứu về quan hệ con người tại Việt Nam ngày nay là rất quan trọng, điều cốt lõi là phải so sánh giữa lý thuyết của Mary Parker Follet với thực tiễn ở Việt Nam Nghiên cứu này có thé mang lại cái nhìn sâu sắc về sự tương tác giữa lý thuyết quản trị và thực tế tô chức, đồng thời cung cấp kiến thức để cải thiện về phương pháp quản trị va quan hé
con người trong môi trường tô chức hiện đại
Mục tiêu chung của đề tải là nghiên cứu lý thuyết các quan hệ con người trong tổ chức của Mary Parker Follet và đề xuất các giải pháp áp dụng phù hợp
với thực tiễn tại Việt Nam Mục tiêu cụ thể: phân tích các khái niệm cơ bản trong
lý thuyết của Follet về các quan hệ con người trong tô chức; đánh giá vai trò và tầm quan trong của việc áp dụng ly thuyết nay trong thực tién quản trị tại Việt
Trang 6Nam; xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa lý thuyết của Follet và thực tiễn quản trị tại Việt Nam; đề xuất các giải pháp áp dụng lý thuyết của Pollet
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được nhóm áp dụng trong dé tài là sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa học trong và ngoài nước đề thu thập thông tin về lý thuyết của Follet và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam Tiến hành so sánh các khái niệm trong ly thuyết của Follet với thực tiễn quản trị tại Việt Nam để xác định những điểm tương đồng và khác biệt Sau đó tổng hợp các thông tin thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên để đưa ra kết luận và đề xuất các giải
pháp cho đề tài
1.4 Giới hạn nghiên cứu
Về phạm vi đối tượng nghiên cứu, đề tài tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam Ở mặt phương pháp nghiên cứu, trong quá trình xây dựng và phát triển dé tài, nhóm em tập trung vào phương pháp phân tích dữ liệu thống kê từ các tài liệu, sách báo, tạp chí khoa
học trong và ngoài nước đề thu thập thông tin về lý thuyết của Follet, từ đó đưa
ra các kết luận và giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu hay số liệu được phân tích sẽ chỉ lay trong vòng 5 năm gan day dé tap trung vào tình hình hiện tại của Việt Nam một cách chuân xác nhất Nghiên cứu tập trung vào việc phân tích mối quan hệ giữa lý thuyết của Mary Parker Follet và thực tiễn ở Việt Nam trong một phạm
vi cu thé, cụ thể là cách các tô chức áp dụng các nguyên tắc của lý thuyết để giải quyết các vấn đề cụ thẻ
1.5 Tóm tất kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã tập trung vảo việc phân tích mối liên hệ giữa lý thuyết quản
trị của Mary Parker Follet và thực tiễn áp đụng trong tô chức ở Việt Nam hiện nay Thông qua việc nghiên cứu tải liệu và phân tích trường hợp thực tế, các kết quả chính đã được rút ra như sau:
Lý thuyết về giải quyết mâu thuẫn, ra mệnh lệnh, quyền lực và thâm quyền,
Trang 7trách nhiệm lũy tích, quyền lãnh đạo và điều khiển của Mary Parker Follet được ứng dụng trong một số tô chức ở Việt Nam Các lý thuyết nảy có thể áp dụng hiệu quả trong việc tạo ra môi trường làm việc tích cực
Nghiên cứu đã phân tích tỉnh hình quản trị và quan hệ con người trong các
tô chức ở Việt Nam, với sự chú ý đặc biệt đến những thách thức và cơ hội đặt ra Các vấn đề như sự phân chia quyền lực, giao tiếp không hiệu quả và giải quyết mâu thuần được xem là các thách thức phô biên mà các tô chức phải đôi mặt
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Đề tài giúp mớ rộng kiến thức về lý thuyết quản lý của Mary Parker Follet
— một trong những nhà quản lý và nhà nghiên cứu hàng đầu của thế ký 20 Bằng
cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn ở Việt Nam, để tài này đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu quản lý, giúp tăng cường hiểu biết về cách mà
lý thuyết có thể áp dụng và điều chỉnh đề phù hợp với môi trường và văn hóa tô chức cụ thể Nghiên cứu về thực trạng quản trị và quan hệ con người trong tô chức ở Việt Nam cung cấp thông tin quan trọng cho cộng đồng nghiên cứu và
giáo dục, giúp họ hiểu rõ hơn về thách thức và cơ hội trong việc quản trị tổ chức
trong môi trường kinh doanh đang phát triển của Việt Nam
Về thực tiễn của đề tài nghiên cứu, bằng cách đề xuất các phương pháp và
giải pháp dựa trên lý thuyết và thực tiễn, đề tai cung cấp kiến thức dé cải thiện phương pháp trong quản trị và quan hệ con người trong tô chức ở Việt Nam
Những kiến thức và kinh nghiệm thu thập từ nghiên cứu này có thê giúp tô chức
tạo ra môi trường làm việc tích cực, nâng cao hiệu suất làm việc và sự hải lòng của nhân viên, từ đó tạo ra một sự phát triên bên vững cho tô chức
Trang 8CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Quản trị học và một số khái niệm liên quan
Về bản chất, các nhà quản trị cần:
- Thiết lập mục tiêu cho tổ chức vả quyết định những gì cần thực hiện để đạt được chúng
- Tế chức: Phân chia công việc thành các hoạt động có thé quan ly va bé tri
con người đề hoàn thành chúng
- Đo lường: Thiết lập các mục tiêu, tiêu chuẩn và đánh giá thực hiện
- Phát triển con người: Công nhận các giá trị của con người và phát triển
chúng thành tài sản
2.1.2 Các chức năng của quản trị
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu, đề ra chương trình hành động
cụ thể trong từng khoảng thời gian nhất định
Tổ chức là sự phân công trách nhiệm, quyền hạn cho từng đơn vị, cá nhân, xác lập các phòng ban bộ phận nhằm thực thi công việc, phối hợp trong quá trình hoạt động của tô chức
Lãnh đạo hay điâi khiển là tuyển dụng, đào tạo, gây ảnh hưởng, hướng
dẫn, động viên nhân viên nhằm hoàn thành mục tiêu
Kiểm soát là việc xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, tiền hành kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch, đưa ra các biện pháp điều chỉnh
Ví dụ: Công ty Apple, một trong những công ty công nghệ hàng đầu trên
thé giới
Hoạch định: Apple đặt mục tiêu làm sản phâm và dịch vụ độc đảo, thu hút người dùng từ khắp nơi trên thế giới Họ lên kế hoạch để phát triển các sản phâm
Trang 9mới như iPhone, iPad và MacBook, dựa trên nhu cầu của thị trường và các công nghệ tiên tiến Kế hoạch tiếp thị của họ bao gồm việc xây dựng chiến lược quảng cao va marketing tinh té để tạo ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí của khách hàng
Tổ chức: Apple tổ chức công việc vào các bộ phận như Thiết kế, Phát triển Sản pham, Tiép thị và Hỗ trợ Khách hàng Các bộ phận này hoạt động liên kết để sản xuất các sản phâm với thiết kế độc đáo, chất lượng cao và trải nghiệm người dùng tốt Họ thiết lập chuỗi cung ửng toàn cầu dé dam bảo nguồn lực và vật liệu sẵn sàng cho quá trình sản xuất
Lãnh đạo: Apple có một đội ngũ lãnh đạo sáng tạo dưới sự chỉ đạo của CEO Tim Cook Họ không chỉ là người đưa ra hướng dẫn mà còn tạo ra một văn hóa nơi làm việc sáng tạo và động viên nhân viên để họ đóng góp ý kiến và tư duy sáng tạo Họ liên tục thúc đây việc nâng cao chất lượng sản phâm và tăng cường tương tác với khách hàng qua các dịch vụ hỗ trợ và cải thiện liên tục sản
2.1.3 Vai trò của quản trị
Quản trị định hình và điều hướng các hoạt động của tổ chức để đảm bảo rằng mục tiêu và mục đích chung được thực hiện một cách hiệu quả và hiệu suất cao nhất
Quản trị giúp duy trì một môi trường làm việc tích cực — nơi mà mỗi cá nhân có thể phát triển và thể hiện tối đa nang lực và tiềm năng của mình Họ cũng tạo ra cơ hội đề phát triển và nâng cao kỹ năng của nhân viên
Thêm vào đó, quản trị phân phối các nguồn lực bao gồm thời gian, tiền bạc
và nhân lực một cách thông minh và hiệu quả nhất đề đảm bảo rằng chúng được
sử dụng để đạt được mục tiêu tô chức
Trang 102.2 Cơ sở lý thuyết của tư tưởng quản trị của Mary Parker Follet
2.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học trong trưởng phái quản trị cổ điển
Quản trị khoa học là tiến hành hành động dựa trên những dữ liệu có được
do quan sát, thí nghiệm, suy luận có hệ thống Trường phái này quan tâm đến năng suất lao động và hợp lý hóa các công việc
Chủ nghĩa Taylor được phát triển trong thập niên 1890 bởi Frederick Winslow Taylor, ông tin rằng các quyết định dựa trên kinh nghiệm truyền thông
và quy tắc theo kinh nghiệm nên được thay thế bằng cách khai thác chuỗi thao tác chính xác sau khi nghiên cứu cần thận các cá nhân trone quá trình làm việc với mục đích tắng năng suất lao động và giảm bớt nhân công Mặt trai của thuyết Taylor là ở chỗ: định mức lao động ngặt nghèo đòi hói công nhân phải làm việc cật lực, công nhân bị gan chặt với dây chuyền sản xuất, làm việc như người máy biết nói và tâm sinh lý của họ bị biến dạng, nhân cách khủng hoảng Trong thời điểm lý thuyết quản trị khoa học bộc lộ những hạn chế nhất
định thì trường phái quan hệ con người của Mary Parker Follet ra đời đã góp phần khắc phục những hạn chế của thuyết này
2.2.2 Trưởng phái tâm lý — xã hội
Lý thuyết tâm lý xã hội trong quản trị là những quan niệm quản trị nhắn mạnh đến vai trò của yếu tố tâm ly, tỉnh cảm, quan hệ xã hội của con người trong công việc Lý thuyết này cho rằng hiệu quả của quản trị do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tô vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con n8ười
Tuy nhiên, lý thuyết của trường phái này không lý giải được nhiều hiện tượng quản trị xảy ra trong thực tế do quá nhấn mạnh các yêu tổ xã hội, xem nhẹ tác động của yêu tô điều kiện ngoại cảnh
Trang 112.3 Tóm tắt kết quả một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài trong thời
gian gẦ3n đây
2.3.1 Tác động của mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên đến kết quả công việc của nhân viên môi giới bất động sản tại Việt Nam
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển số 306 tháng
12/2022 Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết về mỗi quan hệ giữa lãnh đạo vả nhân
viên (Leader Member Exchange —- LMX) để kiểm định tác động của mối quan hệ này tới kết quả làm việc của nhân viên môi giới bất động sản tại Việt Nam Kết quả phân tích đữ liệu từ 246 cặp lãnh đạo — nhân viên được khảo sát cho thấy sự tin tưởng của nhân viên vào người lãnh đạo không tác động đến cảm nhận về chất lượng mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên Tuy nhiên, nhân tố lãnh đạo tập trung vào mục tiêu có tác động tích cực đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo - nhân viên Mối quan hệ nảy tác động tích cực đến kết quả công việc của nhân viên Nghiên cứu đã đóng góp thêm một kiêm định thực chứng cho lý thuyết LMX tại một quốc gia đang phát triển và trong một ngành môi giới bất động sản ít được nghiên cứu, đồng thời đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh
sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp Nhà quản trị tại các doanh nghiệp đã,
đang và ngày càng quan tâm đến vai trò nguồn lực con người đối với tô chức
Việc nâng cao động lực làm việc, cải thiện năng suất lao động của nhân viên trở thành vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay Mục đích của nghiên cứu là phân tích, đánh giá thực trạng động lực làm việc của nhân viên văn phòng tai công ty SGS Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp hợp lý nhằm nâng cao động lực làm việc của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến động lực
làm việc của nhân viên theo thứ tự giảm dân: Môi quan hệ với câp trên, Thu
Trang 12nhập và phúc lợi, Đảo tạo và thăng tiễn, Công việc phù hợp, Điều kiện làm việc
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Tóm tắt tiểu sử nhà khoa học quản trị Mary Parker Follet
3.1.1 Tiểu sử
Mary Parker Follet được sinh ra tại Boston (Mỹ) - là một nhân viên xã hội người Mỹ, nhà tư vấn quản lý, triết gia, và là người tiên phong trong các lĩnh vực
lý thuyết tô chức và hành vi tổ chức Mary Parker Follet cùng với Elton Mayo
(1880 — 1949) người Australia là 2 người đầu tiên có công khai phá và đặt nền
móng cho thuyết “quan hệ con người”
Năm 1892, M.Follet bước vào trường đại học Radclife Ngoài ra, bà còn học trường đại học CambrIee — Anh Bà học triết, kinh tế, chính trị và luật, trong
đó đặc biệt yêu thích triết học
Từ năm 1900 đến năm 1930, bà đã có công sáng lập ra một câu lạc bộ ở Boston với mục đích thảo luận và tìm ra giải pháp thỏa mãn những nhu cầu xã hội: giáo dục, y tế cho cộng đồng người nghèo
Trong những năm cuối đời, Follet trở thành một nhà văn và giảng viên nôi tiếng trong giới kinh doanh Bà là giảng viên tại Trường Kinh tế London vào
năm 1933, và bà cũng là người đưa ra lời khuyên cá nhân cho Tổng thống Theodore Roosevelt về quản lý tổ chức
M.P.Follet không phải là một nhà khoa học quản lý trưởng thành từ thực tiễn như Taylor và Real, bà là một ví dụ nổi bật về một con người đã chuyên từ khoa học chính trị sang nghiên cứu quản lý Thông qua sự hiểu biết thấu đáo về lĩnh vực thứ nhất, bà đã trở nên nổi danh ở lĩnh vực thứ hai
Tiến sỹ M.Pinto đã nhận xét: “M Follet, người phụ nữ hàng đầu duy nhất trong lịch sử tư tưởng quản ly đã thành công vượt bậc trong lĩnh vực mà bà đã chọn Bà được coI là nhà tiên trị vì những tư tưởng của ba đề xuất đã được các
Trang 13nha tam lý học, xã hội học p1ữa thé ki XX quan tâm nphiên cứu, đưa ra xem xét phát triển và khuếch trương”
3.1.2 Tác phẩm
Ngoài những bải thuyết trinh ở Viện Tâm lý học công nghiệp, Đại học Luân Đôn, Đại học Oxford, Mary Parker Follet để lại 2 tác phẩm tiêu biểu:
Cuốn sách quan trọng đầu tiên đem lại cho bà danh tiếng khoa học là cuốn
“Nhà nước mới” (1920) Bả nêu ra một mô hình xã hội mới, quản lý có kỷ cương, trong đó, mỗi cá nhân có thê phát triển năng lực tiềm tảng của mình tới hết mức có thê
Cuốn sách thứ hai “Kinh nghiém sang tao” chủ yeu bàn về mối quan hệ giữa người với người trong sản xuất công nghiệp Bà đưa ra đường lối giải quyết mâu thuẫn không phải là bằng áp chế hay bằng thỏa hiệp, mà bằng sự thống nhất 3.1.3 Những cống hiến và hạn chế
3.1.3.1 Cống hiến của Mary Parker Follet
Giống như Taylor và Fayol, Follet cho rằng lao động quản lý không phụ
thuộc vào khả năng bấm sinh hoặc tính cách cá nhân nhà quản lý mà chính là khoa học cần được nghiên cứu và phát triển liên tục Tuy nhiên, Follet khám phá
ra cách tiếp cận toàn điện hơn về quản lý Bả xác định cách tiếp cận xuất phát từ
triết học và tâm lý học chứ không phải từ kinh nghiệm Điều đó làm phong phú
hơn cho khoa học quản lý bằng phạm trù cơ bản như “thống nhất mâu thuẫn”,
“quy luật của hoàn cảnh”, “quyền lực và thấm quyển”, “trách nhiệm luỹ tích” Đây cũng là những nốt nhạc của một bản nhạc đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa người lao động và quản lý, giữa nhà lãnh đạo và quản lý, nhằm phát triển quan hệ con người tốt đẹp như là nguồn lực để tăng năng suất và hiệu quả lao động Như vậy, Mary Parker Follet đã cống hiến thuyết quan hệ con người cho lĩnh vực quản lý và khoa học xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực quan hệ con người và quản lý nhân sự Các ý tưởng của bà về hợp tác, đối thoại và chủ nghĩa dân chủ
Trang 14ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngay nay
Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thực tiễn kinh doanh của nhà hoạt động chính trị xã hội xuất sắc có trí tuệ sâu rộng và trái tim nhân hậu
3.1.3.2 Hạn chế của Mary Parker Follet
Follet là một nhà triết học và nhà xã hội học, tác phâm của bà có thể khó hiểu đối với những người không có nền tảng về các lĩnh vực nảy Follett không
có kinh nghiệm thực tế trong việc quản lý các tô chức Do đó, một số y tưởng của
bà có thê khó áp dụng vào thực tế Follet tập trung vào các nguyên tắc chung của quản trị và không tập trung vào các vấn đề cụ thê mà các tổ chức phải đối mặt Các thành tựu khoa học của Follet chưa đủ tạo ra một học thuyết đầy đủ Các tư tướng về quản lý của bà tuy mở ra một hướng tiếp cận mới, song ở thời bà sống,
tư tưởng nảy còn mang nặng màu sắc ảo tưởng
Tuy nhiên, những hạn chế này không làm giảm đi tầm quan trọng của Mary Parker Follet và học thuyết của bà Follet là một nhà tư tưởng lỗi lạc và có tầm nhìn xa, và các ý tưởng của bà vẫn còn giá trị cho đến ngày nay
3.2 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội của tư tưởng quản trị
3.2.1 Kinh tế
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 — 1918) kết thúc, các quốc gia bước vào thời kì khôi phục kinh tế, nhu cầu mở rộng thị trường của các nước phát triển đã
làm gia tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia
Cuối thế kỉ XIX, các nước để quốc ra sức đua nhau tăng cường phát triển công nghiệp
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ, ảnh hưởng lớn
đến kinh tế, chính trị, xã hội
Trong nội bộ các nước phát triển, các tô chức, các liên đoàn xuất hiện và lên tiếng bảo vệ quyền lợi người lao động và tạo ra nhiều áp lực đối với chủ doanh
nghiệp và nhà nước.
Trang 15Hoàn cảnh kinh tế, xã hội lúc bấy giờ đã ảnh hướng tới công việc của con người, tới việc quản lý Từ đó đã đặt ra yêu cầu cách tiếp cận quản lý mới phủ hợp với hoàn cảnh kinh tế lúc bẩy giờ Và học thuyết quan hệ con người của Follett ra đời
3.3 Tư tưởng và lý thuyết khoa học quản trị của tác giả
Mary Parker Follet
3.3.1 Vấn đềgiải quyết mâu thuẫn
3.3.1.1 Định nghĩa mâu thuẫn
M.P.Follet quan niệm mâu thuẫn không phải là sự tranh chấp mà là sự khác biệt về ý kiến Nó không xấu và cũng không tốt, tất cả tuỳ thuộc sự nhận biết của nha quan trị để có thể sử dụng hay loại trừ (giống như hiện tượng ma sát trong
vật lý)
3.3.1.2 Phương pháp xử lý mâu thuẫn
Phương pháp áp chế đem lại thắng lợi cho một phía, đưa ra quyết định vả
buộc các bên phải tuân theo Mặc dù đây là phương pháp dễ dàng nhất, nhưng nó 1t làm cho các bên còn lại thay thỏa mãn, nhất là về lâu dai
Thỏa hiệp là phương pháp giải quyết mâu thuẫn rất phô biến trong xã hội
Tuy nhiên theo Follet, cách giải quyết này dẫn đến sự nhượng bộ của mỗi bên để công việc được tiếp tục, vì thế nó làm cho cả hai bên đều không hài lòng Bà viết:
“Không ai thật sự muốn thỏa hiệp bởi vì điều đó có nghĩa là người ta sẽ phải chịu
từ bỏ một cái gì đó” Hơn nữa thỏa hiệp cũng không dẫn đến kết quả là nỗ lực hoạt động chung làm cho tông giá trị của nhóm tăng lên
Trang 16Follet ủng hộ phương pháp thống nhất Bà cho rằng đây là phương pháp tốt nhất có thê làm vừa lòng tất cả để giải quyết mâu thuẫn Phương pháp thống nhất
là cách giải quyết mâu thuẫn dựa trên việc làm hài lòng các bên liên quan Trong phương pháp này, các bên cùng thảo luận, lắng nghe và tôn trọng quan điểm của
nhau để tìm ra giải pháp chung mà tất cả đều đồng ý Thông nhất vi thế tạo ra sự
mới mẻ, tốt hơn là lựa chọn một trong hai phía Giải quyết mâu thuẫn bằng thống nhất hạn chế sự xuất hiện của mâu thuẫn do mọi người đều hài lòng
3.3.1.3 Quy trình giải quyết mâu thuẫn
Bước 1: Công khai sự khác biệt để mọi người củng đối mặt với vấn đề nhằm làm rõ các khía cạnh của mâu thuẫn Sự công khai này cho phép hai bên có thể trình bày và đánh giá mong muốn của nhau
Bước 2: Làm rõ các yêu cầu của mỗi bên Điều nảy có nghĩa là phân tích
các ân ý tâm lý trong các yêu cầu của mỗi bên để xác định cái gì có thé dap ung được và những gì có thể thỏa mãn bằng cách khác Trong quá trình phân tích đó
phải ghi nhớ chính xác mong muốn của hai bên
Bước 3: Tìm ra yêu cầu toàn bộ, yêu cầu thực đang bị các yêu sách thứ yếu pha tạp hoặc sự trình bày thiếu hiệu quả che lấp đi Việc đánh giá lại các mong muốn sẽ dẫn đến một lúc nào đó hai bên thống nhất được các mong muốn với nhau
Cơ sở của phương pháp xử lý mâu thuẫn bằng phương pháp thống nhất chính là quy luật hoàn cảnh Quy luật này chỉ ra rằng khi cả hai bên đã nhìn thấy logic cua hoàn cảnh và cô gang đạt đến sự hiểu biết toàn điện về các nhân tố có
ảnh hưởng đến hoàn cảnh, mọi người sẽ chấp nhận một phương án phù hợp với
hoàn cảnh, và thế là mâu thuẫn tự nó biến mắt
3.3.1.4 Những trở ngại của phương pháp thống nhất
Mary Parker Follet đã vạch ra những trở ngại của phương pháp thống nhất Đầu tiên là thói quen của tính áp chế Người ta thích cảm giác thấy mình là người chiến thắng, để được trải qua cảm giác của sự chính phục Nhưng khi sự thông