1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (ai) trong quản lý logistics của việt nam hiện nay

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Tầm Quan Trọng Của Việc Áp Dụng Công Nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo (Ai) Trong Quản Lý Logistics Của Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Võ Đình Kiệt, Võ Thị Ngọc Hân, Phạm Thị Tiểu Mẫn, Tăng Khánh An, Nguyễn Đức Nhân, Tiền Ngọc Liên
Người hướng dẫn TS. Phạm Nam Thanh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 787,68 KB

Nội dung

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG Ứ

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

ĐỀ TÀI: Đánh giá tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo

(AI) trong quản lý logistics của Việt Nam hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Nam Thanh

Sinh viên thực hiện:

Võ Đình Kiệt 052205002239

Võ Thị Ngọc Hân 052305000442

Phạm Thị Tiểu Mẫn 079305003882

Tăng Khánh An 082305002594

Nguyễn Đức Nhân 070205002170

Tiền Ngọc Liên 079305004298

Lớp: QC2319CLCB

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 5

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 6

3 Phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu nghiên cứu 7

Phần 1: Cơ sở lý thuyết I Khái niệm chung về AI 8

1.1 Khái niệm về AI 8

1.2 Đặc điểm của AI 8

1.3 Mô hình hoạt động của AI 8

1.4 Vai trò của AI 8

1.5 Tầm quan trọng của AI 9

1.6 Lợi ích của AI 9

II Khái niệm chung về quản lý Logistics 11

2.1 Khái niệm về quản lý Logistics 11

2.2 Đặc điểm của quản lý Logistics 11

2.3 Nội dung cơ bản của quản lý Logistics 12

2.4 Vai trò của quản lý Logistics 13

2.5 Tầm quan trọng của quản lý Logistics 13

2.6 Lợi ích của việc quản lý Logistics 14

Phần 2: Đánh giá thực trạng việc ứng dụng công nghệ AI của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay 14

I Những thành công của các doanh nghiệp Logistics khi áp dụng AI phù hợp 14

1.1 Những doanh nghiệp thành công khi áp dụng AI phù hợp 14

1.2 Nguyên nhân 18

Trang 3

II Những khó khăn thách thức của doanh nghiệp khi áp dụng AI chưa phù

hợp 20

2.1 Những doanh nghiệp gặp khó khăn khi áp dụng AI chưa phù hợp 20

2.2 Nguyên nhân 22

Phần 3: Biện pháp khắc phục 24

Phần 4: Kết luận 25

Danh mục tài liệu tham khảo 26

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

AI (Artificial intelligence) hay còn gọi là trí tuệ nhân tạo, đang trở thành một

xu hướng quan trọng và được quan tâm nhất: AI đã đi vào cuộc sống của chúng ta như một phần không thể thiếu AI góp phần tạo nên sự thành công to lớn trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng,… ấn tượng nhất là ứng dụng mạnh mẽ của AI trong việc quản lý Logistics của các doanh nghiệp AI có tiềm năng cực kì lớn trong tương lai nó có thể thay đổi được cách chúng ta sống vàlàm việc AI đem lại những lợi ích to lớn như: tăng cường hiệu suất, cải tiến các hoạt động sản xuất và dịch vụ, hay giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội,… Tuy nhiên AI vẫn còn đặt ra nhiều thách thức về đạo đức, an ninh, hay chưa thực

sự thay thế được con người

Do đó, việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng ứng dụng AI trong quản lý Logistics ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề nóng hổi và có ý nghĩa thực tiễn cực

kì cao, nhằm đề xuất những giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng

AI

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Đề tài đánh giá thực trạng việc ứng dụng AI trong quản lý Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một đề tài sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn cao Bởi vì, trong giai đoạn bùng nổ công nghệ số như hiện nay, AI không những ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động sống của chúng ta Những ứng dụng của AI nói chung rất đa dạng và phong phú nhưng vẫn còn rất nhiều mặt thiếu sót và vấn đề cần phân tích chuyên sâu, đặc biệt là đối với việc ứng dụng AI trong quản lý Logistics Do vậy, việc nghiên cứu nhằm làm rõ những ứng dụng AI trong lĩnh vực này, nhận diện những thực trạng và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông minh nói trên, đề xuất những giải pháp hoàn thiện những thiếu sót và nâng cao hiệu quả áp dụng AI trong lĩnh vực Logistics là rất cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

Nghiên cứu và phân tích các ứng dụng AI trong việc quản lý Logistics của cácdoanh nghiệp Việt Nam hiện nay, cũng như các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan Đánh giá ưu nhược điểm, hiệu quả và hạn chế của ứng dụng AI trong quản lý Logistics.

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ mới và có tiềm năng lớn này, góp phần vào phát triển của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam cùng với đó

là sự phát triển của kinh tế, xã hội nước nhà

3 Phạm Vi Nghiêm Cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này có thể bao gồm các nội dung sau:

Khái niệm, đặc điểm, mô hình hoạt động, vai trò, lợi ích của AI, quản lý Logistics

và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ AI trong quản lý Logistics của các doanh nghiệp tại Việt Nam Thực trạng ứng dụng AI của các doanh nghiệp LogisticsViệt Nam hiện nay, bao gồm các thống kê, số liệu, phân tích và đánh giá về mức độ,hình thức, quy mô, ưu, nhược điểm và những vấn đề phát sinh trong quá trình ứng dụng Những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng AI trong Logistics của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các yếu tố tài chính, công nghệ, nhân lực và thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng AI trong quản lý Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, bao gồm các giải pháp về tài chính, công nghệ, nhân lực và thực tiễn

4 Phương Pháp Nghiên Cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài đánh giá thực trạng việc ứng dụng AI trong quản lý Logistics của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các bước sau:

1 Xác định mục tiêu, đối tượng, phạm vi và giới hạn của đề tài

2 Tổng quan lý luận về khái niệm, vai trò, mô hình hoạt động và lợi ích của việc ứng dụng AI trong quản lý Logistics tại Việt Nam và các vấn đề liên quan khác

Trang 6

3 Phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng ứng dụng AI trong quản lý Logistics giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nhận diện các vấn đề, khó khăn và thách thức trong việc thực hiện tiến hành các ứng dụng này.

4 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công nghệ AI và nâng cao hiệu quả

áp công nghệ này cho các doanh nghiệp Logistics ở Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội

5 Kết Cấu Của Đề Tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì đề tài có 3 phần

Phần 1 Cơ sở lý thuyết về AI và quản lý Logistics

Phần 2: Đánh giá thực trạng ứng dụng AI trong quản lý Logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

Phần 3: Biện pháp khắc phục những hạn chế

Phần 4: Kết luận

Trang 7

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I Khái niệm chung về AI

1.1 Khái niệm của AI

- Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộclĩnh vực khoa học máy tính (Computer science) Là trí tuệ do con người lập trìnhtạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh nhưcon người

1.2 Đặc điểm của AI

- Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như:biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ,tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Vậy AI (hay trí tuệ nhân tạo) đang tham gia rất sâu rộng vào hoạt động ngànhlogistics và đẩy mạnh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp này Lý do là vì ứngdụng AI trong Logistics mang đến nhiều lợi ích, giúp rút ngắn thời gian sản xuất,giảm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh… cho doanh nghiệp

1.3 Mô hình hoạt động của AI

- Mô hình hoạt động của AI dựa trên việc máy tính có thể tự học để cải thiệnchính nó

- Bằng cách sử dụng machine learning (học máy) nó cho phép máy tính hànhđộng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu để thực hiện một nhiệm vụ nhất định (các chương trình này là các thuật toán được thiết kế theo cách mà chúng có thểhọc hỏi và cải thiện theo thời gian khi tiếp xúc với dữ liệu mới)

- ML chỉ hành động máy tính tự học để cải thiện một nhiệm vụ mà nó thực hiện.Hiệu suất của máy tính khi thực hiện nhiệm vụ sẽ trở nên tốt hơn sau khi hoànthành nhiệm vụ đó nhiều lần

- Sử dụng thuật toán —> Phân tích thông tin có sẵn —> Học hỏi từ nó —> Đưa

ra quyết định hoặc dự đoán về một thứ có liên quan

1.4 Vai trò của AI

Trang 8

- Trong cuộc sống hiện đại, Trí tuệ Nhân tạo (AI) đóng một vai trò ngày càng

quan trọng và rộng lớn ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề như:

 Giáo dục: AI được sử dụng trong các ứng dụng giáo dục để tạo ra nội dung giảng dạy tương tác, cung cấp hỗ trợ học tập cá nhân, và theo dõi tiến trình học tập của học sinh

 Y tế: Ứng dụng tiêu biểu nhất của trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế phải kểđến chính là máy bay không người lái, được dùng trong những trường hợpcứu hộ khẩn cấp

 Logistics: Thông qua việc thu thập cũng như phân tích dữ liệu, AI có thể nắmbắt thông tin cũng như hành vi sử dụng dịch vụ của khách hàng, mang lạinhững giải pháp hữu ích trong kinh doanh AI đóng vai trò quan trọng trongmarketing, góp phần làm thay đổi những cách thức tiếp cận với khách hàngmục tiêu

1.5 Tầm quan trọng của AI

- Tăng cường hiệu quả hoạt động: AI có thể tự động hóa các quy trình thủ

công, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí Ngoài ra, AI cũng có thểgiúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác hơn, nhờ khả năng phân tích

dữ liệu lớn và dự đoán xu hướng

- Nâng cao khả năng cạnh tranh: AI giúp các doanh nghiệp logistics nâng caohiệu quả hoạt động, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng hơn và tăngthị phần

- Tăng cường tính bền vững: AI có thể giúp các doanh nghiệp logistics tối ưuhóa các hoạt động, giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường

1.6 Lợi ích của AI

Sự tiến bộ của Trí tuệ Nhân tạo (AI) mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sốnghàng ngày và cho xã hội nói chung như:

Trang 9

- Phát hiện và giúp hạn chế được rủi ro: Trí tuệ nhân tạo có thể giúp con người

dự báo trước những rủi ro của toàn nhân loại như: rủi ro trong kinh doanh, khitham gia giao thông, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh

- Giảm thiểu sức lao động cho con người: Nhờ khả năng tự động hóa cao của

Al mà con người càng ngày càng tiết kiệm sức lao động Cụ thể Al tối ưu hóa hoạtđộng sản xuất, giảm bớt nhân công trong việc vận hành dây chuyền

- Tăng khả năng sáng tạo: Al có thể thay con người đảm nhiệm nhiều công việcnhư đánh giá dữ liệu, giao tiếp với khách hàng Qua đó cho phép con người có thếtập trung khai thác sâu hơn khả năng sáng tạo của bản thân

- Đánh giá và cá nhân hóa dữ liệu: Al có thể giúp con người thấy được nhữngthứ mà họ muốn thấy thông qua hành vi của người dùng

- Quản lí chuỗi cung ứng: AI giúp quản lý tồn kho, dự đoán nhu cầu, và tối ưuhóa quy trình chuỗi cung ứng, giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả

- Xóa nhòa khoảng cách ngôn ngữ: Trong thế giới đa văn hóa và đa ngôn ngữ,trí tuệ nhân tạo đã đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ rào cản ngôn ngữ.Công nghệ dịch máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên giúp dịch và hiểu các ngôn ngữkhác nhau, giúp con người giao tiếp và làm việc với nhau dễ dàng hơn Điều này

hỗ trợ trong thương mại quốc tế, trao đổi kiến thức và nền văn hóa, giúp thế giớitrở nên gắn kết hơn

Trong thời buổi công nghệ hiện đại 4.0, AI (trí tuệ nhân tạo) tham gia đáng kể vào hoạt động Logistics và thúc đẩy sự phát triển của ngành này Nguyên nhân là

do việc sử dụng AI trong logistics mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 10

II Khái niệm chung về quản lý Logistics

2.1 Khái niệm về quản lý Logistics

- Quản lý Logistics (Logistics Management) được hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiêu thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng

2.2 Đặc điểm của quản lý Logistics

Một số đặc điểm quan trọng của quản lý logistics:

- Công nghệ thông tin:

Hệ thống quản lý kho: Sử dụng hệ thống thông tin để giám sát và kiểm soát tồn kho hiệu quả

Theo dõi vận chuyển: Sử dụng công nghệ để theo dõi vận chuyển, cung cấp thôngtin thời gian thực và giảm rủi ro mất mát

- Vận chuyển và phân phối:

Quản lý đối tác vận chuyển: Lựa chọn và quản lý đối tác vận chuyển để đảm bảo chất lượng dịch vụ và chi phí hợp lý

Tối ưu hóa định tuyến: Xác định các tuyến đường và phương tiện vận chuyển để giảm thiểu thời gian và chi phí

2.3 Nội dung cơ bản của quản lý Logistics

Trang 11

Nội dung của quản trị Logistics rất rộng nhưng có 5 hoạt động chính đáng lưu ý sau:

- Quản trị vật tư: Quản trị vật tư hay quản lý các yếu tố đầu vào là hoạt động xácđịnh nhu cầu sử dụng, tìm kiếm nhà cung cấp đến tiến hành mua, nhập kho và đưa vật tư vào quy trình sản xuất Dự trù vật tư ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung, do đó cần được lên kế hoạch và thực hiện đầy đủ

- Dự trữ: Công tác dự trữ phản ảnh sự tích tụ sản phẩm ở từng thời điểm tiêu thụ khác nhau đảm bảo chuỗi cung ứng liên tục, tránh trường hợp đứt gãy Các mặt hàng vật chất như: thực phẩm, thành phẩm, thiết bị hay sản phẩm công nghiệp khác cần được đóng gói, chất hàng, bốc dỡ, nhập kho và phân phối bất cứ khi nào thị trường có nhu cầu

- Kho bãi: Quản trị kho liên quan mật thiết đến khâu tiếp nhận, lưu trữ và vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm từ nơi tiếp nhận đến nơi cần được phân phối Quản trị kho bãi đặt ra yêu cầu duy trì điều kiện kho trong trạng thái an toàn, hệ thống giá kệ, máy móc cùng các thiết bị liên quan đảm bảo vận hành, hạn chế sai số

- Vận tải: Nguyên vật liệu, hàng hoá chỉ có thể đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhờ các phương tiện vận tải Vì thế, vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động Logistics.Vận chuyển hàng hóa triển khai qua nhiều cách thức chuyên chở: đường bộ, đường hàng không, đường sắt hay đường thủy, đường biển Lựa chọn phương thức nào, kết hợp các phương thức ra sao để cắt giảm chi phí, cải thiện tốc độ giao hàng là mục tiêu hàng đầu trong vận tải Logistics

- Quản trị chi phí: Logistics là chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối

ưu hoá vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hoá từ điểm đầu cho đến điểm cuối - người tiêu dùng, nên nếu giảm chi phí tu| tiện ở từng hoạt động riêng l}, chưa chắc đã đạt được kết quả mong muốn Ngoài ra còn có các khoản phí khác như: chi phí nhân công, chi phí hao mòn may móc, thiệt hại do hư hỏng… Tính

Trang 12

toán và cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận tạo điều kiện cải thiện hiệu quả cao nhấttrong quản trị hậu cần.

2.4 Vai trò của quản lý Logistics

- Giảm chi phí vận chuyển: Quản lý logistics giúp định vị các tuyến đường vận chuyển tối ưu, lập kế hoạch vận tải và kiểm soát các khoản chi phí vận chuyển nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Quản lý logistics giúp doanh nghiệp cải thiện quá trình vận chuyển, giảm thời gian và đảm bảo độ chính xác của các quy trình vận chuyển Việc này cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng sự hài lòng của khách hàng

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, quản lý logistics giúp cải thiện quá trình sản xuất và quản lý kho hàng nhằm tạo ra một chuỗi cung ứng liền mạch và hiệu quả

- Quản lý rủi ro: Khi phát hiện ra các rủi ro trước khi chúng xảy ra trong quy trình vận chuyển hoặc quản lý kho hàng, đối tượng quản lý logistics có thể áp dụngcác biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tác động của những rủi ro này đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tăng tính cạnh tranh: Quản lý logistics giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất, giảm thiểu chi phí và tăng tính cạnh tranh, giúp đưa sản phẩm tới khách hàng nhanh chóng và chất lượng tốt hơn

Tóm lại, quản lý logistics là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu được thực hiện đúng cách, nó sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, tăng tốc độ sản xuất và cải thiện mức độ hài lòng của khách hàng

2.5 Tầm quan trọng của quản lý Logistics

- Là chìa khóa đảm bảo giao hàng liền mạch Chúng còn tạo điều kiện đảm bảo vận chuyển, lưu kho và giao hàng nhanh

- Tạo tiền đề để doanh nghiệp tiếp cận thị trường, nhận sự tín nhiệm từ người dùng, các đơn đặt hàng lặp lại thường xuyên, doanh thu gia tăng

2.6 Lợi ích của quản lý Logistics

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w