1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề gia Đình trong thời kỳ quá Độ lên chủ nghĩa xã hội thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia Đình việt nam hiện nay

45 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 8,57 MB

Nội dung

Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra những người khác, sinh sôi nấy nở - đó là quan hệ

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRUONG ĐẠT HOC BACH KHOA

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BAO CÁO KET QUA LAM VIEC NHOM VA BANG DIEM BTL Mon: CHU NGHIA XA HOI KHOA HOC (MSMH: SP 1035) Nhém/Lép: LOI Tén nhém: 22 HK 231 Năm học 2023 - 2024

VẤN ĐÈ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIÁ

XAY DUNG, PHAT TRIEN GIA DINH VIET NAM HIỆN NAY

„ Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phần công “bem “ở

1 | 2115245 | Bui Thi Linh Uyên | Chuong 2, 2.2, 2.3

4 | 2115305 | Trần Liêm Tài Vinh _ | Phần mở đầu, phần kết luận

5 2115311 | Trương The Vinh | Chương2,22

6 | 2112700 | Phạm Thị Mai Xuân | Chuong 2, 2.1

7 2115371 | Hoàng Thị Hải Yến | Tổng hợp word

Họ và tên nhóm trưởng: Bùi Thị Linh Uuên SỐ ĐT 0774513056 — Email tyen.bui021103 @hemut.edu.vn Nina K€ Ct GV - ad Cie tiestesaegnsesieseeiesnes

Trang 3

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

ThS Đoàn Văn Re

Trang 4

Trang

1 Tinh cấp thiết cotta dé tai ccccccccsesseseeessessesseesevssevsnessevsietseeevesesetenessteneeees 4

3 Phạm vi nghiên cứu

Lên c0 0 idHa 5

5 Phương pháp nghiên cứu 2c 21121121121 122121 1111121211 211121011 1110011101101 2xx 6

Chuong 1 VAN DE GIA DINH TRONG THOI KY QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình -«- << sssesseses 7

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 8 1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 9

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội 9

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIEN GIA

2.1 Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 13

2.2 Thực trạng xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua 15 2.2.1 Những mặt đụt được và ngHyên nhâH 15 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 27 2.3 Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới 38 2.3.1 Giải pháp phát huy mặt đạt được 38

1

Trang 5

II KẾT LUẬN

IV TAI LIEU THAM KHẢO

48

49

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Hà Nội tôn vinh những gia đình giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống, vun dap những giá tri gia dinh trong cuộc

Hình 2.2 Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con

Hình 2.3 Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm giới để chăm sóc và phát triển trẻ thơ”

(27/03/2023) 2e 19

Hinh 2.4 Khung canh buổi tập huấn tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long

Hình 2.5 Đại diện các ban ngành và ƯNFPA tại hội thao “Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề mại đâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyền con

TƯỜII occ 0002002011 12112121121 21111 11121112115 111111 211 1101211 1111111151111 11 11 11511 11 H111 11 H1 H11 He 21 Hình 2.6 Một số kết quả giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 222222 22222 cee 23

Hình 2.7 Tỷ lệ tảo hôn của người dân tộc thiểu số theo giới tính và vùng kinh tế xã hội theo báo cáo kết quả điều tra kinh tế - xã hội của 53 dan téc thiểu số năm 20 19 28

Trang 7

I MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là một khái niệm quen thuộc gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta Đó là nơi mọi người cùng chung sống và xây dựng lên những quan hệ gắn

bó, có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định đến sự tổn tại và phát triển của xã hội C Mac và Ph Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra những người khác, sinh sôi nấy nở - đó là quan hệ giữa chỗng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.”'

Gia đình được hình thành dựa trên hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ huyết

thông và quan hệ hôn nhân Trong một gia đình, ngoài quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ đối với con cái, còn có những quan hệ khác như quan hệ giữa ông bà với cháu, quan hệ giữa cô, dì, chú, bác với cháu, giữa anh chị em với nhau, và các mối quan hệ

này có sự liên kết mật thiết với nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế

và các thê chế về chính trị

Công tác xây dựng gia đình ở nước ta đã có nhiều bước tiến, góp phân cải thiện

đời sống nhân dân Đây là kết quả của sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và sự đóng góp của các tô chức xã hội, các gia đình và cá nhân Một số hoạt

động tiêu biểu có thể kế đến như: hỗ trợ nhiều gia đình vượt qua khó khăn,; phát huy

vai trò của gia đỉnh trong chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ phụ nữ và trẻ em; tăng cường giáo dục, tuyên truyền về đạo đức, lỗi sống trong gia đình; tham gia vào công tác xóa đói, giảm nghèo; Tuy nhiên, công tác xây dựng gia đình cũng còn một số hạn chế và khó khăn như: sự phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội chưa hiệu quả; sự ảnh hưởng của toàn câu hóa và hội nhập văn hóa gây ra những biến động tiêu cực cho gia đỉnh; việc triển khai chính sách về gia đình chưa có sự tập trung, có hiện tượng phân biệt giới ở một số nơi gây ra các vẫn nạn xã hội

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “ Vấn đề gia đình trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực rụng và giải pháp xây dựng, phút triển gia đình Việt Nam hiện nay” đề nghiên cứu

1 Bộ Giáo duc va Dao tao (2021) Giáo mình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, tr.240

Trang 8

Thứ nhất, vẫn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thứ bai, thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam

hiện nay

4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề gia đình

trong thời kỳ quá độ lên chú nghĩa xã hội

Thứ bai, đánh giá thực xây đựng, phát triển gia đình Việt Nam thời gian qua

Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên

cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tông hợp; phương pháp lịch sử - logic

6 Kết cầu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2

chương:

Chương 1: Vẫn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 9

IL NOI DUNG

Chuong 1 VAN DE GIA DINH TRONG THOI KY QUA DO LEN

CHU NGHIA XA HOI

1.1 Khai niém, vi tri va cac chire nang cua gia dinh

LAT, Khai niém gia đình

Trên thế giới có nhiều nền văn hoá, nhiều lối sống khác nhau, nên tất yếu có nhiều hình thức và cấu trúc gia đình khác nhau Vì vậy, không có một quan niệm đuy nhất về gia đình và người ta cũng không thê đưa ra một định nghĩa dé có thể áp dụng cho toàn cầu

C.Mác và Ph Ăngghen khi đề cập đến gia đình đã cho rằng: “Quan hệ thứ ba

tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bat dau tao ra những người khác sinh sôi nấy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cải, đó gọi là gia đình”!

Đối với chúng ta, có thê định nghĩa gia đình như sau: Gia đình là một thiết chế

xã hội thu nhỏ hết sức quan trọng, là đơn vị của xã hội và là một hình thức tê chức đời sống cộng đồng của con người, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi đưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình

1.1.2 VỊ trí của gia đình trong xã hội

Thứ nhất, gia đình là phần tử nhỏ nhất của xã hội

Gia đình có vai trò quyết định sự tổn tại, phát triển của xã hội Với các chức năng

cơ bản của gia đình, gia đình như là một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở cầu tạo nên xã hội Muốn xã hội phát triển mạnh mẽ thì phải tạo ra được gia đình tốt trước

Thứ hai, gia đình là tô ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời

sông cá nhân của môi thành viên

1 Bộ Giáo dục và Dao tao (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật

Trang 10

Gia đình là môi trường lý tưởng tốt nhất để một cá nhân có thể nhận được yêu thương, nuôi dưỡng cho đến lúc trưởng thành, phát triển toàn điện về thể lực, trí tuệ

Đó là cơ sở để hình thành một người công dân tốt cho xã hội, cho đất nước

Thứ ba, gia đình là sự kết nỗi giữa cá nhân với xã hội

Gia đình được coi như là một xã hội thu nhỏ đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống,

vì thế nó có sức ảnh hưởng rất to lớn đến sự hình thành và phát triển của mỗi người

Những tỉnh cảm thiêng liêng, sâu sắc giữa các thành viên như cha mẹ và con cái, anh

em ruột thịt mà không một cộng đồng nào có được Tuy nhiên mỗi cá nhân không thê chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà còn có nhu cầu xã hội Gia đình tác động lên xã hội thì ngược lại, sự ảnh hưởng của xã hội cũng tác động lên gia đình, nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tư tưởng, lối sống, văn hoá và nhân cách của mỗi con người

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

Thứ nhất, chức năng tải sản xuất ra con người

Đây là chức năng riêng biệt của gia đình, nhằm duy trì giống nòi, cung cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp nguồn lao động mới cho nền công nghiệp, kinh tế của quốc gia để đảm bảo cho sự phát triển bên vững của xã hội Ngoài ra, còn đáp ứng cho

chính hạnh phúc của vợ chồng trong gia đình vì con cai chính là kết tỉnh tình yêu của

bế mẹ

Thứ bai, chức năng kinh tê

Đây là chức năng cơ bản của gia đình vì gia đình bao gồm những hoạt động sản

xuất kinh doanh và tiêu dùng để thoả mãn các nhu cầu cân thiết của từng thành viên

trong gia đình, tạo ra của cải, vật chất cho xã hoi, dam bao sw sống cho từng thành viên, fạo cơ sở cho một nên kinh tế xã hội hùng mạnh

Thứ ba, chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái

Đây là một chức năng vô cùng quan trọng Mặc dù có sự hỗ trợ từ xã hội, gia

đình là môi trường đầu tiên , tác động lớn đến sự phát triển và hình thành nhân cách,

đạo đức mỗi con người Nuôi đưỡng dạy dỗ con con cái trở thành người có ích cho gia

Trang 11

lối sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng

Thứ tư, chức năng thoả mãn nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên

Đây là chức năng bao gồm việc thoả mãn nhu cầu tình cảm, văn hoá, tinh than cho các thành viên Sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc là nhu cầu tình cảm, là trách nhiệm đạo lý, lương tâm của mỗi người Đời sống nội tâm gia đình thoả mãn nhu câu tình cảm cho vợ chồng, yêu thương giữa cha mẹ đối với con cái

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thoi ky qua độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Cơ sở kinh tẾ - xã hội

Cơ sở kinh tế - kinh tế xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Tương ứng

trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, mà cốt lõi là chế độ sỡ hữu xã

hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình

đăng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội

Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu là nguồn gốc của sự áp bức bốc lột và bất bình đăng trong xã hội cũng như trong gia đình sẽ giúp xoá bỏ quan điểm thống trị của người đàn ông trong gia đình Cơ sở đề biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp, người phụ nữ cũng sẽ được tham gia lao động đóng góp vào sự phát triển của xã hội

Cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện là dựa trên tỉnh yêu chứ không phải vì lý

do kinh tế, địa vị xã hội, hay một sự toan tính hay ép buộc từ bất kỳ nguyên nhân nào

khác

1.2.2 Cơ sử chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhà nước cũng chính là công cụ xoá bỏ những luật lệ phân biệt cũ kỹ, lạc hậu đè nặng lên vai người phụ nữ

Vai trò của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thế hiện rõ nét ở vai trò hệ thống pháp

luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm

8

Trang 12

gia đỉnh sẽ được bảo vệ và đảm bảo xây dựng gia đình hạnh phúc

1.2.3 Cơ sở văn hoá

Những giá trị văn hoá được xây dựng dựa trên nên tảng hệ tư tưởng chính trị của

giai cấp công nhân, từng bước hình thành và dân dan giữ vai trò chỉ phối nền tảng văn

hoá, tỉnh thần của xã hội

Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, ứng dụng của khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ dân trí, nhận thức, quan điểm mới làm nền tảng xây dựng những giá trị văn hoá, chuẩn mực xã hội mới Qua đó điều chỉnh các mối quan hệ gia đình một cách hiệu quả trong quá trình xây đựng xã hội chủ nghĩa Cơ sở văn hoá gắn liền với kinh tế, chính trị sẽ đảm bảo cho việc xây dựng gia đình đi đúng đường lối của Đảng

và nhà nước hiệu quả

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiễn bộ

Thứ nhất, hôn nhân tự nguyện

Hôn nhân tự nguyện là hôn nhân xuất phát từ tình yêu nam và nữ, là khát vọng tình yêu của con người trong mọi thời đại, không bị ngăn cắm hoặc ép buộc ở bất kỳ hình thức nào Hôn nhân không được xây dựng dựa trên cơ sở tình yêu thì hạnh phúc

gia đình bị hạn chế

Thứ bai, hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Bản chất tình yêu là không thê chia sẻ cho bất kỳ ai khác ngoài hai người yêu

nhau, hôn nhân một vợ một chồng là kết quả tất yêu xuất phát từ tình yêu Một vợ một

chồng là điều kiện đám bảo hạnh phúc gia đình, phù hợp với quy luật tự nhiên, phủ

hợp chuẩn mực đạo đức con người Quan hệ vợ chồng bình đăng cũng là cơ sở cho sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái và giữa anh em ruột thịt với nhau

Thứ ba, hôn nhân được đảm bảo về quyền pháp lý

Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vẫn để riêng của mỗi gia đình mà còn là vấn đề chung cho toàn xã hội Tình yêu giữa nam và nữ là riêng tư,

không ai co thé can thiệp Nhưng đã đi đến hôn nhân nghĩa là có sự thừa nhận của xã

Trang 13

hội, của gia đình, biểu hiện bằng thủ tục pháp lý hôn nhân, thê hiện sự tôn trọng trong

tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm cua ca nhân đối với gia đình, xã hội

và ngược lại

10

Trang 14

Gia đình là một thiết chế xã hội thu nhỏ hết sức quan trọng, là đơn vị của xã hội

cơ sở và là một nhóm tình cảm tâm lý đặc thù, là hình thức tô chức đời sống cộng đồng của con người dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên trong gia đình Và gia đình có một vị trí đặc biệt quan trọng trong xã

hội, là phần tử nhỏ nhất của xã hội quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội; là tổ

am mang lại hạnh phúc cho con người nói chung và mỗi thành viên trong gia đình nói riêng: là sự kết nói giữa các cá nhân với xã hội Chính vì lẽ đó mà chức năng của gia đình đóng góp vào sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội với các chức năng cụ thé la: tai san xuất ra con người nhằm duy trì nòi giống, cung cấp sức lao động cho xã

hội đề đâm bảo sự phát triển của xã hội; chức năng kinh tế bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh doanh và tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thành viên và nhằm

đâm bảo cho gia đình có được một cuộc sống hạnh phúc và ấm no; nuôi dưỡng và giáo duc con cái giúp cho con cái trở thành người có ích cho xã hội thông qua việc giáo dục

về đạo đức, lối sống hằng ngày Xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội dựa trên bốn cơ sở sau: cơ sở kinh tế - xã hội; cơ sở chính trị - xã hội; cơ sở văn

hóa; hôn nhân tiễn bộ tuân theo chế độ tự nguyên và một vợ, một chồng bình đẳng

11

Trang 15

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, PHÁT TRIÊN

GIA DINH VIET NAM HIEN NAY

2.1 Chién lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030

2.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu chung của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 là xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, là nơi nuôi dưỡng nhân cách và góp phân vào sự phát triển bền vững của đất nước Các mục tiêu cụ thê trong việc xây dựng gia đình Việt Nam bao gồm:

Mot ld, cung cấp thông tin, kiến thức và phòng ngừa tệ nạn xã hội cho 100% gia

Séu là, xây dựng mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đỉnh

dé giảm tác hại, đặc biệt đối với phụ nữ, người yếu thé va trẻ em

cực đến gia đình, đặc biệt là đối với các gia đình trẻ Trang bị kiến thức và kỹ năng để

phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đỉnh Loại bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu

12

Trang 16

trong hôn nhân và gia đình Tổ chức các chiến dịch truyền thông kết hợp với các ngày

lễ và tháng hành động quốc gia về gia đình

Thứ bai, hoàn thiện chính sách và pháp luật về gia đình

Sửa đôi, bố sung quy định về giáo dục đạo đức, lỗi sống trong gia đình, phòng chống bạo lực và bình đẳng giới Khuyến khích và đánh giá các hoạt động công tác gia đình, đặc biệt là phòng chống bạo lực gia đình Điều chỉnh các chính sách hỗ trợ phát

triển kinh tế và giảm thiểu tác động tiêu cực đến nên kinh tế gia đình

Thứ ba, xây đựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho

mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển

Nghiên cứu và xây dựng giá trị gia đình phù hợp với yêu cầu phát triển của đất

nước Tăng cường giáo đục văn hóa, giá trị gia đình và lỗi sống văn minh cho thế hệ trẻ Hoàn thiện và triển khai "Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đỉnh" Thực hiện hành vi văn hóa lành mạnh tạo sự gắn kết và truyền thống giá trị tốt đẹp Xây đựng và tôn vinh

gia đình kiểu mẫu, áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm minh đối với vi phạm liên

quan đến công tác, lĩnh vực gia đình

Thứ t, nâng cao quản lý nhà nước về gia đình

Cải tiễn tô chức bộ máy thực hiện công tác gia đình và phát triển mạng lưới cộng

tác viên dân số, gia đình và trẻ em Đào tạo và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ

và công chức Xây dựng dịch vụ công liên quan đến văn hóa, giáo đục và chăm sóc sức khỏe Hỗ trợ gia đình lao động di cư, công nhân và thúc đây bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình Đồng thời, cung cấp tư vấn và giáo đục về hôn nhân gia đình

và xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình, triển khai các chương trình, đề án, dự án Thứ năm, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư, huy động xã hội hóa, phát

triển lĩnh vực gia đình

Đề phát triển lĩnh vực gia đình, cần sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng để cung cấp các dịch vụ gia đình và hỗ trợ tích cực cho các gia đình khó khăn

13

Trang 17

2.2.1 Những mặt dạt được và nguyên nhân

2.2.1.1 Những mặt đạt được

a Nâng cao nhận thức, đây mạnh tuyên truyền, giáo dục về giá tri gia đình trong tình hình mới

Thứ nhất, công việc phô biến, giáo dục và tuyên truyền giá trị gia đình được chú

trọng ở mọi cấp lãnh đạo, hướng dẫn và thúc đây mô hình gia đình văn hóa Một số

tỉnh thành đã làm tốt công tác tuyên truyền và khen thưởng các gia đình gương mẫu gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống Điều này đã khuyến khích nhiều gia đình theo gương, đặc biệt là các gia đình trẻ

Hình 2.1 Hà Nội tôn vinh những gia đình giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thông, vưn đắp những giả trị gia đình trong cuộc sống!

Thứ bai, quốc gia ta đã thành công trong việc triển khai nhiều chiến dịch xây

dựng gia đình văn hóa, gia đình tiên tiến, gia đình chuẩn mực ứng xử, kết hợp với

các hoạt động khen thưởng được tổ chức hàng năm Theo số liệu của Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch, năm 2022, có hơn 90% các gia đình trên cả nước đạt danh hiệu gia đình văn hóa

b Hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình

1 Giang Nam (26/06/2023) Tôn vinh Gia đình van héa-hanh phic tiêu biểu Thủ đô Truy cập từ

https://nhandan.vn/ton-vinh-gia-dinh-van-hoa-hanh-phuec-tIeu-bieu-thu-do-posf759357.html

14

Trang 18

thực hiện các chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng được chú trọng để có

thé đáp ứng, phù hợp với sự phat trién của xã hội

Cụ thể ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật

Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 Trong đó, có 10 điểm mới so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 như: sửa đôi khái niệm về bạo lực gia đình, cụ thê bố

sung cụm từ “7h dục”; mở rộng đối tượng bạo lực gia đỉnh ngoài phạm vi hôn nhân

và 16 hành vi bạo lực gia đình khác; Đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm giải phóng, chống bạo lực gia đình; Bỗ sung quyền lợi của người bị bạo lực gia đình; mở rộng 6 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vị bạo lực gia đỉnh

Dựa trên Quyết định số 96/QÐ-TTg ngày 19/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ

về phê duyệt Chương trình giáo đục đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2030,

Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La đã thông qua các quyết định ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 01/3/2022 thực hiện duy trì hoạt động của 168 mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; mô hình hoạt động độc lập: 290 câu lạc bộ gia đỉnh phát triển bên vững: 487 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; 552 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng:

163 đường dây nóng ' Ngoài địa bàn tính Sơn La, một số khu vực trọng yếu khác

cũng đang phát triển các mô hình cứu trợ và bảo vệ, tạo điều kiện thuận lợi để các nạn

nhân được đảm bảo về quyên lợi

c Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi

thành viên được phát triển toàn diện và hưởng thụ thành quả phát triển

Thứ nhất, trong công cuộc tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát triển toàn diện thì

việc xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ đôi mới phù hợp nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự vận động và phát triển của xã hội

Hệ giả trị gia đình Việt Nam là tập hợp những giá trị văn hóa, đạo đức, tình cảm, tỉnh thần và lối sống của người Việt trong mối quan hệ gia đình Nhà nước tô chức,

1 Diệp Hương (07/04/2023) 100% cde địa phương đưa nội dưng giáo due dao đức, lỗi sống, giáo duc

hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào hương ước, quy tước Truy cập từ https://sonla.gov.vn/ttin-van- hoa-xa-hoi/100-cac-dia-phuong-dua-noi-dung-giao-duc-dao-duc-loi-song-giao-duc-he-gia-tri-gia-

dinh-trong-tho-704958

15

Trang 19

bàn luận về hệ giá trị gia đình trong thời kỳ đối mới tại phiên thảo luận thứ nhất với

chu dé “Hé gid tri gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”

PHIÊN THẢO LUẬN THỨ NHẤT

“HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH VÀ CHUAN MUC CON NGƯỜI VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ MỚI”

Tình 2.2 Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Hệ giá trị gia đình và chuẩn mực

con người Việt Nam trong thời kỳ mới ”"

Thứ hai, với quan điểm của Thủ tướng chính phủ ban hành trong Quyết định

phê duyệt chiến lược phát triển gia đình việt nam đến năm 2030, “Pbá/ huy vai trò của

gia đình nhằm tạo môi trường giáo dục sớm, góp phần xây dựng con người có nhân cách, lỗi sống tốt đẹp, phát triển toàn điện, trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”? Nhà nước tiễn hành phô biễn đến các cơ quan, đơn vị công tác tô chức và phát động đến các tính thành thực hiện các buổi tập huấn, giao dục và hướng dẫn cho cha, mẹ cách nuôi day trong việc hình thành

và phát triển của trẻ

1 Nhóm phóng viên (29/11/2022) Xá đựng hệ giá trị của gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thoi ky moi Truy cap tir https://dangcongsan vn/tu-tuong-van-hoa/xay-dung-he-gia-tri-gia-dinh- va-chuan-muc-con-nguoi-viet-nam-trong-thoi-ky-moi-625964 html

? Quyết định 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 Truy cập từ https://huvienphapluat.vn/van-ban/Van- hoa-Xa-ho1/Quyet-dinh-223§-QID-TTg-2021-Chien-luoc-phat-trien-gia-dinh-Viet-Nam-den-2030-

499257.aspx

Trang 20

Một số các dự án được triển khai như: Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm giới

dé chăm sóc và phát triển trẻ tho” (GRP SPAD FY23) tại 6 vùng sau: Hà Giang 1, Hà

Giang 2, Lai Chau, Quang Binh, Quang Tri va Kon Tum với 13 huyện, 66 xã, 698

thôn bản vùng đân tộc thiểu số trong giai đoạn từ 2020 — 2025

Hình 2.3 Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm giới đề chăm sóc và phat trién tré thơ” (GRP SPAD FY23) tại thành phố Hà Giang (27/03/2023)!

d Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước về gia đình

Thứ nhất, đề thực hiện tốt các chức năng công tác gia đình, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Dân số - Phát triển trong năm 2023, việc tập huấn nâng cao năng

lực cho mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình là việc làm rất cần thiết Cụ thê tại

Tân Hưng, Long An vừa tổ chức lớp tập huấn về Công tác Dân số - Phát triển cho trên

80 cộng tác viên dân SỐ, gia đình và trẻ em

1 Xuân Phúc (27/03/2023) Tập huấn kỹ năng hướng dẫn các chủ đề sinh hoạt nhóm cha mẹ U10 năm

2023 Truy cập từ https://baohagiang.vn/xa-ho1⁄202303/tap-huanky-nang-huong-dan-cae-chu-de-sinh- hoat-nhom-cha-me-u10-nam-2023-b2a332 1/

17

Trang 21

Thứ hai, đề thực hiện toàn tô chức bộ máy, xây dựng mạng lưới cộng tác viên

dân số và cơ chế phối hợp liên ngành và phát triển đa ngành, theo đó Thủ tướng chính

phủ đã ký Quyết định 496/QĐ-TTg Phê Duyệt Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình

tô chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp kết hợp công tác dân số và phát triển

các cấp ? Cụ thé với mạng lưới cộng tác viên dân số kiêm cộng tác viên gia đình và trẻ

em, triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số kiêm cộng tác gia đình và trẻ em

Thứ ba, việc phòng chống bạo lực gia đình không chỉ là vấn đề cấp thiết của riêng Việt Nam mà còn của cả khu vực trên thé giới Nhằm trao đổi, hỗ trợ và hợp tác giữa các tô chức quốc tế, Bộ văn hóa, Thể thao du lịch đã vận động và tham khảo kinh

nghiệm ở các nước phát triển Theo đó, nước ta đã phối hợp với các tổ chức như: Cơ

quan-Hợp tác Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha (AECID), Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc

(UNICEF), Co quan phat triển quốc tế Đan Mạch-DANIDA,

1 Duy Phước (13/09/2023) Tập rung giáo đục giới tích cho trẻ vị thành niên, thanh niên Truy cập từ https://la3 4.com.vn/tan-hung-tap-huan-giao-duc-suc-khoe-gioi-tinh-cho-vi-thanh-nien-thanh-nien-

114087 him

2 Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thú tướng Chính phú phê duyệt Đề án Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy, mạng lưới và cơ chế phối hợp liên ngành làm công tác dân số và pham-phap-luat/quyet-dinh-so-496qd-ttg-ngay-303202 1-cua-thu-tuong-chinh-phu-phe-duyet-de-an- nghien-cuu-xay-dung-mo-hinh-to-chuc-bo-may-7360

18

Trang 22

Hình 2.5 Đại điện các bạn ngành và UNFPA tại hội thảo “Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách, chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình và giải quyết vấn đề mại dâm dựa trên bằng chứng và tiếp cận quyên con người”

e Phát huy hiệu quả các nguồn lực đâu tư, huy động xã hội hoá, phát triển lĩnh vực gia đình

Thứ nhất, với truyền thông giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, nước ta thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, tương trợ vượt qua mọi khó khăn, giải quyết thiết thực

các vấn để nâng cao đời sống vat chat, tinh than ở từng hộ gia đình

Theo Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội, kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghéo nam 2022 theo chuẩn nghẻo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi toàn

quốc vào tháng 1/2023, tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo)

chung toàn quốc là 7,52% Tông số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.972.767 hệ.”

1 Bích Nguyên (15/12/2017) 4,1 riệu USD đề phòng ngừa bạo lực giới, bạo lực gia đình Truy cập từ https://www.bienphong.com vn/4 1 -trieu-usd-de-phong-ngua-bao-luc-gioi-bao-luc-gia-dinh-

post216029 html ‹ „

? Lý Hà (22/6/2023) Giảm nghèo bên vững năm 2023, găn với thực hiện Chỉ thị 05 Truy cập từ

https://vneconomy.vn/giam-ngheo-ben-vung-nam-2023-gan-voi-thuc-hien-chi-thi-05.htm

19

Ngày đăng: 19/12/2024, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w