I, Khái niệm Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bóhữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Mặt trận Tổ quố
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-
-TIỂU LUẬN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
VIỆT NAM
(Học kì 3 nhóm 3 năm học 2022 – 2023)
ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
LỚP : HETHONGCTVN.1
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MÃ SINH VIÊN : A44174
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS LÊ THỊ MINH TRÂM
HÀ NỘI – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
TIỂU LUẬN
MÔN: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
LỚP : HETHONGCTVN.1
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
MÃ SINH VIÊN : A44174
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS LÊ THỊ MINH TRÂM
HÀ NỘI – 2023
2
Trang 3PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ vai trò của nhà nước pháp quyền trong kiến tạo một phương thức quản lý xã hội dân chủ và khoa học Qua các kỳ đại hội của Đảng, từ Đại hội VII đến nay Đảng ta luôn nhất quán chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân
Dựa vào kiến thức đã được học cũng như hiểu biết của bản thân, trong bài tiểuluận em sẽ tìm hiểu về chủ đề: Đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện xây dựngnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trong quá trình làm bài cũng như tìm kiếm thông tin, do tầm hiểu biết của emvẫn còn những điểm hạn chế nên việc sai sót nhầm lẫn không thể tránh khỏi Vìvậy, em rất mong nhận được những lời nhận xét cũng như góp ý từ phía thầy để cóthể khắc phục lỗi sai cũng như tăng thêm tầm hiểu biết của em về mọi mặt của vấnđề
1.2 Đối tượng và phạm vi tiểu luận
- Đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam
1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của tiểu luận
- Tìm hiểu đổi mới hệ thống chính trị trong điều kiện xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.4 Phương pháp sử dụng trong quá trình làm tiểu luận
Tập hợp các thông tin, các nguồn tài liệu được lưu trữ trong sách hoặc trênInternet
3
Trang 4 Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ đưa ranhững nhận xét, đánh giá,… cho từng mục trong tiểu luận Sau đó viết ra kết quảnghiên cứu của mình vào tiểu luận.
Sử dụng máy tính để soạn thảo
4
Trang 5PHẦN 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY.
2.1 Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
I, Khái niệm
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể thống nhất, gắn bóhữu cơ, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện đầy đủ quyền làm chủ củanhân dân và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa Hệ thống chính trị ởnước ta vận hành theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ
1 Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhânViệt Nam, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam;đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dântộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưtưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức
cơ bản Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xãhội Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách vàchủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động tổ chức, kiểmtra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên Đảng thống nhất lãnhđạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có
đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thốngchính trị Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các
tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, nhất làngười đứng đầu
Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảnggắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động
5
Trang 6trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị bằngnhững phương thức chủ yếu sau:
Một là, lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết: Đảng đề ra các chủ trương,
nghị quyết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Đó là những quan điểm, nhữngnguyên tắc, những tư tưởng chỉ đạo các lĩnh vực hoạt động của đời sống chính trị,kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại để các tổ chức khác trong
hệ thống chính trị vận dụng, thể chế hoá thành các chương trình, kế hoạch công tác
và tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng của từng tổ chức
Hai là, lãnh đạo thông qua công tác tư tưởng: Thông qua công tác tuyên
truyền, giáo dục chính trị tư tưởng; công tác văn hoá, văn nghệ; đặc biệt thông quađội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để đưa các chủ trương, chính sách, nghịquyết của Đảng và cấp uỷ tới cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm tạo
sự đồng thuận trong Đảng và trong xã hội, từ đó thực hiện một cách thống nhất.Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải là một tấm gương để quần chúng nhân dânnoi theo
Ba là, lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ: Đảng sử dụng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan của hệ thống chính trị một mặt xâydựng nên các chủ trương, nghị quyết, nhưng mặt khác cũng chính họ là nhân tố cơbản để triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của mình; độngviên, lôi cuốn quần chúng nhân dân thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà nghịquyết của Đảng đã đề ra
Bốn là, lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát là biện
pháp hữu hiệu để bảo đảm các chủ trương, nghị quyết của cấp ủy đề ra là đúngđắn, được chấp hành nghiêm túc, đạt được kết quả và hiệu quả Kiểm tra, giám sát
là hoạt động không thể thiếu trong công tác lãnh đạo của Đảng, làm cho sự lãnhđạo gắn với thực tiễn, khắc phục tư tưởng chủ quan, nóng vội, bệnh quan liêu, hìnhthức trong lãnh đạo
Năm là, lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần
chúng và nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị Dưới sự lãnh đạo của6
Trang 7Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng có nhiệm vụ tập hợp, xâydựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về tư tưởng chính trị; tuyêntruyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tham gia giám sát hoạtđộng của cơ quan nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh,kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhândân.
2 Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền củanhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhândân ta mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước ban hành phápluật, tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa
Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện quyềndân chủ của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sátcủa nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quanliêu, tham nhũng, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của côngdân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của
Tổ quốc và nhân dân
Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tậptrung, dân chủ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phân cấp,đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Trung ương
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất ba quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơquan trong việc thực hiện ba quyền đó
3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội
7
Trang 8Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cánhân tiêu biểu của các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệthống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Đảng Cộng sản ViệtNam vừa là thành viên vừa là người lãnh đạo Mặt trận Mặt trận hoạt động theophương thức hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa cácthành viên
Các đoàn thể chính trị- xã hội (Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp
phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân) tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích
đã xác định trong điều lệ của đoàn thể, vừa vận động đoàn viên, hội viên giúp nhauchăm lo, bảo vệ các lợi ích thiết thực, vừa giáo dục nâng cao trình độ mọi mặt chođoàn viên, hội viên, vừa tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội
Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội thông qua tổ chức của Đảng được lập trong cơ quan Nhà nước,Mặt trận và các đoàn thể (Ban cán sự đảng, đảng đoàn); thông qua đội ngũ cấp uỷviên và đảng viên công tác trong các cơ quan Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể; lãnhđạo bằng nghị quyết của Đảng, bằng công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra,giám sát Đảng lãnh đạo lực lượng vũ trang tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt và lãnhđạo trực tiếp Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
-PHẦN 3 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM HIỆN NAY
Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trongmột hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng
cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầmquyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác
8
Trang 93.1 Thực trạng Hệ thống chính trị ở nước ta:
Hệ thống chính trị nước ta tỏ rõ ưu việt trong hai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dântộc, thống nhất đất nước Sau chiến tranh, đất nước trải qua nhiều khó khăn chủquan và khách quan, đặc biệt là sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, nhưngchúng ta vẫn đứng vững được vượt qua thử thách, khủng hoảng đưa đất nước pháttriển lên một bước mới, đạt được nhiều thành tựu to lớn
Nguyên nhân của những thành tựu đó là “do Đảng ta có bản lĩnh vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn, Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành, quản lý; toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động sáng tạo, tiếp tục thực hiện đổi mới, ra sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
Bên cạnh những thành tựu, hệ thống chính trị nước ta cũng bộc lộc những yếu kém:
Cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý chưa được cụ thể hóa,chưa phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, phương thức và phạm vi hoạt động của từng chủ thể trong hệ thống chính trị.Chưa thực hiện tốt các cơ chế tổ chức thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước Dẫn đến tình trạng chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả của quá trình thực thi quyền lực nhà nước Chúng ta còn chưa thực hiện đầy đủ và đúng đắn các nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Còn quan niệm giản đơn về thống nhất quyền lực nhà nước và sự phân công các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền.Việc phân cấp phân quyền cònchưa hợp lý, còn tình trạng vừa chồng chéo, vừa bỏ trống trong thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương Các tổ chức chính trị - xã hội hành chính hóa, hoạt động kém hiệu quả
Những yếu kém của hệ thống chính trị được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lầnthứ XI chỉ rõ:
Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chưa được phát huy đầy đủ Quyền làmchủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm Việc thựchành dân chủ còn hình thức Việc tuyên truyền vận động, tập hợp, thu hút nhân dântham gia các phong trào, cuộc vận động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhândân còn hạn chế Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưasâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở
9
Trang 10Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triểnkinh tế và quản lý đất nước Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổchức thực thi pháp luật còn yếu Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý,biên chế cán bộ công chức tăng thêm, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ,còn chồng chéo Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu; thủ tục hành chính còn gâyphiền hà cho tổ chức và công dân.
Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra Công tác xâydựng Đảng còn nhiều hạn chế yếu kém, chậm được khắc phục Công tác nghiêncứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầmquyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãnh phí, quan liêu… còn tiếp tụcdiễn biến phức tạp Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và Mặt trận
tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trên một số nội dung còn chưa rõ, chậm đổimới…
3.2 Thực trạng hệ thống chính trị đối với bộ máy Nhà nước:
3.2.1 Ưu điểm
+Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnhvực Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên” Cụ thể:Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượnghoạt động Hệ thống pháp luật được bổ sung Hoạt động giám sát đã tập trung vàonhững vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của đất nước Việc thảo luận, quyết định kếhoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, các dự án, công trìnhtrọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội có nhiều cải tiến nội dung, phươngpháp công tác; đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội
10
Trang 11- Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh, giảm đầu mốitheo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Quản lý, điều hành củaChính phủ, các bộ năng động, tập trung nhiều hơn vào quản lý vĩ mô và giải quyếtnhững vấn đề lớn, quan trọng Cải cách hành chính tiếp tục được chú trọng, đã ràsoát, bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chính thống nhất và công bố côngkhai Việc thực hiện thí điểm đổi mới về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương(không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường) được tập trung chỉ đạo đểrút kinh nghiệm
- Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới Việc tăng thẩmquyền cho toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đề caovai trò của luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu có kết quả Việc thựchiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng điều tra, truy tố,xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử,thi hành án được nâng lên
- Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật Phòng, chốngtham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tích cực, đạtmột số kết quả Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử Trên một số lĩnh vực,lãng phí, tham nhũng từng bước được kiềm chế
3.2.2 Hạn chế
+Tổ chức và hoạt động của Nhà nước…còn một số khâu chậm đổi mới Quốc hộicòn lúng túng trong việc thực hiện chức năng giám sát Bộ máy quản lý nhà nướccác cấp, nhất là ở cơ sở còn yếu kém Tình trạng nhũng nhiễu cửa quyền, thiếutrách nhiệm ở một bộ phận công chức, nhất là ở cơ quan trực tiếp giải quyết côngviệc của dân và doanh nghiệp chậm được khắc phục Mô hình tổ chức chính quyềnđịa phương, nhất là tổ chức Hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý Cảicách hành chính chưa đạt yêu cầu…
+ Việc “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầuphát triển kinh tế và quản lý đất nước” Cụ thể là:
11
Trang 12- Năng lực xây dựng thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật cònyếu Tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan còn chưa hợp lý, biên chế cán bộ, công chứctăng thêm; chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa đủ rõ, còn chồng chéo.Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trongtình hình mới của đất nước Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra; thủ tụchành chính còn gây phiền hà cho tổ chức và công dân Năng lực dự báo, hiệu lực,hiệu quả quản lý của Nhà nước trên một số lĩnh vực yếu; phân cấp mạnh nhưngthiếu kiểm tra, kiểm soát; trật tự, kỷ cương xã hội không nghiêm Cải cách tư phápcòn chậm, chưa đồng bộ Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một sốtrường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều
- Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra Quanliêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phứctạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây bức xúc xã hội
Trước thực trạng trên, HTCT cần tiếp tục đổi mới, cụ thể ở những nội dung và giảipháp đối với từng bộ phận trong hệ thống chính trị như sau:
Thứ nhất, Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam: Mội là, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới, một vấn đề có tính nguyên tắc là phải luôn luôn kiên định vai trò lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng; đồng thời làm tốt công tác xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; không dao động trong bất
cứ tình huống nào Kiên định đường lối đổi mới, chống giáo điều, bảo thủ, trì trệ hoặcchủ quan, nóng vội, đổi mới vô nguyên tắc
Hai là, phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng; xây dựng Đảng cộng sản thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự vì lợi ích của của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Mỗi đảng viên là một chiến sĩ trung thành, tận tụy đấu tranh không mệt mõi cho lý tưởng cộng sản, phải một lòng một dạ phục
vụ nhân dân, xứng đáng vừa là người lãnh đạo và là người đầy tớ của nhân dân “Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách 12
Trang 13mạng, thực sự là một tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống Cán bộ cấp trên phải gương mẫu trước cán bộ cấp dưới, đảng viên và nhân dân Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân Các tổ chức đảng tạo điều kiện để đảng viên công tác, lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triểnchung của đất nước Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng”
Ba là, để xứng đáng là đội tiên phong chính trị của giai cấp, của dân tộc cả về trí tuệ và năng lực đòi hỏi Đảng phải thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và chất lượng công tác lý luận của Đảng để hoạch định được những quyết sách chính trị đúng đắn, khoa học Các quyết sách chính trị đó phải phản ánh đúng quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, chỉ
ra được phương hướng và giải pháp cơ bản của cách mạng; trên cơ sở đó tập hợp, tổ chức, động viên quần chúng thực hiện một cách có hiệu quả: “Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, không ngừng phát triển lý luận, đề ra đường lối và chủ trương đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; khắc phục một số mặt lạc hậu, yếu kém của công tác nghiên cứu lý luận”
Bốn là, thường xuyên coi trọng việc xây dựng, củng cố Đảng về tổ chức; đảm bảo nội
bộ luôn luôn đoàn kết thống nhất, có sức chiến đấu cao, thực hiện tốt nguyên tắc tậptrung dân chủ Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thốngchính trị Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên Năm là,thường xuyên chăm lo công tác cán bộ, đổi mới tư duy trong công tác cán bộ; làm tốthơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ Xây dựngđội ngũ cán bộ đảng, công chức nhà nước thật sự trong sạch, có đủ đức - tài theohướng đề cao các yêu cầu về lập trường chính trị, tinh thần trách nhiệm cao trongcông tác, có thái độ tôn trọng luật pháp và thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công,
vô tư”, một lòng, một dạ phục vụ nhân dân: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộcông tác cán bộ Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâucủa công tác cán bộ Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện,tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài Nângcao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khắc phục tình trạng chạy theobằng cấp Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dântộc thiểu số, chuyên gia trên các lĩnh vực; xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổsung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm13