1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ình luận bản án số 06:2017:ds st ngày 11:08:2017 của tand huyện khoái châu, tỉnh hưng yên về thừa kế

24 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình Luận Bản Án Số 06/2017/DS-ST Ngày 11/08/2017 Của TAND Huyện Khoái Châu, Tỉnh Hưng Yên Về Thừa Kế
Tác giả Võ Thị Thiên Ân, Huỳnh Hà Tấn Đạt, Lê Minh Đức, Nguyễn Ngô Kim Hoa, Lê Thị Thanh Hóa, Trần Thị Hồng Mai, Nguyễn Thị Ngọc Nga, Trần Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thành Minh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp
Chuyên ngành Tố Tụng Dân Sự
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Ngày 13/5/2014 ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để yêucầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật và chỉyêu cầu chia di sản là nhà, đất tại thôn X, xã M chứ không

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

GIẢNG VIÊN: Th.s Nguyễn Thành Minh Chánh

TPHCM, tháng 10 năm 2022

Trang 2

2

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 5

MỤC LỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN 6

I) PHÂN TÍCH VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN: 8

1) Về thẩm quyền giải quyết 8

2) Về thủ tục tố tụng 10

3) Kết luận về thủ tục tố tụng: 12

II) PHÂN TÍCH VIỆC XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÒA ÁN: 13

1) Thời điểm mở thừa kế: 13

2) Xác định di sản thừa kế: 13

3) Căn cứ pháp lý xác định thừa kế theo pháp luật: 14

III) BÌNH LUẬN ÁN: 15

IV) KIẾN NGHỊ 19

V) KẾT LUẬN 23

Trang 6

Cụ F mất năm 1942, cụ J mất ngày 09/8/2006, cụ E mất ngày26/11/2006, cụ Z mất năm 2010.

Các cụ mất đều không để lại di chúc

Giữa cụ E và các cụ F, cụ Z không có tài sản chung

Cụ E và cụ J có tài sản chung gồm: 681m2 diện tích đất theogiấy chứng nhận quyền sử dụng đất M079078, cấp ngày 20/01/2000

cụ thể 300m2 đất ở; 72m2 đất nông nghiệp; 156m2 đất vườn sử dụnglâu dài; 153m2 đất ao, 01 ngôi nhà cấp 4 của bố con anh G và ông D

6

Trang 7

( chỉ cho nhà chứ không cho đất) và một số tài sản trong nhà (như 01

tủ thờ, 01 ghế trường kỷ…) và 259m2 đất 03 ngoài đồng (xem xétthẩm định thực tế thì diện tích đất của cụ E tại thôn X, xã M là698m2)

Tháng 05/8/2012 anh em trong gia đình ông D họp để chia disản Theo đó mỗi người hưởng 175,25 m2 Tuy nhiên, các bên khôngthống nhất được vị trí chia và cách chia

Ngày 13/5/2014 ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để yêucầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật và chỉyêu cầu chia di sản là nhà, đất tại thôn X, xã M chứ không yêu cầuchia đất 03 ngoài đồng và đồ thờ cúng

Nguyên đơn: Ông Phạm Quốc D, sinh năm 1960

Bị đơn: Ông Phạm Huy Đ, sinh năm 1943

Ngoài ra, còn có những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quankhác

TẠI TÒA ÁN SƠ THẨM:

Ông D giữ nguyên quan điểm như đã trình bày tại tòa án Ông

D đề nghị Tòa án chia thừa kế tài sản là 698m2 đất và nhà của cụ E,

cụ J ở thôn X, xã M, huyện C, tỉnh Hưng Yên như số liệu đã được xácđịnh tại biên bản thẩm định (trong đó bao gồm cả 72m2 đất 03 đượcchia vào vườn), đối với 259m2 đất 03 của các cụ ở ngoài đồng thì ôngkhông đồng ý chia

Trang 8

+ Ông Đ có yêu cầu phản tố đề nghị chia cả diện tích259m2 đất

03 đất ruộng và yêu cầu thay đổi thẩm phán – chủ tọa phiên tòa

QUAN ĐIỂM CỦA TÒA ÁN:

Chấp yêu cầu khởi kiện của ông Phạm Quốc D về việc phânchia di sản thừa kế theo pháp luật

Không chấp nhận yêu cầu phản tố và yêu cầu thay đổi Thẩmphán – Chủ tọa phiên tòa của ông Phạm Huy Đ

I) PHÂN TÍCH VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CỦA TÒA ÁN: 1) Về thẩm quyền giải quyết

Để xác định vụ việc có thuộc thẩm quyền của Tòa án đó không?Thì ta cần phân tích những yếu tố sau:

a) Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

Trước hết, đây là tranh chấp dân sự - tranh chấp xảy ra giữa cácchủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhânthân và tài sản được pháp luật bảo hộ Cụ thể ở đây là tranh chấp vềthừa kế

Ngày 05/8/2012, anh em trong gia đình đã họp để phân chia disản của các cụ Tuy nhiên, cách chia và vị trí chia thì không thốngnhất được Vì các bên qua quá trình thương lượng không có kết quảnên cuối cùng đã lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giảiquyết Đây là một phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diệnquyền lực Nhà nước là Tòa án nhân dân Vì vậy mà quy trình giải

8

Trang 9

quyết tranh chấp phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tốtụng Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thihành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của Nhà nước.

Ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu phân chia disản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật và chỉ yêu cầu chia disản là nhà, đất tại thôn X, xã M Nguyện vọng của ông D là chia đấtlàm 4 phần để ai cũng có mặt đường Đặt giả sử nếu chia làm 4 phần

mà phạm đến các công trình thì ông D xin có biện pháp khắc phục, màkhông cần phá bỏ công trình

b) Xác định thẩm quyền của tòa án

Theo khoản 5 – điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, đây là một

“Tranh chấp về thừa kế tài sản” Vì vậy mà vụ việc trên thuộc thẩmquyền giải quyết của Tòa án

c) Vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

Theo điểm a – Khoản 1 – điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theothủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tạiĐiều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản

7 Điều 26 của Bộ luật này”

Trang 10

d) Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án

Theo điểm c - khoản 1 - điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“Điều 39 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổđược xác định như sau:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi cóbất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Vậy dựa trên vụ án dân sự về “Kiện thừa kế” số:16/2014/TLST-DS, ngày 20/05/2014 thì đối tượng tranh chấp của vụ

án là bất động sản nên suy ra vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án nhân dân huyện Khoái Châu

e) Kết luận về thẩm quyền giải quyết:

Nói tóm lại, vụ án dân sự về “Kiện thừa kế” số:

16/2014/TLST-DS, ngày 20/05/2014, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:03/QĐXX-DSST ngày 08 tháng 6 năm 2017 thuộc thẩm quyền giảiquyết của Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

2) Về thủ tục tố tụng

Tòa án sơ thẩm có vi phạm thủ tục tố tụng hay không? Quy trình về thủ tục tố tụng gồm 6 bước

10

Trang 11

a) Gửi đơn khởi kiện tại tòa án

Người gửi đơn khởi kiện phải kèm theo tài liệu, chứng cứ màmình hiện có đến cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cácphương thức được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 190 BLTTDS 2015

c) Phân công Thẩm phán xem xét đơn

Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu đã phân công Thẩm phánxem xét đơn được quy định tại Điều 197 BLTTDS 2015:

d) Tiến hành hòa giải

Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu đã tiến hành hòa giải đểcác đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án nhưngkhông thành công nên đã đưa vụ án ra xét xử vào ngày 11 tháng 08năm 2017, tại trụ sở TAND huyện Khoái Châu xét xử sơ thẩm côngkhai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số: 16/2014/TLST-DS, ngày20/05/2014 về việc “Kiện chia thừa kế”, theo Quyết định đưa vụ án ra

Trang 12

xét xử số: 03/QĐXX-DSST ngày 08 tháng 6 năm 2017 giữa cácđương sự:

Nguyên đơn: Ông Phạm Quốc D

Bị đơn: Ông Phạm Huy Đ

Và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án

e) Chuẩn bị xét xử

Trong quá trình chuẩn bị xét xử căn cứ theo Điều 203 Bộ luật tốtụng dân sự 2015, Thẩm phán được phân công xét xử đã tiến hành lấylời khai của đương sự là ông Phạm Quốc D, ông Phạm Huy Đ vànhững người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án

f) Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án raxét xử, Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu đã mở phiên tòa vào ngày11/08/2017 tại Tòa án nhân dân Huyện Khoái Châu, phiên tòa đãđược tiến hành đúng với thời gian và địa điểm đã được ghi trongquyết định đưa ra vụ án xét xử theo quy định tại Điều 220 BLTTDS2015

3) Kết luận về thủ tục tố tụng:

Tóm lại, vụ án dân sự về “Kiện thừa kế” số: 16/2014/TLST-DS,ngày 20/05/2014, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 03/QĐXX-DSST ngày 08 tháng 6 năm 2017 Tòa án nhân dân huyện Khoái Châu

đã thực hiện đúng các thủ tục tố tụng dân sự

12

Trang 13

II) PHÂN TÍCH VIỆC XÁC ĐỊNH DI SẢN THỪA KẾ THEO QUAN ĐIỂM CỦA TÒA ÁN:

1) Thời điểm mở thừa kế:

Để xác định việc đơn khởi kiện của ông D còn có thể được Tòa

án thụ lý giải quyết hay không thì cần phải xem xét từ thời điểm bắt đầu mở thừa kế đến khi nộp đơn khởi kiện có còn hiệu lực hay không?Thời điểm mở thừa kế của cụ E là 26/11/2006 và cụ J

09/8/2006 Năm 2014, ông D mới bắt đầu nộp đơn khởi kiện lên tòa

án yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ để lại Theo đó căn cứ tại Khoản 1, Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầuphân chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Từ đó có thể thấy từ thời điểm

mở thừa kế đến thời điểm ông D nộp đơn khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản là trong khoảng 8 năm ( dưới 30 năm ), đồng nghĩa với việc ông D yêu cầu phân chia di sản vẫn còn thời hiệu khởi kiện Tòa án vẫn còn được thụ lý giải quyết vụ việc

2) Xác định di sản thừa kế:

Theo như quan điểm của Tòa án sơ thẩm thì di sản của cụ E và

cụ J là tài sản chung của 2 cụ và được xác định như sau:

+ 1 miếng đất 698m giá trị 944tr256 gồm: Đất ở giá trị: 450tr, 2

đất vườn giá trị: 234tr, đất ruộng đưa vào vườn nhà giá trị: 5tr256, đất ao giá trị: 229tr500 (đã được anh G san lấp để làm nhà, giá san lấp ao: 40tr), đất dôi dư giá trị: 25tr500)

+ 1 ngôi nhà cấp 4 giá trị: 20tr

Trang 14

Tổng giá trị di sản của cụ E, cụ J để lại: 964tr256 – tiền san lấp ao riêng của anh G: 40tr = 924tr256 tổng giá trị di sản sẽ đem phân chia theo pháp luật.

Ở phần phân tích này sẽ chưa nói đến việc Tòa án chia thừa kế như thế nào, mà chỉ nói đến việc những di sản mà đã được Tòa xác định Từ quan điểm trên, ta có thể thấy Tòa án đã xác định đúng và đủgiá trị di sản mà 2 cụ E và J để lại

3) Căn cứ pháp lý xác định thừa kế theo pháp luật:

Như Tòa đã xác định: Cụ E và cụ J không để lại di chúc nên thừa kế sẽ được chia theo pháp luật Căn cứ tại Điều 651, BLDS 2015.Theo đó, di sản của cụ E và cụ J sẽ chia theo hàng thừa kế thứ nhất: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,

mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;)

(Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản

mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.)

Như vậy, Tòa án sẽ dựa nào căn cứ pháp lý trên mà chia di sản theo quy định của pháp luật Việc xác định ai sẽ là người thừa kế những phần di sản đó theo pháp luật thì sẽ được nhận định rõ trong phần “Bình luận án”, từ đó có thể biết được những bất cập trong việc xác định người thừa kế từ quan điểm của Tòa án

14

Trang 15

- Điều 227, Tòa án căn cứ xác định các đương sự có đơn xin xét

xử vắng mặt nên Tòa tiến hành xét xử vắng mặt

Vì vậy Tòa án đã áp dụng thủ tục tố tụng đúng và đủ theo quy định của pháp luật

Về thẩm quyền giải quyết:

Trong di sản yêu cầu chia thừa kế có bất động sản, trong tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, các bên không thỏa thuận về tòa án giải quyết ( Điều 35,37,39 BLTTDS 2015 sửa đổi bổ sung 2017), vì vậy, tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tòa án nơi

có bất động sản (di sản thừa kế), là tòa án nhân dân huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên thụ lý và giải quyết vụ việc

2) Xác nhận quan hệ tranh chấp đã đúng theo quy định của pháp luật:

Quan hệ tranh chấp: tranh chấp về dân sự - tranh chấp về thừa

kế tài sản (K5 Đ26 BLTTDS 2015)

Trang 16

Căn cứ Đ1 BLTTDS 2015, ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa

án để yêu cầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật thì đây là vụ án dân sự Ông D đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án đểyêu cầu phân chia di sản của bố mẹ ông theo quy định của pháp luật

và chỉ yêu cầu chia di sản là nhà, đất tại thôn X, xã M chứ không yêu cầu chia đất 03 ngoài đồng và đồ thờ cúng

Do đó, căn cứ K5 Đ26 BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp về dân sự, cụ thể là tranh chấp về thừa kế tài sản

3) Xác định di sản thừa kế chưa chính xác

Theo nội dung bản án, để ổn định chỗ ở, sinh hoạt cũng như không phải phá bỏ công trình gây lãng phí không cần thiết của các đương sự thì cần chia cho ông D, anh G được sử dụng phần diện tích đất có nhà của ông D và anh G Nếu ai được nhiều hơn kỉ phần mình được hưởng thì có trách nhiệm thanh toán trả chênh lệch cho các thừa

kế khác Sau khi Tòa án xác định chia bằng hiện vật, anh G phải thanhtoán chênh lệch cho những người được hưởng thừa kế khác, cụ thể:Ông D: 53.471.963đ

Ông Đ: 71.428.037đ

Chị P, anh A, anh H mỗi người: 57.766.000đ

Theo khoản 2 Điều 660 BLDS 2015: “Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để chia” Thì bản ản chưa đề cập cụ

thể những người đồng thừa kế trên có thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản bằng hiện vật hay không Nếu có thì HĐXX phải

16

Trang 17

lập luận dựa trín văn bản thỏa thuận của câc đồng thừa kế về việc phđn chia HĐXX chỉ xĩt trín sự ổn định chỗ ở, trânh gđy lêng phí để xâc định chia di sản theo hiện vật lă chưa thực sự hợp lý, HĐXX nín xâc định thím trường hợp câc bín không thỏa thuận được thì phần di sản của cụ E vă cụ J phải được bân để chia Vă cụ thể lă dựa trín văn bản thỏa thuận của câc đồng thừa kế về việc phđn chia, trường hợp câc bín không thỏa thuận được thì phần di sản của ông K phải được bân để chia (HĐXX cũng phải níu phương thức ân trong trường hợp năy)

Vì vậy, việc xâc định di sản thừa kế chưa chính xâc

4) Xâc định hăng thừa kế còn mđu thuẫn:

Câch xâc định hăng thừa kế của cụ J vă cụ E còn mđu thuẫn, chưa chính xâc

Vì cụ E vă cụ J chết không để lại di chúc nín di sản thừa kế được chia theo phâp luật (Điểm a khoản 1 điều 650 BLDS 2015)Theo bản ân, Căn cứ văo mối quan hệ quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con giữa con riíng vă bố dượng, mẹ kế

để xâc đinh người hưởng di sản thừa kế (Điều 654 BLDS 2015) Hăng thừa kế thứ nhất của cụ J lă: Cụ E, ông D, bă K, ông Đ vẵng U (Thừa kế thế vị của ông U lă anh G, chị P, anh H, anh A).Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì châu được hưởng phần di sản

mă cha hoặc mẹ của châu được hưởng nếu còn sống; nếu châu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mă cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống(Điều 652 BLDS 2015)

Trang 18

Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Điều 654 BLDS 2015 quy định:

“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của

Bộ luật này”

Hàng thừa kế thứ nhất của cụ E là ông Đ, ông D, bà K và ông U(Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A)

Nếu theo quy định của pháp luật, căn cứ vào thờ điểm mở thừa

kế để xác định hàng thừa kế theo pháp luật của cụ J là cụ E, ông D, bà

K, ông Đ và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A), thì hàng thừa kế thứ nhất của cụ E là bà Z, ông Đ, ông D, bà

K và ông U (Thừa kế thế vị của ông U là anh G, chị P, anh H, anh A.Bởi vì nếu bà Z là vợ hợp pháp của ông E, khi Tòa án xác định hàng thừa kế vào thời điểm mở thừa kế thì hàng thừa kế thứ nhất của ông E cần được xác định thêm bà Z (mất năm 2010) Vì thời điểm mở thừa kế là năm 2006, cụ Z mất năm 2010 nên vẫn có quyền được hưởng di sản cụ E để lại

Tòa án cần xác minh rõ bà Z có là vợ hợp pháp của ông E hay không Trên cơ sở xác minh, nếu bà Z là vợ hợp pháp của ông E, HĐXX cần đưa bà Z vào hàng thừa kế thứ nhất của ông E để tiến hành chia di sản thừa kế của ông E một cách khách quan, chính xác

=> Việc xác định hàng thừa kế của cụ E chưa chính xác nên việc chia di sản cũng chưa chính xác

18

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w